Tư bản đỏ Việt có tên trong Hồ sơ Paradise

23 Tháng Mười Một 20176:23 CH(Xem: 12685)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  SÁU 24  NOV  2017


Tư bản đỏ Việt có tên trong Hồ sơ Paradise


image002

Nhiều đại gia Việt có tên trong Hồ sơ Paradise


Zing.vn


 23/11/2017


Hồ sơ Paradise được Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế công bố mới đây xuất hiện nhiều cái tên là cá nhân, tổ chức có liên quan đến Việt Nam hoặc địa chỉ tại Việt Nam.


Tính tới ngày 23/11, trong 25.000 pháp nhân liên quan xuất hiện trong Hồ sơ Paradise (Hồ sơ Thiên đường) có 32 công ty nước ngoài, 214 cá nhân, 23 công ty trung gian và 205 địa chỉ có liên quan đến Việt Nam.


Theo Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), trong số hàng chục công ty có trụ sở ở các “thiên đường thuế” liên quan Việt Nam, có 15 doanh nghiệp đặt tại quần đảo Virgin (Anh), 11 công ty đặt tại quần đảo Cayman, số còn lại đặt tại Panama, Bahamas và quần đảo Cook.


Đây đều là những “thiên đường thuế” của thế giới, Chính phủ các quốc gia tại đây chủ trương áp dụng mức thuế suất cực kỳ ưu đãi, gần như bằng 0% cho các doanh nghiệp thành lập tại đây.


Nhiều cá nhân có tên thuần Việt, địa chỉ Việt Nam 


Trong danh sách các pháp nhân có liên quan tới Việt Nam, phần lớn là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) như Vietnam Paiho Ltd., Sheraton Sai Gon, Vietnam Equity Holding do Công ty quản lý quỹ đầu tư Saigon Asset Management (SAM) quản lý; Quỹ đầu tư Vietnam Asset Management Ltd; Quỹ đầu tư Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL) do Dragon Capital quản lý, Newmont Vietnam Pty Ltd…


image003

Ngoài ra, danh sách có nhiều công ty liên quan tới các địa điểm tại Việt Nam như Phú Quốc, Hội An, Hà Nội, TP.HCM.


Danh sách cũng có nhiều cái tên quen thuộc với giới tài chính trong nước như Don Lam, đồng sáng lập và Giám đốc điều hành Tập đoàn VinaCapital; Nguyen Louis T, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty quản lý quỹ đầu tư SAM hay ông Dominic Tymothy Charles, Tổng giám đốc Dragon Capital...


Trong hồ sơ cũng có một số cái tên thuần, đặc trưng Việt Nam như Cong Giang Bui, Quang Luu, Khanh Luu, Ninh Nguyen Quang, Huynh Phongthanh, Quang Hien Vu... 


Bên cạnh hàng trăm cái tên liên quan đến Việt Nam, Hồ sơ Paradise lần này cũng tiết lộ các hoạt động trốn thuế ở nước ngoài của hơn 120 chính trị gia, tài phiệt thế giới. Mỹ có gần 8.000 pháp nhân nước ngoài, 27.000 cá nhân; Trung Quốc có gần 4.700 pháp nhân, 39.000 cá nhân…


Chuyên gia cảnh báo tìm hiểu kỹ để tránh gian lận thuế


Theo các chuyên gia, luật sư, việc các doanh nghiệp FDI hay những doanh nghiệp trong nước thành lập các công ty con ở những nơi được coi là “thiên đường thuế” không còn xa lạ với Việt Nam.


Tuy nhiên, các chuyên gia đều cho rằng cần kiểm soát chặt chẽ việc các đơn vị này mang tiền đi đầu tư nước ngoài, đồng thời chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động đầu tư ra nước ngoài của các doanh nghiệp Việt.


Theo chuyên gia tài chính Bùi Quang Tín, trong hoạt động đầu tư, các doanh nghiệp luôn luôn muốn tối đa hóa phần giảm thuế. Đặc biệt, nhiều quốc gia, địa điểm trên thế giới khuyến khích đầu tư nên áp ưu đãi thuế lớn, thậm chí về 0%.


