5 vấn đề Trung Quốc có thể phản công khi ông Trump dùng con bài Đài Loan

18 Tháng Mười Hai 201610:09 CH(Xem: 12529)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  HAI  19   DEC  2016


5 vấn đề Trung Quốc có thể phản công khi ông Trump dùng con bài Đài Loan


 (GDVN) - Trump đã động chạm vào cái gọi là "lợi ích cốt lõi", nhạy cảm nhất đối với Trung Quốc.


The New York Times ngày 12/12 có bài bình luận về việc, Tổng thống đắc cử Donald Trump nói rằng, ông có thể xem xét lại nguyên tắc "một nước Trung Quốc" - cơ sở nền tảng của quan hệ ngoại giao Washington - Bắc Kinh.


Theo chính sách cũ trong nhiều thập niên, Hoa Kỳ cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan để công nhận Trung Quốc. Nhưng đầu tháng 12, ông Trump đã khiến nhiều quan chức trên thế giới "choáng váng" khi điện đàm với nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn.


Hôm Chủ Nhật vừa qua, Trump lại tuyên bố, việc tôn trọng nguyên tắc "một nước Trung Quốc" có thể được sử dụng như một con bài thương lượng với Bắc Kinh xung quanh một số vấn đề tranh cãi, như tiền tệ hay hoạt động (bành trướng) của Trung Quốc ở Biển Đông.


image006

Tổng thống đắc cử Hoa Kỳ Donald Trump trả lời phỏng vấn truyền thông hôm Chủ Nhật, ảnh AP / The New York Times.

Khi cố gắng sử dụng vấn đề Đài Loan làm con bài địa chính trị, The New York Times tin rằng, Trump đã động chạm vào cái gọi là "lợi ích cốt lõi", nhạy cảm nhất đối với Trung Quốc.


Thậm chí tờ báo Mỹ lo ngại, nếu Washington chính thức công nhận Đài Loan, Trung Quốc sẽ cắt quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ.


Cho dù chính thức cắt quan hệ ngoại giao với Đài Loan từ 1979, Mỹ vẫn duy trì Viện Hoa Kỳ tại Đài Loan như một cơ quan ngoại giao, và bán vũ khí cho đảo này.


Thư ký báo chí Nhà Trắng đã phản đối ý kiến của ông Donald Trump trong việc coi sự hỗ trợ với Đài Loan là một con bài mặc cả: "Đài Loan không phải nguồn của đòn bẩy. Đó là một đồng minh thân cận của Mỹ".


Thời báo Hoàn Cầu đã chỉ trích Donald Trump là "đứa trẻ thiếu hiểu biết về chính sách đối ngoại".


The New York Times liệt kê ra 5 vấn đề Trung Quốc có thể phản công chính sách mới của chính quyền Donald Trump.


Thương mại và đầu tư


Các nhà phân tích Trung Quốc tin rằng, Bắc Kinh có rất nhiều đòn bẩy trả đũa ông Donald Trump. Một mục tiêu nổi bật sẽ là tập đoàn Boeing mà ông Tập Cận Bình đã đến thăm nhà máy của hãng ở Seattle, tháng Chín năm ngoái.


Trong năm 2016 Boeing dự kiến sẽ hoàn thành việc giao máy bay cho Trung Quốc theo gói hợp đồng tổng trị giá 11 tỉ USD, chủ yếu là máy bay 737 cung cấp cho các hãng hàng không đang phát triển nhanh chóng ở Trung Quốc.


Thời báo Hoàn Cầu cảnh báo rằng, Trung Quốc có thể dễ dàng chuyển hợp đồng này cho đối thủ của Boeing ở châu Âu - hãng Airbus.


Wu Xinbo, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Mỹ tại Đại học Phúc Đán, Thượng Hải bình luận:


"Về các vấn đề kinh tế, Trung Quốc có nhiều đòn bẩy hơn. Nếu chúng tôi cảm thấy ông ta vẫn còn thúc đẩy vấn đề Đài Loan, chúng tôi sẽ hành động. Nếu ông muốn giữ con bài Đài Loan, nó chỉ phản tác dụng".


