Phán quyết PCA sẽ dẫn tới hệ quả kinh tế chính trị và quân sự ở các vùng biển-đảo ra sao?

14 Tháng Bảy 201611:04 CH(Xem: 14908)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 15  JULY 2016

Phán quyết PCA sẽ dẫn tới hệ quả kinh tế chính trị và quân sự ở các vùng biển-đảo ra sao?

Văn Hóa tổng hợp

 

  image005image007

* Những nội dung quan trọng của phán quyết tòa PCA.

* PCA làm đảo lộn và chấm hết mọi tư duy về biển Nam Trung Hoa trước đây.

* Việt Nam "ngư ông đắc lợi" về lãnh thổ và lãnh hải đảo nguyên trạng tự nhiên ở Trường Sa (ví dụ: đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn ...)

* Việt Nam có thể kiện lên tòa PCA về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và làm rõ yêu sách trên biển của VN phù hợp với luật pháp quốc tế.

* Có sự hiểu khác nhau cơ bản về các quyền của nước mình theo Công ước đối với các vùng nước thuộc Biển Đông.

Những nội dung quan trọng của phán quyết tòa PCA:

- Nội dung 1: Về đường 9 đoạn của Trung Quốc.

- Nội dung 2: Về tính chất cấu trúc của các thực thể.

- Nội dung 3: Về sự tổn hại môi trường sinh thái biển.

- Nội dung 4: Về việc cải tạo đất quy mô lớn và xây dựng 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa.

- Nội dung 5: Sự tham gia của Bên thứ ba không thể thiếu.

- Nội dung 6: Điểm mâu thuẫn trong phán quyết về tính chất các thực thể.

- Kết luận: Phán quyết của tòa PCA có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm.

- Nội dung thứ 7 (ngoại lệ): Ngay sau khi Toàn văn Thông cáo báo chí của Tòa trọng tài công bố này 12/7/2016, một bản Thông cáo Báo chí của Mỹ xuất hiện trên fb của tòa Đại sứ Hoa Kỳ tại Hà Nội ngày 13/7/2016.

Điểm nhấn mạnh:

- Philippines khởi lên tòa PCA năm 2013 dưới thời Tổng thống Aquino. Phán quyết có tính pháp lý và tính chung cuộc của tòa PCA diễn ra vào thời tân Tổng thống Duterte và Chủ tịch Tập Cận Bình.

- Theo quy định tại Điều 296 của Công ước và Điều 11 của Phụ lục VII Phán quyết này có tính ràng buộc pháp lý và có tính chung thẩm.

- Các yêu sách của Trung Quốc về các quyền chủ quyền và quyền tài phán, và đối với “các quyền lịch sử”, đối với các vùng biển trên Biển Đông nằm bên trong gọi là “đường chín đoạn” là trái với Công ước và không có hiệu lực pháp lý trong chừng mực mà chúng vượt quá các giới hạn địa lý và thực chất của các vùng biển mà Trung Quốc có quyền được hưởng theo UNCLOS;

Phản ứng của các bên:

1/ Thái độ của Trung Quốc

Trung Quốc không tham dự phiên tòa.

"Trung Quốc nói họ không công nhận quyền tài phán của tòa và từ chối tham gia vụ kiện.

Tân Hoa Xã đưa tin, Chủ tịch Tập Cận Bình đã phát biểu trong cuộc gặp với Chủ tịch Hội đồng Châu Âu, Donald Tusk, và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, Jean-Claude Juncker, ở Bắc Kinh ngày 12/7 rằng "chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông không bị ảnh hưởng bởi phán quyết của tòa PCA." (BBC 13/7)

"Trung Quốc tuyên bố chủ quyền khoảng 90% Biển Đông (chú thích của VH - tức là khoảng 3 triệu km2 / 3,5 triệu km2) bao gồm các rạn san hô và đảo mà các nước khác cũng tuyên bố chủ quyền.

Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị nói ông muốn có đối thoại. Khuya hôm thứ Ba, ông nói:

“Bây giờ trò hề đã qua, giờ là lúc chúng ta nên quay lại con đường ngay. Phía Trung Quốc nhận thấy rằng tân chính phủ Philippines hồi gần đây đã đưa ra một loạt tuyên bố, kể cả những phát biểu cho thấy họ sẵn sàng tái tục thương thuyết và đối thoại với Trung Quốc về vấn đề Biển Nam Trung Hoa.” (VOA 14/7)

Thứ trưởng Ngoại Giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân (Liu Zhenmin), được AFP trích dẫn, thì các phán quyết của Tòa chỉ là một « tờ giấy đáng vứt bỏ » và khẳng định « quyền » của Bắc Kinh thiết lập « vùng nhận dạng phòng không – ADIZ » ở Biển Đông. (RFI 13/7)

Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, ông Thôi Thiên Khải (Cui Tiankai), thì cho rằng các phán quyết của Tòa phá hoại hoặc làm suy giảm quyết tâm của các nước muốn tiến hành đàm phán hoặc tham khảo với Trung Quốc để giải quyết các tranh chấp. Theo đại sứ Trung Quốc, các phán quyết của Tòa « chắc chắn là gia tăng xung đột, thậm chí đối đầu » tại Biển Đông. (RFI 13/7)

Hôm 14/7, báo của Đảng Cộng sản Trung Quốc cho biết nước này có thể giải quyết vấn đề lãnh thổ thông qua đàm phán, chỉ ra rằng họ đã đạt thỏa thuận với Việt Nam về biên giới biển ở Vịnh Bắc Bộ và các cuộc đàm phán đang diễn ra với Nam Hàn (BBC 14/7)

2/ Thái độ của Hoa Kỳ

Thông cáo Báo chí từ trang fb của Đại sứ Ted Osius viết:

Phán quyết ngày hôm nay của Tòa án trong việc phân xử Philippines-Trung Quốc là một đóng góp quan trọng vào mục tiêu chung về một giải pháp hòa bình cho các tranh chấp ở Biển Nam Trung Hoa. Chúng tôi vẫn đang nghiên cứu các quyết định và không có bình luận về các giá trị của vụ kiện, nhưng một số nguyên tắc quan trọng đã được thể hiện rõ ràng ngay từ đầu vụ kiện này và có giá trị tái khẳng định.

Hoa Kỳ ủng hộ mạnh mẽ pháp quyền. Chúng tôi hỗ trợ các nỗ lực để giải quyết tranh chấp lãnh thổ và hàng hải ở Biển Nam trung Hoa một cách hòa bình, trong đó có thông qua trọng tài.

Khi gia nhập Công ước Luật Biển, các bên nhất trí về quá trình giải quyết tranh chấp bắt buộc của Công ước nhằm giải quyết các tranh chấp. Trong phán quyết của ngày hôm nay và trong phán quyết của Tòa án từ tháng 10 năm ngoái, Tòa án nhất trí phán quyết rằng Philippines đã hành động trong phạm vi quyền hạn của mình theo Công ước về khởi xướng sự phân xử này.

Theo quy định trong Công ước, quyết định của Toà án là cuối cùng và ràng buộc về mặt pháp lý đối với cả Trung Quốc và Philippines. Hoa Kỳ bày tỏ hy vọng và kỳ vọng rằng cả hai bên sẽ tuân thủ các nghĩa vụ của mình.

Sau quyết định quan trọng này, chúng tôi kêu gọi tất cả các bên tuyên bố chủ quyền tránh các tuyên bố hoặc hành động khiêu khích. Quyết định này có thể và nên là một cơ hội mới để làm mới những nỗ lực nhằm giải quyết các tranh chấp hàng hải một cách hòa bình.

Chúng tôi khuyến khích các bên tuyên bố chủ quyền làm rõ yêu sách trên biển của họ phù hợp với luật pháp quốc tế – như được phản ánh trong Công ước Luật biển – và làm việc với nhau để quản lý và giải quyết tranh chấp của họ. Những bước đi như vậy có thể cung cấp cơ sở cho các cuộc thảo luận nhằm thu hẹp phạm vi địa lý của các tranh chấp hàng hải của họ, thiết lập các tiêu chuẩn về hành xử trong các khu vực tranh chấp , và cuối cùng là giải quyết tranh chấp tiềm ẩn của họ mà không có sự ép buộc hoặc sử dụng hoặc đe dọa vũ lực./

Đại sứ Mỹ Ted Osius tại Việt Nam trả lời phỏng vấn Zing nói:

“Về quyết định của tòa trọng tài, theo quan điểm của Mỹ, nó ràng buộc về mặt pháp lý với cả Trung Quốc và Philippines. Vì vậy, chúng tôi mong họ thực hiện đúng nghĩa vụ được quy định trong UNCLOS cũng như có các biện pháp kiềm chế, tránh làm gia tăng căng thẳng”;

“Nếu Bắc Kinh tiếp tục tuyên bố lập ADIZ ở Biển Đông, chúng tôi sẽ tiếp tục không công nhận”, ông nhấn mạnh.

