500 đại biểu Quốc hội làm "Luật Hình Sự" sai be bét; Ai chịu trách nhiệm?

29 Tháng Sáu 201612:05 SA(Xem: 13735)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ 29  JUNE 2016

Bộ luật hình sự sai sót nghiêm trọng, ai chịu trách nhiệm?

28/06/2016

TTO - Ngày 27-6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có cuộc họp với trưởng đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, TP để bàn một chuyện hi hữu: hoãn thi hành Bộ luật hình sự (sửa đổi) vì những sai sót nghiêm trọng.


image016

Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII (sáng 27-11-2015) họp phiên toàn thể biểu quyết thông qua: Bộ luật hình sự (sửa đổi), Bộ luật tố tụng hình sự (sửa đổi) - Ảnh: Phương Hoa

Trước đó ngày 27-11-2015, Quốc hội khóa XIII thông qua Bộ luật hình sự (sửa đổi) với đa số phiếu tán thành.

Đây là bộ luật có nhiều điểm mới được dư luận quan tâm, ví dụ như việc bỏ hình phạt tử hình đối với bảy tội danh, quy định trách nhiệm hình sự của pháp nhân...

Tuy vậy chỉ sau khi Quốc hội thông qua ít lâu, có chuyên gia đã phát hiện bộ luật này có ba lỗi nghiêm trọng.

Ngày 20-4-2016, viết trên báo Tuổi Trẻ, ông Đinh Văn Quế - nguyên chánh tòa hình sự TAND tối cao - khẳng định “Bộ luật hình sự không chỉ có ba lỗi nghiêm trọng”. Ông chỉ ra rất nhiều nội dung “có vấn đề” của bộ luật này.

Cuộc họp bất thường

Nguồn tin của Tuổi Trẻ cho biết sau khi có phân tích của giới chuyên gia, dư luận, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã tiến hành rà soát tổng thể bộ luật.

Kết quả cho thấy có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi. “Không thể tin được một bộ luật quan trọng được gần 500 ĐBQH bấm nút thông qua lại mắc phải những sai sót nghiêm trọng như vậy” - vị này nói.

Trước tình hình đó, lãnh đạo Ủy ban Tư pháp gấp rút báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền.

Sau một thời gian cân nhắc, thảo luận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội triệu tập các trưởng đoàn ĐBQH khóa XIII chỉ ba ngày trước khi Bộ luật hình sự có hiệu lực thi hành (ngày 1-7-2016).

Tại cuộc họp diễn ra sáng qua, một quyết định rất hi hữu được đưa ra: các trưởng đoàn ĐBQH sẽ đem theo tài liệu, tờ trình, các báo cáo có liên quan về địa phương triệu tập cuộc họp đoàn ĐBQH (khóa XIII) để thảo luận, cho ý kiến và bỏ phiếu quyết định (về việc Quốc hội ban hành nghị quyết lùi thời hạn thi hành Bộ luật hình sự).

“Các ĐBQH sẽ biểu quyết bằng phiếu tại cuộc họp đoàn, niêm phong phiếu đó lại, trưởng đoàn ĐBQH có trách nhiệm đem số phiếu của đoàn ra Quốc hội, bầu ban kiểm phiếu và tiến hành kiểm phiếu. Lẽ ra phải triệu tập kỳ họp Quốc hội bất thường nhưng không còn thời gian để làm việc này nữa, vì vậy đây là biện pháp khả thi nhất để Quốc hội khóa XIII sửa sai, không để những sai sót trong Bộ luật hình sự ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân và doanh nghiệp” - nguồn tin cho hay.

Nếu đa số ĐBQH đồng ý theo phương án được trình, Bộ luật hình sự sẽ có hiệu lực thi hành từ 1-1-2017. Trong thời gian đó, Quốc hội khóa XIV sẽ sửa đổi, bổ sung hơn 90 nội dung phát hiện sai sót.


image017

Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII (sáng 27-11-2015) biểu quyết thông qua Bộ luật hình sự (sửa đổi) - Ảnh: Phương Hoa.

