Shangri-La: Nếu Biển Đông không được giải quyết thấu đáo thì? ... vẫn như cũ?

05 Tháng Sáu 201611:45 CH(Xem: 14170)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 06  JUNE 2016

Shangri-La: Nếu Biển Đông không được giải quyết thấu đáo thì? ... vẫn như cũ?

Biển Đông : Mỹ cảnh cáo Trung Quốc về nguy cơ bị cô lập

image209

Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Carter (giữa) chụp ảnh chung với hai đồng nhiệm Hàn Quốc và Nhật Bản, ông Han Minkoo (trái) và ông Gen Nakatani, tại Đối thoại Shangri-la, Singapore, 04/06/2016.REUTERS/Edgar Su

Tại hội nghị về an ninh Đối thoại Shangri-la ở Singapore, Hoa Kỳ cảnh cáo Trung Quốc về nguy cơ bị cô lập, nếu Bắc Kinh tiếp tục các hoạt động bành trướng ở Biển Đông.

Tuyên bố tại Đối thoại Shangri-la hôm nay, 04/06/2016, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Ashton Carter cảnh cáo : « Những hành động của Trung Quốc ở Biển Đông đang cô lập nước này, vào lúc mà toàn bộ các nước trong vùng đang xích lại gần nhau và hợp tác với nhau ».

Ông Carter cũng cảnh cáo rằng nếu Bắc Kinh đi quá xa, Hoa Kỳ và các nước trong vùng sẽ có hành động đáp trả. Một cách hình tượng, bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ nói, « nếu những hành động như vậy tiếp diễn, Trung Quốc rồi sẽ dựng lên một bức Vạn lý trường thành tự cô lập ».

Bắc Kinh đã có phản ứng ngay lập tức sau tuyên bố nói trên của ông Carter, qua lời của đô đốc Quan Hữu Phi (Guan Youfei), đặc trách đối ngoại bộ Quốc Phòng Trung Quốc, cho rằng đó là những lời lẽ phản ánh « tâm lý thời Chiến tranh lạnh ».

Trong những tháng qua, hồ sơ Biển Đông đã khiến quan hệ Mỹ-Trung thêm căng thẳng, vì Washington dứt khoát bảo vệ quyền tự do hàng hải tại vùng biển chiến lược này, không chấp nhận những hoạt động của Bắc Kinh bồi đắp và quân sự hóa các đảo tranh chấp.

Tuy quan hệ hai nước gặp căng thẳng như vậy, bộ trưởng Carter hôm nay cho biết là Hoa Kỳ vẫn muốn mở rộng hợp tác quân sự với Trung Quốc, không chỉ nhằm giảm thiểu các nguy cơ xung đột, mà còn hợp tác trong những lĩnh vực khác.

Về phần thủ tướng Thái Lan Prayut Cha-o-Cha, người có vinh dự đọc bài diễn văn chính (keynote) trong buổi khai mạc Đối thoại Shangri-la hôm qua, thì đã kêu gọi Trung Quốc và các nước tranh chấp khác về chủ quyền Biển Đông nên vượt ra khỏi các tranh chấp này và tìm hướng hợp tác với nhau, nhằm làm dịu căng thẳng trong vùng.

Cuộc đối thoại về an ninh này, do Viện nghiên cứu chiến lược quốc tế ( IISS ) Luân Đôn tổ chức, diễn ra trong ba ngày, từ 03/06 đến 05/06, quy tụ khoảng 20 bộ trưởng Quốc Phòng vùng châu Á-Thái Bình Dương và nhiều chuyên gia về an ninh, quốc phòng.

