Quận Cam: Nhà Văn, Nhà Thơ, Nhà Báo Minh Đức Hoài Trinh qua đời

11 Tháng Sáu 20178:28 CH(Xem: 13386)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  - THỨ  HAI  12  JUNE  2017


Minh Đức Hoài Trinh


image004


http://phannguyenartist.blogspot.com/


Minh Đức Hoài Trinh


Tên thật: Võ Thị Hoài Trinh
(Có tài liệu ghi Võ Tá Hoài Trinh)


Các bút hiệu khác:

Hoàng Trúc, Nguyễn Vinh, Bằng Cử

(15/10/1930 Huế - ..........)


Nhà văn, Nhà thơ, Nhà báo


sống ở Pháp từ năm 1953 đến 1964. Sau đó bà đến định cư tại quận Cam, Hoa Kỳ từ năm 1982.


Tiểu sử


Minh Đức Hoài Trinh sinh năm 1930 tại Huế, con quan Tổng Đốc Võ Chuẩn, Ông Nội bà là Võ Liêm, Thượng Thư Bộ Lễ của triều đình. Bà là em ruột nhà văn nữ Linh Bảo và là dì của nhạc sĩ Võ Tá Hân.
Theo Nhạc sĩ Phạm Duy, bà đã tham gia phong trào kháng chiến chống Pháp khoảng năm 48, nhưng sau đó bỏ về Huế tiếp tục việc học.


Năm 1964 bà du học tại Pháp về ngành báo chí và Hán văn tại trường ngôn ngữ Đông Phương, Paris 


 Ra trường năm 1967, bà làm phóng viên cho đài truyền hình Pháp ORTF, là một phóng viên chiến trường tầm cỡ quốc tế, một ký giả hoạt động ở mọi lĩnh vực, bà đã làm nhiều phóng sự ở nhiều nơi sôi động như Algérie, Việt Nam v.v


Năm 1972 bà được cử theo dõi và tường thuật cuộc hòa đàm Paris giữa Việt Nam và Hoa Kỳ.
1973 Bà được cử sang Trung Đông theo dõi cuộc chiến giữa Palestine và Do Thái
Sau đó bà trở về Việt Nam giảng dạy khoa báo chí tại Viện Đại Học Vạn Hạnh (Sài gòn) năm 1974-1975.


Sau biến cố 1975 bà trở lại Pháp cho xuất bản tạp chí “Hồn Việt Nam” và cộng tác với đài phát thanh ORTF với chương trình Việt ngữ để tranh đấu cho những văn nghệ sĩ Việt Nam bị cộng sản cầm tù. Bà đứng ra thành lập Hội Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại và vận động để được công nhân hội viên Hội Văn Bút Quốc Tế tại Rio de Janeiro, Ba Tây vào năm 1979.


Ngoài những bài báo, bà còn sáng tác khoảng 25 tác phẩm văn học.


Nhà văn Nguyễn Quang, chồng bà, đã thực hiện một tập sách khá đầy đủ những tài liệu, bài vở và hình ảnh với tiêu đề: “Văn Nghiệp Và Cuộc Đời Minh Đức Hoài Trinh.”


image005image006

Minh Đức Hoài Trinh thời du học tại Pháp


Tác phẩm đã xuất bản

Lang Thang (1960), Thư Sinh (1962), Bơ Vơ (1964), Hắn (1964), Mơ (1964), Thiên Nga (1965), Hai Gốc Cây (1966), Sám Hối (1967), Tử Địa (1973), Trà Thất (1974), Bài Thơ Cho Ai (1974), Dòng Mưa Trích Lịch (Thanh Long Bruxelles, 1976), Bài Thơ Cho Quê Hương (Nguyễn Quang Paris 1976), This Side The Other Side (Occidental Press USA 1980), Bên Ni Bên Tê (truyện dài, Nguyễn Quang USA, 1985), Niệm Thư 1 (tái bản 1987), Biển Nghiệp (Nguyễn Quang USA, 1990).