Việc cá nhân, doanh nghiệp Việt chuyển tiền ra nước ngoài có 2 hình thức một là chuyển tiền hợp pháp thông qua hoạt động đầu tư thì phải được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng các cơ quan liên quan đồng ý mới được chuyển tiền. Hai là chuyển tiền theo công việc như du học, du lịch khi đó số tiền được chuyển sẽ rất hạn chế.


image004

Cùng với Bahamas và quần đảo Cook., Panama được xem là những "thiên đường thuế" cho các doanh nghiệp, đại gia với chính sách ưu đãi thuế tối đa của Chính phủ tại đây. Ảnh minh họa: Mossack Fonseca.



"Trong trường hợp doanh nghiệp được Nhà nước phê duyệt đi đầu tư sẽ không có vấn đề gì. Việc các quốc gia giảm thuế, miễn thuế cho doanh nghiệp thành lập tại đó cũng là chính sách riêng của họ", ông Tín cho biết.


Chuyên gia này cũng cho rằng việc có nhiều đại gia, doanh nghiệp Việt có tên trong các danh sách như công bố mới đây thì các cơ quan quản lý cần kiểm soát kỹ việc chuyển tiền đi đầu tư nước ngoài với mục đích gì, có đúng với đề án đã xin phép và được phê duyệt hay không.


"Có nhiều trường hợp chuyển tiền ra nước ngoài đúng đề án nhưng lại chuyển tiền ngược về Việt Nam để đầu tư. Như vậy là không thực hiện dự án gì ở nước ngoài, khi đó Nhà nước cần kiểm soát", vị chuyên gia cho biết.


Vị chuyên gia cũng chia sẻ thêm trong đề án đầu tư nước ngoài cũng có quy định sau khi đầu tư xong sẽ tái đầu tư lại về Việt Nam, nhưng Nhà nước cần phải kiểm soát, thanh tra.


"Chuyển tiền đi đầu tư nước ngoài được khuyến khích nhưng phải đúng đề án được phê duyệt. Khi phát hiện không đúng đề án dự kiến thì phải thu hồi, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự", ông Tín cho biết.


Để quản lý được các khoản đầu tư nước ngoài, tránh những gian lận về thuế, theo ông Tín cần phải có sự liên hệ liên thông giữa Chính phủ với chính quyền sở tại, nơi các dự án được phê duyệt đầu tư, tránh trường hợp lập các công ty, pháp nhân nước ngoài để rửa tiền, trốn thuế rồi đầu tư về Việt Nam.


Đây không phải lần đầu tiên đại gia, doanh nghiệp Việt Nam có tên trong các hồ sơ của nước ngoài.


Trước đó, nhiều đại gia với khối tài sản lên tới hàng tỷ USD cũng xuất hiện trong các hồ sơ quốc tế như Hồ sơ Panama (một trong những hồ sơ công bố về các pháp nhân, cá nhân có hoạt động liên quan tới rửa tiền, trốn thuế thông qua các công ty ma thành lập tại các thiên đường thuế trên thế giới).


Trong hồ sơ Panama công bố vào năm ngoài, 189 cá nhân, 19 công ty offshore và 23 công ty trung gian liên quan tới Việt Nam.


Năm 2015, cũng chính ICJC đã công bố tài liệu về việc hơn 100.000 khách hàng, thuộc hơn 200 quốc gia mở tài khoản tại ngân hàng HSBC, chi nhánh Thụy Sĩ từ 1988 đến 2007. Trong đó, có 26 khách hàng liên quan đến Việt Nam trong danh sách này, với tổng tài sản 37,5 triệu USD và người có tài sản lớn nhất là 12,2 triệu USD.


Cuối 2014, một ngân hàng Thụy Sĩ  đã có báo cáo về giới siêu giàu trên thế giới có tài sản trên 30 triệu USD. Trong đó, Việt Nam có 210 đại diện với tổng giá trị tài sản lên tới 20 tỷ USD khi đó./ Quang Thắng


Người từ Việt Nam có tên trong Hồ sơ Paradise là ai?


22/11/2017


TTO - 23 pháp nhân, 25 cá nhân liên quan đến Việt Nam trong Hồ sơ Paradise Liên đoàn nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ) là ai?


image005

Một phụ nữ cầm bảng ghi: "Apple hãy đóng thuế đi". Nhiều đại gia công nghệ như Apple có tên trong Hồ sơ Paradise - Ảnh: The Star.


