Chiến hạm Mỹ sẽ "thường trực" ở Đài Loan?

19 Tháng Bảy 20177:24 CH(Xem: 13148)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  - THỨ TƯ 19 JULY  2017


Đài Loan, Cam Ranh, Natuna ba mũi giáp công


Chiến hạm Mỹ sẽ "thường trực" ở Đài Loan?


image017

Trung Quốc phản đối dự luật cho phép chiến hạm Mỹ thăm Đài Loan

image018Khu trục Mỹ USS Lassen hoạt động trong vùng 12 hải lý của các đảo nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ở Biển Đông (Ảnh chụp ngày ngày 27/10/2015)US Navy/CPO John Hageman/Handout via Reuters/File Photo


Trung Quốc hôm 17/07/2017 đã lên tiếng phản đối sau khi Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua một dự luật cho phép các chiến hạm Mỹ lại được ghé thăm Đài Loan.

Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang),được AFP trích dẫn, tuyên bố : « Trung Quốc kiên quyết phản đối mọi hình thức trao đổi chính thức hay tiếp xúc quân sự giữa Hoa Kỳ và Đài Loan ». Ông Lục Khảng cho rằng dự luật này « rất có hại », kêu gọi phía Mỹ « không nên quay ngược chiều lịch sử, làm tổn hại cho lợi ích chung trong quan hệ hai nước ».

Hạ Viện Mỹ hôm thứ Sáu 14/7 đã thông qua dự luật quốc phòng (National Defense Authorization Act) cho năm tài chính 2018, cho phép chính phủ định ra ngân sách quốc phòng hàng năm. Luật này còn phải được Thượng Viện thông qua và tổng thống phê chuẩn, trong đó có một điều khoản sửa đổi, kêu gọi Ngũ giác đài xem xét khả năng tái lập những chuyến viếng thăm Đài Loan của các chiến hạm Mỹ và ngược lại.

Các chiến hạm Mỹ không còn ghé thăm Đài Loan kể từ khi Hoa Kỳ thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức với Bắc Kinh năm 1979.

Quan hệ Mỹ-Trung trong những tuần lễ gần đây đang căng thẳng do Hoa Kỳ bán vũ khí trị giá 1,3 tỉ đô la cho Đài Loan, bất đồng trong hồ sơ Bắc Triều Tiên và yêu sách chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông.

Bắc Kinh vốn luôn coi Đài Loan là một tỉnh nổi dậy, đã giận dữ sau khi tổng thống Mỹ Donald Trump điện đàm với tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn, sợ rằng ông Trump sẽ từ bỏ chủ trương « Một nước Trung Hoa ». Nhưng sau đó tổng thống Mỹ khẳng định với ông Tập Cận Bình là vẫn tôn trọng nguyên tắc lâu nay./(theoThụy My 18-07-2017)

12 Tháng Giêng 2017(Xem: 15022)
Hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh cần tuân thủ nhận thức chung quan trọng mà lãnh đạo hai Đảng, hai nước đã đạt được và Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc. Thông tấn Xã Việt Nam
10 Tháng Giêng 2017(Xem: 14584)
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng phu nhân chụp ảnh với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân tại Hà Nội 05/11/2015. Ảnh minh họa: Anh Tuấn. - Chủ tịch Việt Nam và Trung Quốc quyết bảo vệ chủ quyền.
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 15077)
Sẽ có chuyển biến chính trị lớn ở VN?
05 Tháng Giêng 2017(Xem: 13661)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh được các báo Việt Nam hôm 5/1 dẫn lời khẳng định ông Kerry là "người có nhiều đóng góp tích cực trong quá trình bình thường hóa quan hệ Việt - Mỹ, không chỉ trên cương vị ngoại trưởng Mỹ mà ngay từ khi còn là thượng nghị sĩ bang Massachusetts".
02 Tháng Giêng 2017(Xem: 14914)
Đài truyền hình Arte của Pháp trong chương trình đặc biệt tưởng niệm cái chết của Fidel Castro ngày 25/11/2016 bình luận, ‘Liên Xô mong muốn ký Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân với Mỹ nên đã áp lực lên Cuba thí Che’. Nhưng hình như phút cuối đời mình, Fidel đổi ý. Fidel muốn được hỏa thiêu và không một tượng đài hay đường phố nào sẽ mang tên mình ở Cuba.
29 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13372)
Images Show Intimate Meeting Between Pope Francis and Fidel Castro - ABC News
27 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 12887)
Ngày 27/12, thêm một sự kiện lịch sử : Thủ tướng Nhật Bản cùng một tổng thống Mỹ đương nhiệm – ông Barack Obama – đến đài tưởng niệm tôn vinh những người Mỹ đã hy sinh trong cuộc tấn công của Nhật.
22 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14294)
Ảnh phóng sự VĂN HÓA 23/12/2016
19 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 13812)
"Nước Nga qua cái nhìn của người Thổ" - Aleppo thất thủ : Hồi chuông báo tử cho phong trào nổi dậy Syria.
18 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 12608)
Hôm Chủ Nhật vừa qua, Trump lại tuyên bố, việc tôn trọng nguyên tắc "một nước Trung Quốc" có thể được sử dụng như một con bài thương lượng với Bắc Kinh xung quanh một số vấn đề tranh cãi, như tiền tệ hay hoạt động (bành trướng) của Trung Quốc ở biển Nam Trung Hoa.