TT Philippines đến "tham vấn"Việt Nam, song phương - đa phương hóa?

29 Tháng Chín 20169:25 CH(Xem: 13443)

"VĂN HÓA ONLINE-CALIFORNIA"  THỨ  SÁU  30  SEP 2016


TT Philippines đến "tham vấn"Việt Nam, song phương - đa phương hóa?


Duterte: 'Cần đàm phán song phương với TQ'


image005

Image copyright Reuters Image caption Hai nhà lãnh đạo gặp nhau tại Hà Nội ngày 29/9


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã giải thích với Chủ tịch Việt Nam vì sao Philippines thấy cần đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp Biển Đông.


Tại họp báo ở Hà Nội ngày 29/9, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tiết lộ ông Duterte đã bàn về vấn đề Biển Đông khi gặp Chủ tịch Trần Đại Quang.


“Thỏa thuận song phương với Trung Quốc là cần thiết vì quyết định của tòa không có khả năng hay cơ chế thi hành,” ông Yasay nói, theo báo Manila Times.


Hồi tháng Bảy, Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hague ra phán quyết có lợi cho Manila trong vụ kiện Trung Quốc liên quan Biển Đông.



'Nói chuyện'


Cũng tại Hà Nội, Thượng nghị sĩ Philippines Alan Peter Cayetano, cũng tham gia phái đoàn Philippines, cho biết ông Duterte đã giải thích đàm phán song phương với Trung Quốc là cần thiết.


“Chúng tôi cảm ơn và tôn trọng các đại cường nước ngoài, nhưng chẳng phải tốt hơn nếu chúng ta mở cửa và nói chuyện?” ông Cayetano nói.


Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói thêm rằng hai nhà lãnh đạo cam kết theo đuổi “các quá trình pháp lý và ngoại giao” để giải quyết tranh chấp trong hòa bình.


“Chúng tôi đồng ý cần hoàn toàn thực thi Tuyên bố Ứng xử đã được thông qua và mọi thành viên Asean k‎y năm 2002, và nhanh chóng tiến đến Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).


Ông Yasay nói Tổng thống Duterte hứa “sẽ đến lúc” nêu vấn đề phán quyết của tòa với Trung Quốc.


“Việt Nam chưa nộp đơn kiện Trung Quốc ra tòa trọng tài, nhưng nếu họ làm, chắc chắn họ có thể dùng quyết định của tòa như tiền lệ để hỗ trợ đòi hỏi pháp l‎ý của họ.”


Ông Yasay nói hai nhà lãnh đạo cũng thảo luận việc hợp tác trên biển.


“Chúng tôi sẽ theo đuổi đàm phán song phương để xem có thể đạt thỏa thuận gì mà có lợi cho hai nước.”


Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei./ (theo BBC 29 tháng 9 2016)


++++++++++++++++++++++++++++++++

TT Duterte: Vấn đề Biển Đông cần giải quyết theo luật pháp quốc tế

image007

Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang ( phải) đón tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tại phủ chủ tịch, Hà Nội trước khi hội đàm ngày 29/09/2016.REUTERS/Luong Thai Linh/Pool


Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte gặp gỡ các lãnh đạo Việt Nam hôm nay 29/09/2016, nhằm thúc đẩy một liên minh đang nảy nở nhưng bấp bênh, do thái độ nghi kỵ Mỹ và cởi mở với Trung Quốc của tân tổng thống. Ông Duterte khẳng định vấn đề Biển Đông cần được giải quyết dựa trên luật pháp quốc tế.


Sáng nay tại Hà Nội, chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang đã hội đàm với tổng thống Rodrigo Duterte. Về vấn đề Biển Đông, trang web chính phủ cho biết hai bên cam kết duy trì và thúc đẩy hòa bình, an ninh, tự do hàng hải và hàng không cũng như thương mại trong khu vực.


Đàm phán song phương hay đa phương với Trung Quốc?