Ngoài hồ sơ Biển Đông, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên do vụ thử hạt nhân và bắn tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, cũng như mối đe dọa khủng bố Hồi Giáo, là những chủ đề nổi cộm tại Đối thoại Shangri-la năm nay./

Thanh Phương  04-06-2016

Tướng Chí Vịnh: "Muốn gì lên diễn đàn, đừng phát tờ rơi"

04/06/2016 16:10 GMT+7

TTO - Chiều 4-6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, trưởng đoàn Việt Nam đã có buổi trao đổi với báo chí nước ngoài bên lề Đối thoại Shangri-La ở Singapore.

image210

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh trả lời báo chí bên lề Đối thoại Shangri-La tại Singapore ngày 4-6 - Ảnh: Q. TRUNG


Khi được hỏi về tập tài liệu mà Trung Quốc phát tán bên lề đối thoại Shangri-La ngày 3-6, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh cho biết ông chưa kịp nghiên cứu tập tài liệu này và chưa rõ nội dung cụ thể ra sao.

Tuy nhiên ông Vịnh cho rằng: “Tôi không biết ai là người phát tán tập tài liệu này. Nhưng nếu là tôi, tôi sẽ không phát tán tài liệu đó vì đây là một diễn đàn mở, minh bạch, thế giới đều lắng nghe. Có việc gì thì lên diễn đàn nói, đừng nên phát tờ rơi như thế này”.

Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ, tập tài liệu này gồm hai phiên bản tiếng Anh và tiếng Hoa, cung cấp thông tin xuyên tạc sự thật cho rằng toàn bộ Biển Đông là của Trung Quốc.

Nội dung tờ rơi này cho rằng các đảo của Trung Quốc bao gồm quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa của Việt Nam), quần đảo Trung Sa, và quần đảo Nam Sa (là Trường Sa của Việt Nam). Bốn quần đảo này đều hợp thành lãnh thổ của Trung Quốc.

Về quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam, Trung Quốc trắng trợn cho rằng một số nước xung quanh biển Đông đã đưa quân xâm chiếm các đảo, dẫn đến tranh chấp lãnh thổ quần đảo Trường Sa hiện nay và Trung Quốc là quốc gia phát hiện sớm nhất, đặt tên và khai thác quần đảo Trường Sa.

Trong tờ rơi, Trung Quốc còn ngang nhiên nói yêu cầu lãnh thổ của các nước khác đối với quần đảo Trường Sa không phù hợp với luật pháp quốc tế.

Cũng trả lời báo chí nước ngoài, Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh nói tất cả quốc gia cần phải đưa ra các ý kiến của mình về tất cả thách thức an ninh ở khu vực và thế giới.

“Việt Nam chúng tôi cũng đưa ra những quan điểm của mình. Đó không phải là vấn đề riêng mà là của cả khu vực, của thế giới. Đó là quyền và trách nhiệm của tất cả các quốc gia” ông Vịnh nói.

Trả lời câu hỏi về các hoạt động quân sự hóa ở Biển Đông, Tướng Vịnh cho rằng mọi hoạt động quân sự hóa trên Biển Đông của tất cả các nước cần cân nhắc rất kỹ vì nếu không kiềm chế, thì đến một lúc nào đấy các hoạt động quân sự sẽ nhiều lên, dẫn đến xung đột, va chạm, tạo ra những tình huống bất thường không kiểm soát được.

“Nhân dịp Đối thoại Shangri-La, chúng tôi mong muốn bàn giải pháp tăng cường quốc phòng song phương với các nước đồng thời trao đổi với họ về các vấn đề cùng quan tâm.

Có một điểm chung mà tất cả các đoàn đều hi vọng là Shangri-La nên có một tiếng nói chung để giảm bớt các thách thức ở khu vực, đem lại hòa bình và ổn định cho mọi quốc gia” Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh chia sẻ.

QUỲNH TRUNG (từ Shangri-La)

Tướng Vịnh trả lời BBC bên lề Shangri-la

Diễn đàn an ninh khu vực thường niên Đối thoại Shangri-La đã kết thúc ngày làm việc chính thức đầu tiên với nghị trình dày đặc các cuộc thảo luận giữa đại diện các quốc gia về nhiều vấn đề an ninh quan trọng.

