Biển Đông: Giữ không nổi à? Các nước phải đóng góp đầy đủ với Mỹ!

05 Tháng Sáu 20176:34 CH(Xem: 12163)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG -  THỨ  BA  06  JUNE  2017


Biển Đông: Giữ không nổi à? Các nước phải đóng góp đầy đủ với Mỹ!


image001

Sau lưng ông Phúc là đại kỳ danh dự quốc gia của 3 đại đơn vị quân lực Hoa Kỳ, một hình ảnh hiếm có ở phòng Bầu Dục tòa Bạch Ốc; hình ảnh hiếm có thứ hai là không thấy nụ cười thường trực của ông Phúc. Reuters


Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ "lật bài ngửa" về Biển Đông


Đã có những dấu hiệu cho thấy chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump "lật bài ngửa" trong chính sách an ninh đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương qua phát biểu của ông James Mattis tại Đối thoại An ninh Shangri-la.


Về Biển Đông, tướng James Mattis nhắc lại những tuyên bố lên án Trung Quốc quân sự hóa bất hợp pháp đảo nhân tạo, đe dọa an ninh và tự do hàng hải - hàng không trên Biển Đông, phá vỡ luật pháp quốc tế...


Ngoài những nội dung và thông điệp quen thuộc vẫn thấy lâu nay, nhắc lại cam kết duy trì trật tự, tự do hàng hải ở Biển Đông, ông chủ Lầu Năm Góc còn lưu ý:


Châu Á - Thái Bình Dương vẫn là một ưu tiên của Mỹ.


Nỗ lực chính của Washington là xây dựng liên minh, tuy nhiên "các nước phải đóng góp đầy đủ cho an ninh của chính họ". [2]


Nói cách khác, trên Biển Đông Mỹ chỉ bảo vệ lợi ích và vị thế của chính mình liên quan đến tự do và an ninh hàng hải - hàng không, trật tự khu vực dựa trên luật pháp quốc tế sau Chiến tranh Thế giới II, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.


image003

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis phát biểu tại Đối thoại Shangri-la, ảnh: Reuters / SCMP


Đó là lợi ích sát sườn của Mỹ, nhưng đồng thời cũng là lợi ích chung của cả khu vực.


Mỹ không quan tâm đến các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa các bên, mà chỉ quan tâm đến các yêu sách hàng hải quá mức do giải thích, áp dụng sai Công ước có thể hạn chế tự do - an ninh hàng hải và lợi ích hợp pháp của cộng đồng quốc tế, trong đó có Mỹ.


Vấn đề đặt ra ở đây là, nên hiểu như thế nào về thông điệp "các nước phải đóng góp đầy đủ cho an ninh của chính họ"?


Người viết cho rằng, "đóng góp đầy đủ" trong trường hợp này có thể hiểu theo 2 nghĩa. 


Thứ nhất, thân ai người nấy lo, của ai người nấy giữ. Mỹ không làm những việc "bao đồng", nhất là các vấn đề liên quan đến tranh chấp chủ quyền lãnh thổ.


Thứ hai, nếu muốn Mỹ cung cấp chiếc ô an ninh, thì đồng minh hoặc đối tác của Hoa Kỳ phải có nghĩa vụ chi trả, đóng góp đầy đủ.


Ví dụ Nhật Bản và Hàn Quốc đều phải bỏ tiền nuôi lực lượng quân sự Mỹ đồn trú tại 2 quốc gia này để giúp họ đối phó với nguy cơ từ Triều Tiên.


Nhật Bản "đóng góp đầy đủ" thì chính quyền Mỹ công khai tuyên bố, Senkaku / Điếu Ngư nằm trong phạm vi Hiệp ước an ninh song phương.


Nói cách khác, nếu Trung Quốc tấn công đánh chiếm quần đảo này, Mỹ có trách nhiệm can thiệp.


Cũng là đồng minh hiệp ước, nhưng Philippines "đóng góp không đầy đủ", thậm chí còn phải trông chờ viện trợ từ Hoa Kỳ, nên năm 2012 Trung Quốc chiếm quyền kiểm soát Scarborough, Mỹ không can thiệp.