Việt Nam và Philippines kêu gọi các bên kềm chế, không sử dụng vũ lực ; tôn trọng đầy đủ các tiến trình ngoại giao, pháp lý ; giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Hai bên cũng tái khẳng định ủng hộ triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và hợp tác nhằm đạt được Bộ quy tắc ứng xử tại Biển Đông (COC).


Tin mới nhất từ trang rappler.com cho biết, phía Philippines cho rằng đàm phán song phương với Trung Quốc là cần thiết, nhưng có vẻ phía Việt Nam hướng về đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông.


Hà Nội và Manila ủng hộ lẫn nhau nhằm hoàn thành tối vai trò nước chủ nhà ASEAN 2017 của Philippines và APEC 2017 của Việt Nam, phát huy vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực.


Tổng thống Philippines mong muốn tăng cường quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam, trong đó an ninh quốc phòng là trụ cột ; và phát huy các cơ chế hợp tác song phương hiện có, nhất là cơ chế đối thoại chính sách cấp thứ trưởng quốc phòng.


Hai bên sẽ chia sẻ kinh nghiệm chống các loại tội phạm ma túy, buôn người, công nghệ cao, chống khủng bố. Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhân dịp này cũng đề nghị Philippines xem xét trả tự do cho các ngư dân Việt Nam đang bị giam giữ.


Cùng ngày, ông Duterte đã đến chào tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hội kiến thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và tiếp đoàn đại biểu doanh nghiệp Việt Nam.


Manila rời xa, Hà Nội xích lại gần Mỹ


Việt Nam và Philippines đã xích lại gần nhau hơn trong bối cảnh cùng bị Trung Quốc ức hiếp khi hung hăng xác quyết chủ quyền Biển Đông. Nhưng những phát biểu thô bạo của ông Duterte đối với đồng minh Mỹ và ngược lại rất tích cực về Trung Quốc, theo Reuters, có thể không phù hợp với các lãnh đạo Việt Nam vốn điềm đạm và chừng mực hơn.


Trước cuộc hội đàm, ông Duterte đã gây hồi hộp khi trong cuộc gặp cộng đồng người Philippines tại Hà Nội tối qua, tuyên bố rằng cuộc tập trận sắp tới với Hoa Kỳ sẽ là lần cuối cùng trong nhiệm kỳ của ông, và sẽ chấm dứt tuần tra chung.


Hôm nay ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay nói rằng sẽ tập trận chung với Mỹ năm 2017, nhưng vấn đề này sẽ được xem xét lại trong năm 2018. Ông khẳng định Philippines không muốn có một đồng minh quân sự nhưng muốn là bạn bè với tất cả các nước.


Reuters nhận định, trong khi quan hệ giữa Philippines và Hoa Kỳ đang chao đảo - ông Duterte giận dữ vì bị Mỹ chỉ trích về cuộc chiến chống ma túy đẫm máu, quan hệ Việt-Mỹ lại nhanh chóng tiến triển, sau vụ Bắc Kinh cho kéo giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 đến vùng biển Hoàng Sa năm 2014. Tổng thống Mỹ Barack Obama trong chuyến thăm Việt Nam hồi tháng Năm đã loan báo dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí có từ nửa thế kỷ qua.


Chuyên gia Murray Hiebert của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở Washington cho rằng tính khí bốc đồng của ông Rodrigo Duterte khiến Việt Nam e ngại cho quan hệ đối tác chiến lược được thiết lập dưới thời người tiền nhiệm Benigno Aquino.Theo ông Hiebert, ông Duterte có thể tham khảo các lãnh đạo Việt Nam về cách xử lý mối quan hệ với Trung Quốc, Hoa Kỳ, Nhật Bản hiện đang trong « bối cảnh rất phức tạp ».