Đoàn Việt Nam tham dự diễn đàn ở cấp thứ trưởng, với quan tâm chủ đạo là tình hình căng thẳng ở Biển Đông xung quanh các tuyên bố chủ quyền của các nước trong khu vực. Chủ đề này càng cấp bách khi Toà trọng tài quốc tế được trông đợi sẽ đưa ra phán quyết về vụ Philippines kiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc.

Tại Đối thoại Shangri-La, trưởng đoàn Việt Nam - Thượng tướng, Thứ trưởng Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh - đã trả lời phóng viên Hồng Nga của BBC Tiếng Việt./

BBC 04/6/16



Tướng Vịnh: Quan hệ quốc phòng Việt – Trung tiến triển ‘suôn sẻ’

 

image212

Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, “nhất trí với những ý kiến của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, đề nghị hai bộ quốc phòng tiếp tục hợp tác".

Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam Nguyễn Chí Vịnh chiều 3/6 gặp Đô đốc Tôn Kiến Quốc, Phó Tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, bên lề diễn đàn an ninh khu vực tại Singapore.

Tại cuộc gặp, đôi bên “cam kết thúc đẩy quan hệ quân sự hữu nghị và hợp tác, và duy trì hòa bình và ổn định khu vực một cách hiệu quả”.

Theo báo chí Việt Nam, về phần mình, ông Vịnh cho rằng hai nước “cần tăng cường hợp tác giữa lực lượng biên phòng hai nước, tiếp tục tổ chức các hoạt động giao lưu biên giới, tiến hành đối thoại chiến lược quốc phòng cấp thứ trưởng…”

Ông Vịnh cũng nói thêm rằng hai bên “cũng cần tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như hợp tác hải quân và cảnh sát biển để góp phần tạo môi trường hòa bình, ổn định giữa hai nước”.

Báo chí Trung Quốc dẫn lời quan chức quốc phòng Việt Nam nói rằng quan hệ quân sự giữa đôi bên đã “tiến triển suôn sẻ”.

Ông Vịnh được trích lời nói: “Đôi bên thúc đẩy hợp tác trong nhiều lĩnh vực như bảo vệ biên giới, đối thoại chiến lược và giữa các lực lượng như hải quân lẫn tuần duyên. Các cuộc trao đổi được tiến hành nhằm thu hẹp các khác biển về quan điểm”.

Còn truyền thông Việt Nam dẫn lời ông Tôn “nhất trí với những ý kiến của Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh, đề nghị hai bộ quốc phòng tiếp tục hợp tác trao đổi kinh nghiệm tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc, thúc đẩy trao đổi cấp cao và đối thoại chiến lược cấp thứ trưởng, giao lưu biên giới giữa hai bên”.

Đối thoại Shangri-La diễn ra từ ngày 3 đến 5/6. Ngoài Trung Quốc, ông Vịnh cũng phái đoàn đã có hàng loạt cuộc gặp song phương với đoàn Mỹ, Singapore, Australia, New Zealand, Canada, Anh và Italy.

Tả lời báo chí tại Singapore, ông Vịnh nói rằng việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận đối với Việt Nam tăng cường lòng tin giữa hai nước cựu thù.

Ông nói thêm rằng khả năng mua vũ khí từ Mỹ là một phần của chiến lược lâu dài nhằm tăng cường quan hệ đôi bên trong một loạt các lĩnh vực như kinh tế, chính trị, văn hóa và an ninh.

Ông Vịnh cho biết Việt Nam “chưa rõ muốn mua gì và có thể mua gì từ Mỹ”, và mọi việc “vẫn chỉ ở giai đoạn sơ khởi”.

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Shangri-La: "Biển Đông vẫn như cũ"

* Biển Đông thống trị Shangri-la, khó có thay đổi nào từ Trung Quốc

 (GDVN) - Chắc chắn ông Obama sẽ không cho phép nổ ra một vụ tranh cãi gay gắt trước khi diễn ra Đối thoại Chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ.

