Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 6/2016

20 Tháng Sáu 201612:08 SA(Xem: 21999)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 20  JUNE 2016

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 6/2016

Diễn tiến Su-30, CASA-212 "lâm nạn và vài giả định"

VĂN HÓA tổng hợp

image005

HẢI ĐỒ VỊNH BẮC BỘ: Vịnh Bắc Bộ rộng khoảng 126.250 km²;  đảo Bạch Long Vĩ nằm giữa bờ biển Việt Nam và Trung Quốc, cách bờ biển Việt Nam 110 km và cách Trung Quốc 130 km. Độ sâu vùng biển duyên hải thềm lục địa VN khoảng từ 30 - 60 mét. Độ sâu của Vịnh Bắc Bộ khá cạn so với  vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa. Độ sâu là yếu tố quan trọng trong việc hành quân và di chuyển trên, dưới biển. Vịnh Bắc Bộ do khá cạn nên việc hành quân thích hợp với chiến hạm tuần duyên hoặc chiến hạm xa bờ, không thích hợp với tàu ngầm dễ bị phát hiện.

Lãnh hải liên quan đến Vịnh Bắc Bộ. Nếu Hiệp ước Pháp Thanh ký năm 1887 (đường thẳng màu xanh tính từ kinh độ bắc 108) vẫn còn được duy trì thì vị trí đảo Bạch Long Vĩ còn nằm khá sâu trong hải giới Việt Nam; ngược lại, với Hiệp ước Phân định Vịnh Bắc Bộ ký tháng 12 năm 2000, vị trí Bạch Long Vĩ gần như ráp ranh hải giới Trung Quốc và khu vực biển đảo Hải Nam lấn rất sâu và bờ biển Việt Nam.

image007

Khoảng cách từ Hải Phòng đến đảo Bạch Long Vĩ đến đảo Hòn Mắt Nghệ An.

Thứ Ba 14/6/16

- 6h38 sáng: Tiêm kích Sukhoi-30MK2 số hiệu 8585 xuất phát từ sân bay Thanh Hóa bay huấn luyện, Thiếu tá phi công Nguyễn Hữu Cường 39 tuổi lái chính ngồi ghế trước;  Thượng tá phi công Trần Quang Khải 43 tuổi làm nhiệm vụ huấn luyện viên chặn kích trên không, phi công Khải ngồi ghế sau.

-7h13sáng: Su-30 mất liên lạc.

-15h15, phát hiện vệt dầu loang cách phía đông đảo Hòn Mắt, Nghệ An khoảng 6 hải lý, xác định được vị trí hộp đen của chiếc Su30

Thứ Tư 15/6/16

- Rạng sáng khoảng 5h ngày 15/6, Thiếu tá phi công Nguyễn Hữu Cường được tàu HT20219 của ngư dân cứu sống tại vùng biển Nghệ An, cách nơi máy bay gặp nạn khoảng 28 hải lý về phía đông bắc đảo Mắt.

- Anh Cường kể lại, khi cách mục tiêu huấn luyện khoảng 15 km, có tiếng nổ trong khoang lái nên hai phi công bung dù cách nhau 2-3 km và nhìn thấy nhau đáp xuống mặt biển.

- 13h30 trưa, Thiếu tá Cường được đưa vào đất liền.

Thứ Năm 16/6/16

- 9h10 sáng tại sân bay dã chiến Gia Lâm, Casa-212 số hiệu 8983 cất cánh. Đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918, phi công chính CASA-212 tất cả gồm sáu sỹ quan và ba không quân chuyên nghiệp.

image009

Phi hành đoàn không thấy ai mặc áo phao.

-12h30 sáng, sau  3 giờ bay, Casa-212 mất liên lạc ở địa điểm cách đảo Bạch Long Vĩ, Hải Phòng.

- Thông tin cuối cùng của CASA-212 là xin hạ độ cao xuống thấp vì có thể  đã "thấy cái gì" ở mặt biển hoặc dưới lòng biển, sau đó và bị "va chạm mạnh" vỡ tan.

- 19h30 chiều, Bộ trưởng Quốc phòng Ngô Xuân Lịch chủ trì cuộc họp thường vụ quân ủy trung ương Bộ Quốc phòng về việc Casa-212 mất tích và phi công Thượng tá Trần Quốc Khải  Su-30 vẫn "mất tích".

- 21h30 tối, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh gặp Đại sứ Trung Quốc Hồng Tiểu Dũng tại trụ sở Bộ Quốc phòng để “đề nghị phối hợp, hỗ trợ tìm kiếm cứu nạn ở phía đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ”“cung cấp thông tin” nếu phát hiện ra vật thể nghi là của máy bay hoặc phi công, phi hành đoàn trôi dạt sang phía đông đường phân định.