Nhìn nhận vấn đề theo hướng tiếp cận này, thì có thể lý giải một phần lý do tại sao Hạm đội 7 làm ngơ cho Trung Quốc chiếm nốt nửa phía Tây quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, đang do Chính quyền Việt Nam Cộng hòa đóng giữ theo Hiệp định Geneva 1954, cho dù Mỹ là đồng minh.


Đó là chưa kể đến cục diện quan hệ quốc tế thời kỳ đó, Mỹ - Trung đang tìm cách bắt tay nhau cùng đối phó với Liên Xô sau chuyến thăm lịch sử của Richard Nixon đến Trung Quốc năm 1972.


Chỉ một sự làm ngơ đó thôi, đã là lễ vật hậu hĩnh Nhà Trắng dành cho Trung Nam Hải.


Như vậy, các nước ven Biển Đông hiện nay chỉ có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình khỏi âm mưu bành trướng của Trung Quốc theo 2 cách.


Một là tự lực tự cường, nâng cao khả năng phòng thủ đồng thời tìm cách hợp tác song phương, đa phương để bảo vệ hòa bình, ổn định và duy trì hiện trạng ở Biển Đông, cho dù hiện trạng đã bị Trung Quốc thay đổi nhiều.


Trong phương án này, phối hợp chặt chẽ với sự hiện diện của Hoa Kỳ, Nhật Bản trong khu vực, thắt chặt hợp tác trong nội khối ASEAN cũng như giữa ASEAN với các quốc gia, tổ chức khác hết sức có ý nghĩa.


Đặc biệt là phải lưu ý đến việc xử lý các tranh chấp, bất đồng đựa vào luật pháp quốc tế, trên cơ sở bảo vệ hòa bình và hợp tác, thì hợp tác với Trung Quốc có vai trò quan trọng.


Bởi lẽ, Mỹ còn phải tìm cách hợp tác với Trung Quốc trong khi vẫn đấu tranh xử lý các mâu thuẫn, thì không lý do gì để các nước nhỏ trong khu vực tự tin tách đấu tranh khỏi hợp tác.


Hai là chấp nhận "đóng góp đầy đủ" để thuê Mỹ bảo vệ an ninh, như Nhật Bản và Hàn Quốc đã và đang làm.


Với những gì đang diễn ra, phương án thứ nhất dường như là ưu tiên và lựa chọn của gần như tất cả các nước ven Biển Đông, bởi không ai muốn mình rơi vào thế kẹt: trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết.


Bởi lẽ đã có quá nhiều bài học cho các nước nhỏ khi trở thành mục tiêu tranh giành ảnh hưởng của các siêu cường.


Hơn nữa, cục diện bán đảo Triều Tiên nói riêng, Đông Bắc Á nói chung chính là sản phẩm của Chiến tranh Lạnh, là hệ quả của cuộc đấu tranh giữa 2 luồng ý thức hệ.


Cục diện ngày nay đã khác xưa, nó không còn là đối đầu và lật đổ một mất một còn, mà thế giới ngày nay đã chuyển hướng hợp tác và cạnh tranh cùng thắng. 


Tình thế ngày nay đã khác xưa, cho dù ai đó muốn thuê Mỹ bảo đảm an ninh, đã chắc gì Hoa Kỳ nhận lời?


Donald Trump sẽ phải đưa tất cả lên bàn cân kinh tế.


Một bên là túi tiền và thị trường Trung Quốc không thể bỏ qua, một bên là một hay một vài nước nhỏ muốn dựa vào Mỹ để cân bằng với Trung Quốc.