Ai chịu trách nhiệm?

Đây là lần thứ hai Quốc hội khóa XIII phải tiến hành sửa đổi một đạo luật khi nó còn chưa có hiệu lực thi hành (lần thứ nhất là sửa điều 60 Luật bảo hiểm xã hội). Lỗi lần này nghiêm trọng hơn lần trước rất nhiều.

“Đoàn ĐBQH chúng tôi triệu tập cuộc họp vào ngày 28-6, sau đó biểu quyết ngay, bởi dự kiến ngày 30-6 Quốc hội đã phải ban hành nghị quyết cho lùi thời điểm bộ luật có hiệu lực thi hành. Đây là chuyện rất hi hữu. Bộ luật có quá nhiều lỗi, chắc chắn phải sửa mới thi hành được. Quốc hội có lỗi với dân, lỗi trước hết thuộc về gần 500 đại biểu đã biểu quyết thông qua bộ luật” - trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nam Định Nguyễn Anh Sơn trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ ngay sau cuộc họp.

Trao đổi qua điện thoại với phóng viên Tuổi Trẻ, nguyên bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết khi còn là bộ trưởng, sau khi nhận được phản ứng từ dư luận như nêu trên, ông đã kiến nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành nghị quyết giải thích một số nội dung, cho đến khi Quốc hội khóa XIV sửa sai.

“Việc quy trách nhiệm chắc chắn là không tránh khỏi. Chúng tôi là những người trình dự án luật, sau đó Ủy ban Tư pháp thẩm tra. Nhiều nội dung có quan điểm khác nhau trong quá trình soạn thảo, nhưng cuối cùng thông qua thuộc thẩm quyền của Quốc hội".

"Tôi cũng là một đại biểu. Giờ nhìn lại thì thấy rằng một bộ luật lớn như vậy mà làm cập rập quá, cá nhân tôi cũng từng đề nghị phải có thêm thời gian nhưng không được chấp nhận” - ông Cường nói.

Đồng tình với ông Cường, nguồn tin của Tuổi Trẻ tại Ủy ban Tư pháp cũng cho rằng một đạo luật đồ sộ như vậy mà xem xét trong hai kỳ họp thì không có cách nào làm tốt được.

“Hơn nữa, bộ luật lần này phải cụ thể hóa, định hướng rất nhiều quy định của Hiến pháp về quyền con người, quyền công dân, nhưng từ khi có báo cáo kết quả lấy ý kiến nhân dân đến khi Quốc hội thông qua chỉ có khoảng một tháng rưỡi".

"Bây giờ sai thì đã sai rồi, Quốc hội khóa XIII phải dũng cảm nhận sai và kịp thời đưa ra biện pháp xử lý, bởi không thể đưa một đạo luật sai như vậy ra thi hành. Gần 500 đại biểu Quốc hội phải chịu trách nhiệm vì đã bấm nút thông qua, nhưng cũng cần làm rõ trách nhiệm từng khâu cho đến khâu cuối cùng là công bố luật” - vị này phân tích.

Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, nhiều ĐBQH cho rằng qua những sự cố như điều 60 Luật bảo hiểm xã hội và Bộ luật hình sự, Quốc hội cần rút ra bài học, làm rõ trách nhiệm và chấm dứt cách làm luật “chạy theo thành tích” như thời gian qua.

Hơn 90 nội dung cần sửa đổi, bổ sung

Nguồn tin của Tuổi Trẻ khẳng định trong báo cáo gửi các ĐBQH khóa XIII, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết có tới trên 90 nội dung thuộc Bộ luật hình sự cần phải sửa đổi, bổ sung. Trong số đó, theo các chuyên gia, có những sai sót nghiêm trọng và những sai sót “không thể tin được”.

Nguyên chánh tòa hình sự TAND tối cao Đinh Văn Quế từng nêu các ví dụ cụ thể như: ngoài điều 249, điều 250, điều 252 Bộ luật hình sự 2015 bị trùng lặp tình tiết định khung hình phạt thì còn điều 337 quy định tội cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước.

