Vừa ký xong Thông cáo Việt-Hoa, TQ lắp dàn phóng pháo trên "đảo" Chữ Thập

18 Tháng Năm 20176:56 CH(Xem: 13284)

VĂN HÓA ONLINE - TIN NÓNG THỨ SÁU 19  MAY 2017


image004


Vừa ký xong Thông cáo "Kiểm soát các bất đồng", TQ lắp dàn phóng trên "đảo" Chữ Thập


image005Cảnh bố phòng của Trung Quốc tại Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef, đá ngầm Vĩnh Thử theo tiếng Trung Quốc, Kagitingan theo Philippines), Trường Sa, từ máy bay do thám Hoa Kỳ P-8A Poseidon, ngày 21/05/2015.Ảnh : Reuters


Trích dẫn một bài báo trên tờ Quốc Phòng Thời Báo Trung Quốc ngày 16/05/2017, hãng tin Anh Reuters cho biết Trung Quốc đã lắp đặt nhiều giàn pháo chống người nhái trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), một trong bảy hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đã bồi đắp ở vùng quần đảo Trường Sa (Biển Đông). Mục tiêu, theo bài báo, là để ngăn chặn đặc công người nhái Việt Nam.


Theo bài báo, được trang tin Trung Quốc Tân Văn Đầu Điều (xwtoutiao.cn) đăng lại, thì hệ thống mà Bắc Kinh cho lắp đặt là loại pháo Norinco CS/AR-1  55 ly, có khả năng phát hiện, nhận dạng và tấn công tiêu diệt người nhái của đối phương.


Bài báo không cho biết là hệ thống pháo này đã được triển khai trên Đá Chữ Thập từ lúc nào, nhưng xác định đây là một trong những biện pháp nằm trong kế hoạch nhằm đối phó với sự kiện là vào tháng 5 năm 2014, người nhái Việt Nam đã giăng một khối lượng lưới cá lớn tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.


Đá Chữ Thập là một trong bảy hòn đảo nhân tạo mà Trung Quốc đã bồi đắp ở vùng Trường Sa, biến thực thể này thành đảo lớn nhất tại Trường Sa, và xây dựng trên đó cả một sân bay, với phi đạo dài hơn 3000 mét, cùng nhiều cơ sở quân sự khác. Giới chuyên gia đã đánh giá Đá Chữ Thập là căn cứ tác chiến lớn nhất của Trung Quốc tại Trường Sa. Vào tháng Giêng 2016, hai phi cơ hàng không dân dụng của Trung Quốc đã bay ra Đá Chữ Thập để thử nghiệm phi đạo tại đây.


Hoa Kỳ đã chỉ trích việc Trung Quốc quân sự hóa các tiền đồn ở Biển Đông. Bắc Kinh đã bác bỏ cáo buộc này, cho rằng các cơ sở quân sự mà họ xây dựng trên các hòn đảo trong tay họ chỉ mang tính chất thuần túy phòng thủ. Mặt khác, Bắc Kinh xác định là họ có quyền xây dựng trên các khu vực thuộc lãnh thổ Trung Quốc.


Đá Chữ Thập hiện do Trung Quốc kiểm soát, nhưng Việt Nam, Philippines và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền trên thực thể này. (theoTrọng Nghĩa 17-05-2017)


++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM


Đảo nhân tạo Chữ Thập : Căn cứ tác chiến lớn nhất của Trung Quốc ở Trường Sa?


image006Ảnh chụp từ vệ tinh đảo Đá Chữ Thập ngày 3/9/2015 do CSIS Asia Maritime Transparency Initiative/Digital Globe cung cấp ngày 14/9/2015, cho thấy các coogn trình quân sự của Trung Quốc xây trên đảo đã hoàn tất. REUTERS/CSIS


Ảnh vệ tinh của bộ phận chuyên trách Quốc phòng và Không gian của tập đoàn Châu Âu Airbus (Airbus Defence and Space) ngày 20/09/2015 đã cho thấy rõ : Phi đạo dài hơn 3000 mét mà Trung Quốc cho xây trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef) ở vùng quần đảo Trường Sa đã hoàn tất, cùng với nhiều công trình khác. Theo tạp chí quốc phòng Anh IHS Jane’s Defense, như vậy là hòn đảo nhân tạo này đã trở thành căn cứ lớn nhất của Trung Quốc trong khu vực, với phi đạo dành cho chiến đấu cơ đã sẵn sàng hoạt động.


