Tầu khựa tập trận Biển Đông, Mỹ-Nhật tập trận Hoa Đông

10 Tháng Chín 20176:52 CH(Xem: 13359)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG 1 A - THỨ  HAI 11  SEP  2017


Tầu khựa tập trận Biển Đông, Mỹ-Nhật tập trận Hoa Đông

image003

Lý Kiến Trúc


VĂN HÓA

11/9/2017

BÀI 11


Tình hình "chiến sự" giữa các nước lớn cuối tháng 8 bước qua tháng 9 coi bộ căng thẳng.


Hầu như cùng một thời điểm, Trung Quốc (Tầu) tập trận bắn đạn thật ở khu vực giữa đảo Tri Tôn và Hải Nam, trên hải đồ thì thấy nó nằm cách Đà Nẵng về phía Bắc 75 hải lý tức là khoảng 140km. Cự ly quá gần của tên lửa tầm trung. Bộ phận Hải quân này có lẽ thuộc hạm đội Nam Hải.


Vấn đề nóng ở chỗ, Tầu khựa đã chọn khu vực ngoài khơi Đà Nẵng là nơi sắp diễn ra hội nghị cấp cao APEC 2017, dự trù sẽ đón linh đình Tổng thống Donald Trump đến dự và phát biểu. Những phát biểu quan trọng về chính sách của TT Trump đối với ASEAN đặc biệt đối với Việt Nam, điều mà Việt Nam đang muốn nghe. Tầu khựa cũng muốn nghe.


Về phía Mỹ-Nhật tung chiến đấu cơ F-15 và pháo đài bay B1-B Lancer được coi là con chủ bài chiến lược của không quân Mỹ. Chắc chắn thời của B1-B Lancer khác với thời của B-52. Tình hình "chiến sự" hôm nay là có hai lực lượng Mỹ-Nhật phối hợp tập trận ở biển Hoa Đông, tin tức nói rẳng khu vực tập trận diễn ra gần bán đảo Nam Hàn hay Bắc Hàn gì đó, không nói rõ là nằm ở tọa độ nào.


Tuy nhiên, cuộc tập trận của hai cường quốc ở Tây Thái bình dương đủ nói lên tầm vóc quan trọng của "chiến cuộc". Điểm chú ý hai cuộc tập trận của Tầu, Mỹ, Nhật diễn ra cùng một thời điểm, chỉ khác không gian là hai vùng biển - "tuy hai là một".


image002


Hạm đội Bắc Hải, Đông Hải, Nam Hải vẫy vùng từ Biển Đông tới Hoa Đông. Mũi tên xanh: Con đường lưu thông hàng hải từ eo Malacca xuyên qua eo biển Luzon- Đài Loan lên Đông Bắc Á. Hải đồ minh họa.


"Mặt trận Biển Đông" nhớ "Trận địa Đông Dương"


Chủ đề "Mặt trận Biển Đông" bấy lâu này Văn Hóa thường đề cập, liên tưởng tới "trận địa" trên mảnh đất Đông Dương-Việt Nam suốt 20 năm qua dưới sự đối đầu, đấu trí giữa hai đại cường Mỹ-Hoa sau lưng là cả một hệ thống đồng minh trợ lực.`


Mặt trận Biển Đông xét về góc độ chiến thuật và chiến lược bày binh bố trận có mấy điểm tương ứng với mặt trận trên đất Việt Nam. Có khác chăng là về không gian địa hình , địa thế, vũ khí sử dụng, bản chất diện rộng, nhu cầu chiến sự, quyền lực và lợi ích các bên và sự va chạm đối với các lãnh thổ chung quanh.


Chiến cuộc ở Đông Dương liên quan tới ba nước Việt-Miên-Lào. "Chiến sự" ở Biển Đông liên quan tới 6 nước 7 bên: Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malysia, Indonesia, Brunei. Ngoài 6 nước trực tiếp cọ xát với Biển Đông, bên thứ bẩy không có vùng biển nào nhưng có đảo lớn là Đài Loan.


Trung Quốc đã đi trước Hoa Kỳ một bước ở Biển Đông. 7 hòn đảo nhân tạo bồi đắp gấp rút ở trung tâm biển Trường Sa tương tự như đường mòn Hồ Chí Minh cách đây 58 năm tướng Đinh Đức Thiện đốt cháy cả dãy Trường Sơn mở đường cho chiến dịch xâm nhập nam Việt Nam, đưa quân và vũ khí vào bao vây các cứ điểm phòng thủ quan trọng của miền Nam, tương tự như chiến khu Đ, chiến khu Dương Minh Châu, chiến khu địa đạo Củ Chi ngầm dưới lòng đất ngoại ô Sàigon, bao vây Dinh Độc Lập chỉ cách 15 cây số.