Tên của điều luật quy định hai tội với bốn hành vi: cố ý làm lộ bí mật nhà nước; tội chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước. Nhưng khoản 1 của điều luật này lại chỉ quy định một tội với một hành vi “cố ý làm lộ hoặc mua bán bí mật nhà nước”, còn ba hành vi: chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật nhà nước thì không thấy đâu nữa. Nếu nghiên cứu kỹ Bộ luật hình sự 2015, chúng ta còn thấy một số điều luật nếu không có giải thích hoặc hướng dẫn thì không thể áp dụng được.

Ví dụ: điều 175 (điều 140 Bộ luật hình sự 1999) quy định về tội “lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” đã bỏ tình tiết “bỏ trốn để chiếm đoạt” trước đây quy định tại điểm a khoản 1 điều 140 Bộ luật hình sự. Vậy kể từ ngày 1-7-2016 (nếu bộ luật có hiệu lực thi hành) trở đi cứ vay mượn, thuê tài sản của người khác rồi bỏ trốn để chiếm đoạt thì không phạm tội sao?!

LÊ KIÊN

19 Tháng Năm 2016(Xem: 14940)
- Đề nghị lập một phái đoàn điều tra các trại tù giam giữ tù nhân chính trị (giống như thời VNCH đã có một phái đoàn Quốc hội Mỹ đi điều tra trại tù đảo Côn Sơn). - 'Một nước Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama'.
17 Tháng Năm 2016(Xem: 17210)
- Cá biển độc, cá sông-suối độc, thịt heo độc, rau độc... - "Cách mạng cá chết" lan tới kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè Sàigon.
15 Tháng Năm 2016(Xem: 16658)
Cá chết 4 tỉnh miền Trung
13 Tháng Năm 2016(Xem: 14993)
- "Không một bóng dáng con cá nào, không một bóng dáng con cua nào, không một dấu hiệu đàn cá nào có thế hồi sinh sau thảm họa cá chết vừa rồi ở biển xã Quang Phú, thành phố Đồng Hới". - Tom Malinowski: “Một vài ngày nữa, Tổng thống Obama sẽ đến Việt Nam. Tổng thống luôn muốn được đến thăm nhiều đất nước. Chắc ông ấy sẽ cảm thấy ghen tỵ với chúng tôi vì không thể thực hiện được chuyến thám hiểm Sơn Đoòng lần này".
12 Tháng Năm 2016(Xem: 13210)
VN "thất vọng" hay "vui mừng" đón TT Obama? - “Chúng tôi hoan nghênh việc Mỹ thúc đẩy quá trình dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương cho Việt Nam. Điều này phù hợp với xu hướng phát triển quan hệ đối tác toàn diện, thể hiện sự tin tưởng giữa hai nước”, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 12/5 trả lời câu hỏi của Reuters". - (nhatbaovanhoa.com) - Hoa Kỳ trở lại Đông Dương không phải bằng 3,500 Thủy quân Lục chiến đổ bộ lên bờ biển Đà Nẵng vào tháng Ba năm 1965 mà bằng Hải quân. Chiến hạm USS Vandegrift-54 là chiến hạm đầu tiên sau chiến tranh Việt Nam đã cập cảng Sàigon ngày 19/11/2003. Đây là một tàu hộ vệ thuộc lớp Oliver Hazard Perry".
10 Tháng Năm 2016(Xem: 15841)
"Chim sắt khổng lồ" này là máy bay vận tải siêu hạng C-17 Globemaster III, chuyên phục vụ Tổng thống Mỹ. Ngày 22 tháng 5, 2016, Tổng thống Mỹ sẽ có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Chiếc Boeing C-17 xuất hiện ở sân bay Nội Bài có lẽ là "người tiềm trạm" để chuẩn bị cho chuyến thăm".
09 Tháng Năm 2016(Xem: 15971)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14954)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24811)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17753)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17965)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.