Đối thoại An ninh Shangri-la lần thứ 15 đã khai mạc tối qua tại Singapore với bài phát biểu của Thủ tướng Thái Lan Prayuth Chan-o-cha. Bài phát biểu của Thủ tướng Thái Lan tập trung vào vai trò và sự chủ động của quân đội trong sự phát triển của đất nước.

Defense News ngày 3/6 cho hay, hầu hết các đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-la năm nay tiếp tục quan tâm đến các hành vi leo thang, phiêu lưu quân sự của Bắc Kinh trên Biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục "nuốt chửng" những hòn đảo nhỏ, thách thức quyền tự do hàng hải hàng không của tàu chiến, máy bay Mỹ qua khu vực này.

image213

Thủ tướng nước chủ nhà Lý Hiển Long phát biểu khai mạc Đối thoại Shangri-la lần thứ 15, ảnh: iiss.org.


Đây cũng sẽ là kỳ đối thoại "cuối cùng" trước khi Tòa Trọng tài Thường trực PCA ra phán quyết vụ Philippines khởi kiện Trung Quốc
(áp dụng sai, giải thích sai, vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982 - UNCLOS) trên Biển Đông.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter sẽ có bài phát biểu sáng hôm nay, nhiều khả năng ông sẽ tiếp tục lên án các hành vi leo thang quân sự hóa Biển Đông từ phía Trung Quốc, yêu cầu Bắc Kinh tuân thủ luật pháp quốc tế. Sau Ash Carter sẽ là bài phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ, Nhật Bản, cả hai nước đều phải đang đối mặt với tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.

Các đại biểu tham dự Đối thoại Shangri-la năm nay cũng bàn tàn xôn xao về việc liệu có khả năng Bắc Kinh đơn phương tuyên bố áp đặt một vùng nhận diện phòng không (ADIZ) ở Biển Đông như tiết lộ trên tờ South China Morning Post hay không.

Ông Tôn Kiến Quốc - Phó tham mưu trưởng Bộ tham mưu liên hợp Trung Quốc sẽ có bài phát biểu chính thức trước hội nghị vào ngày mai. Trong khi một cố vấn Lầu Năm Góc cho hay, Trung Quốc đang tìm cách nâng cao biện pháp quản lý khủng hoảng để tránh một thảm kịch với Hoa Kỳ trên Biển Đông.

Trung Quốc sẽ không có gì thay đổi trong vấn đề Biển Đông

South China Morning Post ngày 3/6 dẫn lời Tiến sĩ Bonnie Glaser từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) nói rằng, dự kiến Bắc Kinh và Washington sẽ tiếp tục bảo lưu quan điểm, nhưng không sử dụng đối thoại này để gây thêm chú ý về những bất đồng giữa hai bên trên Biển Đông.

Thay vì cố gắng tìm kiếm sự đồng thuận, hai bên sẽ tìm kiếm cách thức quản lý những khác biệt, tránh căng thẳng leo thang thành xung đột hay tai nạn quân sự.

"Mỹ mong muốn khu vực tin cậy vào Hoa Kỳ như một bên đảm bảo hòa bình, an ninh cho khu vực và đồng minh đáng tin cậy. Nhưng đồng thời khu vực này cũng không muốn nhìn thấy một cuộc đối đầu Trung - Mỹ nổ ra. Sự cân bằng là những gì Mỹ đang cố gắng làm tại Đối thoại Shangri-la", bà Glaser cho hay.

Huang Jing, chuyên gia quan hệ Mỹ-Trung từ Đại học Quốc gia Singapore và là thành viên ban tổ chức Đối thoại Shangri-la cho hay, căng thẳng trên Biển Đông đã được lên kế hoạch cho một phiên thảo luận trong Đối thoại năm nay. Cả Trung Quốc và Mỹ đang sẵn sàng làm dịu sức khác biệt của họ về Biển Đông.

