Hà Nội: Tiếng vọng không cô đơn từ đất làng Hoành

20 Tháng Tư 20176:50 CH(Xem: 13071)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU  21  APRIL  2017


Hà Nội: Tiếng vọng không cô đơn từ đất làng Hoành


Chủ tịch Hà Nội về huyện đối thoại, dân làng cố thủ không gặp không tin lập "áp chiến lược" giữ con tin


VĂN HÓA (tổng hợp)


image002Các viên chức huyện, cảnh sát cơ động, công an bị dân làng Hoành bắt làm con tin giữ tại nhà văn hóa làng.


image004

Ông Nguyễn Đức Chung, chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phát biểu tại huyện Mỹ Đức chiều 21/4/2017 (giờ HN); ông Chung đề nghị cán bộ xã Đồng Tâm truyền đạt với bà con xã Đồng Tâm về việc "lãnh đạo thành phố mà trực tiếp là tôi sẽ đối thoại với người dân". "Hôm nay chúng tôi đã mời bà con, nhưng mọi người không ra, chúng tôi sẽ tiếp tục mời người dân trong ngày mai hoặc ngày kia", ông Chung nói.


image005

Hội trường Huyện ủy Mỹ Đức lúc 17g15 chiều ngày 21/4/2017 (giờ Hà Nội), nơi dự kiến diễn ra cuộc đối thoại giữa chính quyền và đồng bào làng Đồng Tâm vẫn không có người dân nào đến tham dự. Ảnh: Xuân Long.


Hiện nay vẫn còn 20 người gồm cảnh sát, công an và cán bộ huyện bị giữ tại nhà văn hóa làng; mọi ngả đường dẫn vào làng Hoành, xã Đồng Tâm bị chặn không cho người lạ ra vào. Cụ Lê Đình Kình, 82 tuổi, nguyên bí thư xã là đại diện người dân, bị bắt và gây thương tích, vừa được phẫu thuật xong và đang được công an giám sát tại một bệnh viện ở Hà Nội.


Dư luận tỏ ra giận dữ trước phát biểu của thiếu tướng Bạch Thành Định, phó giám đốc công an Hà Nội, cho rằng sự kiện ở Mỹ Đức là « vi phạm pháp luật nghiêm trọng, cần phải xử lý nghiêm minh ». Người ta cho rằng sở dĩ chính quyền không tổ chức đột kích để giải thoát con tin, là do các cảnh sát cơ động bị bắt được giam giữ rải rác trong làng một cách bí mật, người ngoài không biết được địa điểm.


Tin giờ chót vào khoảng 21 giờ 30 VN trên mạng xã hội cho hay : « Có 300 xã hội đen vác dao kiếm kéo vào làng, bà con ra nghênh chiến » nên tạm thời số này đã rút đi. Không khí được mô tả là « sôi sục như thời chiến, tiếng kẻng gõ liên tục khắp làng ».


Dân làng được thông báo sẽ cắt điện tại nhà văn hóa nơi giữ con tin. Trong khi trước đó người dân khi nghe tin sẽ đối thoại, ảnh của chủ tịch thành phố được photocopy cho mọi người để chuẩn bị đón tiếp vì đa số không biết mặt ông Nguyễn Đức Chung. (theo RFI)


image006

Ông Nguyễn Đức Chung tại Huyện ủy Mỹ Đức (Ảnh: Quang Phong). Ông Chung mong muốn nhân dân cho cán bộ, chiến sĩ về nhà, chấm dứt việc giữ người tại nhà văn hóa làng. Về băn khoăn của người dân rằng ban đêm lực lượng công an có vào giải cứu những cán bộ chiến sĩ đang bị giữ hay không, ông khẳng định thực tế từ hôm đó đến nay không có chuyện đó xảy ra.(theo Dân Trí 20/4/17)


image007

Cụ Lê Đình Kính nói chuyện với dân làng sự bất công về đất đai. Ảnh trước khi cụ về Hà Nội gặp chính quyền và chữa bệnh.


