Lưu Vân Sơn, chuyên gia TQ Biển Đông tới Việt Nam bàn chuyện gì?

19 Tháng Chín 20176:10 CH(Xem: 13469)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  TƯ  20  SEP  2017


Ông Lưu Vân Sơn: 'Hai Đảng có chung số phận'


BBC 19/9/2017


image002Bản quyền hình ảnh xinhua Image caption Ông Lưu Vân Sơn gặp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hôm 19/9/17


Đảng Cộng sản tại hai nước có "chung số phận", một quan chức cao cấp của Trung Quốc nói trong chuyến thăm Việt Nam.


Ông Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong ngày thứ hai chuyến công du hai ngày nói với Thủ tướng nước chủ nhà Nguyễn Xuân Phúc rằng hai đảng "tạo thành một cộng đồng có chung vận mệnh", Tân Hoa Xã tường thuật.


"Sự phát triển tốt đẹp và ổn định các mối quan hệ song phương sẽ giúp củng cố vị trí lãnh đạo của hai đảng, vì lợi ích của hai Đảng và nhân dân hai nước," ông Lưu được Tân Hoa Xã dẫn lời.


Hai nền kinh tế có tiềm năng hợp tác vô cùng to lớn trên thực tiễn, nhân vật được cho là đứng thứ 5 trong Bộ Chính trị của ĐCS Trung Quốc nói thêm.


Tuy nhiên, trong bản tin của Tân Hoa Xã, ông Lưu Vân Sơn không đề cập tới vấn đề Biển Đông.


Định hướng quan hệ


Cùng do đảng Cộng sản lãnh đạo, nhưng hai nước nghi ngờ lẫn nhau và mối quan hệ song phương đã có lúc căng thẳng trong vài năm gần đây do tranh chấp trên vùng biển chiến lược này.


image003

Bản quyền hình ảnh xinhua Image caption Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói với ông Lưu Vân Sơn rằng VN "hết sức coi trọng quan hệ với Trung Quốc, mong muốn quan hệ Việt-Trung luôn phát triển lành mạnh, ổn định vì lợi ích của nhân dân hai nước"


Trung Quốc tỏ ra khó chịu trước việc Việt Nam nỗ lực tranh thủ sự ủng hộ của các quốc gia láng giềng Đông Nam Á, và trước việc Hà Nội tăng cường quan hệ quốc phòng với Hoa Kỳ, Nhật Bản và Ấn Độ.


Hồi tháng 7, do áp lực từ phía Trung Quốc mà Việt Nam đã phải ngưng hoạt động khoan thăm dò dầu khí ở khu vực Bãi Tư Chính, nơi mà Bắc Kinh cũng tuyên bố chủ quyền.


Tuy nhiên, Hà Nội và Bắc Kinh cũng đã nỗ lực giữ gìn để tình trạng căng thẳng không tới mức vượt quá tầm kiểm soát.


Các quan chức cao cấp hai nước cũng thường xuyên có các chuyến thăm hỏi lẫn nhau.


image004

Bản quyền hình ảnh Xinhua Image caption Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân là một trong ba 'tứ trụ' của Việt Nam đón tiếp ông Lưu Vân Sơn


Trong chuyến đi tới Việt Nam, ông Lưu Vân Sơn được Tân Hoa Xã dẫn lời nói ông đề nghị hai nước "kiểm soát đúng đắn những bất đồng, để tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động hợp tác song phương".


Hôm 18/9, ông Lưu đã gặp Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, và được người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam "khẳng định quan điểm nhất quán" trong việc "hết sức coi trọng quan hệ với Trung Quốc, mong muốn quan hệ Việt-Trung luôn phát triển lành mạnh, ổn định vì lợi ích của nhân dân hai nước", báo Nhân Dân tường thuật.


Ông Nguyễn Phú Trọng cũng chúc Đại hội Đảng 19 của Trung Quốc tới đây diễn ra "thành công" với "đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân lãnh đạo".


Ông Lưu trong chuyến đi cũng gặp gỡ với một số quan chức cao cấp khác của Việt Nam, trong đó có Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, và Ủy viên Trung ương, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Trần Quốc Vượng.


Hồi tháng 10/2016, cũng ông Lưu Vân Sơn đã "đón và hội đàm với Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư TW ĐCS Việt Nam, ông Đinh Thế Huynh" khi ông Huynh sang thăm Bắc Kinh, theo đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI).


Nay, vì lý do sức khoẻ, ông Huynh tạm nghỉ để ông Trần Quốc Vượng thay vào vị trí Thường trực Ban Bí thư.


