Hà Nội sẵn sàng "khai chiến" với Bắc Kinh về chủ quyền Biển Đông? Tướng TQ bỏ về nước sớm

21 Tháng Sáu 20176:58 CH(Xem: 13385)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  - THỨ  NĂM 22 JUNE  2017


Tướng Phạm 'về sớm hủy giao lưu quốc phòng Trung-Việt'?


image002

Bản quyền hình ảnh Xinhua Image caption Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tiếp Thượng tướng Phạm Trường Long tại Hà Nội hôm 18/06


Dường như vừa có căng thẳng mới giữa Việt Nam và Trung Quốc sau khi tướng cao cấp của Trung Quốc cắt ngắn chuyến thăm Hà Nội, và chương trình giao lưu quốc phòng hai nước bị hủy, theo các nguồn quốc tế.


Báo New York Times tường thuật Bộ Quốc phòng Trung Quốc ra thông cáo nói chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 4 bị hủy vì "những nguyên do liên quan sự sắp xếp" giữa hai nước.


Cũng theo tờ báo, phái đoàn của Thượng tướng Phạm Trường Long, Phó Chủ tịch Quân uỷ Trung ương Trung Quốc, cắt ngắn chuyến thăm Việt Nam sau khi "cơn giận dữ nổ ra trong thảo luận kín về tranh chấp" ở Biển Đông.


Cùng lúc đó, nhà nghiên cứu Lê Hồng Hiệp, viết cho Viện Yusof Ishak - Nghiên cứu Đông Nam Á (ISEAS), rằng Tướng Phạm Trường Long "cắt ngắn chuyến thăm và bất ngờ rời Việt Nam vào chiều tối ngày 18/6 mà không công bố nguyên nhân".


Theo lịch, chuyến thăm của vị tướng Trung Quốc là từ 18 đến 19/6.


image004

Bản quyền hình ảnh Xinhua Image caption Phái đoàn quân sự Trung Quốc gồm các tư lệnh, phó tư lệnh của Tham mưu, Hải lục không quân đến Hà Nội hội đàm với Bộ Quốc phòng Việt Nam hôm 18/06. Người mặc đồ dân sự là đại sứ Hồng Tiểu Dũng.


Ngoài ra hôm 18/6, truyền thông Việt Nam như VTV và Tuổi Trẻ đều nói từ ngày 20 đến 22/6, Bộ trưởng quốc phòng Việt Nam Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Thượng tướng Phạm Trường Long sẽ dẫn đầu đoàn quốc phòng hai nước dự giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần 4 tại tỉnh Lai Châu và Vân Nam.


Trang Đất Việt dường như là báo duy nhất ở Việt Nam đưa tin chương trình Giao lưu hữu nghị Quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc đã diễn ra.


Nhưng nay khi độc giả bấm vào đường dẫn, bài đã bị xóa.


Tân Hoa Xã hôm 19/06 đã đăng các ảnh chụp Tướng Phạm Tường Long gặp trong ngày 18/06 các lãnh đạo Việt Nam, và không còn ảnh gì khác sau đó.


Cũng hãng tin này của Trung Quốc nói: "Tướng Phạm trong chuyến thăm đã nhấn mạnh rằng "toàn bộ các đảo ở Biển Nam Hải đã thuộc lãnh thổ Trung Quốc kể từ thời thượng cổ."


Nội dung này không xuất hiện trên các báo chính thống ở Việt Nam.


Còn theo tờ New York Times, Tướng Phạm Trường Long "dường như đã giận dữ" vì những nỗ lực làm thân ngoại giao của Việt Nam mới đây với Mỹ và Nhật Bản.


Hôm 13/6, tàu Echigo của Lực lượng bảo vệ bờ biển Nhật Bản thăm Đà Nẵng và có các hoạt động huấn luyện chung trên biển với Bộ tư lệnh Cảnh sát biển Vùng 2 tại Đà Nẵng.


