Việt Nam: 'Tranh chấp đất là vấn đề chính trị lớn nhất'

18 Tháng Sáu 20176:46 CH(Xem: 12559)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  - THỨ  HAI 19 JUNE  2017


Việt Nam: 'Tranh chấp đất là vấn đề chính trị lớn nhất'


Bản quyền hình ảnh Reuters/Kham Image caption Người dân Đồng Tâm thả 38 cán bộ và cảnh sát trong vụ tranh chấp nóng bỏng giữa chính quyền, doanh nghiệp và người dân về đất đai ở địa bàn nằm không xa trung tâm thủ đô Hà Nội, cuối tháng 4/2017.


Báo The Economist nói đối đầu tại Đồng Tâm cho thấy Đảng Cộng sản xử lý lúng túng và xung đột đất đai sẽ vẫn tiếp diễn.


Bài báo thuật lại sự việc bùng lên hồi tháng Tư khi nhà chức trách bắt người dân khiến dân làng bắt giữ hàng chục cảnh sát và giam họ tại nhà văn hóa.


Vụ đối đầu này đánh dấu bước leo thang mới trong các cuộc chiến bất tận về đất đai, là nguồn cơn chính của các khiếu nại tại Việt Nam và cũng là một trong những việc đau đầu nhất của Đảng Cộng sản.


Với tăng trưởng kinh tế hơn 6% mỗi năm, nhu cầu mở rộng đường xá, cầu và các khu công nghiệp ngày càng nhiều và các thành phố ngày càng trở nên đông đúc.


Số đất nông nghiệp bị mất đi vì các dự án phát triển trong hai thập niên qua là khó tính hết. Nhưng điều chắc chắn là nó vượt quá số đất được phân chia lại trong giai đoạn cải cách ruộng đất


Số đất nông nghiệp bị mất đi vì các dự án phát triển trong hai thập niên qua là khó tính hết. Nhưng điều chắc chắn là nó vượt quá số đất được phân chia lại trong giai đoạn cải cách ruộng đất, bài báo nhận định.


Sự chuyển đổi ở mức độ như vậy gây phẫn nộ ở bất kỳ nơi nào, nhưng nó lại rất có vấn đề ở Việt Nam nơi nhà nước một đảng với chỉnh phủ trao quyền sử dụng nhưng lại nói tất cả đất đai thuộc về nhà nước.


Tiền bồi thường khi cưỡng chế đất có giá thấp hơn giá thị trường rất nhiều. Quá trình tham vấn là "làm cho có" và tòa hiếm khi giải quyết khiếu nại. Những hộ dân bị mất đất đôi khi phàn nàn về thực trạng quan chức địa phương thông đồng với các chủ dự án bất động sản.


Giấy tờ và sổ sách nhà đất chắp vá khiến khó có thể phân định bên nào là đúng khi có những khiếu nại được đưa ra như trong vụ Đồng Tâm.


image002

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Chủ tịch Hà Nội, ông Nguyễn Đức Chung đã xuống tận địa bàn 'giải cứu' cán bộ, chiến sỹ cảnh sát, theo truyền thông Việt Nam.


Thực trạng này làm méo mó sự phát triển của Việt Nam. Giá đất tại khu vực ngoại vi các thành phố rẻ khiến có những dự án phình ra phía ngoại ô thay vì tập trung vào thành phố.


Thực trạng này, theo Ngân hàng Thế giới cảnh báo, làm tăng chi phí dịch vụ công và làm giảm hiệu quả trong nỗ lực xây dựng các trung tâm kinh doanh.


Nhưng điều đáng lo ngại hơn đối với Đảng Cộng sản là sự phẫn nộ châm ngòi từ việc di dời dân khi lấy đất và hệ lụy của quyền sử dụng đất không rõ ràng.


Số liệu chính thức cho thấy tranh chấp đất đai theo mọi hình thái chiếm khoảng hơn hai phần ba số đơn từ khiếu nại và sự phẫn nộ từ những người sống ở vùng nông thôn làm giảm niềm tin và sự ủng hộ của họ vào chính quyền.


Bài báo nói về thực trạng chính quyền thường dùng biện pháp cưỡng chế khi có tranh chấp đất, thậm chí sự phản kháng là ôn hòa. Vụ bà Cấn Thị Thêu, nhà hoạt động vì đất đai bị xử 20 tháng tù là một ví dụ.


Luật đất đai mới được ban hành vào năm 2013 không công nhận quyền sở hữu tư nhân nhưng có gia hạn quyền thuê đất tới 50 năm đối với các hợp đồng sắp hết hạn.


Người ta thấy có việc tái tập trung quá trình ra quyết định về sử dụng đất, một phần là để phòng chống tham nhũng xảy ra với quan chức cấp tỉnh.


Ngoài ra cán bộ lãnh đạo đảng cũng được yêu cầu có những đánh giá sâu sát hơn khi triển khai các dự án đòi hỏi di dân diện rộng. Các quan chức cũng được phân quyền nhiều hơn khi ra quyết định đền bù để tạo điều kiện có cách giải quyết thỏa đáng hơn.