Cũng CRI đưa tin chuyến thăm của ông Lưu sang Việt Nam và Campuchia diễn ra từ 18 đến 21/09 năm nay.


Trong số các lãnh đạo cao cấp đón tiếp vị khách Trung Quốc, không thấy báo chí nêu ra Chủ tịch nước Việt Nam, ông Trần Đại Quang.


Trong thời gian ông Lưu thăm Hà Nội, tại Bắc Kinh đã diễn ra Hội nghị chuyên đề về Cơ hội hợp tác Trung - Việt do Hội đồng Thương mại Trung Quốc-ASEAN tổ chức hôm 18/9.


image005

Bản quyền hình ảnh xinhua Image caption Tuy phía khách không nhắc tới Biển Đông, nhưng ông Trần Quốc Vượng khi gặp mặt ông Lưu Vân Sơn đã đề nghị hai bên "duy trì hòa bình, ổn định, tránh mọi hành động có thể làm gia tăng căng thẳng".
06 Tháng Chín 2016(Xem: 16080)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 05/09/2016 gọi nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama là « đồ chó đẻ », thề rằng sẽ không để cho nhà lãnh đạo Mỹ khiển trách về vấn đề nhân quyền khi gặp gỡ tại Lào.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 16310)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 - Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người trước đó đã gọi ông là "con của gái điếm". - Nhưng phát biểu tại Manila hôm 5/9 trước khi đi Lào, ông Duterte tuyên bố điều đó thật "thô lỗ" và chửi rủa Tổng thống Mỹ.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13699)
"Trả thù vặt"
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13213)
"Ép tới cùng!" - Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 3/9. - Thông cáo của Nhà Trắng nói ông Obama đã nhấn mạnh Trung Quốc, là nước tham gia UNCLOS, cần tuân thủ các ràng buộc theo công ước này.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 13016)
"Hậu" phán quyết: Ngày hôm 31/08/2016 tại New Delhi, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, kêu gọi Philippines và Trung Quốc "phải thấy rõ phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye là cơ hội quyết định để tuân thủ chuẩn mực và luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử quốc tế và bảo đảm ổn định và phồn thịnh trong khu vực".
30 Tháng Tám 2016(Xem: 12783)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
30 Tháng Tám 2016(Xem: 13616)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13600)
Ngày 24/08/2016, tổng thống Duterte cho biết ông dự trù viếng thăm Trung Quốc để đàm phán song phương với Bắc Kinh về Biển Đông. Ngày 27/08/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố là mọi đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra ngày 12/07/2016.
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13319)
Một chi tiết rất đáng lưu tâm đó là nhiều thương vụ mua bán vũ khí “khủng” đã được ký kết trong các chuyến công du của Tổng thống Pháp thời gian gần đây ...
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12578)
Theo đài truyền hình Mỹ CNN, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua, 24/08/2016, cho biết là ông đang dự trù một chuyến “viếng thăm thiện chí” đến Trung Quốc để thúc đẩy đàm phán song phương về tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 13038)
Ngày 24/8 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang nói Pháp và các nước khác cần giúp duy trì hòa bình trên Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 13083)
Nghi binh chuẩn bị cho cuộc tập trận Nga-Hoa? "Lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc đã bất ngờ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Vịnh Bắc Bộ". "Nhật báo Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc hôm 19/8 không cho biết vị trí cụ thể nơi diễn ra cuộc tập trận mà chỉ nói rằng nó diễn ra ở biển Hoa Đông". "Vào tháng 9 tới đây, Trung Quốc còn có kế hoạch tập trận với Nga trên Biển Đông, vùng biển tập trận Nga-Hoa vẫn còn là một ẩn số".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 13111)
"Đây là 10 tàu tuần duyên đầu tiên của Philippines được làm tại Nhật Bản với tiền viện trợ của nước này".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 17212)
Hải dồ dự phóng phân dịnh ranh giới biển Đông Nam Á Nov/17/2015. VĂN HÓA MAP
18 Tháng Tám 2016(Xem: 13098)
Bộ trưởng Nội Vụ Đài Loan Diệp Tuấn Vinh (Yeh Jiunn Rong) ngày 16/08/2016 đã dẫn đầu một đoàn quan chức và nhà nghiên cứu Đài Loan đến đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình) để tái khẳng định chủ quyền tại hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 12811)
"Một số hãng truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại quan tâm và đặt câu hỏi với cá nhân tôi rằng, liệu sự kiện Philippines chủ động tìm cách đàm phán song phương, trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có tác động, ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không".