Trung - Mỹ cạnh tranh, Rodrigo Duterte đắc lợi

08 Tháng Mười Một 20164:37 CH(Xem: 13465)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  TƯ  09  NOV  2016


Gió đã đổi chiều?


Trung - Mỹ cạnh tranh, Rodrigo Duterte đắc lợi


(GDVN) - Rodrigo Duterte đã vận dụng triệt để chiến lược lược "trai cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi" thời Chiến tranh Lạnh trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.


The New York Times ngày 3/11 có bài phân tích của Max Fisher nhận định, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã vận dụng triệt để chiến lược lược "trai cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi" thời Chiến tranh Lạnh trong quan hệ với Trung Quốc và Hoa Kỳ.


Trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua, ông Rodrigo Duterte đã tuyên bố sẽ "chia tay" nước Mỹ. Nhưng trên thực tế, liên minh Hoa Kỳ - Philippines vẫn nguyên vẹn, trong khi Trung Quốc đã nới lỏng phong tỏa Scarborough, "mắt nhắm mắt mở" để ngư dân Philippines đánh bắt mà không quấy rối.


Thay vì chuyển đổi "lòng trung thành" từ Hoa Kỳ sang Trung Quốc, ông Rodrigo Duterte quản lý chúng tách rời nhau, qua đó cải thiện vị thế của mình với cả Nhà Trắng lẫn Trung Nam Hải.


Đồng thời ông củng cố ảnh hưởng trong nước như một lãnh đạo dân tộc mạnh mẽ, không khuất phục các thế lực ngoại bang.


image003

TT Philippines Rodrigo Duterte duyệt hàng quân danh dự cùng với Chủ tịch Tập Cận Bình tại Bắc Kinh. Ảnh: WSJ.


Dù có chủ ý hay không, Rodrigo Duterte vẫn đang theo đuổi một chiến lược mà các nhà lãnh đạo sử dụng nó trong suốt thời kì Chiến tranh Lạnh: Cân bằng giữa các siêu cường bằng cách đe dọa thay đổi lòng trung thành.


Hồ sơ theo dõi chiến lược đó đã soi sáng câu trả lời cho câu hỏi, tại sao Rodrigo Duterte dường như liều lĩnh nhưng lại hiệu quả như vậy?


Nhà sử học John Lewis Gaddis gọi đây là một loại cân bằng quyền lực mới trong cuốn sách ông xuất bản năm 2005, "Chiến tranh Lạnh: Một lịch sử mới".


Trong cuốn sách này, ông ghi lại các quốc gia hạng trung ở châu Á, châu Phi và châu Âu đã giành được sự nhượng bộ từ cả Liên Xô lẫn Hoa Kỳ bằng cách gợi ý, họ có thể "đổi bên".


Mặc dù những đe dọa này thường không có thực, nhưng họ biết chắc các siêu cường rất sợ mất ảnh hưởng nên thường nhanh chóng đáp ứng các ý tưởng bất chợt của các nước nhỏ hơn.


Ví dụ nhà lãnh đạo Nam Tư Josip Broz Tito đã cho Moscow biết trong những năm đầu của Chiến tranh Lạnh rằng, Nam Tư trung lập. Hoa Kỳ thưởng cho ông viện trợ kinh tế, còn Liên Xô buộc phải cho ông quyền tự chủ và tôn trọng hơn, vì lo ngại Nam Tư gia nhập NATO.


Cuối cùng Tito giành được sự nhượng bộ của cả hai bên, nâng cao hình ảnh của mình ở trong nước. Thay vì trở thành nạn nhân của Chiến tranh Lạnh, ông biến nó thành lợi thế cho mình.


Gamal Abdel Nasser của Ai Cập cũng dựa vào cách này, có được viện trợ từ cả hai phía để đẩy lui cuộc xâm lược năm 1956 bởi quân đội Anh, Pháp và Israel.