Theo thông tin tra cứu trên cơ sở dữ liệu của Liên đoàn nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), có thể thấy nhiều cái tên quen thuộc trong giới đầu tư Việt Nam. 


Cụ thể đó là những tên tuổi như ông Don Lam, Tổng giám đốc điều hành Vinacapital và ông Dominic Scriven, Tổng giám đốc Dragon Capital.


Phản hồi liên quan đến việc Dominic Scriven lọt vào danh sách này, đại diện Dragon Capital chỉ cho biết ngắn gọn rằng việc lọt vào danh sách này "không khẳng định điều gì". 


Vị này cho rằng các quỹ của Dragon Capital được thành lập ở đâu thì sẽ tuân thủ theo pháp luật thuế được áp dụng tại nước đó.


Trong khi đó Vinacapital chưa đưa ra phản hồi về chuyện ông Don Lam và một người khác liên quan đến tập đoàn này có tên trong danh sách là Taylor - Brook Colin. 


Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online, những cá nhân có tên trong hồ sơ Paradise đều làm việc tại các quỹ đầu tư tại Việt Nam. 


Cụ thể, liên quan Dragon Capital ngoài ông Dominic Scriven còn có ông Shrimpton - John và Lockwood - Mark. 


Hai cá nhân khác làm việc tại quỹ Indochina Capital là Pham - Brian Quan và ông Ryder - Peter Raymond. 


Ông Nguyen - Louis T là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám Đốc Công Ty Quản lý Quỹ Đầu tư Saigon Asset Management…


Việc cá nhân làm việc ở các quỹ đầu tư lọt vào Hồ sơ Paradise, theo lý giải của lãnh đạo một quỹ đầu tư là vì hiện nay hầu hết các quỹ đều được thành lập tại các thiên đường thuế, cụ thể như  Cayman Islands, British Virgin Islands... 


Không chỉ các quỹ hoạt động tại Việt Nam mà nhiều quỹ khác trên thế giới cũng vậy nhằm tận dụng các ưu đãi về thuế.


Cùng với việc cung cấp hồ sơ về các cá nhân, doanh nghiệp có trong Hồ sơ Paradise, trên website ICIJ nêu thông báo "Miễn trừ trách nhiệm" với nội dung như sau:


"Có những cách sử dụng hợp pháp với các công ty và quỹ ủy thác ở nước ngoài. Chúng tôi không có ý cho rằng hay ngầm ám chỉ rằng tất cả những cá nhân, doanh nghiệp hay các thực thể khác có trong Cơ sở dữ liệu bị rò rỉ của ICIJ này đã vi phạm luật pháp hoặc hành động sai trái. Nhiều cá nhân và pháp nhân có thể có tên giống nhau hay tương tự nhau. Chúng tôi khuyến cáo quý vị xác thực về nhân thân của mọi cá nhân cũng như thông tin xác nhận về các thực thể có trong cơ sở dữ liệu dựa trên đại chỉ hoặc các thông tin xác thực khác".


Các nước xử lý như thế nào?


Tại Anh, Công Đảng, đảng đối lập chính của đảng bảo thủ cầm quyền của thủ tướng Anh Theresa May, yêu cầu ông Philip, chồng bà May cần "trả lời những câu hỏi nghiêm túc" liên quan tới việc công ty Capital Group của ông Philip có mối quan hệ với hãng luật Appleby để thu xếp các khoản đầu thư cho khách hàng tại những địa danh tránh thuế.


Tại Canada, theo báo The Star, Hồ sơ Paradise tiết lộ 2.700 cá nhân và 560 công ty của Canada thuộc khắp các tỉnh thành và vùng lãnh thổ ngoại trừ Các lãnh thổ Tây Bắc (Northwest Territories) đều có dính dáng tới các công ty ở nước ngoài để trốn thuế.


Báo The Star của Canada đã tách riêng và đăng tải thành một cơ sở dữ liệu online chỉ gồm hơn 3.300 cá nhân và công ty Canada có tên trong Hồ sơ Paradise và mời mọi độc giả vào cung cấp các thông tin liên quan tới những trường hợp này.