Theo ghi nhận của Jane’s Defense, ảnh vệ tinh chụp được ngày 20/09/15 đã cho thấy là phi đạo dài 3.125 mét mà Bắc Kinh cho xây trên Đá Chữ Thập đã hoàn tất. Trên ảnh còn thấy các bãi đáp trực thăng và các chữ số 050° và 230° được sơn ở hai đầu phi đạo.


Ảnh vệ tinh mới chụp còn cho thấy công nhân Trung Quốc tiếp tục xây dựng nhiều công trình khác trên đảo, hoàn thành con đê chắn sóng ở cảng và xây cất mạng lưới đường bê tông. Họ dường như cũng đã đổ đất dọc theo hai bên phi đạo, có thể là để trồng cây lương thực trên đảo hay để ngăn chặn hiện tượng đất bồi bị xói mòn.


Căn cứ vào những tấm ảnh chụp trước đó, như vậy là việc hoàn tất các công trình nói trên đã được Bắc Kinh thực hiện trong một vài tuần lễ gần đây.


Theo các chuyên gia phân tích của IHS Jane’s Defense, việc Trung Quốc làm xong phi đạo trên Đá Chữ Thập, sẽ cho phép Bắc Kinh đẩy nhanh tiến độ xây dựng thêm các cơ sở khác và bắt đầu thực hiện các phi vụ tuần tra trên toàn vùng Trường Sa, nơi cũng đang bị 4 láng giềng Đông Nam Á khác (Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei) và Đài Loan đòi chủ quyền.


Đối với tạp chí Anh, Đá Chữ Thập như vậy đã trở thành căn cứ lớn nhất của Trung Quốc trong vùng, với phi đạo tác chiến đầu tiên đã sẵn sàng hoạt động. Tại Biển Đông, Trung Quốc cũng đã có một phi đạo trên đảo Phú Lâm, nhưng ở tận vùng Hoàng Sa, còn ở Trường Sa thì đây có thể nói là sân bay quân sự đầu tiên.


Đối với IHS Jane’s, Đá Chữ Thập giữ một vị trí then chốt trong chiến lược khống chế Biển Đông của Trung Quốc vì đây là hòn đảo to lớn nhất được Bắc Kinh bồi đắp tại vùng Trường Sa, và đó sẽ trở thành « trung tâm tương lai cho các chiến dịch (của Bắc Kinh), ở khu vực phía nam Biển Đông. »


Trong chiến lược của Bắc Kinh, hai phi đạo khác cũng đang trên đà hoàn tất ở Bãi Xu Bi (Subi Reef) và Đá Vành Khăn (Mischief Reef), cũng đã được Trung Quốc bồi đắp thành đảo nhân tạo. Cả ba hòn đảo mới Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập đều nằm bên trong vùng biển mà Philippines đòi chủ quyền.


