Tổng bí thư Trọng đi TQ thăm dò cách đối phó với ông Trump

10 Tháng Giêng 20175:41 CH(Xem: 14508)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  11   JAN  2017


Tổng bí thư Trọng đi TQ thăm dò cách đối phó với ông Trump


image004

Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Trung Quốc Tập Cận Bình (bên trái) và Tổng Bí thư Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 05/11/2015.


Việt Nam loan tin Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ bắt đầu chuyến thăm 4 ngày đến Trung Quốc vào thứ Năm tuần này. Ông Trọng dự kiến sẽ gặp nhà lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tổng Bí thư kiêm Chủ tịch Nước Tập Cận Bình.


Hôm Chủ nhật, Tân Hoa xã cũng xác nhận chuyến thăm Trung Quốc của ông Nguyễn Phú Trọng từ ngày 12 đến ngày 15 tháng 01, theo lời mời của ông Tập.


Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, một chuyên gia về Chính trị và Bang giao Quốc tế của Đại học George Mason, đồng thời là một học giả của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quan hệ Quốc tế ở Thủ đô Hoa Thịnh Đốn (CSIS) nhận định rằng chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng lần này chỉ mang tính xã giao, “không có thông điệp gì quan trọng.” Việt Nam sẽ phải tiếp tục giữ thế cân bằng giữa Mỹ và Trung Quốc.


“Thế nhưng khi Mỹ có chính quyền mới, trong mối bang giao giữa ba nước Việt Nam - Trung Quốc - Hoa Kỳ thì Việt Nam sẽ tiếp tục đi dây giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Những chuyến thăm của lãnh đạo Việt Nam đến cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đều phục vụ cho mục tiêu này. Ngoài ra khi hai nhà lãnh đạo Việt - Trung gặp nhau, ông Tập dĩ nhiên là muốn biết chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam đi đến đâu và thái độ của Việt Nam đối với chính quyền mới của Mỹ ra sao.”


Được biết sau khi tái đắc cử chức tổng bí thư ở đại hội đảng lần thứ XII, ông Trọng mở chiến dịch chống tham nhũng với châm ngôn “đánh chuột không vỡ bình”. Tuy nhiên, chiến dịch này đang giậm chân tại chỗ và ông Trọng đã tuyên bố rằng việc chống tham nhũng hiện nay vô cùng khó khăn, bởi vì “ta đánh vào ta.”


Theo giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng, khi ông Trọng hội đàm với ông Tập, ông Trọng rất mong muốn lắng nghe những suy nghĩ và thái độ của nhà lãnh đạo tối cao của Trung Quốc đối với những chính sách Á châu sau ngày 20/01 khi Hoa Kỳ chính thức có tân thổng thống.


“Ông Trọng cũng muốn biết ông Tập nghĩ gì và sẽ làm gì đối với chính quyền mới của ông Trump.”


Giáo sư Hùng cũng nhận định rằng rất khó đoán việc chính quyền mới của ông Donald Trump sẽ ảnh hưởng đến chính sách ngoại giao của Việt Như như thế nào. Bởi vì, hiện nay chính sách của ông Trump về châu Á và Biển Đông chưa rõ ràng.


“Tuy nhiên, căn cứ vào qua những điều mà ông Trump tuyên bố cho đến giờ phút này và căn cứ vào những người mà ông ấy bổ nhiệm thì ông ấy có nói đến Biển Đông, nhưng ưu tiên tầm quan trọng của ông Trump là quan hệ của Mỹ với Trung Quốc, đặc biệt là vấn đề kinh tế được ưu tiên hơn vấn đề chiến lược.”


Giáo sư Hùng cũng cho rằng các nước nhỏ ở Đông Nam Á, trong đó Việt Nam rất quan tâm đến quan hệ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc bởi vì hai cường quốc này vì lợi ích kinh tế của mình mà mang các vấn đề khác trao đổi lẫn nhau. Một khi các nước lớn không thể thỏa hiệp được các lợi kinh tế thì vấn đề Biển Đông sẽ mang ra làm vật trao đổi, trong khi đó Việt Nam vẫn chưa tỏ rõ tầm quan trọng trong chính sách của tân tổng thống Mỹ Donald Trump. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng phân tích thêm:


“Việt Nam chưa lộ rõ hình ảnh quan trọng đối với ông Trump. Điều đó không có nghĩa là Việt Nam không quan trọng. Bởi vì nó tùy thuộc vào thái độ của ông ấy và thái độ các nước khác đối với Mỹ. Thí dụ, nếu Trung Quốc và Mỹ không giải quyết được vấn đề tranh chấp kinh tế, dĩ nhiên là có ảnh hưởng đến hai nước và trong đó có vấn đề Biển Đông. Ông Trump có thể đổi chác vấn đề Biển Đông với Trung Quốc.”