Chính Trung Quốc thời Mao Trạch Đông cũng sử dụng chiến lược này, và ngày nay lại trở thành mục tiêu của chính chiến lược ấy.


Mặc dù Mao Trạch Đông đứng về phía Liên Xô trong mấy chục năm, nhưng luôn tự hào có thể sử dụng 2 hòn đảo ở eo biển Đài Loan như cây gậy chỉ huy để buộc Eisenhower và Khrushchev phải chạy theo.


Tương tự như vậy, Rodrigo Duterte tuyên bố không cần tài trợ của Mỹ chỉ đủ để Trung Quốc chấp thuận cho vay ưu đãi 9 tỉ USD và để ngư dân Philippines quay lại Scarborough. Tuy nhiên khi về nước, ông chẳng làm gì để hủy bỏ sự bảo đảm an ninh của Hoa Kỳ.


Taylor Fravel, một nhà khoa học chính trị tại Viện Công nghệ Massachusetts nhận định: "Trung Quốc không ghẹo Duterte mà chính Rodrigo Duterte tán tỉnh Trung Quốc."


Rodrigo Duterte thực sự tìm kiếm viện trợ kinh tế từ Trung Quốc, đồng thời chấm dứt áp lực từ Hoa Kỳ đối với các tranh cãi xung quanh cuộc chiến chống ma túy ông phát động.


Cả hai vấn đề đều thuộc đối nội, không phải chính sách đối ngoại. Tuy nhiên ở một góc độ khác, thủ đoạn này cũng giúp Rodrigo Duterte củng cố quyền lực.


Rodrigo Duterte không phải Mao Trạch Đông, nhưng ông ủng hộ việc tiêu diệt các nghi phạm ma túy mà không qua xét xử lại là một chiến lược tăng cường quyền lực, khả năng kiểm soát như bản thân, trong đó có việc tạo dựng hình ảnh cho mình như một chính khách của chủ nghĩa dân tộc.


Người dân Philippines vốn có cảm tình với Mỹ, nhưng cách thể hiện thái độ với Hoa Kỳ của Rodrigo Duterte khiến nhiều người nghĩ rằng Philippines đã không được đối xử bình đẳng, làm tổn thương lòng tự tôn dân tộc của họ.


Bằng việc làm cho Mỹ khó chịu nhưng không đuổi Mỹ đi, Rodrigo Duterte nuôi lớn lòng tự tôn ấy trong dân.


Còn thông qua sự nhượng bộ của Trung Quốc, Duterte cho dân Philippines thấy ông đã đi nước cờ chống (áp bức từ) cả hai siêu cường.


Mặc dù Rodrigo Duterte có thể đắc tội với giới lãnh đạo quân sự vốn có quan hệ mật thiết với Hoa Kỳ bằng những tuyên bố chống Mỹ, và điều này có phần mạo hiểm, nhưng khi thành công nó lại giúp ông tăng khả năng kiểm soát quân đội.


Mỹ lâu nay cũng chẳng lạ gì với trò làm mình làm mẩy của các đồng minh. Những năm 1960 nước Pháp dưới thời Charles de Gaulle cũng không ít lần phá vỡ sự thống nhất của phương Tây trong Chiến tranh Lạnh.


Động thái Pháp rút khỏi NATO về mặt ngoại giao giúp Paris được Mao Trạch Đông thừa nhận, đồng thời phản đối Anh gia nhập Liên minh châu Âu.


Nhờ thủ đoạn này, Charles de Gaulle đã nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc trong bối cảnh sức mạnh Pháp suy kiệt vì cuộc chiến lâu dài ở Algeria. 


Nó giúp ông củng cố kiểm soát đất nước trong bối cảnh bị chia năm xẻ bảy vì những cuộc đảo chính quân sự liên miên.


