Indonesia: Hồi hương gần 700 ngư dân Việt

11 Tháng Sáu 20178:22 CH(Xem: 11098)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG  - THỨ  HAI  12  JUNE  2017


Bộ Ngoại giao VN nói gì về gần 700 ngư dân được trả về?


image002

Bản quyền hình ảnh JAKARTA POST Image caption Hàng trăm ngư dân Việt Nam chờ được hồi hương tại Batam, quần đảo Riau, Indonesia, hôm 9/6


Trong thư trả lời BBC về vụ Indonesia trao trả 695 ngư dân Việt Nam, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nói chính phủ "có các biện pháp bảo hộ công dân phù hợp" và "không ủng hộ ngư dân xâm phạm vùng biển của quốc gia khác".


Bộ Ngoại giao Việt Nam cho hay dự kiến số ngư dân nêu trên sẽ về đến Việt Nam ngày 12/6.


Trước đó, truyền thông Indonesia tường thuật đây là vụ trao trả ngư dân lớn nhất được được tiến hành dựa trên một thỏa thuận giữa Indonesia và Việt Nam.


Tờ Jakarta Post hôm 9/6 cho hay, Chính phủ Indonesia bác việc hồi hương này là một phần của trao đổi với Việt Nam, nhằm thả các thuyền viên của một tàu tuần tra hàng hải của Indonesia mà báo này nói rằng đã bị Việt Nam "giữ làm con tin" sau vụ đụng độ trên biển hôm 21/5.


Eko Djalmo Asmadi, Tổng giám đốc Cơ quan Giám sát Ngư nghiệp và Tài nguyên Biển Indonesia (PSDKP) được báo này dẫn lời: "Việc hồi hương ngư dân Việt Nam hoàn toàn là sáng kiến ​​của Indonesia vì chi phí ăn ở cho những người bị giam giữ quá lớn."


Quan chức này cũng cho hay sau đợt trao trả này vẫn còn 198 ngư dân Việt Nam đang bị giam ở Batam vì họ phải trải qua quá trình pháp lý sau khi bị buộc tội đánh bắt cá bất hợp pháp.


Một số ngư dân đã bị giam giữ trong hai năm.


image003

Bản quyền hình ảnh Jakarta Post Image caption Báo Indonesia cáo buộc tàu Cảnh sát biển Việt Nam 8005 đâm chìm tàu cá Việt Nam đang bị nhà chức trách Indonesia lai dắt về căn cứ


'Đối xử nhân đạo'


Hôm 11/6, bà Lê Thị Thu Hằng, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam trả lời BBC qua email: "Liên quan đến vấn đề ngư dân bị các nước, trong đó có Indonesia bắt giữ, qua nhiều kênh khác nhau, chúng tôi luôn phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng trong nước và sở tại xác minh rõ những thông tin liên quan, có các biện pháp bảo hộ công dân phù hợp."


"Đồng thời, chúng tôi luôn đề nghị các nước khi xử lý ngư dân Việt Nam được xác định là vi phạm cần dựa trên tinh thần đối xử nhân đạo."


"Việt Nam không ủng hộ ngư dân xâm phạm vùng biển của quốc gia khác được xác lập phù hợp với Công ước Luật biển năm 1982. Việt Nam đề nghị các quốc gia khác phối hợp với Việt Nam trong việc giải quyết vấn đề này".


Bà Hằng không trả lời câu hỏi của BBC: "Phải chăng do ngư trường truyền thống cạn kiệt và do lệnh cấm đánh cá hàng năm của Trung Quốc nên khiến ngư dân Việt Nam phải tìm cách vào ngư trường các nước khác?"


Trước đó, Bộ trưởng Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia nói các tàu cá Việt Nam bị chặn ở khu vực gần quần đảo Natuna của Indonesia, trong lúc Hà Nội nói các ngư dân đang trong vùng biển Việt Nam vào thời điểm xảy ra đụng độ hôm 21/5, Straits Times tường thuật.


Bộ Hàng hải và Ngư nghiệp Indonesia tuyên bố Việt Nam cầm giữ một viên chức Indonesia trong khi phía Indonesia bắt giữ 11 ngư dân người Việt mà họ nói là xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của nước này.


Trong một diễn biến khác, Bắc Kinh đã tuyên bố lệnh cấm đánh bắt kéo dài ba tháng, từ ngày 1/5, dài hơn 30 ngày so với năm trước, đồng thời hạn chế nhiều phương cách đánh bắt cá.