Đọc truyện Minh Đức Hoài Trinh

http://vnthuquan.net/TRUYEN/tacpham.aspx?tacgiaid=1155&AspxAutoDetectCookieSupport=1


image007

Thơ Minh Đức Hoài Trinh


image008


Đừng Bỏ Em Một Mình


Đừng bỏ em một mình

Khi trăng về lạnh lẽo

Khi chuông chùa u minh

Chậm rãi tiếng cầu kinh


Đừng bỏ em một mình

Khi mưa chiều rào rạt

Lũ chim buồn xơ xác

Tìm nhau gục vào mình


Đừng bỏ em một mình

Trời đất đang làm kinh

Rừng xa quằn quại gió

Thu buốt vết hồ tinh


Đừng bỏ em một mình

Đừng bắt em làm thinh

Cho em gào nức nở

Hòa đại dương mông mênh


Đừng bỏ em một mình

Biển đêm vời vợi quá

Bước chân đời nghiêng ngả

Vũ trụ vàng thênh thênh


Đừng bỏ em một mình

Môi vệ thần không linh

Tiếng thời gian rền rĩ

Đường nghĩa trang gập ghềnh 


Đừng bỏ em một mình

Bắt em nghe tiếng búa

Tiếng búa nện vào đinh

Hòa trong tiếng u minh


Đừng bỏ em một mình

Bóng thuyền ma lênh đênh

Vòng hoa tang héo úa

Yêu quái vẫn vô tình


Đừng bỏ em một mình

Cho côn trùng rúc rỉa

Cỏ dại phủ mộ trinh

Cho bão tố bấp bênh


Đừng bỏ em một mình

Mấy ngàn năm sau nữa

Ai mái tóc còn xinh

Đừng bỏ em một mình


Nhạc Phạm Duy

Thơ Minh Đức Hoài Trinh



Bài Thơ Không Tên


Ta đi trên đường phố rộng

Mà ngỡ lạc vào tha ma

Cuộc đời xây toàn ảo mộng

Trong lũ người hôm nay sao lại có ta


Tiếng ai vọng về nức nở

Hay từ chính nẻo tâm tư

Nơi quê hương có người đang ngộp thở

Mồ Đại Dương thay cánh cửa ngục tù


Này những oan hồn lạnh lẽo

Thôi đừng oán hận hôm nay

Thoát khỏi cuộc đời úa héo

Thoát làm Việt Nam là thoát cảnh đọa đày


Các anh đói trên đất nhà quằn quại

Chúng tôi no ngoài xứ lạ nhục nhằn

Đồng hương đó mà nhìn nhau ái ngại

Như hai kẻ thù, như thú dữ với người săn


Có phương thuốc nào kỳ diệu

Uống vào để biết yêu thương

Mẹ hiền ru con, xin hoài một điệu

.. . Nhiễu điều phủ lấy giá gương


Nếu biết ngày mai u tối

Lửa đạn bao trùm năm châu

Xóa ván cờ này ta bày cuộc mới

Danh vọng, giàu sang, rồi sẽ được bao lâu?


Im đi. Thôi đừng nức nở

Tâm tư ơi chán chường rồi

Lầu hạnh phúc chưa tìm ra lối mở

Vườn Thiên Thai chốn bỉ ngạn mà thôi



Gửi Mẹ


Mùa thu ấy mưa về trong gió rét

Mẹ ngậm ngùi âu yếm tiễn con ra

Mắt ngời xanh mơ ước chốn ngàn xa,

Trời khóc hộ mẹ con ta, mẹ nhỉ.


Nhưng đời không dung dị,

Như mùi hương giàn hoa lý thanh thanh,

Từ xa nhà con chưa gặp mầu xanh,

Chưa được thở khí lành,

Như con hằng mơ tưởng.


Và mẹ nữa, có thấy gì sung sướng,

Những buổi chiều mưa gió vướng trên hoa,

Tìm đâu hình ảnh thiết tha

Mẹ còn đứng tựa bóng già thân cau.


Không, con chẳng muốn mẹ sầu,

Núi sông ai nỡ nhuộm màu nhớ thương,

Mái quê hương,

Chìm trong sương trắng lạnh

Cánh chim trời cô quạnh bơ vơ,

Mẹ ơi, biết đến bao giờ,

Gió đưa thuyền ngược lại bờ sông xưa?


Mái nhà ai còn rả rich tiếng đàn mưa . . .



Hỏi Mẹ


Mẹ ở phương nào chiều hôm nay

Hoàng hôn đang về trong heo may

Mây trắng hững hờ ôm đỉnh núi

Mẹ thấy không, mình con ở đây


Mẹ ở phương nào chiều hôm qua

Trăng thương nhòa nhạt giải Ngân Hà

Mùa thu lá đỏ như mầu lửa

Ai có nghe tình ai thiết tha


Mẹ ở phương nào buổi sớm mai

Quê mình, Quê Phật? Cõi thiên thai?

Cung trời Đao Lợi xa vời quá

Mẹ đã vào chưa ? Hay tương lai ? 


Mẹ ở nơi nầy hay ở đâu?