Kết quả, theo bài báo, là có mặt tốt và mặt xấu. Khảo sát thường niên của LHQ cho thấy tổng số đất lấy lại có giảm đi trong ba năm qua.


Tuy nhiên một phần ba những người bị ảnh hưởng vì đất đai vẫn không nhận được tiền bồi thường và một phần tư nghĩ rằng tiền bồi thường là không công bằng.


John Gillespie từ Đại học Monash được dẫn lời nói cho tới nay những cải cách về đất đai là rất ít.


image003

Bản quyền hình ảnh Getty Images Image caption Vụ việc ở Đồng Tâm, Mỹ Đức làm nóng dư luận Việt Nam từ giữa tháng 4/2017.


Trong khi đó những người khiếu kiện thấy việc thu hút dư luận quan tâm tới các vấn đề của họ lại dễ hơn trước nhiều.


Mặc dù các nhà báo tại Việt Nam bị hạn chế do khâu kiểm duyệt, đảng không có ‎quyết tâm và nguồn lực để khống chế mạng xã hội.


Facebook đã và đang là cái loa để xả phẫn nộ về mọi thứ bất công như vụ xả độc ở biển miền trung vào năm ngoái.


Nếu vụ Đồng Tâm xảy ra cách đây 10 năm thì "sẽ chẳng ai biết gì cả", một người nói. Giải pháp chính phủ phải xuống thang có thể là động thái không thể nào làm gì khác được trong bối cảnh công chúng quan tâm theo dõi diễn biến trên mạng.


Hai tháng trôi qua, bài báo nói, chính phủ Việt Nam hiện vẫn đang cố đóng sổ vụ việc này mà tránh tạo tiền lệ có thể họ sẽ phải nuối tiếc.


Hẳn là Đảng có thể đã quyết định rằng chẳng làm gì sẽ tạo rủi ro khuyến khích những công dân khác bức xúc áp dụng biện pháp tương tự như đã xảy ra ở Đồng Tâm


Giới chức vẫn chưa đưa ra báo cáo kết quả thanh tra về khiếu nại của dân làng Đồng Tâm mà họ hứa là làm rõ trong vòng 45 ngày.


Người ta thấy có cả động thái quay đầu khi nhà chức trách vào hôm 13/06 tuyên bố sẽ truy tố những người bắt cảnh sát trái phép.


Hẳn là Đảng có thể đã quyết định rằng chẳng làm gì sẽ tạo rủi ro khuyến khích những công dân khác bức xúc áp dụng biện pháp tương tự như đã xảy ra ở Đồng Tâm.


Một kịch bản là tòa sẽ tuyên án tương đối nhẹ và đưa ra sự nhượng bộ thầm lặng nào đó để tránh mất mặt.