Còn nhà phân tích Lê Hồng Hiệp nhận định : « Việt Nam không muốn ông Duterte đạt được một thỏa thuận với Trung Quốc về Biển Đông, làm phương hại đến Việt Nam và các nước khác có liên quan »./ (theoThụy My 29-09-2016)

25 Tháng Tám 2016(Xem: 12500)
Theo đài truyền hình Mỹ CNN, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm qua, 24/08/2016, cho biết là ông đang dự trù một chuyến “viếng thăm thiện chí” đến Trung Quốc để thúc đẩy đàm phán song phương về tranh chấp chủ quyền Biển Đông.
25 Tháng Tám 2016(Xem: 12963)
Ngày 24/8 tại Hà Nội, Chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang nói Pháp và các nước khác cần giúp duy trì hòa bình trên Biển Đông.
23 Tháng Tám 2016(Xem: 12988)
Nghi binh chuẩn bị cho cuộc tập trận Nga-Hoa? "Lực lượng Hải Cảnh Trung Quốc đã bất ngờ tiến hành một cuộc tập trận bắn đạn thật trên Vịnh Bắc Bộ". "Nhật báo Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc hôm 19/8 không cho biết vị trí cụ thể nơi diễn ra cuộc tập trận mà chỉ nói rằng nó diễn ra ở biển Hoa Đông". "Vào tháng 9 tới đây, Trung Quốc còn có kế hoạch tập trận với Nga trên Biển Đông, vùng biển tập trận Nga-Hoa vẫn còn là một ẩn số".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 13013)
"Đây là 10 tàu tuần duyên đầu tiên của Philippines được làm tại Nhật Bản với tiền viện trợ của nước này".
21 Tháng Tám 2016(Xem: 17119)
Hải dồ dự phóng phân dịnh ranh giới biển Đông Nam Á Nov/17/2015. VĂN HÓA MAP
18 Tháng Tám 2016(Xem: 13021)
Bộ trưởng Nội Vụ Đài Loan Diệp Tuấn Vinh (Yeh Jiunn Rong) ngày 16/08/2016 đã dẫn đầu một đoàn quan chức và nhà nghiên cứu Đài Loan đến đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình) để tái khẳng định chủ quyền tại hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 12715)
"Một số hãng truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại quan tâm và đặt câu hỏi với cá nhân tôi rằng, liệu sự kiện Philippines chủ động tìm cách đàm phán song phương, trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có tác động, ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không".
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14687)
" nếu cuộc thao diễn hải quân Nga Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đấy sẽ là một dấu hiệu đáng báo động ..." Ảnh minh họa: Em bé Trung Quốc tặng hoa cho sĩ quan hải quân Nga.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14682)
Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP
11 Tháng Tám 2016(Xem: 15920)
Mặt trận Biển Đông Phóng đồ minh họa hệ thống giàn phóng tên lửa VN.
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15292)
"Một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn Reuters đã ghi lại được khoảnh khắc 2 nữ VĐV vui vẻ chụp hình cùng nhau. "Vận động viên Bắc Hàn Hong Un Jong, 27 tuổi khi trở về Triều Tiên có thể sẽ phải chịu những hình phạt khắc nghiệt nhất, thậm chí có thể là “án tử.”
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15030)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14348)
"RAND cũng giả định đây là cuộc chiến theo quy ước, có nghĩa sẽ đấu với nhau bằng tàu chiến, máy bay, tên lửa và chiến binh mạng mà không sử dụng vũ khí hạt nhân".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 13411)
"Tự do hàng không" "Máy bay ném bom Trung Quốc bay qua khu vực gần bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông hồi tuần qua". Ảnh: Xinhua
01 Tháng Tám 2016(Xem: 12660)
"Tự do hàng không" "Không quân Hoa Kỳ, ngày 28/07/2016, ra thông báo cho biết sẽ tiến hành triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 tại căn cứ Guam, Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2000 hải lý. Đây là lần đầu tiên kể từ 10 năm qua, Không quân Mỹ đưa máy bay B-1 đến Guam".