image008

Trao đổi với PV Dân trí, cụ Bùi Văn Nhạc (74 tuổi, người dân thôn Hoành) cho biết, chiều nay cụ là 1 trong 100 công dân trong xã nhận được giấy mời lên huyện họp, nhưng cụ không đi vì mong muốn lãnh đạo thành phố sẽ về xã gặp dân. "Nếu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung về thì chúng tôi sẵn sàng dọn đường, mang kiệu ra đón tiếp", anh Tuyển, người làng Hoành nói thêm. (Ảnh: Tuấn Hợp).


image009

Mọi ngả đường dẫn vào làng Hoành, xã Đồng Tâm cố thủ nội bất xuất ngoại bất nhập.


image010

21/4/2017 (giờ Hà Nội) - Nhà văn hóa làng Hoành nằm ở trung tâm làng, nơi người dân mong muốn ông Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung về tại nơi đây để đối thoại nhưng ông Chung không về đây mà về trụ sở huyện. Ảnh: Thắng Quang - Google Maps.


image011

Các ngõ vào lành Hoành bị chặn kín - Ảnh: Dương Liễu


image012

Các ngõ vào lành Hoành bị chặn kín - Ảnh: Dương Liễu


image013image014


Tin cập nhật


TTO - Chiều 18-4, mọi ngả đường dẫn vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm bị người dân đổ đất đá, cây que, vật dụng chặn lại. Hiện còn 20 người gồm lãnh đạo, công an huyện, cán bộ huyện bị giữ tại nhà văn hoá thôn.


image015

Người dân đổ đất đá, mang nhiều vật dụng ra chốt chặn các ngả đường dẫn vào thôn Hoành, xã Đồng Tâm - Ảnh: Thân Hoàng.


Người dân cũng lập nhiều điểm chốt chặn và bố trí người trực tại đây để kiểm soát, không cho người lạ ra vào làng.


Nhiều nhà báo về xã Đồng Tâm đề nghị được vào thôn để tìm hiểu vụ việc nhưng bị người dân từ chối. Mỗi khi có người lạ đi đến khu vực có đường dẫn vào thôn Hoành đều bị người dân giữ lại và yêu cầu rời đi nơi khác.


image016image017image018image019image020image021

Làng Hoành cách Hà Nội khoảng 30km về phía nam (giữa Phủ Lý- Hà Nội).


Cuộc đối thoại Đồng Tâm đã không diễn ra

20/04/2017 15:03 GMT+7


TTO -  Lúc 18g55 chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng đoàn công tác ra khỏi phòng làm việc riêng và đến hội trường huyện Mỹ Đức để tổ chức cuộc họp với cán bộ xã Đồng Tâm.


image023

Rất nhiều viên chức các cơ quan của thành phố Hà Nội đã có mặt tại Huyện ủy Mỹ Đức.


- 18g55 chủ tịch UBND TP Hà Nội cùng đoàn công tác ra khỏi phòng làm việc riêng và đến hội trường huyện Mỹ Đức để tổ chức cuộc đối thoại với cán bộ và người dân xã Đồng Tâm. Ông Chung chủ trì cuộc đối thoại.


image024Tuy nhiên, chỉ có cán bộ xã Đồng Tâm dự cuộc đối thoại không có người dân nào ra dự. Đoàn công tác vẫn quyết định tổ chức cuộc đối thoại.


Chủ tịch Hà Nội đề nghị lãnh đạo xã Đồng Tâm truyền đạt tinh thần với bà con xã Đồng Tâm về việc "lãnh đạo thành phố mà trực tiếp là tôi sẽ đối thoại với người dân". "Hôm nay chúng tôi đã mời bà con, nhưng mọi người không ra, chúng tôi sẽ tiếp tục mời người dân trong ngày mai hoặc ngày kia", Chủ tịch Hà Nội nói.


- Lúc 18h4521/4/17 (giờ Hà Nội): Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch Hà Nội và các viên chức thành phố, ban Dân nguyện của Quốc Hội vẫn ở trụ sở huyện uỷ khi trụ sở huyện đã sáng đèn.


- 18g40: ông Trịnh Xuân Viết - Chánh văn phòng UBND huyện Mỹ Đức xác nhận 3 xe ôtô đưa đón người dân đã dời khỏi xã Đồng Tâm.


