Tổng thống Trump hủy bỏ họp thượng đỉnh với 10 nước Asean

26 Tháng Mười 201711:06 CH(Xem: 11873)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  SÁU  27  OCT  2017


Tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ không dự Thượng Đỉnh Đông Á


image003Ảnh chụp tổng thống Mỹ Donald Trump tại Nhà Trắng, ngày 23/10/2017.REUTERS/Joshua Roberts


Vào tháng tới, tổng thống Mỹ Donald Trump sẽ công du châu Á, đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc rồi ghé Việt Nam và Philippines. Tuy nhiên, trái với chương trình từng được dự kiến, Nhà Trắng hôm qua 24/10/2017 cho biết là từ Philippines, ông Trump sẽ trở lại Hoa Kỳ một ngày sớm hơn dự kiến, tức là vào đúng ngày 14/11.


Vấn đề là hôm 14/11 sẽ diễn ra Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á (EAS) – mà Mỹ là thành viên - cũng ở Philippines, việc tổng thống Mỹ bỏ về sớm có nghĩa là ông sẽ không dự hội nghị này.


Nhà Trắng không cho biết lý do ông Trump tẩy chay Hội Nghị Thượng Đỉnh Đông Á, chỉ xác nhận rằng một phái đoàn khác của Mỹ sẽ tham dự EAS, định chế bao gồm 10 nước ASEAN cùng với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Nga và Mỹ.


Tuy nhiên theo hãng tin Mỹ AP, nhật báo Mỹ The Washington Post là phương tiện truyền thông đầu tiên tiết lộ tin tức về việc tổng thống Mỹ quyết định không dự Thượng Đỉnh Đông Á, một hội nghị tập trung vào các vấn đề chiến lược nhiều hơn là kinh tế, trái với Thượng Đỉnh APEC, diễn ra ở Việt Nam trước đó.


Trả lời tờ Washington Post, một phát ngôn viên của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mỹ xác nhận rằng ông Trump sẽ đến Manila vào hai ngày 12-13/11 và sẽ gặp tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, nhưng ông không đi đến thành phố Angeles cách Manila 80 km vào ngày 14/11 để dự hội nghị Đông Á.


Theo phát ngôn viên này, lý do duy nhất khiến ông Trump rút ngắn chuyến đi là do lịch trình làm việc, vì vậy : «Không nên suy diễn gì về việc tổng thống vắng mặt (ở Thượng Đỉnh EAS vào ngày 14».


Đối với tờ The Washington Post, việc ông Trump bỏ Thượng Đỉnh EAS là là một tín hiệu xấu gửi đến khu vực Châu Á, và có thể tác hại đến thông điệp tiếp tục dấn thân mà chuyến công du của ông muốn đưa ra, đồng thời khiến khu vực hoài nghi thêm về vai trò lãnh đạo của Mỹ. Cựu đại sứ Mỹ tại Miến Điện Derek Mitchell chẳng hạn đã cho rằng sự vắng mặt của ông Trump chỉ gây nghi ngờ về sự xác tín của nước Mỹ.


Trả lời ban Việt Ngữ RFI, giáo sư Carlyle Thayer thuộc Học Viện Quốc Phòng Úc bình luận ngắn gọn « Liệu còn có thể tin tưởng vào ông Trump hay không. Việc ông không đến dự Thượng Đỉnh EAS là một thảm họa cho vai trò lãnh đạo khu vực của Hoa Kỳ, là hành động phá hoại chính trị đối với kiến trúc an ninh khu vực »./(Trọng Nghĩa 25-10-2017)

06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13058)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN - Trung Quốc và Malaysia chống can thiệp từ bên ngoài. - Thủ tướng Malaysia chơi lá bài Bắc Kinh? - Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku. - Philippines - Duterte đã nhìn ra vấn đề trong cuộc tranh giành ảnh hưởng chiến lược giữa Mỹ và Tầu ở ĐNA.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13692)
- GS Tương Lai: "Là một người nghiên cứu thì tôi nói ngay là khái niệm "tự diễn biến" là cực kỳ mơ hồ. Tôi cho rằng đây là sự hoang tưởng về ngôn từ". - TS Lê Đăng Doanh: "Vì vậy nhiều ủy viên trung ương, thậm chí cả ủy viên Bộ Chính trị nữa không phải là họ đều đồng tình với cái nghị quyết này đâu. Nhưng tôi tin rằng đây chưa phải lúc họ bộc lộ đầy đủ ‎ ý kiến của họ ra".
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12858)
Từ chủ nghĩa cộng sản đến Tư bản "man rợ"
27 Tháng Mười 2016(Xem: 19889)
- Theo vết xe Nguyễn Phú Trọng, ông Đinh Thế Huynh sẽ qua Mỹ cuối tháng 10? - Ông Đinh Thế Huynh có lọt vào "mắt xanh" Mỹ?
25 Tháng Mười 2016(Xem: 14214)
- ‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung 2014
18 Tháng Mười 2016(Xem: 14982)
VN ủng hộ Mỹ "can dự" vào Biển Đông Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain tại cảng Cam Ranh.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 16243)
05 Tháng Mười 2016(Xem: 13940)
Cảng Cam Ranh chụp ngày 17/8/16. Ảnh minh họa