Khi phân tích lý do trên, Giáo sư Hùng dự đoán rằng có thể vấn đề Biển Đông cũng sẽ được sắp xếp trong nghị trình chuyến thăm Trung Quốc của ông Trọng. Tuy báo chí Việt Nam chưa đề cập vấn đề Biển Đông trong nghị trình của ông Trọng vì đây là chủ đề rất nhạy cảm và “tế nhị”, nhưng điều đó không có nghĩa là không xảy ra.


Ngoài ra, Giáo sư Hùng cũng chắc chắn rằng ông Trọng sẽ không như Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người đã dám tuyên bố cắt đứt quan hệ với Mỹ. Bởi vì ngoài Trung Quốc ra, Hoa Kỳ vẫn là một đối tác rất quan trọng của Việt Nam./ (theo VOA 10.01.2017)


+++++++++++++++++++++++++++++++


XEM THÊM:


Chủ tịch Việt Nam và Trung Quốc quyết bảo vệ chủ quyền


 


image005

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang.


Cả nguyên thủ Việt Nam và Trung Quốc cùng đề cập tới vấn đề chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải trong phát biểu nhân năm mới 2017.


Cổng thông tin điện tử của chính phủ Việt Nam hôm 30/12 dẫn lời Chủ tịch Trần Đại Quang nói rằng “các quyền và lợi ích của Việt Nam ở Biển Đông được luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982, công nhận và bảo vệ”.


“Chúng ta kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước; giải quyết những bất đồng, tranh chấp bằng giải pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế”, ông Quang được trích lời nói.


Theo VPG News, Chủ tịch Việt Nam nói rằng “nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới đang đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi cả hệ thống chính trị và toàn dân tộc, trong đó lực lượng vũ trang nhân dân là nòng cốt, phải chuẩn bị tốt về mọi mặt, sẵn sàng chiến đấu cao, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”.


Ngoài vấn đề tranh chấp lãnh thổ, trong phát biểu nhìn lại năm 2016 và hướng tới năm 2017, VPG News còn dẫn lời ông Quang đề cập tới các vấn đề khác như “tham nhũng là một trong bốn nguy cơ đe dọa sự tồn vong của đảng và chế độ” hay “nhiều âm mưu thâm độc, thủ đoạn xảo quyệt hòng chuyển hóa chế độ chính trị, xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam”.


image006

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.


Cũng trong một thông điệp đầu năm mới, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên tiếng về vấn đề chủ quyền.


Reuters dẫn lời phát biểu của ông Tập được truyền thông Trung Quốc trích lời nói hôm 31/12: “Chúng ta trung thành với việc phát triển hòa bình, và kiên quyết bảo vệ quyền lợi và chủ quyền lãnh thổ và lãnh hải”.


Ông Tập còn nói rằng “người dân Trung Quốc sẽ không cho phép bất kỳ ai làm rùm beng chuyện này lên”. Tuy nhiên, theo Reuters, nguyên thủ quốc gia đông dân nhất thế giới không nói rõ về việc này.


Những hành động khẳng định chủ quyền của quốc gia phương Bắc của Việt Nam ở biển Đông thời gian qua, mới nhất là việc đưa vũ khí tới các đảo nhân tạo ở Trường Sa, đã khiến Hà Nội lên tiếng phản đối.


Trong khi đó, một tổ chức nghiên cứu an ninh và địa chính trị trên thế giới mới công bố một bản phân tích có tựa đề nói rằng Việt Nam “đơn độc” trước Trung Quốc.


Stratfor nhận định tiếp rằng “cán cân quyền lực ở Đông Nam Á đang âm thầm dịch chuyển về hướng có lợi cho Trung Quốc, và có lẽ không một quốc gia nào cảm nhận điều đó rõ hơn Việt Nam”.


Trung Quốc mới đây đã triển khai máy bay ném bom tầm xa vần vũ ở biển Đông cũng như đưa hàng không mẫu hạm duy nhất qua vùng biển tranh chấp này, sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chỉ trích Bắc Kinh quân sự hóa biển Đông.