- Đến 18h15, lãnh đạo UBND TP Hà Nội vẫn còn ở trụ sở Huyện ủy Mỹ Đức.


- 18g: Trao đổi với Tuổi Trẻ qua điện thoại từ nhà riêng, bà Nguyễn Thị Lan - bí thư xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức cho biết nhiều người dân thông tin mặc dù có giấy mời nhưng người dân không muốn lên huyện mà chỉ mong lãnh đạo thành phố về tận Đồng Tâm.


Bà Lan cho biết bà cũng đã nhận được giấy mời chiều nay nhưng người dân không có ý lên huyện nên lãnh đạo xã cũng ở lại địa phương.


"Tôi là con em của địa phương. Tôi rất hiểu dân. Lúc này dân vẫn mong muốn được gặp lãnh đạo tại Đồng Tâm". Bà Lan cho biết bản thân bà cũng rất muốn lãnh đạo về Đồng Tâm để lắng nghe ý kiến nhân dân. Trong trường hợp đối thoại tại huyện chỉ có cán bộ xã mà không có dân đi cùng lên thì sẽ không có hiệu quả.


image025

Ba ôtô được TP đưa về xã để chở dân lên huyện vẫn đang đậu chờ - Ảnh: Duy Hoàng


- Lúc 17h05 21/4/17 (giờ Hà Nội): Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Bùi Văn Nhạc (80 tuổi) cho biết người dân nhận được thông tin từ TP Hà Nội mời ra trụ sở Huyện ủy Mỹ Đức để làm việc. Tuy nhiên, người dân trong thôn Hoành không đồng ý đi ra huyện để làm việc.


Theo ý nguyện của người dân trong thôn, họ muốn lãnh đạo TP về thôn để đối thoại với người dân. Ông Nhạc cho biết vị trí người dân dự kiến diễn ra đối thoại là trụ sở UBND xã Đồng Tâm. Đến lúc này vẫn chưa có người dân của thôn Hoành đi ra huyện theo lời mời của TP.


Một số người dân cho biết, huyện đã gửi giấy mời đến người dân lên trụ sở huyện ủy làm việc nhưng nội dung làm việc là giải quyết vấn đề an ninh trật tự chứ không phải về vấn đề ruộng đất cho dân. Nguyện vọng của dân là được đối thoại để giải quyết vấn đề ruộng đất.


Hiện tại, khắp các ngõ vào thôn Hoành bị chặn kín. Thông tin của CTV Dương Liễu trực tại cổng làng cho biết.


- Lúc 17h: ông Lê Văn Đông - phó Chánh Văn phòng UBND huyện Mỹ Đức cho biết lãnh đạo huyện và thành phố đang có mặt tại Huyện ủy để chờ người dân xã Đồng Tâm.


Ông Nguyễn Văn Hoạt - chủ tịch UBND huyện đã ký mời 100 người dân Đồng Tâm. Rất nhiều lãnh đạo các cơ quan của thành phố Hà Nội đã có mặt tại huyện uỷ Mỹ Đức.


Ông Đông cho biết huyện cũng đã bố trí 3 xe ôtô đón người dân nhưng đến nay vẫn chưa thấy xe chở dân ra. Trong 100 người được mời, ngoài người dân có cả lãnh đạo xã để về đối thoại.


Đến 17h40, trang Zing dẫn lời cụ Nguyễn Văn Nhạc (80 tuổi) ở xã Đồng Tâm, cho biết người dân nơi đây đã quyết định không gặp Chủ tịch Nguyễn Đức Chung tại UBND huyện Mỹ Đức. Thay vào đó, họ "tập trung tại Nhà văn hóa thôn Hoành để mong Chủ tịch UBND TP Hà Nội về đối thoại". (BBC 20/4)

image026

Ngoài sân của UBND huyện Mỹ Đức - Clip: Xuân Long


Nhóm phóng viên QUANG THẾ - TUẤN PHÙNG - DƯƠNG LIỄU - XUÂN LONG - THÂN HOÀNG


Theo báo Tuổi Trẻ, ngày hôm qua 18/4 ban tuyên giáo thành ủy Hà Nội nói rằng trong số 48 nội dung khiếu tố liên quan đến đất đai ở xã Đồng Tâm, có 25 nội dung là có cơ sở. Đây là kết luận của ủy ban thành phố từ ngày 31/10/2016.