- Ngay trong đêm 16/6, Trung Quốc cử một tàu (Nam Hải Cứu-101) tới hiện trường.

- Bản tin trưa 17/6, Bộ Quốc phòng xác định địa điểm vớt được các mảnh vỡ là ở nam đông nam Bạch Long Vĩ 20 hải lý, phía đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ 3 hải lý.

Theo thông tin từ Sở chỉ huy tiền phương đặt tại Quân chủng Hải quân (thành phố Hải Phòng), trong ngày 18/6, Bộ Quốc phòng tiếp tục mở rộng phạm vi tìm kiếm ra khoảng 60 hải lý, về phía Tây và Tây Nam đảo Bạch Long Vĩ để tìm kiếm các nạn nhân của vụ máy bay CASA-212.

Thứ Sáu 17/6/16

- 5h sáng: Tàu Nam Hải Cứu – 101 có mặt tại phía đông đường phân định, “đối diện với khu vực máy bay Casa-212 gặp nạn”, đến 7h sáng, tiếp tục có hai tàu hải cảnh Trung Quốc, số hiệu 46021 và 45102 tới cùng vị trí với Nam Hải Cứu – 101.

- 9h sáng, tàu cảnh sát biển VN CSB4039 tiếp nhận các mảnh vỡ đầu tiên của Casa 212 tại khu vực cách Bạch Long Vĩ 12 hải lý về hướng đông nam.

- CASA-212 được cho là đã rơi xuống biển gần với đảo Bạch Long Vĩ và nằm ở độ sâu khoảng 58 m.

- Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập Sở chỉ huy tiền phương tại Bộ tư lệnh Quân chủng Hải quân, Hải Phòng.

* GIẢ ĐỊNH: Các mảnh vỡ "đầu tiên" của CASA do tàu hải cảnh TQ vớt rồi giao cho tàu cảnh sát biển VN hay chính tàu VN vớt được trước tàu TQ? Các tàu TQ có giữ lại các mảnh vỡ khác để "nghiên cứu" không?

- Chiều 17/6, Đại sứ Ted Osius nói "nước Mỹ sẵn sàng hỗ trợ" tìm người mất tích trong hai vụ máy bay rơi "bằng bất cứ cách nào có thể".

* GIẢ ĐỊNH: Vì sao VN hai lần từ chối sự giúp đỡ của Mỹ? Lần thứ nhất về vụ truy nguyên cá chết ở 4 tỉnh miền Trung; lần thứ hai Đại sứ Ted Osius đề nghị sẵn sàng hỗ trợ VN trong việc tìm kiếm Su-32 và CASA.

* GIẢ ĐỊNH VỀ CASA-212:

- Bình luận với BBC hôm 17/6/2016, ông Nguyễn Thành Trung, nguyên Phó Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho rằng chiếc CASA-212 'chắc chắn đã bị một va đập rất mạnh' khi rơi xuống biển qua những thông tin mà ông biết được, trong đó có các hình ảnh về các mảnh xác của phi cơ tìm kiếm, cứu hộ của Cảnh sát biển Việt Nam.

- Dựa trên những hình ảnh nhận được, ông Nguyễn Thành Trung nói, có thể khẳng định được là chiếc phi cơ CASA-212 đã bị tai nạn khiến vỡ ra.

Ông Trung nói rằng: Có thể loại trừ hoàn toàn 'yếu tố chính trị' trong vụ một phi cơ tiêm kích quân sự và một phi cơ tìm kiếm cứu hộ của Việt Nam vừa gặp nạn tại Biển Đông, đặc biệt là nguyên nhân 'có tên lửa bắn lên'.

- CASA-212 xin hạ độ cao xuống để "thấy cái gì" dưới mặt biển và bị "va chạm mạnh" khi xuống thấp.

- Tọa độ khi CASA xuống thấp là ở phía đông hải giới phân định Vịnh Bắc Bộ Việt - Trung ký năm 2000; CASA có vi phạm hải giới không? Bản tin trưa 17/6, Bộ Quốc phòng xác định địa điểm vớt được các mảnh vỡ là ở nam đông nam Bạch Long Vĩ 20 hải lý, phía đông đường phân định Vịnh Bắc Bộ 3 hải lý.

