Nghị sĩ California kêu gọi thả người Việt

05 Tháng Mười Hai 201710:03 CH(Xem: 12453)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  TƯ  06  DEC  2017


Nghị sĩ California kêu gọi thả người Việt


image001Bản quyền hình ảnh Justin Sullivan/Getty Images Image caption Thượng nghị sĩ bang California, Kevin de Leon (phải), chủ tịch Ủy ban Nhà lập pháp Á Châu Thái Bình Dương


Các nhà lãnh đạo lập pháp bang California kêu gọi cơ quan di trú thả khoảng 200 người nhập cư Việt Nam và Campuchia bị giam giữ trong một cuộc "truy bắt chưa từng thấy", theo tờ Mecury News.


Trước đó BBC Tiếng Việt đã đưa tin về khoảng 8.000 người nhập cư gốc Việt tại Hoa Kỳ có khả năng bị trục xuất, dựa trên báo cáo hàng chục người đã bị bắt giữ và trong danh sách thẩm vấn để trục xuất.


Theo Biên bản Ghi nhớ ký năm 2008, Việt Nam chỉ tiếp nhận người gốc Việt đến Hoa Kỳ sau 1995 và có tiền án tiền sự, tuy nhiên nhiều người bị bắt đã đến Hoa Kỳ từ trước 1995, gây "báo động" cho toàn cộng động người Việt nhập cư tại Hoa Kỳ.


Theo tờ Mercury News, vào đầu tháng nay, trong một lá thư gửi tới Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Hoa Kỳ Elaine Duke, Ủy ban Nhà lập pháp Á Châu Thái Bình Dương (APILC) của bang California, kêu gọi các quan chức di trú phải thả những người bị bắt giữ, nói rằng những người nhập cư này đã xây dựng một cuộc sống tích cực, xây dưng dù đã từng có tiền án.


image002

Bản quyền hình ảnh SEARAC Image caption Thông tin cảnh báo cho người Việt tại Hoa Kỳ do tổ chức dân sự SEARAC đưa ra hồi tháng 10


"Rất nhiều người Mỹ Đông Nam Á là nạn nhân sống sót sau chiến tranh Việt Nam và vụ tàn sát Khmer Đỏ. Họ là một phần trong cộng đồng người nhập cư tị nạn trong lịch sử đất nước chúng ta và đã sống trong những khu dân cư nghèo đói với tỷ lệ tội phạm cao," Ủy ban viết trong lá thư.


"Đây là những yếu tố cộng với rào cản ngôn ngữ, tổn thương chiến tranh và sự thiếu hụt nguồn lực hỗ trợ cần thiết tạo ra vô vàn khó khăn cho họ để thích ứng với môi trường mới," lá thư giảng giải.


"Một số trong những người nhập cư là những em bé và trẻ nhỏ khi họ mới đặt chân đến đây, và họ đã có những sai lầm trong tuổi trẻ khiến họ rơi vào chốn lao tù. Sau khi được thả, hầu hết đều trở thành những công dân có ích cho xã hội, hỗ trợ các gia đình người Mỹ và tuân thủ các quy định để được trả tự do, bao gồm việc báo cáo thường xuyên với ICE"


Trong bài báo đăng hôm 28/11, tờ Mercury News nhận định sự gia tăng đột ngột các vụ việc hoạt động bắt giữ của Cơ quan Kiểm sát Nhập cư và Hải quan (ICE) "là một phần trong nỗ lực mạnh bạo của chính phủ Trump trong việc trục xuất dân nhập cư với tiền án tiền sử" ngay cả khi quốc gia quê hương của họ từ chối tiếp nhận.


image003

Bản quyền hình ảnh Michael Reynolds - Pool/Getty Images Image caption Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong một buổi làm việc cùng Quyền Bộ trưởng An ninh Nội địa Elaine Duke


Hiện vẫn chưa rõ liệu Bộ An ninh Nội địa đã phúc đáp lá thư của APILC, nhưng hôm thứ Ba, đại diện của Cơ quan Kiểm sát Nhập cư và Hải quan (ICE) chỉ tuyên bố:


"Luật pháp quốc tế bắt buộc mỗi quốc gia phải chấp nhận tiếp nhận các công dân của họ bị đưa ra khỏi Hoa Kỳ. Chính chính phủ Hoa Kỳ cũng thường phải hợp tác với chính phủ các quốc gia khác trong việc ghi chép và tiếp nhận công dân của mình khi bị yêu cầu, cũng như đa số các nước trên thế giới," ông Schwab nói.


Tuy nhiên ông từ chối bình luận về mục đích của việc trục xuất, hay yêu cầu công bố số liệu người nhập cư Việt Nam và Campuchia bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ trong năm nay.


California là bang có tỉ lệ người nhập cư gốc Việt và Campuchia lớn nhất Hoa Kỳ. Chỉ riêng cộng đồng người Việt, đã có khoảng 8.000 người từng có tiền án có nguy cơ bị trục xuất.


Các tổ chức hoạt động vì cộng đồng người Việt tại California và nhiều bang trên toàn nước Mỹ công bố nhiều báo động khẩn cấp từ hồi tháng 10 sau khi nhiều gia đình và luật sư báo động việc khoảng 95 người Việt đột nhiên bị bắt giữ và điều chuyển đến một địa điểm bí mật ở bang Georgia, chờ đợi phái đoàn quan chức Việt Nam thẩm vấn để làm thủ tục trục xuất.