Các quan chức Hoa Kỳ giấu tên được Fox News trích lời nói rằng động thái chứng tỏ sức mạnh của Trung Quốc nhằm “phát đi một thông điệp cho tân chính quyền của Tổng tống đắc cử Donald Trump”./(theo VOA 01.01.2017)

07 Tháng Bảy 2016(Xem: 16170)
Chấm xanh: Mạng lưới liên hợp Hải quân Mỹ trải dài từ Philippines đến Malaysia, Bunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan. Chấm đỏ: Bộ tư lệnh Hải quân tiền phương thứ hai Phú Lâm đứng sau căn cứ tàu ngầm nguyên tử Du Lâm Hải Nam tỏa xuống 7 căn cứ đảo nhân tạo thuộc khu vực trung tâm quần đảo Trường Sa. Chấm đen: Bãi đá Scaborough và bãi Cỏ Mây thuộc biển tây Philippines; hai bãi đá này nằm gần Manila và Palawan khoảng hơn 100 hải lý. Chấm xanh lá cây: căn cứ hải quân Natuna của Indonesia nằm về phía cực nam quần đảo Trường Sa. Hải đồ VĂN HÓA MAP
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 13708)
Biển xanh biển sâu Formosa: TTO - Từ việc giải quyết thảm họa cá chết ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, chúng ta cần nhìn thấu đáo cả hai khía cạnh: “vượt qua sự cố” và “lớn lên từ thất bại”.
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 15013)
Sau nhiều ngày chờ đợi, thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung được công bố với kết quả không bất ngờ: Formosa! Kết quả này được công bố ngày 30-6, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 13691)
"Kết quả cho thấy có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi. “Không thể tin được một bộ luật quan trọng được gần 500 ĐBQH bấm nút thông qua lại mắc phải những sai sót nghiêm trọng như vậy”
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 14458)
Ghi nhận các dữ kiện hiện nay vụ CASA-21 Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sau khi tìm thấy hộp đen, Airbus sẵn sàng hỗ trợ phân tích dữ liệu tìm nguyên nhân vụ tai nạn (đem sang Madrid - Tây Ban Nha).
26 Tháng Sáu 2016(Xem: 13750)
Vịnh Bắc Bộ 6/2016 vẫn tiếp tục "bao trùm bí ẩn" "Hiện nay, các lực lượng chức năng đang tiếp tục tìm kiếm hộp đen cũng như những vật thể liên quan đến máy bay CASA-212 và Su 30-MK2"
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13340)
Tầu khựa thượng cờ đỏ ở Hoàng Sa "Hôm nay, 22/06/2016, báo chí Nhà nước Trung Quốc loan tin là nước này sẽ mở các chuyến du lịch thường xuyên đến quần đảo Trường Sa".
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13912)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 6/2016
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 14621)
"BBC theo một chuyến du lịch của Trung Quốc ra quần đảo Hoàng Sa, được Bắc Kinh bắt đầu tổ chức từ ba năm qua".
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 17390)
Diễn tiến SUKHOI, CASA lâm nạn; vài giả định; tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc tìm CASA. - Bộ quốc phòngVN: "Tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 16952)
"Vừa rồi ở hội nghị Singapore với tọa đàm ba bên Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Về phần quan hệ Việt Trung, tôi có nói rằng chúng tôi là “ba không” đấy nhưng mà có “một có”. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 21985)
Diễn tiến Su-30, CASA-212 "lâm nạn" và vài giả định
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 16136)
NGUYỄN QUANG DY: - Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng. - Đến biểu tình “cá cần biển sạch, dân cần minh bạch”. - Hiện tượng Tạ Bích Loan và Tôn Nữ Thị Ninh. - Và những chuyện lạ khác… - Hệ quả không định trước. - 'Đổi mới thể chế hay là chết'. XEM THÊM: - Đại sứ TEd Osius lên tiếng về vụ cá chết và vụ ông Bob Kerrey
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 16250)
Ảnh trái: Bà Tôn nữ thị Ninh; ảnhphải: Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam Bob Kerrey đón nhận quyết định thành lập trường từ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. Bà Đàm Bích Thủy (thứ hai bên phải), tân Hiệu trưởng FUV. Ảnh: Trung Dũng / nguoidothi.vn.