- Có nhiều điểm khác biệt trong việc quan sát các mảnh vỡ của CASA do tàu cảnh sát biển VN đưa vào đất liền: thứ nhất, ông Trung chỉ quan sát được các mảnh vỡ do tàu cảnh sát VN tiếp nhận mà không quan sát được toàn bộ các mảnh vỡ khác; thứ hai, các chuyên gia về vũ khí có thể xác định được các mảnh vỡ bị "va chạm rất mạnh" hiện ra như thế nào;

- CASA-212 là loại máy bay hiện đại chế tạo chuyên dùng cho việc quan sát so với L-19 (đầm già) xưa cũ của không quân VNCH, nó có khả năng bay quan sát ở mọi thời tiết tuy có hạn chế tầm nhìn, nó có thể tắt máy lượn trên không hay lượn sà xuống mặt biển và lúc ấy, 9 người trên khoang có đủ thì giờ mặc áo phao, phát tín hiệu cấp cứu; họ có thể sống sót. 

- Với sự "va chạm mạnh" chưa biết từ dưới lên trên hay từ trên xuống dưới hay phát nổ từ trong khoang, toàn bộ phi hành đoàn hầu như "biến mất", cho đến nay vẫn chưa tìm thấy tung tích. Sự "va chạm mạnh" rất bất ngờ nhanh chóng, khiến phi hành đoàn không kịp điện báo cấp cứu. 

Thứ Bảy 18/6/16

- Rạng sáng khoảng 5h ngày 15/6, Thiếu tá phi công Nguyễn Hữu Cường được tàu HT20219 của ngư dân Phạm Văn Lệ cứu sống tại vùng biển Nghệ An, cách nơi máy bay gặp nạn khoảng 28 hải lý về phía đông bắc đảo Mắt.

- Anh Cường kể lại, khi cách mục tiêu huấn luyện khoảng 15 km, có tiếng nổ trong khoang lái, khi máy bay gặp sự cố, chúng tôi vẫn kịp bung dù và nhìn thấy nhau khi rơi xuống biển.


image011image012

- 11h sáng nay 17/6/16: Đại tá Dương Minh Hiền - Phó chỉ huy Bộ chỉ huy quân sự Nghệ An, thì cho biết cuối giờ chiều nay một ngư dân phát hiện vị trí máy bay Su30-MK2 mất tích trên vùng biển Nghệ An. Theo đó, một tàu cá của ngư dân báo về cho biết tọa độ phát hiện máy bay Su30-MK2 bị rơi ở vị trí cách đảo Mắt khoảng 7 - 8 km về phía Bắc.

- Văn phòng Uỷ ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn cho hay lúc 18h ngày 17/6, một tàu cá của ngư dân ở Nghi Lộc (Nghệ An) đã phát hiện một thi thể cuộn trong dù cách Đông Đông Nam đảo Hòn Mê, Thanh Hóa khoảng 33 hải lý.

- Sáng 18/6, thi thể phi công Thượng tá Trần Quang Khải đã được đưa vào cảng Hải đội 2 Nghệ An sau gần 4 ngày tìm kiếm.

- Nguồn tin độc quyền của Báo Nghệ An cho biết, phi công Khải được tìm thấy trong tình trạng đã tử vong, dù quấn chặt vào người. Như vậy có thể cho rằng nguyên nhân ban đầu cái chết của phi công Trần Quang Khải 43 tuổi là do gặp sự cố trong khi bung dù.

- Khu vực tọa độ 19.12 vĩ độ, 106.28 kinh độ, giáp ranh Đảo Mắt, trên vùng biển Nghệ An. Người phát hiện là ngư dân Đậu Văn Kính, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, Nghệ An.

- Trao đổi với Zing.vn, ngư dân Đậu Thành Kính cho biết tàu phát hiện và trục vớt thi thể lúc 16h45, thi thể bị trương phình, có dù, giày dép và trang bị đầy đủ. Có thể người này đã tử vong cách đây vài ngày.

- Khu vực phát hiện thi thể phi công Trần Quang Khải gần với nơi đã phát hiện Thiếu tá Nguyễn Hữu Cường.

image014

Sukhoi-30MK2 và di ảnh Thượng tá Phi công Trần Quang Khải.

* GIẢ ĐỊNH VỀ SUKHOI-30:

- Thiếu tá Cường kể lại, khi cách mục tiêu huấn luyện khoảng 15 km, có tiếng nổ trong khoang lái nên hai phi công bung dù cách nhau 2-3 kmnhìn thấy nhau đáp xuống mặt biển. Cách nhau đến 2-3 km là sao?