Ông nói rằng, dù Lầu Năm Góc và Nhà Trắng tiếp tục tranh cãi về việc đối phó với hành vi (phiêu lưu quân sự) của Trung Quốc trên Biển Đông như thế nào, chắc chắn ông Obama sẽ không cho phép nổ ra một vụ tranh cãi gay  gắt trước khi diễn ra Đối thoại Chiến lược và kinh tế Trung - Mỹ dự kiến bắt đầu vào Thứ Hai tuần tới.

"Tôi không nghĩ rằng chúng ta sẽ nghe thấy bất kỳ điều gì mới từ phía Trung Quốc. Hội nghị này là nơi phù hợp để trao đổi về sự khác biệt, nhưng có cân bằng. Tôi không nghĩ rằng sẽ có những lời lẽ đặc biệt mạnh tại Đối thoại Shangri-la  năm nay", bà Glaser nhận định.

Học giả Úc tin Trung Quốc sẽ không dám tuyên bố áp đặt ADIZ trên Biển Đông lúc này

Giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Australia được The Straits Times ngày 3/6 dẫn lời đánh giá, Trung Quốc sẽ không đơn phương tuyên bố áp đặt ADIZ ở Biển Đông, mặc dù trước đó tờ South China Morning Post có dẫn nguồn "tin riêng từ quân đội Trung Quốc" tiết lộ khả năng này.

Mặc dù Trung Quốc đã bồi đắp các đảo nhân tạo quy mô lớn và tiến hành quân sự hóa (bất hợp pháp) ở Biển Đông,, nhưng chỉ bấy nhiêu chưa đủ khả năng để cho Trung Quốc thực thi các quy định của một ADIZ trên Biển Đông.

"Họ có đường băng ở đó, nhưng không có các kho nhiên liệu, không có năng lực bảo trì cho tàu sân bay có thể hiện diện trong thời gian dài. Do đó không có cách nào để Trung Quốc thực hiện một ADIZ", Giáo sư Thayer nói.

Bởi vậy việc "xì" ra thông tin sẽ tuyên bố ADIZ ở Biển Đông chỉ là một chiêu trò tâm lý chiến mà Trung Quốc dựng lên để gây áp lực tâm lý lên các quốc gia láng giềng ở Biển Đông. Ngoài những ngón "võ mồm", Trung Quốc chưa có khả năng làm gì với một ADIZ ở Biển Đông.

South China Moring Post cho biết, trong một dấu hiệu thể hiện thiện chí, Việt Nam đã mời hải quân Trung Quốc ghé thăm một cảng không xác định, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói.

Lời mời được đưa ra trong cuộc tiếp xúc giữa Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng với ông Tôn Kiến Quốc bên lề Đối thoại Shangri-la.

HồngThủy 08:28 04/06/16

22 Tháng Tư 2016(Xem: 17798)
Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư "...Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân. Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình..." - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á". - BBC phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt. - VĂN HÓA phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính. - Xem thêm mục XÃ HỘI "Đêm tưởng nhớ Sàigon" do Montreal, Canada tổ chức.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16508)
12/04/2016: Chiến hạm Nhật "bám" Cam Ranh. 14/04/2016: Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung. 15/04/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hành quân trên USS John C. Stennis. 15/04/2016: Trung cộng điều 16 máy bay quân sự ra Phú Lâm-Hoàng Sa. 17/04/2016: Phó chủ tịch quân ủy Trung cộng thị sát đảo nhân tạo ở Trường Sa. 18/04/2016: Chiến đấu cơ Trung cộng hiện diện ở Đá Chữ Thập- Trường Sa. 19/04/2016: Mỹ phản đối Chiến đấu cơ Trung cộng đáp ở Chữ Thập.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 15962)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15281)
" bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông". "thông tin về chuyến đi được loan báo đúng vào hôm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Philippines bay ra thăm tàu sân bay Mỹ John C. Stennis đang hoạt động trên Biển Đông". (Xem chú thích bản đồ chiến sự Biển Đông trang trong)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15787)
"Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường không phải là người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 13619)
"Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp. Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15550)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18254)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15780)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16312)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16316)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17570)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21500)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14920)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13588)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20538)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16683)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13118)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".