Các quan chức thương mại Mỹ thì lo ngai rằng, Trung Quốc có thể tăng cường phân biệt đối xử với các doanh nghiệp công nghệ Mỹ bằng cách dùng luật chống độc quyền.


Năm ngoái, chính phủ Trung Quốc đã phạt 975 triệu USD đối với hãng sản xuất chíp Qualcomm ở San Diego vì những gì họ gọi là vi phạm về cấp phép.


Vài năm trước từng có lo ngại, Trung Quốc có thể đột nhiên bán tháo ngoại hối dự trữ của mình trong kho bạc, đẩy lãi suất lên cao tại Hoa Kỳ. Nhưng lo ngại đã giảm xuống khi Trung Quốc giảm khối lượng ngoại hối nắm giữ một cách từ từ.


Các chuyên gia tin rằng, ngay cả khi Trung Quốc bán tháo ngoại tệ có thể nó vẫn không tác động nhiều, vì lãi suất đã ở mức thấp kỷ lục, trong khi nhu cầu toàn cầu với trái phiếu kho bạc vẫn còn mạnh mẽ.


Trung Quốc cũng có thể làm suy yếu đồng tiền của mình, cái ông Donald Trump lập luận là sẽ làm sản phẩm Trung Quốc rẻ hơn.


Nhưng điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng giới nhà giàu Trung Quốc đổ tiền ra nước ngoài, vì một đồng tiền yếu có nghĩa là Trung Quốc phải trả nhiều hơn cho hàng hóa nhập khẩu.


Cuối cùng, Trung Quốc có thể chỉ đạo các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân của mình làm chậm các khoản đầu tư của họ tại Mỹ. Trong năm 2015, số tiền đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Hoa Kỳ nhiều hơn tiền Mỹ đầu tư vào Trung Quốc.


Con bài Bắc Triều Tiên


Hôm Chủ Nhật vừa qua ông Donald Trump cho biết, nói thẳng ra Trung Quốc chẳng giúp được gì cho Mỹ trong vấn đề CHDCND Triều Tiên.


Tuy nhiên The New York Times cho rằng, trên thực tế Trung Quốc đã phối hợp với một số sáng kiến của Mỹ để kiềm chế chương trình hạt nhân của CHDCND Triều Tiên.


Cụ thể là Bắc Kinh bảo vệ các biện pháp trừng phạt kinh tế của Liên Hợp Quốc tháng trước, đồng ý kiểm soát nguồn thu ngoại tệ của Triều Tiên từ than đá, sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Bình Nhưỡng, thị trường chủ yếu là Trung Quốc.


Bắc Kinh có thể chuyển đổi từ đồng minh bất đắc dĩ sang láng giềng thân thiện của Bình Nhưỡng. Bắc Kinh đã nổi giận với Washington vì triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD tại Hàn Quốc.


Trong số các công cụ Trung Quốc có thể sử dụng để chống lại Mỹ sẽ bao gồm cải thiện thương mại, viện trợ và đầu tư sang CHDCND Triều Tiên, theo nhà phân tích John Delury tại Seoul, Hàn Quốc.


Là đồng minh lâu đời, Trung Quốc có thể tập trận chung với Bình Nhưỡng. Bắc Kinh có thể cung cấp viện trợ kinh tế đáng kể cho Triều Tiên theo phong cách Kế hoạch Marshall mà Mỹ giúp châu Âu phục hồi sau chiến tranh.


Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu 


Tổng thống Obama đã giành nhiều vốn liếng chính trị của mình với Trung Quốc để đảm bảo Bắc Kinh đồng ý tham gia Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu, cam kết cắt giảm thải khí nhà kính.


Những người chỉ trích Obama đã lập luận rằng, ông thất bại trong việc buộc Trung Quốc mở cửa thị trường, khoanh tay đứng nhìn Trung Quốc bồi lấp đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông, im lặng với các vấn đề nhân quyền.


Ông Tập Cận Bình thuận lợi hơn khi đồng ý giảm khí thải nhà kính, vì ô nhiễm môi trường đã trở nên nghiêm trọng tại Trung Quốc. Hiệp định kêu gọi Trung Quốc giảm khí thải carbon vào năm 2030, nhưng không có bất kỳ mục tiêu cụ thể nào ông Obama cam kết cho Hoa Kỳ.