Bẩy "chiến khu nhân tạo" của Trung Quốc ngoài Biển Đông gồm Su Bi, Chữ Thập, Ga Ven, Châu Viên, Gạc Ma, Tư Nghĩa, Vành Khăn, bao vây kín hàng chục hòn đảo cùa Việt Nam và Philippines hiện đang có quân thường trú. Chữ Thập chĩa thẳng vào bờ biển Trung - Nam Việt Nam, Vành Khăn chĩa thẳng vào Palawan-Philippines, tương tự chẳng khác gì chiến khu Việt Bắc lấy Hà Nội làm mục tiêu, chiến khu Đ lấy Sàigon làm mục tiêu. 


Nhưng nên nhớ chú ý tới chiến thuật nghi binh là sở trường của quân du kích. Tỷ như HD-981 bắn đạn nước loạn xạ "nhử" và "lừa"quân ta lao vào vòng chiến quên biến đi cao điểm bồi đắp gấp rút 7 đảo nhân tạo về cơ bản ở trung tâm biển Trường Sa đầu tháng 5/2014, và có thể vụ bắn đạn thật ở ngoài khơi Đà Nẵng lại lần nữa lừa dư luận.


Với tham vọng vươn xa khổng lồ của Trung Nam Hải, Biển Đông chỉ là cái "ao nhà".  Thực thế, Biển Đông là cái vũng của Thái bình dương lấn vào lục địa nam Châu Á, nó là hậu phương an toàn tối quan trọng cho hải quân Tầu khựa tiến ra biển lớn.


Trên thực tế, 7 chiến khu nhân tạo của Bắc Kinh hầu như chủ động ở bãi chiến trường Biển Đông, với khả năng tác chiến liên hoàn, vũ khí trang bị tối tân, nó khống chế không những về mặt an ninh chiến thuật mà còn làm chủ tầm quan sát con đường hàng hải quốc tế.


image004


7 "chiến khu biển" nhân tạo bao vây khống chế các đảo tiền đồn của Việt Nam ở trung tâm biển Trường Sa. Hải đồ VĂN HÓA.


Từ Biển Đông tới Hoa Đông


"Chiến sự" ở Biển Đông dằng dai không kém chiến cuộc Đông Dương 3 (1954-1973), sôi động diễn ra từ năm 2013 là năm Tập Cận Bình lên ngôi Trung Nam Hải. Trong khoảng gần 5 năm nay, thế giới tốn không biết bao nhiêu giấy mực bàn loạn cả lên. Nhân loại hồi hộp thế chiến thứ ba có thể nổ ra giữa siêu cường đang lên hàng thứ hai với tham vọng bá chủ bán cầu phía Đông.


Mặt trận Biển Đông đã lan tới mặt trận Hoa Đông. Hiện nay hải quânTrung Quốc với ba hạm đội thường trực  Bắc Hải, Đông Hải, Nam Hải đã từng vùng vẫy từ Hoa Đông tới Biển Đông nhiều lần. Hàng không Mẫu hạm Liêu Ninh lui tới Biển Đông, chưa biết chừng nó đang tập cập "cảng quốc" Chữ Thập hoặc Chữ Thập đang tiến hành xây dựng cảng quốc tế sau sân bay dài hơn 3km.


Trở lại với không gian cuộc tập trận ngoài biển bắn đạn thật của Trung Quốc cách Đà Nẵng-Việt Nam 75 hải lý, địa bàn nằm hoàn toàn trong hải phận đặc quyền kinh tế của Việt Nam (EEZ) theo luật biển UNCLOS 1982. Có thể nó là phát súng lệnh mở màn cho các chiến dịch sắp tới của Trung Quốc. Người ta vẫn không quên lời tuyên bố của các Đô Đốc hàng đầu ở Bắc Kinh: "thu hồi đảo ở biển Nam Hải".


Lo xa không bằng lo gần, đảo Lý Sơn-Quảng Ngãi đã diễn ra cuộc tập trận bắn đạn thật sẵn sàng ứng chiến với cuộc đổ bộ của kẻ thù từ ngoài biển.


Tuy nhiên khía cạnh tế nhị của thời điểm cuộc tập trận phải chăng Trung Quốc muốn gởi một thông điệp"tiền pháo hậu xung" tới nơi mà TT Donald Trump sẽ đặt chân tới vào đầu tháng 11.


Lại có vẻ như hơi quá lo xa. Có khi, Trung Nam Hải nghi binh ở ngoài khơi Đà Nẵng mà âm mưu làm chuyện lớn ở Hoa Đông trong bối cảnh Bắc Hàn liên tục bắn tên lửa nhiệt hạch xuyên lục địa. Không thể lường được những bàn thảo bí mật quân sự-chiến lược giữa hai nước cộng sản khổng lồ và bé tí dưới sự lãnh đạo tối cao của ông mặt búng ra sữa. Bắc Hàn, tuyến đầu ở Đông Bắc Á, địch thủ của Nam Hàn và Nhật Bản.


Trang sử tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông thời ông Obama đã qua và có thể đã khép lại. Cái chiến dịch FONOFs tuần tra hàng hải xem ra cũng chỉ nặng phần khoa trương về sự hiện diện ở "vùng biển quốc tế" mà hầu như chấp nhận thực tế phũ phàng 12 hải lý của mấy cái chiến khu nổi. Khu trục hạm USS McCain lừng danh tuần tra, cái đinh của Đệ Thất hạm đội bị lủng một cách vô duyên.