"Ted Osius nhắc lại phán quyết của Tòa trọng tài thường trực quốc tế (PCA) bác bỏ cơ sở pháp lý của đường 9 đoạn và kết luận không cấu trúc địa lý nào ở Trường Sa là đảo mà chỉ là đá nên không được hưởng lãnh hải 12 hải lý".

"Về triển vọng hậu La Haye, trang mạng của kênh truyền thông CNN đăng tải bài viết của Giáo sư Luật Hoa Kỳ William Burke-White, nguyên cố vấn Bộ Ngoại giao Mỹ phê phán việc Hoa Kỳ không tham gia Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển (UNCLOS), “Điều đã được chính quyền Obama nỗ lực thúc đẩy từ đầu nhiệm kỳ”. Thượng Viện Mỹ lo ngại tham gia UNCLOS, quyền lợi của Hoa Kỳ sẽ bị ảnh hưởng. Theo chuyên gia trên, nếu tham gia UNCLOS, uy tín của Washington sẽ được nâng cao gấp bội và như vậy “can thiệp của Mỹ để phán quyết của Tòa án La Haye được tôn trọng, sẽ hiệu quả hơn rất nhiều”. (theo NTD)

Reuters ngày 13/7 cho biết, Hoa Kỳ đang sử dụng kênh "ngoại giao thầm lặng" để thuyết phục Philippines, Indonesia, Việt Nam và các quốc gia châu Á khác không có những bước đi "tích cực tận dụng phán quyết trọng tài để phủ nhận ngay các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông".

Một quan chức ngoại giao Mỹ giấu tên nói với Reuters: "Những gì chúng tôi mong muốn là mọi thứ lắng xuống để những vấn đề này có thể được giải quyết một cách hợp lý thay vì cảm xúc". (Theo GDVN)

3/ Thái độ của Philippines

Bộ trưởng Ngoại giao Phi tuyên bố: Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tuyên bố nước này tôn trọng phán quyết của tòa PCA và yêu cầu Trung Quốc cũng tôn trọng. (BBC 14/7)

Ngoại trưởng Perfecto Yasay của Philippines sẽ đưa ra vấn đề này trong hai ngày diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Á - Âu (Asem) ở Ulaanbaatar, Mông Cổ vào thứ Sáu và thứ Bảy.

Tham dự hội nghị có 53 lãnh đạo từ châu Á và châu Âu. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, ông Yasay Bộ trưởng Ngoại giao Philippines đại diện cho tân Tổng thống Duterte , hai Ngoại trưởng John Kerry và Vương Nghị sẽ nói với nhau những gì trong đó có quyền tự do hàng hải - tự do hàng không của Trung Quốc và Mỹ? và Việt Nam, Malaysia, Indonesia sẽ thông báo quan điểm của họ trong hội nghị.

4/ Thái độ của Việt Nam

Phát ngôn nhân Bộ ngoại giao VN Lê Hải Bình tuyên bố: "Hoan nghênh phán quyết PCA... và khẳng định chủ quyền hai quần  đảo Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam..."

Nếu phán quyết pháp lý và chung cuộc này được khai triển vững chắc, Việt Nam với 21 đảo chiếm giữ, 33 điểm đóng quân suốt từ năm 1975 đến nay, VN là "ngư ông đắc lợi" lãnh thổ nhiều nhất ở Trường Sa. Tuy nhiên, Việt Nam nên có một minh định rõ ràng về các điểm trong phán quyết liên quan tới chủ quyền biển-đảo của Việt Nam ở Trường Sa được xem là "bất hợp lý".