Đây là "kinh nghiệm" báo The Star đã từng làm với Hồ sơ Panama bị tiết lộ trước đó.


Trong suốt gần một năm sau khi Hồ sơ Panama được công bố, tờ báo này đã liên tục đăng tải những câu chuyện khai thác về các đối tượng có tên trong Hồ sơ Panama do chính bạn đọc cùng góp sức với các nhà báo điều tra của The Star.


D. KIM THOA - ÁNH HỒNG


Hơn 200 đại gia Việt có tên trong Hồ sơ Paradise về rửa tiền, trốn thuế


22/11/2017


Hồ sơ Paradise vừa công bố hàng trăm cá nhân, tổ chức và địa chỉ liên quan đến Việt Nam sau một loạt những cái tên đã được công bố trong Hồ sơ Panama năm 2016.


Tính tới ngày 21/11, theo công bố của Hiệp hội Các nhà báo điều tra quốc tế (ICIJ), Việt Nam có 92 thực thể nước ngoài (Offshore Entities), 22 cá nhân và 171 địa chỉ được nhắc đến trong các hồ sơ.


Dữ liệu có thể tìm thấy tại địa chỉ offshoreleaks.icij.org.


Theo ICIJ, trong số hàng chục công ty có trụ sở ở các thiên đường thuế liên quan đến Việt Nam thì có 14 công ty đặt tại quần đảo Virgin thuộc Anh, 11 công ty đặt tại quần đảo Cayman, số còn lại đặt tại Panama, Bahamas và quần đảo Cook.


image006

Virgin, Bahamas và Panama đều là những cái tên được mệnh danh là những “thiên đường thuế” (tax haven) bởi mức thuế ở đây rất ưu đãi, đồng thời việc thành lập doanh nghiệp tại đây tương đối dễ dàng.


Một số tổ chức, cá nhân trong hồ sơ có liên quan tới một số cái tên và địa danh khá nổi tiếng như: Phu Quoc, Hoi An, Furama, Ha Noi, TP.HCM…


Hồ sơ Paradise cũng tiết lộ các hoạt động trốn thuế ở nước ngoài của hơn 120 chính trị gia, tài phiệt thế giới. Mỹ có gần 8 ngàn thực thể nước ngoài, 27 ngàn cá nhân; Trung Quốc có gần 4,7 ngàn thực tế, 39 ngàn cá nhân…


Hiện tượng các đại gia, trong đó có các đại gia Việt lộ khối tiền triệu, tỷ USD ở nước ngoài đã được phơi bày trong các hồ sơ trước, trong đó có Panama Papers.


Hồ sơ Panama và giờ đây là Paradise cảnh báo nguy cơ lách thuế, trốn thuế của các tổ chức, cá nhân liên quan ở Việt Nam thông qua các giao dịch xuyên quốc gia. Đây không phải là lần đầu tiên các đại gia Việt lộ khối tiền triệu đô, các giao dịch mua bán tài sản lớn ở nước ngoài.


Trước đó, Hồ sơ Panama công bố hôm 10/5/2016 cũng đã công bố Việt Nam, có 189 cá nhân, 19 công ty offshore và 23 công ty trung gian trong danh sách này. Nhưng rồi, các vụ việc nếu không dang dở thì cũng rơi vào quên lãng.


image007

Một số cá nhân đã lên tiếng cho rằng, việc có tên trong danh sách là điều bình thường, hoàn toàn hợp pháp, hợp lệ. Nhưng đó chỉ là số rất ít, đa số tài sản, giao dịch của các cá nhân, tổ chức, sự di chuyển của dòng tiền vẫn là một bí ẩn.


Đầu 2015, tài liệu của tổ chức phóng viên điều tra (ICJC) đã công thông tin hơn 100.000 khách hàng, thuộc hơn 200 quốc gia mở tài khoản tại ngân hàng HSBC, chi nhánh Thụy Sĩ trong giai đoạn 1988 đến 2007.