Nếu ông Tập Cận Bình quyết định bỏ qua hiệp định này, ông Donald Trump có thể sẽ không quan tâm.


Trump từng nói rằng, hiệp định chống biến đổi khí hậu là một "trò lừa bịp" của Trung Quốc làm tổn thương thương mại của Mỹ, sau đó ông "chữa" lại rằng, mình chỉ nói đùa.


Trung Quốc sẽ trừng phạt Đài Loan


Nếu Donald Trump hỗ trợ Đài Loan, phản ứng đầu tiên của Trung Quốc có thể là trừng phạt Đài Loan hơn là Hoa Kỳ, nhằm giảm giá trị của đảo này đối với Washington.


Bắc Kinh có thể bắt đầu bằng cách tăng cường nỗ lực thuyết phục 22 quốc gia, vùng lãnh thổ nhỏ trên thế giới đang còn duy trì quan hệ với Đài Loan, bao gồm Tòa thánh Vatican, cắt đứt quan hệ với đảo này và thay vào đó là Trung Quốc.


Sau đó Trung Quốc có thể nhắm mục tiêu vào kinh tế Đài Loan bằng cách hạn chế các khoản đầu tư, hạn chế số lượng khách du lịch sang Đài Loan.


Thậm chí truyền thông Trung Quốc không ít lần cảnh báo khả năng "thống nhất bằng vũ lực".


Bắc Kinh lo ngại, động thái của ông Donald Trump có thể khuyến khích Đài Loan độc lập, hoặc các nước khác học theo Mỹ, công nhận Đài Loan.


Ông Thời Ân Hoằng, Giáo sư Đại học Nhân Dân từ Bắc Kinh cho biết: Nếu bà Thái Anh Văn tuyên bố Đài Loan độc lập và phần còn lại của thế giới công nhận, Trung Quốc sẽ hành động quân sự.


Bắc Kinh sẽ dùng tới con bài Iran


Trung Quốc là một bên ký kết thỏa thuận hạt nhân đạt được với Iran vào năm ngoái. Đồng thời Trung Quốc có thể tham gia sâu vào nền kinh tế Iran mà không gặp phải rào cản nào.


Thông qua Iran, Bắc Kinh sẽ tìm cách tăng ảnh hưởng của mình tại Trung Đông để làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ trong khu vực.


Nhưng nếu thỏa thuận hạt nhân với Iran bị hủy bỏ và đàm phán lại như kêu gọi của ông Trump, Trung Quốc sẽ tiếp tục quan hệ với Iran để cô lập Hoa Kỳ, theo Edward C. Chow, thành viên cao cấp về năng lượng và an ninh quốc gia, CSIS.


Khoảng 1/3 lượng dầu xuất khẩu của Iran là đến Trung Quốc, và Trung Quốc cũng là nước nhập khẩu hàng đầu các hàng hóa khác của Iran.


Trung Quốc có thể tăng gấp đôi hoạt động kinh doanh và đầu tư sang Iran so với hiện nay nếu Trump bắt đầu trên mặt trận Đài Loan.


Cá nhân người viết cho rằng, trong cuộc đấu trí lần này giữa Donald Trump và Trung Nam Hải sẽ có nhiều bất ngờ. Việc Trump có thực hiện các tuyên bố mới nhất của ông về Đài Loan hay không, còn phải chờ khi ông chính thức cầm chìa khóa Nhà Trắng.


Nhưng rõ ràng những nước cờ ban đầu của Trump đã khiến những đối thủ sừng sỏ nhất của ông cũng cảm thấy bất ngờ và bị động. 


Chưa cần phải có những căng thẳng chính trị như vấn đề Đài Loan, con bài kinh tế luôn luôn được Trung Quốc sử dụng để đạt mục đích chính trị trong quan hệ quốc tế.


Mỹ có lẽ là quốc gia duy nhất đủ tiềm lực và thế lực để hóa giải nước cờ này của Bắc Kinh, đủ khả năng ngăn Trung Quốc biến Biển Đông thành ao nhà.