Nhà nước Việt Nam là nhà nước đầu tiên trong lịch sử đã chiếm hữu và thực thi chủ quyền của mình đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, khi chúng còn là đất vô chủ, ít nhất là từ thế kỷ XVII. Việc chiếm hữu và thực thi chủ quyền này là thật sự, liên tục, hòa bình và rõ ràng. (Theo TCT)

5/ Thái độ của các nước tranh chấp

Indonesia, Malaysia, Campuchia, Thái Lan, Brunei nói chung chưa tuyên bố điều gì nổi cộm, riêng đảo quốc Đài Loan phản ứng khá gay gắt về tình hình đảo Ba Bình (trước đây được coi là đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa) khi tòa PCA phán về tính chất các "thực thể" trở về  "nguyên trạng tự nhiên" trước ngày Philippines khởi kiện năm 2013.

Tiến sĩ Thái Anh Văn - Tổng thống Đài Loan đã điều chiến hạm hành quân đến đảo Ba Bình, đảo lớn nhất ở quần đảo Trường Sa để "biểu dương", nhằm phản ứng với một nội dung phán quyết cho rằng Ba Bình không có 200 hải lý vùng đặc quyền kinh tế theo Điều 121, UNCLOS 1982.

Indonesia trước thông tin nước này muốn đưa hàng trăm ngư dân đến quần đảo Natuna để khẳng định quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế.

 

image009

Áp lực của luật pháp quốc tế

Về triển vọng hậu La Haye, bài viết “Vì sao phán quyết Biển Đông có thể làm thay đổi châu Á?” (Philippines vs China: Why the South China Sea ruling may change Asia?) của nhà bình luận Ben Westcott đăng trên CNN nhận xét: Phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực mang tính bắt buộc, cho dù không có phương tiện để buộc các bên tuân thủ. Các phán quyết của Tòa cũng sẽ có các hệ quả về ngoại giao, nếu Trung Quốc từ chối tuân thủ.

CNN cũng dẫn lời nhà nghiên cứu Ian Storey, Viện nghiên cứu về Đông Nam Á tại Singapore (Institute of South East Asian Studies), nếu không tuân thủ phán quyết, Bắc Kinh sẽ hủy hoại uy tín của chính mình, khi chống lại các nền tảng pháp lý mà chính Trung Quốc cam kết ủng hộ. Theo ông, dù sao cũng không thể nào có một can thiệp quân sự, chống lại quốc gia không tuân thủ phán quyết của Tòa.

Nhà bình luận CNN kết luận, cho dù khả năng Trung Quốc tuân thủ các phán quyết Tòa an Trọng tài Thường trực vừa đưa ra là không cao, và nếu Trung Quốc không tuân thủ thì Philippines cũng “khó thay đổi được trạng thái hiện nay” nhưng nhiều chuyên gia luật cho rằng Manila một lần nữa “có thể đưa vụ việc ra Tòa, và yêu cầu Tòa có các biện pháp nghiêm khắc hơn với Trung Quốc”. (theo NTD)

Một quan chức Nga cho rằng phán quyết trên Biển Đông là do phương Tây muốn 'kiềm chế' ảnh hưởng của Trung Quốc trên toàn cầu.

Ông Leonid Kalashnikov, Phó chủ tịch thứ nhất Ủy ban đối ngoại Hạ viện Nga trả lời phóng viên ở Moscow hôm 13/07 rằng phán quyết này là 'bất công'. (BBC 14/7)

Cuối cùng, triển vọng hợp tác "song phương" hay "đa phương"sẽ mở ra để cùng khai thác tài nguyên - cùng có lợi (ví dụ như nguồn cá, nguồu dầu khí) ở các vùng biển riêng và vùng biển quốc tế sẽ là giải pháp hòa bình nếu các bên chịu ngồi lại với nhau bàn bạc về bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) (Lý Kiến Trúc)