Cuộc đời vùn vụt trôi qua mau

Một kiếp, hai kiếp, thật là ngắn

Mới cười, mới khóc, mới bên nhau


Mẹ biết con thường hay xót xa

Khi hoàng hôn tím phủ bao la

Đất mình, quê mẹ chừ tan nát


Có dịp nào mẹ lên vấn Trời

Quê mình sao khổ thế Trời ơi

Trời đùa? Trời thử? Hay Trời ác?

Đày đọa dân ta đến mấy đời?


Kiếp Nào Có Yêu Nhau



Anh đừng nhìn em nữa

Hoa xanh đã phai rồi 

Còn nhìn em chi nữa

Xót lòng nhau mà thôi .


Người đã quên ta rồi

Quên ta rồi hẳn chứ

Trăng mùa thu gãy đôi

Chim nào bay về xứ .


Chim ơi có gặp người

Nhắn giùm ta vẫn nhớ

Hoa đời phai sắc tươi

Đêm gối sầu nức nở .


Kiếp nào có yêu nhau

Nhớ tìm khi chưa nở

Hoa xanh tận ngàn sau

Tình xanh khong lo sợ .


Lệ nhòa trên gối trắng

Anh đâu, anh đâu rồi

Rượu yêu nồng cay đắng

Sao cạn mình em thôi ?

(Phạm Duy phổ nhạc)


Nguồn: E.E - Emprunt Empreinte - Mượn Dấu Thời Gian Monday, 31 October 2016


 Nếu như những ánh sao băng có xẹt ngang bầu trời và để lại chút dấu thời gian....
10 Tháng Năm 2016(Xem: 15702)
"Chim sắt khổng lồ" này là máy bay vận tải siêu hạng C-17 Globemaster III, chuyên phục vụ Tổng thống Mỹ. Ngày 22 tháng 5, 2016, Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chiếc Boeing C-17 xuất hiện ở sân bay Nội Bài có lẽ là "người tiềm trạm" để chuẩn bị cho chuyến thăm".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 15904)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14885)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24723)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17610)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17875)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17396)
"... Kết luận phần biên khảo này, tôi chỉ xin được trích dẫn quan điểm của sử gia Taylor, nó tóm tắt tất cả cái trách nhiệm của một đất nước trước sự xâm lăng của người Pháp là sự bất lực của một triều đình..."
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17716)
30 Tháng Tư, 41 Năm Sau, Tưởng Niệm Big Minh: "Tại sao ông lại ra nhận trách nhiệm vào 2 ngày sau cùng. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tướng Minh cũng theo đoàn tầu hải quân VNCH tách bến Sài Gòn ra đi đêm 29 tháng 4-1975. Nhưng ông quyết định ở lại chỉ để lãnh đòn thù trước mặt và sự sỉ nhục của bạn sau lưng..."
22 Tháng Tư 2016(Xem: 16093)
Ông Nguyễn Điểm (58 tuổi) trú tại Phú Hải, Lộc Vĩnh, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cho hay: “Do người dân không còn vớt mang về, cùng với đó số lượng cá chết quá nhiều, sau mấy ngày cá chết đọng lại đã tạo ra một mùi hôi khó chịu. Một số hộ dân xúc cá mang về cho vịt ăn khiến đàn vịt cũng chết theo”.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17730)
Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư "...Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân. Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình..." - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á". - BBC phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt. - VĂN HÓA phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính. - Xem thêm mục XÃ HỘI "Đêm tưởng nhớ Sàigon" do Montreal, Canada tổ chức.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16438)
12/04/2016: Chiến hạm Nhật "bám" Cam Ranh. 14/04/2016: Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung. 15/04/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hành quân trên USS John C. Stennis. 15/04/2016: Trung cộng điều 16 máy bay quân sự ra Phú Lâm-Hoàng Sa. 17/04/2016: Phó chủ tịch quân ủy Trung cộng thị sát đảo nhân tạo ở Trường Sa. 18/04/2016: Chiến đấu cơ Trung cộng hiện diện ở Đá Chữ Thập- Trường Sa. 19/04/2016: Mỹ phản đối Chiến đấu cơ Trung cộng đáp ở Chữ Thập.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 15911)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15221)
" bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông". "thông tin về chuyến đi được loan báo đúng vào hôm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Philippines bay ra thăm tàu sân bay Mỹ John C. Stennis đang hoạt động trên Biển Đông". (Xem chú thích bản đồ chiến sự Biển Đông trang trong)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15732)
"Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường không phải là người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 13560)
"Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp. Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15482)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.