Có 26 khách hàng liên quan đến Việt Nam trong danh sách này, với tổng tài sản 37,5 triệu USD và người có tài sản lớn nhất là 12,2 triệu USD. Nhiều chuyên gia cho biết, các quy định hiện không cho phép người Việt gửi tiền ở ngân hàng nước ngoài. Thậm chí, thời điểm đó các quy định còn khắt khe và giao thương quốc tế còn khó hơn bây giờ nhiều. Nhưng sự việc này cũng trôi qua nhanh chóng.


Cuối 2014, một ngân hàng Thụy Sĩ có báo cáo về người siêu giàu trên thế giới với tài sản tối thiểu mỗi người là 30 triệu USD (khoảng 640 tỷ đồng). Việt Nam có 210 đại diện với tổng tài sản trị giá 20 tỷ USD, tăng gần gấp đôi cả về số lượng và giá trị so với 2011.


Thông tin về số lượng người giàu Việt tăng mạnh là điều tốt lành. Tuy nhiên, sự thiếu minh bạch đang khiến người giàu và khối tài sản của họ luôn là một thông tin được tìm kiếm nhưng dường như tất cả đang là tấm màn mờ bao phủ.


Nhưng thông tin bất ngờ lộ diện trên đây và mới nhất là Hồ sơ Panama và Paradise lại một lần nữa dấy lên nghi ngờ về sự không minh bạch về tài sản, giao dịch và thuế má của không ít cá nhân và tổ chức ở Việt Nam.


Hồ sơ Panama và Paradise chưa đưa ra được một bằng chứng nào về trốn thuế, lách thuế của các cá nhân, tổ chức trong danh sách nhưng đó là một hồi chuông cảnh báo về khả năng thất thu thuế, câu chuyện quản lý thuế và sự công bằng thuế ở Việt Nam.


Nghiên cứu gần đây của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), hàng năm, các quốc gia đang phát triển bị mất khoảng 213 tỷ USD do tình trang trốn thuế của các công ty đa quốc gia. Tại Việt Nam, điều tra toàn quốc của Tổng cục Thuế năm 2013 về tình trạng trốn thuế cho biết 83% DN nước ngoài đang sử dụng nhiều mánh khóe khác nhau để giảm thiểu số tiền thuế phải nộp.