13 Tháng Mười Một 2014(Xem: 43156)
Ngày 13/11, theo thông tin mới nhất từ mục Xã hội (NTD.ORG) cho biết, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch vào sáng ngày 13/11/2014, khi ông vừa bước sang tuổi 88. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, thứ Sáu 14/11/14, khi Văn Hóa lên bản tin về Thiền sư Nhất Hạnh vốn gây xúc động cho giới Phật tử cả tuần nay; Làng Mai, "tổng hành doanh" của dòng tu "Tiếp Hiện" ở Pháp, vẫn chưa có thông tin nào xác tín về nhân thân vị Thiền sư nổi tiếng trên thế giới từ Đông sang Tây.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19639)
Điếu Cày: "tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ chọn ra cái biểu tượng tốt nhất cho mình, và nếu nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, và chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa".
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20494)
Trước tiên, chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi …, và nếu có một lá cờ nào …, nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa.
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20834)
“Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi…”
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18586)
Một phi thuyền thương mại không người lái chở hàng tiếp liệu lên Trạm Không gian Quốc tế đã phát nổ ngay sau khi rời mặt đất hôm thứ Ba. Thảm họa xảy ra lúc chiều tà tại cơ sở phóng phi thuyền của Cơ quan Không gian Vũ trụ Quốc gia (NASA) ở đảo Wallops thuộc bang Virginia, ngoài khơi Đại Tây Dương.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 19544)
Trong video clip chúc mừng Điếu Cày đến Mỹ – Người Việt TV, ở phút 1:22 có một thanh niên cố chen đến gần Điếu Cày, trao ngọn Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho Điếu Cày. Điếu Cày không nhận và nói cám ơn!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 26171)
Một thân nhân của Điếu Cày là cô Joyce Hạnh Đỗ ở Boston đã tìm cách liên lạc với bạn là cô Gia Lý, Phòng Thương Mại Việt Mỹ ở Quận Cam nhờ Gia Lý tìm cách liên lạc với ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hiện đang ở đâu?
23 Tháng Mười 2014(Xem: 19472)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 18163)
Trao đổi với BBC hôm 19/10/2014, nhân việc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra một vụ 'quan tài diễu phố' của dân khiếu nại về việc một nghi can bị cơ quan công an giam giữ đã tử vong với lý do 'thắt cổ tự tử' bất bình thường, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói:
19 Tháng Mười 2014(Xem: 19060)
Khoảng 400-500 cảnh sát được triển khai ở Mong Kok để buộc đám đông phải lùi xa khoảng 20m khỏi một ngã tư trọng điểm. Các cuộc đụng độ vào sáng sớm 19/10 giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở Hong Kong vẫn đang tiếp tục mặc dù Chính quyền Hong Kong và nhà lãnh đạo biểu tình đã xác nhận sẽ tiến hành đàm phán.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18599)
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc là ‘quyền của Philippines’, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình. Bình luận của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra hôm 15/10 tại Viện Koerber, nghiên cứu về phát triển xã hội, ở Berlin sau cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 19629)
Cô Nina Phạm, y tá Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, người Mỹ đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ, do là đã có tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Eric Duncan. Thomas mắc bệnh từ Liberia, đến Mỹ, vào bệnh viện nhưng đã chết vì bệnh viện Cơ đốc Dallas không cứu chữa được ca bệnh này.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 20045)
Hôm 10/10/2014. tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi, Hà Nội hàng trăm bà con dân oan Văn Giang (Hưng Yên), Hải Phòng, Tây Ninh treo dọc biểu ngữ phủ kín bờ tường trụ sở, cờ đỏ sao vàng chào mừng ngày "giải phóng" thủ đô 10.10 năm nay.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18845)
“Cướp biển Indo trèo lên tàu và tấn công tàu. Nó lên nó bịt mặt hết. Nó có dao và súng. Nó dí dao và súng vào người rồi đó đánh trực ban ở trên buồng lái xong nó xuống buồng thuyền trưởng, nó dí súng vào đầu thuyền trưởng và dần dần nó khống chế tất cả các thuyền viên trên tàu và nó giam giữ tại một phòng”.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18933)
Cuộc gặp liên ngoại trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10/2014 đã an bài. Kết quả không đến nỗi tệ: sau nhiều năm bị cấm vận, Việt Nam được Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần cơ chế mua vũ khí sát thương.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17219)
Ông Kerry nói Mỹ điều chỉnh chính sách trong tình hình mới Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho họ và nói rằng điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 18414)
Hãng tin Reuters (Anh) cho biết, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói: “Việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN vì mục đích an ninh hàng hải sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng theo hướng có lợi cho cả hai nước”. AP nhấn mạnh, quan hệ Mỹ-VN đã bình thường hóa vào năm 1995 - 20 năm sau chiến tranh. Washington đã phê chuẩn việc bán một số vũ khí không sát thương cho VN vào năm 2007 và quan hệ song phương đã được củng cố sâu sắc hơn, nhất là khi chính quyền Obama nỗ lực mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại châu Á.