Chủ quyền


Một số nhà phân tích cũng đồn đoán rằng có thể căng thẳng là vì Việt Nam gần đây tái khởi động việc khảo sát dầu khí ở một khu vực tại Biển Đông.


Giáo sư Carl Thayer, chuyên gia chính trị Việt Nam từ Úc, viết trong một email rằng nếu Tướng Phạm đã yêu cầu Việt Nam ngừng khảo sát dầu khí, Việt Nam sẽ xem yêu cầu đó là "khiêu khích".


"Các lãnh đạo Việt Nam hẳn sẽ từ chối yêu cầu này và phản ứng bằng việc tái khẳng định chủ quyền," theo lời ông Carl Thayer.


Còn ông Alexander L. Vuving, từ Trung tâm Nghiên cứu An ninh Daniel K. Inouye ở Hawaii, nói với New York Times: "Người ta có thể nói cả hai phía đều tính toán sai."


Nhưng ông nói một diễn giải khác là cả hai quốc gia "đều quyết tâm chứng tỏ cho bên kia thấy quyết tâm của mình" về các vấn đề chủ quyền.


image001

Bản quyền hình ảnh DWNews Image caption DWNews hôm 7/6/2017 đăng bài và ảnh nói các tàu cá Việt Nam 'quấy nhiễu giàn khoan' Trung Quốc, nhưng không nêu rõ thời gian và địa điểm xảy ra các hoạt động 'quấy nhiễu' này


Mở rộng quan hệ


Tiến sĩ Lê Hồng Hiệp nhận định "trong khi phục hồi quan hệ với Trung Quốc thì Việt Nam cũng tăng cường quan hệ với các đối thủ chiến lược của nước này, nhất là Hoa Kỳ và Nhật Bản".


"Washington và Tokyo cũng đã cung cấp cho Việt Nam các tàu Cảnh sát Biển và xuồng tuần tra nhằm giúp Việt Nam nâng cao năng lực hàng hải. Những diễn tiến này chắn chắn đã làm một số người ở Bắc Kinh khó chịu."


Hôm 18/6, tờ Hoàn Cầu Thời báo đã cho đăng một xã luận chỉ trích các bước đi ngoại giao của Việt Nam.


"Đứng trước Trung Quốc đang trỗi dậy, Việt Nam cần ve vãn các nước khác nằm ngoài khu vực để khống chế Trung Quốc tại Nam Hải (Biển Đông) và bảo vệ lợi ích của mình," tác giả Lý Khai Thịnh viết.


"Mở rộng quan hệ bè bạn là tốt. Tuy nhiên, nếu ý định là canh chừng các láng giềng của mình thì nó chỉ tạo ra các yếu tố gây bất ổn trong tương lai mà thôi," Lý Khai Thịnh, nhà nghiên cứu từ Viện quan hệ Quốc tế thuộc Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải kết luận.


image006

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Giàn khoan khổng lồ 'Lam Kình 1 (Blue Whale I) mới được Trung Quốc đưa vào hoạt động từ năm nay


Trước các diễn biến mới nhất tuần này, tiến sĩ Lê Hồng Hiệp dự báo:


"Cho dù lý do thực sự cho quyết định của tướng Phạm là gì thì sự cố này cũng không phải là một tín hiệu tích cực cho quan hệ song phương."


" Vì vậy, một làn sóng căng thẳng mới trong quan hệ song phương là điều có thể xảy ra trong thời gian tới."