Trong hồ sơ Panama và Paradise, có rất nhiều các công ty “vỏ bọc” (shell companies), công ty offshore, tài khoản NH ở nước ngoài (offshore account) của doanh nhân, DN Việt mở ở các thiên đường thuế. Đây có lẽ là những kẽ hở mà các nhà quản lý thuế chưa bịt lấp được./
08 Tháng Ba 2016(Xem: 16669)
"TT Nguyễn Tấn Dũng: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn” "Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong". "Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, ven biển Tây, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền 45-93 km; nhiều nơi có độ mặn cao nhất đạt 20,3-31,5g/l". "Hạ nguồn sông Mekong là Đồng bằng sông Cửu Long lãnh đủ! Thủ phạm là ai?"
08 Tháng Ba 2016(Xem: 18624)
"Cảng quốc tế Cam Ranh đủ sức tiếp nhận Hàng không Mẫu hạm 110.000 tấn. Các điểm vàng tròn trên hải đồ Văn Hóa là các hải cảng quốc tế Subic, Cota Kinobalu, Singapore, Klang, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về một hải cảng quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại Hàng không Mẫu hạm thường hoặc nguyên tử đến tu bổ hoặc thăm viếng ... Bốn trong 5 hải cảng trên Hải đồ HkMh Mỹ đã ghé đến ngoại trừ Cam Ranh".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16557)
"Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử". - Luật bầu cử của VN.
03 Tháng Ba 2016(Xem: 16121)
"Báo Văn Hóa-California vô cùng xúc động khi biết tin Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi thủ đô Manila tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai. Xin thành kính chia sẻ sự mất mát to lớn đến với Gs Nguyễn Thị Hợi, một phu nhân không lúc nào không sát cánh, yểm trợ con đường sự nghiệp phục vụ xã hội, cộng đồng của Gs Nguyễn Ngọc Bích". "Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là một cây bút dũng mãnh từ nhiều năm qua đã hỗ trợ cho báo Văn Hóa những tin tức quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.Trong dịp cùng di tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila lần thứ nhất, bổn báo Lý Kiến Trúc có dịp gần gũi Gs Bích và phỏng vấn ông trong hội nghị". Xin trân trọng - Lý Kiến Trúc
01 Tháng Ba 2016(Xem: 14749)
- Việt Nam: "Tậu" vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc? - Đô Đốc Harry Harris: "Cần tháo gỡ toàn bộ lệnh cấn vận vũ khí sát thương" - Hoa Kỳ sẽ phải làm gì việc TQ quân sự hóa Biển Đông?
28 Tháng Hai 2016(Xem: 21490)
"Mọi hành động đe dọa “sinh mạng” dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nó không chỉ liên quan đến 4 nước: Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, mà còn liên quan và thể hiện vai trò của cộng đồng ASEAN, các nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng".
28 Tháng Hai 2016(Xem: 17189)
"Tổng công ty dầu khí Trung Quốc (CNOOC) mời gọi các công ty nước ngoài đấu thầu thăm dò, khai thác 18 lô dầu, với diện tích tổng cộng 52.257 km2, phần lớn nằm ở Biển Đông và có một vài lô gần Hoàng Sa".
25 Tháng Hai 2016(Xem: 15575)
"Cuộc tuần hành được tổ chức bởi Hội sinh viên Việt Nam tại Philippines (AVSP) và Tổ chức phong trào liên minh chống Trung Quốc (MARCHA). Cựu dân biểu Roilo Golez của Philippines dẫn đầu cuộc tuần hành. Ngoài sinh viên Việt Nam, đoàn biểu tình còn có sinh viên từ Indonesia, Campuchia, Đông Timor, Myanmar và Hàn Quốc".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 15423)
"Theo Thể chế tam quyền phân lập của các nước dân chủ, Quốc trưởng, Tổng thống là nguyên thủ số 1 của quốc gia đồng thời cũng là Tổng tư lệnh quân đội". "Lấy sự việc cụ thể từ tình hình Biển Đông, ông Ksor Phước cho rằng, khi sự việc diễn ra "rầm rầm", Chủ tịch nước có thể đứng ra chủ trì cuộc họp các tướng lĩnh".
21 Tháng Hai 2016(Xem: 13980)
"Khẩu chiến Mỹ-Trung về vụ Bắc Kinh triển khai tên lửa phòng không tại quần đảo Hoàng Sa (Biển Đông) càng lúc càng gay gắt. Bắc Kinh ngày 19/02/2016 đã cho báo chí lên tiếng đe dọa Washington là lực lượng Trung Quốc phòng thủ Hoàng Sa sẵn sàng bắn súng cảnh cáo, thậm chí đâm vào chiến hạm Mỹ nếu dám tiến lại gần Hoàng Sa". Ảnh Google: Nữ Hạm trưởng Amy Graham chỉ huy khu trục hạm USS Curtis Wilbur tiến vào 12 hải lý đảo Tri Tôn-Hoàng Sa