Các quan chức Quốc phòng Philippines không che giấu thái độ quan ngại trước khả năng phi đạo trên các đảo nhân tạo của Trung Quốc tại vùng Trường Sa sẽ được Bắc Kinh sử dụng để áp lệnh cấm bay trong khu vực một khi Trung Quốc thiết lập vùng nhận dạng phòng không trên Biển Đông./ (theoTrọng Nghĩa 29-09-2015)
16 Tháng Ba 2017(Xem: 13789)
Báo Văn Hóa nhận được E-mail của quý độc giả bản tin như sau: Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia yêu cầu Ông Nguyễn Bảo chấm dứt việc sử dụng chức vụ này trong mọi liên lạc và chúng tôi không chịu trách nhiệm về việc làm của Ông kể từ ngày, giờ kể trên**** Nghị Quyết 170311 V/v Chấm Dứt Chức Vụ Phó Chủ Tịch Ngoại Vụ của Ông Nguyễn Bảo (Nguoi Viet Viet Murder At The Vietnam National --Cong requirements Nguyen Bao terminate the use of this position in all communications and we are not responsible for the employment of Mr since the date and time listed above * *** Resolution 170 311 V / v End Position of Vice President of External Affairs Mr. Nguyen Bao)
14 Tháng Ba 2017(Xem: 12535)
Một số nhà hoạt động tại Hà Nội cho hay lễ tưởng niệm trận chiến Gạc Ma ở Trường Sa hôm 14/3 diễn ra với quy mô nhỏ và nhanh chóng bị giải tán. Trong trận đánh hôm 14/3/1988, ít nhất 64 bộ đội Việt Nam thiệt mạng. Sau đó Trung Quốc đã chiếm và hiện xây đảo nhân tạo ở Gạc Ma.
07 Tháng Ba 2017(Xem: 12751)
Sau khi đại sứ Bắc Triều Tiên Kang Chol bị Malaysia trục xuất vào ngày 06/03/2017, đến lượt Bình Nhưỡng cấm kiều dân Malaysia rời lãnh thổ Bắc Triều Tiên. Kuala Lumpur trả đũa tức khắc : phong tỏa sứ quán Bắc Triều Tiên. Thủ tướng Najib Razak lên án hành động « bắt con tin ». Hiện có 11 công dân Malaysia đang lưu trú tại Bắc Triều Tiên.
05 Tháng Ba 2017(Xem: 11945)
Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump được yêu cầu đưa bằng chứng cho cáo buộc người tiền nhiệm, ông Barack Obama, ra lệnh nghe lén điện thoại của ứng viên Cộng Hòa khi tranh cử. Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Ben Sasse nói cáo buộc của ông Trump là 'nghiêm trọng' và ông ta cần phải giải thích làm cách nào ông ấy biết được về vụ nghe lén.
01 Tháng Ba 2017(Xem: 13546)
TIN LIÊN QUAN: - Kinh tế biển Việt Nam và tư duy “làm ruộng trên cạn”.
27 Tháng Hai 2017(Xem: 13565)
Tân Hoa Xã dẫn lời một chuyên gia về quan hệ quốc tế của Trung Quốc nhân định, chuyến đi của ông Dương Khiết Trì có thể còn nhằm chuẩn bị cho cuộc gặp giữa chủ tịch Tập Cận Bình và tổng thống Donald Trump
26 Tháng Hai 2017(Xem: 12577)
Trang mạng thông tin Pháp East Pendulum ngày 04/01/2017 đã bước đầu rút ra một số kết luận sau khi phân tích kỹ hành trình của chiếc Liêu Ninh từ lúc rời căn cứ ở miền bắc Trung Quốc vào giữa tháng 12/2016, cho đến khi đoàn tàu xuống tập trận tại Biển Đông trong những ngày đầu năm 2017. Ảnh: Hàng không Mẫu hạm liêu Ninh tập trận ở biển Đông.
22 Tháng Hai 2017(Xem: 13412)
Hãng tin Reuters hôm nay, 22/02/2017, trích dẫn hai quan chức Mỹ, cho biết là Trung Quốc sắp hoàn tất việc xây dựng khoảng hơn hai chục cấu trúc trên các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông. Những cấu trúc này dường như là để chứa các tên lửa địa đối không tầm xa. Các cấu trúc, dài khoảng 20 mét, cao 10 mét, được xây trên Đá Subi, Đá Chữ Thập và Đá Vành Khăn, nơi mà Trung Quốc đã xây các phi đạo quân sự.
21 Tháng Hai 2017(Xem: 13204)
Phát ngôn viên lực lượng duyên hải Philippines, ông Armand Balilo, cho biết tàu bị cướp biển tấn công vào đêm Chủ nhật, cách Pearl Bank ở Tawi-Tawi thuộc tỉnh cực nam Philippines chừng 31 cây số. Hải đồ minh họa vị trí vùng biển cực nam Philippines. Vị trí Chấm đỏ: đảo nhân tạo Vành Khăn cáh dảo Palawan 130 NM. Vành tròn: hải cảng Sandakan-Malaysia. Google.
16 Tháng Hai 2017(Xem: 12105)
Dave Bennett: « Hàng không mẫu hạm Carl Vinson thường xuyên được triển khai tại Tây Thái Bình Dương trong khuôn khổ hoạt động nhằm mở rộng chức năng chỉ huy và kiểm soát của Hạm đội 3 của Hoa Kỳ. Từ hơn 70 năm nay, các cụm tầu tấn công của Hải Quân Mỹ thường xuyên tuần tra tại vùng biển Ấn Độ-Châu Á-Thái Bình Dương ».
13 Tháng Hai 2017(Xem: 13028)
Trong cuộc điện đàm với chủ tịch Tập Cận Bình ngày 09/02/2017, tổng thống Donald Trump thay đổi quan điểm về Đài Loan, một hồ sơ nhạy cảm đối với Bắc Kinh. Nguyên thủ Mỹ tuyên bố tôn trọng nguyên tắc “một nước Trung Hoa”.