Câu trả lời như thế nào chỉ có người Mỹ mới biết. (theo Hồng Thủy)
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19637)
Điếu Cày: "tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ chọn ra cái biểu tượng tốt nhất cho mình, và nếu nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, và chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa".
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20494)
Trước tiên, chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi …, và nếu có một lá cờ nào …, nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa.
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20832)
“Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi…”
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18585)
Một phi thuyền thương mại không người lái chở hàng tiếp liệu lên Trạm Không gian Quốc tế đã phát nổ ngay sau khi rời mặt đất hôm thứ Ba. Thảm họa xảy ra lúc chiều tà tại cơ sở phóng phi thuyền của Cơ quan Không gian Vũ trụ Quốc gia (NASA) ở đảo Wallops thuộc bang Virginia, ngoài khơi Đại Tây Dương.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 19544)
Trong video clip chúc mừng Điếu Cày đến Mỹ – Người Việt TV, ở phút 1:22 có một thanh niên cố chen đến gần Điếu Cày, trao ngọn Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho Điếu Cày. Điếu Cày không nhận và nói cám ơn!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 26170)
Một thân nhân của Điếu Cày là cô Joyce Hạnh Đỗ ở Boston đã tìm cách liên lạc với bạn là cô Gia Lý, Phòng Thương Mại Việt Mỹ ở Quận Cam nhờ Gia Lý tìm cách liên lạc với ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hiện đang ở đâu?
23 Tháng Mười 2014(Xem: 19415)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 18162)
Trao đổi với BBC hôm 19/10/2014, nhân việc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra một vụ 'quan tài diễu phố' của dân khiếu nại về việc một nghi can bị cơ quan công an giam giữ đã tử vong với lý do 'thắt cổ tự tử' bất bình thường, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói:
19 Tháng Mười 2014(Xem: 19060)
Khoảng 400-500 cảnh sát được triển khai ở Mong Kok để buộc đám đông phải lùi xa khoảng 20m khỏi một ngã tư trọng điểm. Các cuộc đụng độ vào sáng sớm 19/10 giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở Hong Kong vẫn đang tiếp tục mặc dù Chính quyền Hong Kong và nhà lãnh đạo biểu tình đã xác nhận sẽ tiến hành đàm phán.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18599)
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc là ‘quyền của Philippines’, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình. Bình luận của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra hôm 15/10 tại Viện Koerber, nghiên cứu về phát triển xã hội, ở Berlin sau cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 19629)
Cô Nina Phạm, y tá Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, người Mỹ đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ, do là đã có tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Eric Duncan. Thomas mắc bệnh từ Liberia, đến Mỹ, vào bệnh viện nhưng đã chết vì bệnh viện Cơ đốc Dallas không cứu chữa được ca bệnh này.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 20044)
Hôm 10/10/2014. tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi, Hà Nội hàng trăm bà con dân oan Văn Giang (Hưng Yên), Hải Phòng, Tây Ninh treo dọc biểu ngữ phủ kín bờ tường trụ sở, cờ đỏ sao vàng chào mừng ngày "giải phóng" thủ đô 10.10 năm nay.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18786)
“Cướp biển Indo trèo lên tàu và tấn công tàu. Nó lên nó bịt mặt hết. Nó có dao và súng. Nó dí dao và súng vào người rồi đó đánh trực ban ở trên buồng lái xong nó xuống buồng thuyền trưởng, nó dí súng vào đầu thuyền trưởng và dần dần nó khống chế tất cả các thuyền viên trên tàu và nó giam giữ tại một phòng”.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18875)
Cuộc gặp liên ngoại trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10/2014 đã an bài. Kết quả không đến nỗi tệ: sau nhiều năm bị cấm vận, Việt Nam được Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần cơ chế mua vũ khí sát thương.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17159)
Ông Kerry nói Mỹ điều chỉnh chính sách trong tình hình mới Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho họ và nói rằng điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 18355)
Hãng tin Reuters (Anh) cho biết, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói: “Việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN vì mục đích an ninh hàng hải sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng theo hướng có lợi cho cả hai nước”. AP nhấn mạnh, quan hệ Mỹ-VN đã bình thường hóa vào năm 1995 - 20 năm sau chiến tranh. Washington đã phê chuẩn việc bán một số vũ khí không sát thương cho VN vào năm 2007 và quan hệ song phương đã được củng cố sâu sắc hơn, nhất là khi chính quyền Obama nỗ lực mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại châu Á.