Lệnh cấm áp dụng ở Biển Đông, khu vực trên vĩ tuyến 12 dọc theo phía bắc đường xích đạo. Việt Nam, Đài Loan và Philippines tuyên bố chủ quyền lãnh hải trong khu vực cấm đánh bắt.


Hồi tháng 5/2017, truyền thông Việt Nam đưa tin Bộ Nông nghiệp Việt Nam "đã gửi văn bản động viên ngư dân bám biển".


"Bộ Nông nghiệp Việt Nam cũng khẳng định việc Trung Quốc tạm ngừng đánh cá trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam là không có giá trị," theo báo Zing hôm 10/5./ (theo BBC 11/6/2017)
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 16146)
Chấm xanh: Mạng lưới liên hợp Hải quân Mỹ trải dài từ Philippines đến Malaysia, Bunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan. Chấm đỏ: Bộ tư lệnh Hải quân tiền phương thứ hai Phú Lâm đứng sau căn cứ tàu ngầm nguyên tử Du Lâm Hải Nam tỏa xuống 7 căn cứ đảo nhân tạo thuộc khu vực trung tâm quần đảo Trường Sa. Chấm đen: Bãi đá Scaborough và bãi Cỏ Mây thuộc biển tây Philippines; hai bãi đá này nằm gần Manila và Palawan khoảng hơn 100 hải lý. Chấm xanh lá cây: căn cứ hải quân Natuna của Indonesia nằm về phía cực nam quần đảo Trường Sa. Hải đồ VĂN HÓA MAP
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 13694)
Biển xanh biển sâu Formosa: TTO - Từ việc giải quyết thảm họa cá chết ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, chúng ta cần nhìn thấu đáo cả hai khía cạnh: “vượt qua sự cố” và “lớn lên từ thất bại”.
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 15001)
Sau nhiều ngày chờ đợi, thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung được công bố với kết quả không bất ngờ: Formosa! Kết quả này được công bố ngày 30-6, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 13686)
"Kết quả cho thấy có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi. “Không thể tin được một bộ luật quan trọng được gần 500 ĐBQH bấm nút thông qua lại mắc phải những sai sót nghiêm trọng như vậy”
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 14442)
Ghi nhận các dữ kiện hiện nay vụ CASA-21 Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sau khi tìm thấy hộp đen, Airbus sẵn sàng hỗ trợ phân tích dữ liệu tìm nguyên nhân vụ tai nạn (đem sang Madrid - Tây Ban Nha).
26 Tháng Sáu 2016(Xem: 13743)
Vịnh Bắc Bộ 6/2016 vẫn tiếp tục "bao trùm bí ẩn" "Hiện nay, các lực lượng chức năng đang tiếp tục tìm kiếm hộp đen cũng như những vật thể liên quan đến máy bay CASA-212 và Su 30-MK2"
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13329)
Tầu khựa thượng cờ đỏ ở Hoàng Sa "Hôm nay, 22/06/2016, báo chí Nhà nước Trung Quốc loan tin là nước này sẽ mở các chuyến du lịch thường xuyên đến quần đảo Trường Sa".
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13902)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 6/2016
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 14611)
"BBC theo một chuyến du lịch của Trung Quốc ra quần đảo Hoàng Sa, được Bắc Kinh bắt đầu tổ chức từ ba năm qua".
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 17383)
Diễn tiến SUKHOI, CASA lâm nạn; vài giả định; tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc tìm CASA. - Bộ quốc phòngVN: "Tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 16951)
"Vừa rồi ở hội nghị Singapore với tọa đàm ba bên Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Về phần quan hệ Việt Trung, tôi có nói rằng chúng tôi là “ba không” đấy nhưng mà có “một có”. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 21965)
Diễn tiến Su-30, CASA-212 "lâm nạn" và vài giả định
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 16124)
NGUYỄN QUANG DY: - Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng. - Đến biểu tình “cá cần biển sạch, dân cần minh bạch”. - Hiện tượng Tạ Bích Loan và Tôn Nữ Thị Ninh. - Và những chuyện lạ khác… - Hệ quả không định trước. - 'Đổi mới thể chế hay là chết'. XEM THÊM: - Đại sứ TEd Osius lên tiếng về vụ cá chết và vụ ông Bob Kerrey
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 16239)
Ảnh trái: Bà Tôn nữ thị Ninh; ảnhphải: Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam Bob Kerrey đón nhận quyết định thành lập trường từ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. Bà Đàm Bích Thủy (thứ hai bên phải), tân Hiệu trưởng FUV. Ảnh: Trung Dũng / nguoidothi.vn.