Nhiều trong số đó đã đến Hoa Kỳ từ trước năm 1995, gây báo động cho các tổ chức, cho rằng Việt Nam và Hoa Kỳ đang làm trái Biên bản ghi nhớ chung ký kết năm 2008.


image004

Bản quyền hình ảnh Facebook Ash Kalra Image caption Dân biểu Ash Kalra (bìa trái) cùng cộng đồng người Việt tại San Jose tại một buổi biểu tình phản đối Formosa


Dân biểu Ash Kalra, của thành phố San Jose, thành phố có tỉ lệ người Việt đông nhất bang California, nói với tới Mercury News rằng:


"Việc giam giữ và trục xuất phi lý của khoảng 100 người Campuchia và 95 người Việt cho thấy sự thiếu cảm thương của chính quyền liên quan đối với cộng đồng nhập cư Đông Nam Á, bao gồm cả những người chạy trốn trừng phạt chính trị và tàn sát để đến với Hoa Kỳ để tìm kiếm tự do và cơ hội.


"Sự vi phạm nghiêm trọng của Biên bản Ghi nhớ chung này là một sự bội ước của đất nước chúng ta đối với những cộng đồng này và chỉ làm tổn hại lòng tự trọng và linh thiêng của những cam kết ngoại giao," dân biểu Ash Kalra nói./ BBC 30/11/ 2017)
07 Tháng Tư 2017(Xem: 12487)
Ngày 6/4/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chào đón Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago (Ma - a La-gô) của ông ở Florida ...
04 Tháng Tư 2017(Xem: 13146)
Bộ Tư Lệnh Thái Bình Dương của Mỹ cho biết, khi đến nơi, hai khu trục hạm USS Sterett và USS Dewey có thể phối hợp hoạt động với nhóm tác chiến tàu sân bay USS Carl Vinson thuộc Hạm Đội 3, vốn đã được được điều đến hoạt động trong vùng từ tháng Hai vừa qua.
04 Tháng Tư 2017(Xem: 12798)
Ngày 29-3-1973, lá cờ Mỹ được cuốn lại tại một buổi lễ đánh dấu sự chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam.
02 Tháng Tư 2017(Xem: 13266)
gày 29-3-1973, lá cờ Mỹ được cuốn lại tại một buổi lễ đánh dấu sự chấm dứt sự hiện diện của quân đội Mỹ ở miền Nam Việt Nam. -- Hình ảnh người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Việt Nam tháng 3-1973. - Diễn văn của Tổng thống Donald Trump trước Quốc hội Hoa Kỳ
02 Tháng Tư 2017(Xem: 12171)
- "Nhất thể hóa", Tổng bí thư kiêm luôn thủ tướng?
28 Tháng Ba 2017(Xem: 12627)
Tàu chở trực thăng lớn nhất của Nhật từ thời Thế chiến thứ hai sẽ ghé thăm Philippines vào tháng 6 tới đây, theo tiết lộ của một đô đốc Philippines với báo chí hôm nay, 27/03/2017.
26 Tháng Ba 2017(Xem: 14313)
Trump đổ lỗi thất bại dự luật cho phe Dân chủ
21 Tháng Ba 2017(Xem: 13302)
"Đến năm 2017 rồi, mà một số người xưng danh mình là nhạc sỹ vẫn có một lối suy nghĩ như thế, chắc cũng không ai tin được chuyện hòa giải hòa hợp như họ hay nói đâu."
16 Tháng Ba 2017(Xem: 13610)
Báo Văn Hóa nhận được E-mail của quý độc giả bản tin như sau: Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia yêu cầu Ông Nguyễn Bảo chấm dứt việc sử dụng chức vụ này trong mọi liên lạc và chúng tôi không chịu trách nhiệm về việc làm của Ông kể từ ngày, giờ kể trên**** Nghị Quyết 170311 V/v Chấm Dứt Chức Vụ Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ của Ông Nguyễn Bảo (Nguoi Viet Viet Murder At The Vietnam National --Cong requirements Nguyen Bao terminate the use of this position in all communications and we are not responsible for the employment of Mr since the date and time listed above * *** Resolution 170 311 V / v End Position of Vice President of External Affairs Mr. Nguyen Bao)
14 Tháng Ba 2017(Xem: 12486)
Một số nhà hoạt động tại Hà Nội cho hay lễ tưởng niệm trận chiến Gạc Ma ở Trường Sa hôm 14/3 diễn ra với quy mô nhỏ và nhanh chóng bị giải tán. Trong trận đánh hôm 14/3/1988, ít nhất 64 bộ đội Việt Nam thiệt mạng. Sau đó Trung Quốc đã chiếm và hiện xây đảo nhân tạo ở Gạc Ma.
07 Tháng Ba 2017(Xem: 12709)
Sau khi đại sứ Bắc Triều Tiên Kang Chol bị Malaysia trục xuất vào ngày 06/03/2017, đến lượt Bình Nhưỡng cấm kiều dân Malaysia rời lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Kuala Lumpur trả đũa tức khắc : phong tỏa sứ quán Bắc Triều Tiên. Thủ tướng Najib Razak lên án hành động « bắt con tin ». Hiện có 11 công dân Malaysia đang lưu trú tại Bắc Triều Tiên.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 11881)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được yêu cầu đưa bằng chứng cho cáo buộc người tiền nhiệm, ông Barack Obama, ra lệnh nghe lén điện thoại của ứng viên Cộng Hòa khi tranh cử. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Ben Sasse nói cáo buộc của ông Trump là 'nghiêm trọng' và ông ta cần phải giải thích làm cách nào ông ấy biết được về vụ nghe lén.