"Chiến sự'" bây giờ là trang sử Hoa Đông của ông Trump. Bắc Hàn, đàn em phù phép của Tầu khựa mở ra chương một bằng các tên lửa nguyên tử xuyên lục địa. Ba lãnh thổ liên quan trực tiếp với biển Hoa Đông và với hỏa tiễn là Bắc Hàn, Nam Hàn và Nhật Bản giống như ba lãnh thổ liên quan thời Đông Dương 3.  


Biển Đông, tuy hải quân "du kích" Tầu khựa bắn đạn thật om sòm nhưng chưa đến nỗi gì lắm. Quấy phá xem ExxonMobil ở mỏ Cá Voi Xanh có giống như Repsol hay không. Còn Hoa Đông F-15 có bắn đạn thật và B-1B Lancer có thả bom thật ở đâu thì chưa kiểm chứng được. Mặt trận Hoa Đông còn nhiều hồi ly kỳ.


Câu hỏi đặt ra là cuộc tập trận Mỹ-Nhật có phải là câu trả lời bằng vũ khí đối với cuộc tập trận của Bắc Kinh ngoài khơi Đà Nẵng hay không?/


Lý Kiến Trúc
09 Tháng Chín 2016(Xem: 13283)
"Các nhân vật đấu tranh dân chủ mà tổng thống Pháp mong muốn Việt Nam trả tự do bao gồm một nhà hoạt động theo Công giáo, một blogger, một người vận động quyền đất đai và một nhà đấu tranh để thành lập phong trào đối lập." theo AFP.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 16085)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 05/09/2016 gọi nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama là « đồ chó đẻ », thề rằng sẽ không để cho nhà lãnh đạo Mỹ khiển trách về vấn đề nhân quyền khi gặp gỡ tại Lào.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 16311)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 - Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người trước đó đã gọi ông là "con của gái điếm". - Nhưng phát biểu tại Manila hôm 5/9 trước khi đi Lào, ông Duterte tuyên bố điều đó thật "thô lỗ" và chửi rủa Tổng thống Mỹ.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13700)
"Trả thù vặt"
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13215)
"Ép tới cùng!" - Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 3/9. - Thông cáo của Nhà Trắng nói ông Obama đã nhấn mạnh Trung Quốc, là nước tham gia UNCLOS, cần tuân thủ các ràng buộc theo công ước này.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 13024)
"Hậu" phán quyết: Ngày hôm 31/08/2016 tại New Delhi, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, kêu gọi Philippines và Trung Quốc "phải thấy rõ phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye là cơ hội quyết định để tuân thủ chuẩn mực và luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử quốc tế và bảo đảm ổn định và phồn thịnh trong khu vực".
30 Tháng Tám 2016(Xem: 12783)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
30 Tháng Tám 2016(Xem: 13619)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13601)
Ngày 24/08/2016, tổng thống Duterte cho biết ông dự trù viếng thăm Trung Quốc để đàm phán song phương với Bắc Kinh về Biển Đông. Ngày 27/08/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố là mọi đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra ngày 12/07/2016.
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13327)
Một chi tiết rất đáng lưu tâm đó là nhiều thương vụ mua bán vũ khí “khủng” đã được ký kết trong các chuyến công du của Tổng thống Pháp thời gian gần đây ...
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12581)
Theo đài truyền hình Mỹ CNN, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua, 24/08/2016, cho biết là ông đang dự trù một chuyến “viếng thăm thiện chí” đến Trung Quốc để thúc đẩy đàm phán song phương về tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 13040)
Ngày 24/8 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang nói Pháp và các nước khác cần giúp duy trì hòa bình trên Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 13086)
Nghi binh chuẩn bị cho cuộc tập trận Nga-Hoa? "Lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc đã bất ngờ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Vịnh Bắc Bộ". "Nhật báo Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc hôm 19/8 không cho biết vị trí cụ thể nơi diễn ra cuộc tập trận mà chỉ nói rằng nó diễn ra ở biển Hoa Đông". "Vào tháng 9 tới đây, Trung Quốc còn có kế hoạch tập trận với Nga trên Biển Đông, vùng biển tập trận Nga-Hoa vẫn còn là một ẩn số".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 13112)
"Đây là 10 tàu tuần duyên đầu tiên của Philippines được làm tại Nhật Bản với tiền viện trợ của nước này".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 17216)
Hải dồ dự phóng phân dịnh ranh giới biển Đông Nam Á Nov/17/2015. VĂN HÓA MAP
18 Tháng Tám 2016(Xem: 13100)
Bộ trưởng Nội Vụ Đài Loan Diệp Tuấn Vinh (Yeh Jiunn Rong) ngày 16/08/2016 đã dẫn đầu một đoàn quan chức và nhà nghiên cứu Đài Loan đến đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình) để tái khẳng định chủ quyền tại hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.