Ông Barak Obama đưa ra chiến lược "xoay trục" chỉ tạo cớ cho Trung Quốc leo thang mà không làm gì đáng kể, hy vọng ngài Donald Trump làm chủ Nhà Trắng, cục diện sẽ khác.


Tài liệu tham khảo:


http://www.nytimes.com/2016/12/12/world/asia/if-donald-trump-pushes-on-taiwan-how-china-could-push-back.html?_r=0


Hồng Thủy 13/12/16
15 Tháng Năm 2016(Xem: 16593)
Cá chết 4 tỉnh miền Trung
13 Tháng Năm 2016(Xem: 14942)
- "Không một bóng dáng con cá nào, không một bóng dáng con cua nào, không một dấu hiệu đàn cá nào có thế hồi sinh sau thảm họa cá chết vừa rồi ở biển xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới". - Tom Malinowski: “Một vài ngày nữa, Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam. Tổng thống luôn muốn được đến thăm nhiều đất nước. Chắc ông ấy sẽ cảm thấy ghen tỵ với chúng tôi vì không thể thực hiện được chuyến thám hiểm Sơn Đoòng lần này".
12 Tháng Năm 2016(Xem: 13079)
VN "thất vọng" hay "vui mừng" đón TT Obama? - “Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy quá trình dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/5 trả lời câu hỏi của Reuters". - (nhatbaovanhoa.com) - Hoa Kỳ trở lại Đông Dương không phải bằng 3,500 Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng vào tháng Ba năm 1965 mà bằng Hải quân. Chiến hạm USS Vandegrift-54 là chiến hạm đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam đã cập cảng Sàigon ngày 19/11/2003. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry".
10 Tháng Năm 2016(Xem: 15722)
"Chim sắt khổng lồ" này là máy bay vận tải siêu hạng C-17 Globemaster III, chuyên phục vụ Tổng thống Mỹ. Ngày 22 tháng 5, 2016, Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chiếc Boeing C-17 xuất hiện ở sân bay Nội Bài có lẽ là "người tiềm trạm" để chuẩn bị cho chuyến thăm".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 15922)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14897)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24753)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17631)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17889)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17414)
"... Kết luận phần biên khảo này, tôi chỉ xin được trích dẫn quan điểm của sử gia Taylor, nó tóm tắt tất cả cái trách nhiệm của một đất nước trước sự xâm lăng của người Pháp là sự bất lực của một triều đình..."
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17730)
30 Tháng Tư, 41 Năm Sau, Tưởng Niệm Big Minh: "Tại sao ông lại ra nhận trách nhiệm vào 2 ngày sau cùng. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tướng Minh cũng theo đoàn tầu hải quân VNCH tách bến Sài Gòn ra đi đêm 29 tháng 4-1975. Nhưng ông quyết định ở lại chỉ để lãnh đòn thù trước mặt và sự sỉ nhục của bạn sau lưng..."
22 Tháng Tư 2016(Xem: 16103)
Ông Nguyễn Điểm (58 tuổi) trú tại Phú Hải, Lộc Vĩnh, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cho hay: “Do người dân không còn vớt mang về, cùng với đó số lượng cá chết quá nhiều, sau mấy ngày cá chết đọng lại đã tạo ra một mùi hôi khó chịu. Một số hộ dân xúc cá mang về cho vịt ăn khiến đàn vịt cũng chết theo”.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17741)
Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư "...Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân. Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình..." - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á". - BBC phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt. - VĂN HÓA phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính. - Xem thêm mục XÃ HỘI "Đêm tưởng nhớ Sàigon" do Montreal, Canada tổ chức.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16449)
12/04/2016: Chiến hạm Nhật "bám" Cam Ranh. 14/04/2016: Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung. 15/04/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hành quân trên USS John C. Stennis. 15/04/2016: Trung cộng điều 16 máy bay quân sự ra Phú Lâm-Hoàng Sa. 17/04/2016: Phó chủ tịch quân ủy Trung cộng thị sát đảo nhân tạo ở Trường Sa. 18/04/2016: Chiến đấu cơ Trung cộng hiện diện ở Đá Chữ Thập- Trường Sa. 19/04/2016: Mỹ phản đối Chiến đấu cơ Trung cộng đáp ở Chữ Thập.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 15921)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.