Lịch trình một loạt sự kiện Trung - Việt - Mỹ


image007

Bản quyền hình ảnh AFP Image caption Một chiến hạm đời mới của Trung Quốc: các cuộc bắn đạn thật từ khu trục hạm đã xảy ra ở Biển Đông trong tháng 5/2017


18 tháng 6: Thượng tướng Phạm Trường Long cùng một phái đoàn đông đảo sỹ quan cao cấp gồm Tư lệnh Mặt trận Phía Nam, Viên Dự Bách, Phó Tổng tham mưu trưởng Liên quân, Thiệu Nguyên Minh, Tham mưu trưởng Lục quân Lưu Chấn Lập, Phó Tư lệnh Hải quân Lưu Nghị, Phó Chính ủy Không quân Tống Côn, và Đại sứ Hồng Tiểu Dũng gặp gỡ các lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng CS, Nhà nước và Quân đội Nhân dân Việt Nam.


Đây là lần đầu tiên từ hơn một năm Trung Quốc cử một đoàn chỉ huy quân sự cao cấp với số lượng tướng lĩnh đông đảo thăm Việt Nam, sau chuyến thăm của Bộ trưởng Quốc phòng Thường Vạn Toàn tháng 3/2016.


11-15 tháng 6: Tàu USS Coronado (LCS 4) thực hiện bảo dưỡng dự phòng viễn chinh trong khuôn khổ chuyến thăm kỹ thuật tại Cảng Quốc tế Cam Ranh, Việt Nam.


Cũng trong tháng 6, khu trục hạm USS John S. McCain lớp Arleigh Burke vào Cảng Quốc tế Cam Ranh và đón Thượng nghị sỹ Mỹ John McCain lên khoang chiếc tàu mang tên cha và ông của ông, hai đô đốc của Hải quân Hoa Kỳ.


07 tháng 6: Hình ảnh một giàn khoan lớn, màu vàng được đăng trên các trang mạng Trung Quốc nói công nhân của họ phải dùng vòi rồng phun nước đẩy "thuyền cá Việt Nam quấy nhiễu" khi công ty Trung Quốc hạ đặt giàn khoan ở vùng "Nam Hải".


06 tháng 6: Các trang quân đội Trung Quốc công bố ảnh chụp ngày 27 tháng 5 mô tả các tàu khu trục Hợp Phì, Lan Châu, Trường Sa cùng chiến hạm Tam Á bắn đạn thật ở Biển Đông, không nêu địa điểm. Cuộc diễn tập đạn thật được nói là xảy ra vào đêm.


10 tháng 5: Tân Hoa Xã đưa tin trước đó, "các đơn vị tại Tây Sa và Nam Sa" chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc diễn tập trên biển. Các trang quan sát quốc tế nói tuần trước đó, ca sỹ Tống Tổ Anh đã ra Nam Sa (Trường Sa) "hát cho bộ đội nghe". Các báo tiếng Anh nói ảnh chụp nữ ca sỹ này hiện rõ đằng sau là Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) được tôn tạo thành đảo và đường băng ở Trường Sa.


Các bức hình cũng cho thấy có bến đỗ cho tàu đổ bộ dạng T-071 của Trung Quốc.


Đây là các chỉ dấu cuộc tập trận bắn đạn thật cuối tháng 5 xảy ra ở vùng không xa Hoàng Sa và Trường Sa.


06 tháng 5: Báo chí Việt Nam đưa tin hai chiếm hạm Trường Xuân và Trịnh Châu của Trung Quốc thăm cảng Sài Gòn và giao lưu với Hải quân Việt Nam.


Tháng 5: Trung Quốc cho hay vào tháng trước họ bác bỏ yêu cầu cho tàu USS John C. Stennis thăm cảng Hong Kong như các lần trước.


Tháng 1/2017: Việt Nam ký một thỏa thuận với tập đoàn ExxonMobil, hãng có cựu lãnh đạo là ông Rex Tillerson, hiện là Ngoại trưởng Hoa Kỳ, để khai thác khí đốt từ mỏ Cá Voi Xanh ngoài Biển Đông./(theo BBC 21/6/17)
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18174)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15702)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16236)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16244)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17490)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21405)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14844)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13534)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20485)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16627)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13060)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13546)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14073)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14628)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15235)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 16994)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14552)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)