18 Tháng Hai 2016(Xem: 15303)
Một phụ nữ người Mỹ gốc Việt từ Quận Cam đến Sunnylands tham dự cuộc biểu tình với biểu ngữ I Love Vietnam's East Sea tại ngã tư "tọa độ nóng" Bop Hope - Gerald Ford, Palm Springs, nơi dẫn vào Sunnylands Whtie House Western; trong lúc bên trong bà Cao Vũ Mai, Phó TLS San Francisco đón tận cầu thang chuyên cơ B - 787 trao tặng hoa cho ông Nguyễn Tấn Dũng. Ảnh VH & TTXVN
18 Tháng Hai 2016(Xem: 13725)
VH - "Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + 11 (kể cả ông Lê Minh Lương, Tổng thư ký ASEAN), sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Trong cuộc họp, TT Dũng chuyển ngay lời mời: "Tôi thay mặt cho các nhà lãnh đạo VN mời Tổng Thống đến thăm VN"; TT Obama liền đáp lại: "Vậy tôi sẽ cho ra thông cáo báo chí ngay lập tức về chuyến thăm của tôi tới VN". TT Dũng đề nghị thêm: "Hoa Kỳ sớm công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường". Ảnh Phóng viên VN ở Sunnylands.
16 Tháng Hai 2016(Xem: 14105)
"Đông đảo các cộng đồng sắc dân Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, người Mỹ bản xứ đã tập trung ở khu vực ngã tư "tọa độ nóng" Bob Hop - Gerald Ford, con đường chính dẫn vào cổng trang trại "Tòa Bạch Ốc Viễn Tây" Sunnylands, Palm Springs trước khi hội nghị thượng đỉnh Hoa Kỳ - ASEAN diễn ra vào sáng Thứ Hai 15/02/16".
16 Tháng Hai 2016(Xem: 15290)
"Như báo Văn Hóa đã loan tin, Hội nghị thượng đỉnh Obama+ ASEAN hay US - ASEAN được bố trí theo chương trình nghị sự TT Obama + ASEAN, sau đó là các cuộc họp riêng giữa TT Obama + 1 (từng nguyên thủ mỗi nước). Ảnh bên cho thấy TT Obama đang lắng nghe lời đề nghị của TT Dũng trong phiên họp kéo dài 40 phút tại Tòa Bạch Ốc Viễn Tây Sunnylands, Palm Springs California vào chiều thứ Hai 15/6/2016 - giờ địa phương. Ngồi bên phải TT Obama là Ngoại trưởng John Kerry và bà Cố vấn An ninh quốc gia Hoa Kỳ Susan Rice. Ngồi bên trái TT Dũng là hai tân Ủy viên Bộ chính trị: Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đang cầm bút ghi chép và Thượng tướng Tô Lâm". Ảnh TTXVN
16 Tháng Hai 2016(Xem: 16139)
VH - Chuyên cơ B-787 hiện đại nhất của Việt Nam đã hạ cánh vào lúc 4giờ chiều hôm Chủ Nhật 14/2/2016 tại phi trường Quốc tế Sunnylands thành phố Palm Springs. Bà Vụ phó vụ lễ tân Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đã ra tận cầu thang trải thảm đỏ đón TT Nguyễn Tấn Dũng và phái đoàn.
12 Tháng Hai 2016(Xem: 17867)
- "Tin nội bộ khả tín từ một chuyên gia bộ ngoại giao cao cấp cho biết Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ qua California hội kiến với Tổng thống Obama tại điền trang Sunnylands vào ngày 15-16/2/2016. Đảng đã giao nhiệm vụ tối quan trọng về chính sách quốc gia 5 năm tới vào tay ông Thủ tướng Dũng?" - "Bàn cờ thế trên bộ ở Đông Dương đã chấm dứt nhường chỗ cho bàn cờ thế ở Hoàng Sa và Trường Sa. Nếu hồ sơ Biển Đông được đặt trên bàn nghị sự trước mặt Tổng thống Obama ở Sunnylands, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ nói gì về "thế trận" ở Biển Đông?" (lkt-VH)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 17665)
"Cá nhân người viết cho rằng, với những gì Trung Quốc đã làm bất hợp pháp ở Trường Sa, Hoàng Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, đặc biệt là bồi đắp đảo nhân tạo và quân sự hóa Biển Đông trong 2014, 2015 thì 2016 Biển Đông sẽ căng thẳng hơn là điều đương nhiên và khó tránh". "Mặt khác, không thể đổ tại Âm Dương, Ngũ Hành, mà đó là một kế hoạch dài hơi của Trung Quốc nhằm độc chiếm Biển Đông thành ao nhà đã manh nha từ năm 1947, Trung Quốc đẩy mạnh việc quân sự hóa Biển Đông thì nguy cơ xung đột đối đầu tăng cao là chuyện tất yếu". (HT)
11 Tháng Hai 2016(Xem: 18197)
Tục ngữ Việt có câu: "Cái cầy đặt trước con trâu; Đầu năm đi buôn có bạn, bán chỉ một mình; Không khéo thì mất cả vốn lẫn lãi; Mà nếu chẳng đặng đừng thì "Chẳng được ăn cũng lăn lấy vốn". Trong cuộc tranh chấp biển đảo ở Biển Đông, báo Văn Hóa từng đưa ra chủ đề: "Mạnh ai nấy chiếm - Hồn ai nấy giữ". Đầu năm con khỉ, cả nước trông vào "tài đi dây qua vực" của nhà ngoại giao Phạm Bình Minh. (lkt-VH)