Kể cả khi chính phủ tìm được một giải pháp tình thế cho tranh chấp ở Đồng Tâm, sẽ còn có thêm đất nông nghiệp bị lấy để phục vụ sự nghiệp đô thị hóa đang bùng nổ ở Việt Nam. Bài báo kết luận là xung đột đất đai sẽ vẫn còn tiếp diễn../ (theo BBC BBC 16/6/ 2017)
09 Tháng Sáu 2016(Xem: 13524)
"đây là đất nước của họ [phía Việt Nam] và là quyết định của họ".
07 Tháng Sáu 2016(Xem: 13583)
- Bộ trưởng Ashton Carter: “Dựng lên Vạn lý Trường thành của tự cô lập” - Đô đốc Tôn Kiến Quốc: "Trung Quốc sẽ không bị cô lập" - Việt Nam có nhiều cuộc tiếp xúc song phương; Tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu đoàn VN tham dự Shangri-La gặp riêng Thượng nghị sĩ McCain. - Thứ trưởng Bộ Công An Bùi Văn Nam dẫn đầu đoàn công an tham dự Shangri-La 2016.
05 Tháng Sáu 2016(Xem: 14131)
"Trả lời câu hỏi về các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, Tướng Vịnh cho rằng mọi hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của tất cả các nước cần cân nhắc rất kỹ vì nếu không kiềm chế, thì đến một lúc nào đấy các hoạt động quân sự sẽ nhiều lên, dẫn đến xung đột, va chạm, tạo ra những tình huống bất thường không kiểm soát được".
02 Tháng Sáu 2016(Xem: 14769)
Trước ngày diễn ra Hội nghị Shangri-La từ 03 đến 05/6/2016 Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Tướng Ngô Xuân Lịch, ai dẫn đầu đoàn VN đi dự Shangri-La?
01 Tháng Sáu 2016(Xem: 16304)
Bộ ảnh TT Obama "làm mưa làm gió" ở Việt Nam Tổng hợp ảnh từ các nguồn báo chí trong nước và quốc tế theo thứ tự thời gian và địa điểm. (Văn Hóa trân trọng cảm tạ quý cơ quan truyền thông và ảnh Fb cá nhân đã rộng lượng cho sử dụng).
30 Tháng Năm 2016(Xem: 13844)
CHỦ TỊCH NƯỚC TRẦN ĐẠI QUANG: (Như đã được phiên dịch.) Tôi xin trả lời câu hỏi liên quan tới Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương – TPP. TPP, theo chúng tôi,... - TỔNG THỐNG OBAMA: Ngài Chủ tịch nước, xin lỗi ngắt lời của Ngài. Tôi không nghe được phiên dịch. - PHIÊN DỊCH: A-lô, 1-2-3. Ngài Tổng thống có nghe được không ạ? - TỔNG THỐNG OBAMA: Được rồi. Vì tôi chắc rằng Ngài Chủ tịch đang nói đến điều gì đó rất thông thái và quan trọng, và chúng tôi muốn đảm bảo là tất cả chúng ta đều nghe thấy.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13152)
- Trích từ Đại sứ quán Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ.
26 Tháng Năm 2016(Xem: 13648)
- "Mối quan hệ lâu dài của hai đất nước chúng ta, bắt đầu từ Thomas Jefferson từ hơn hai thế kỷ trước, bây giờ bắt đầu một chu kỳ mới". - "Thế hệ trẻ trước đây của người Mỹ đến Việt Nam để chiến đấu, nhưng thế hệ sau của chúng tôi lại đến để đóng góp cho sự phát triển, dạy học và làm sâu sắc hơn tình hữu nghị hai nước". - "Nhưng giờ đây quan hệ Hoa Kỳ - Việt Nam cho thấy có thể tạo ra sự thay đổi để có tương lai tốt đẹp hơn, nếu chúng ta không chấp nhận làm tù nhân của quá khứ". (Tổng thống Barack Obama) "Đưa em về dưới mưa, nói năng chi cũng thừa Như mưa đời phất phơ, chắc ta gần nhau chưa? Tay ta từng ngón tay, vuốt tóc em lưng dài Đôi ta vào quán trưa, nhắc nhau tình phôi pha..." (thơ Nguyễn Tất Nhiên)
24 Tháng Năm 2016(Xem: 15748)
- Tổng thống Obama: “Ngoài nước, thuốc lá, kẹo cao su, chị còn bán gì nữa không?” - “Tôi không nghĩ mình bán hàng ở quán nước tuềnh toàng thế này mà Tổng thống Mỹ bắt tay tôi tới hai lần, nói chuyện và còn đề nghị chụp ảnh lưu niệm nữa” – Chủ quán trà đá nơi Tổng thống Obama ghé qua chia sẻ. - "Ông Obama niềm nở vẫy tay chào, rồi sang bắt tay hết cả mọi người hai bên đường mà chẳng mũ nón gì, dù lúc đó trời đang mưa to” - Từ sáng sớm ngày 24/5/2016, dân Sàigon đã tập trung đông nghẹt ở quanh khu vực chùa Ngọc Hoàng (Đakao), và đứng dọc hàng cây số hai bên đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (Công Lý cũ) ngóng chờ TT Obama trên chuyến bay Air Force One từ Hànội vào Sàigon.
24 Tháng Năm 2016(Xem: 14114)
- Tổng thống Obama dẫn lời bài thơ thần Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt: "Sông núi nước Nam vua nam ở, rành rành định phận tại sách trời". - ... và trích dẫn hai câu Kiều của Nguyễn Du: "Rằng trăm năm nữa từ đây, của tin gọi một chút này làm ghi”. - TT Barack Obama nói: "Sự thân thiện đã chạm đến trái tim của tôi. Nhiều người chào tôi bên đường. Tôi đã ăn nhiều món ngon như bún chả Việt Nam, uống một số chai bia Hà Nội". - "Nhưng phải nói rằng chưa bao giờ nhìn thấy nhiều xe máy như vậy ở Trung tâm TP Hà Nội. Nếu có dịp quay lại Việt Nam, tôi phải học cách qua đường như thế nào".
23 Tháng Năm 2016(Xem: 12906)
Ngay trong ngày đầu tiên ở Hà Nội, sáng 23/5/16, phái đoàn Tổng thống Mỹ Barack Obama và phái đoàn Chủ tịch nước VN Trần Đại Quang đã gặp nhau trong buổi hội đàm tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế, Hà Nội. Sau hội nghị, hai ông đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp tác giữa hai nước, nổi bật là việc hãng hàng không VietJet Air ký hợp đồng đặt mua 100 chiếc phi cơ với nhà sản xuất máy bay Boeing trị giá hơn 11 tỷ đôla. Trong buổi họp báo, Tổng thống Obam đã thông báo: Mỹ chính thức dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam sau 41 năm.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 14867)
- Đề nghị lập một phái đoàn điều tra các trại tù giam giữ tù nhân chính trị (giống như thời VNCH đã có một phái đoàn Quốc hội Mỹ đi điều tra trại tù đảo Côn Sơn). - 'Một nước Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama'.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 17128)
- Cá biển độc, cá sông-suối độc, thịt heo độc, rau độc... - "Cách mạng cá chết" lan tới kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè Sàigon.