Theo tờ Người Cao Tuổi trước đây, khu vực Miếu Môn gấn xã Đồng Tâm huyện Mỹ Đức, có một sân bay dã chiến thời chiến tranh. Sau chiến tranh biên giới Việt-Trung, năm 1980 chính phủ Việt Nam cho thu hồi 208 hecta đất vì mục đích an ninh quốc phòng, trong đó có 47,36 hecta là đất nông nghiệp của xã.


Do không thực hiện được dự án, Lữ đoàn 28 Phòng không - Không quân đã bàn giao lại số đất nông nghiệp cho ủy ban xã Đồng Tâm, và năm 2015 bộ Quốc Phòng cho thu hồi trên 50 hecta đất quốc phòng giao cho tập đoàn viễn thông quân đội Viettel, trong đó có 46 hecta thuộc xã Đồng Tâm.


image027

Đoạn video clip được cho là ghi lại buổi gặp đầu tiên giữa đại diện Viettel với đại diện dân xã Đồng Tâm về chuyện bàn giao đất dự án, hồi đầu năm 2017. (BBC 18/4/17)


Người dân khiếu nại chính quyền xã cấp đất nông nghiệp cho một số cá nhân tư lợi, trong khi xã cho rằng đây là đất quốc phòng. Ngày 30/03/2017 Công an thành phố Hà Nội khởi tố vụ án « gây rối trật tự công cộng », Cục Điều tra Hình sự bộ Quốc phòng khởi tố vụ án « chống người thi hành công vụ ». (RFI 20/4/17)


image028

Cụ Lê Đình Kình trong lần gặp gỡ đại diện Viettel hồi đầu năm 2017 - hình lấy từ video clip


image029

Đất  nông nghiệp của dân từ từ biến thành đất xây dựng cho nhóm lợi ích.
19 Tháng Năm 2016(Xem: 14934)
- Đề nghị lập một phái đoàn điều tra các trại tù giam giữ tù nhân chính trị (giống như thời VNCH đã có một phái đoàn Quốc hội Mỹ đi điều tra trại tù đảo Côn Sơn). - 'Một nước Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama'.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 17199)
- Cá biển độc, cá sông-suối độc, thịt heo độc, rau độc... - "Cách mạng cá chết" lan tới kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè Sàigon.
15 Tháng Năm 2016(Xem: 16641)
Cá chết 4 tỉnh miền Trung
13 Tháng Năm 2016(Xem: 14988)
- "Không một bóng dáng con cá nào, không một bóng dáng con cua nào, không một dấu hiệu đàn cá nào có thế hồi sinh sau thảm họa cá chết vừa rồi ở biển xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới". - Tom Malinowski: “Một vài ngày nữa, Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam. Tổng thống luôn muốn được đến thăm nhiều đất nước. Chắc ông ấy sẽ cảm thấy ghen tỵ với chúng tôi vì không thể thực hiện được chuyến thám hiểm Sơn Đoòng lần này".
12 Tháng Năm 2016(Xem: 13139)
VN "thất vọng" hay "vui mừng" đón TT Obama? - “Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy quá trình dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/5 trả lời câu hỏi của Reuters". - (nhatbaovanhoa.com) - Hoa Kỳ trở lại Đông Dương không phải bằng 3,500 Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng vào tháng Ba năm 1965 mà bằng Hải quân. Chiến hạm USS Vandegrift-54 là chiến hạm đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam đã cập cảng Sàigon ngày 19/11/2003. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry".
10 Tháng Năm 2016(Xem: 15773)
"Chim sắt khổng lồ" này là máy bay vận tải siêu hạng C-17 Globemaster III, chuyên phục vụ Tổng thống Mỹ. Ngày 22 tháng 5, 2016, Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chiếc Boeing C-17 xuất hiện ở sân bay Nội Bài có lẽ là "người tiềm trạm" để chuẩn bị cho chuyến thăm".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 15967)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14937)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24789)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17679)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17953)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.