Tổng thống Belarus, Aleksandr G. Lukashenko mặc dù có quan hệ mật thiết với Moscow, nhưng thỉnh thoảng cũng "mở cửa" với phương Tây. Chính điều này khiến cả EU lẫn Moscow đều phải cung cấp năng lượng bổ sung cho Belarus.


Hóa ra các nước lớn ngoài việc nuốt bồ hòn làm ngọt ra, gần như chẳng có lựa chọn nào khả dĩ hơn. Moscow chẳng ưa gì trò này của Lukashenko, nhưng rất sợ để Belarus rơi vào vòng ảnh hưởng của phương Tây.


Washington cũng vậy, thường xuyên bị Charles de Gaulle nhục mạ, phá hoại trật tự lãnh đạo của Mỹ với phương Tây, nhưng Hoa Kỳ vẫn sống chết phải bảo đảm an ninh cho Pháp.


Chiến tranh Lạnh đã qua lâu, những tưởng chiêu trò này đã đi vào dĩ vãng, nhưng thực tế nó vẫn cứ tồn tại và không chỉ Rodrigo Duterte mới sử dụng chiến lược này./


Hồng Thủy 05/11/16


Tài liệu tham khảo:


http://cn.nytimes.com/world/20161104/philippines-duterte-us-china-cold-war/


http://www.nytimes.com/2016/11/04/world/asia/philippines-duterte-us-china-cold-war.html?_r=0

09 Tháng Năm 2016(Xem: 15883)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14863)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24697)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17592)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17857)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17372)
"... Kết luận phần biên khảo này, tôi chỉ xin được trích dẫn quan điểm của sử gia Taylor, nó tóm tắt tất cả cái trách nhiệm của một đất nước trước sự xâm lăng của người Pháp là sự bất lực của một triều đình..."
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17704)
30 Tháng Tư, 41 Năm Sau, Tưởng Niệm Big Minh: "Tại sao ông lại ra nhận trách nhiệm vào 2 ngày sau cùng. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tướng Minh cũng theo đoàn tầu hải quân VNCH tách bến Sài Gòn ra đi đêm 29 tháng 4-1975. Nhưng ông quyết định ở lại chỉ để lãnh đòn thù trước mặt và sự sỉ nhục của bạn sau lưng..."
22 Tháng Tư 2016(Xem: 16078)
Ông Nguyễn Điểm (58 tuổi) trú tại Phú Hải, Lộc Vĩnh, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cho hay: “Do người dân không còn vớt mang về, cùng với đó số lượng cá chết quá nhiều, sau mấy ngày cá chết đọng lại đã tạo ra một mùi hôi khó chịu. Một số hộ dân xúc cá mang về cho vịt ăn khiến đàn vịt cũng chết theo”.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17726)
Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư "...Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân. Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình..." - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á". - BBC phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt. - VĂN HÓA phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính. - Xem thêm mục XÃ HỘI "Đêm tưởng nhớ Sàigon" do Montreal, Canada tổ chức.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16420)
12/04/2016: Chiến hạm Nhật "bám" Cam Ranh. 14/04/2016: Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung. 15/04/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hành quân trên USS John C. Stennis. 15/04/2016: Trung cộng điều 16 máy bay quân sự ra Phú Lâm-Hoàng Sa. 17/04/2016: Phó chủ tịch quân ủy Trung cộng thị sát đảo nhân tạo ở Trường Sa. 18/04/2016: Chiến đấu cơ Trung cộng hiện diện ở Đá Chữ Thập- Trường Sa. 19/04/2016: Mỹ phản đối Chiến đấu cơ Trung cộng đáp ở Chữ Thập.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 15890)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15215)
" bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông". "thông tin về chuyến đi được loan báo đúng vào hôm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Philippines bay ra thăm tàu sân bay Mỹ John C. Stennis đang hoạt động trên Biển Đông". (Xem chú thích bản đồ chiến sự Biển Đông trang trong)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15712)
"Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường không phải là người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 13554)
"Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp. Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15472)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18172)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.