- Khi nghe tiếng nổ phát ra từ trong khoang lái, Thiếu tá Cường Thượng tá Trần Quang Khải bung dù nhưng ai bung dù trước ai bung dù sau hay bung cùng một lúc.

- Vì sao có tiếng nổ trong khoang lái, tiếng nổ phát ra ở ghế Thiếu tá Cường hay ở ghế Thượng tá Khải?

- Nếu tiếng nổ phát ra ở ghế Thượng tá Khải, có thể Khải đã bị thương rất nặng nhưng vẫn còn cử động mấy giây để bấm nút bung dù, nhưng sau đó Khải không còn cử động được nữa và có thể ông đã chết ngay trên không nên lúc rơi xuống biển bị dù quấn chặt vào người.

- Vị trí tìm thấy thi thể ông Khải được nói cách khu vực xác định máy bay Su-30MK2 rơi khoảng 15-18 hải lý.

- Với trường hợp chiếc Su-30MK2 bị rơi, ông Nguyễn Thành Trung cho rằng 'tiếng nổ trong khoang lái' có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng 'chắc chắn nghiêm trọng mới nhảy dù'./

05 Tháng Mười 2016(Xem: 14035)
Cảng Cam Ranh chụp ngày 17/8/16. Ảnh minh họa
29 Tháng Chín 2016(Xem: 13522)
- Tại họp báo ở Hà Nội ngày 29/9, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tiết lộ ông Duterte đã bàn về vấn đề Biển Đông khi gặp Chủ tịch Trần Đại Quang. - Tin mới nhất từ trang rappler.com cho biết, phía Philippines cho rằng đàm phán song phương với Trung Quốc là cần thiết, nhưng có vẻ phía Việt Nam hướng về đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 12851)
VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016: "Sau chiến tranh VN là Philippines?" Trước báo giới, ông Rodrigo Duterte phát biểu : « Tôi thật sự không muốn cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ nhưng tôi sẽ lập thêm liên minh mới với Trung Quốc và ông Medvedev (thủ tướng Nga) đang chờ chuyến thăm của tôi ». Ông nói tiếp : « Tôi đang trên đường vượt qua lằn ranh giới hạn trong quan hệ giữa tôi và Hoa Kỳ. Đây là điểm quyết định, không lùi lại được ».
27 Tháng Chín 2016(Xem: 13173)
* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao? * Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì? Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia. VĂN HÓA MAP
15 Tháng Chín 2016(Xem: 13642)
Hậu chấn PCA - Philippines: Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng biển Tây Philippines, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực. - Việt Nam: 11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; 12. ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập t
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15396)
"Tuần tra" phá "Thế trận" DIỄN BIẾN SỰ KIỆN LIÊN QUAN 1- 30/8 Bắc Kinh: Thường Vạn Toàn + Ngô Xuân Lịch ký bản ghi nhớ. XEM THÊM: Việt - Hoa: Ký kết "Nguyên tắc 3 điểm về Nam Hải" 2- 30/8 Singapore: Trần Đại Quang: "Phe nào cũng thua!". 3. 31/8 Ấn Độ: John Kerry: "Phán quyết PCA là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý”. 4- 8/9 ASEAN-Lào: Obama: "Phán quyết PCA cuối cùng và ràng buộc pháp lý". 5- 12/9 Quảng Đông: Hải quân Nga-Hoa tập trận. 6- 13/9 Bắc Kinh: Tập Cận Bình "an ủi" Nguyễn Xuân Phúc. 7- 13/9 Manila: Duterte: "Mỹ hãy rút cố vấn về nước / Phi không tuần tra chung với quân ngoại quốc". 8- 16/9 Tokyo: Mỹ - Nhật tuần tra. 9- 17/9 Quảng Đông: Nga-Hoa tiếp tục tập trận 'chiến lược". 10- 19/9 Quảng Đông: "Tập trận" phá "Thế trận" Mỹ-Nhật. 11- 21/9 Manila: Duterte đứng giữa "Tập trận" và "Thế trận". XEM THÊM: - Tầu ngầm, lực lượng chiến lược. XEM THÊM: - Tiên đoán về bãi Cỏ Mây. XEM THÊM: - W. DC. Hillary Clinton "Từ chối TPP". XEM THÊM: - TPP: VN nín thở
09 Tháng Chín 2016(Xem: 13203)
"Các nhân vật đấu tranh dân chủ mà tổng thống Pháp mong muốn Việt Nam trả tự do bao gồm một nhà hoạt động theo Công giáo, một blogger, một người vận động quyền đất đai và một nhà đấu tranh để thành lập phong trào đối lập." theo AFP.