Tổng thống Đài Loan hung hăng đòi chủ quyền toàn bộ Trường Sa

02 Tháng Sáu 201611:08 CH(Xem: 14798)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 03 JUNE 2016

Tổng thống Đài Loan hung hăng đòi chủ quyền toàn bộ Trường Sa

01/06/2016

Đài Loan ngang nhiên tuyên bố tiếp tục kiểm soát đảo Ba Bình và yêu sách chủ quyền với toàn bộ Trường Sa của Việt Nam.


image006

Binh sĩ Đài Loan đồn trú trái phép trên đảo Ba Bình, thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Ảnh: Forbes

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Đài Loan Vương Bội Linh (Eleanor Wang) hôm 31/5 ngang nhiên tuyên bố chính quyền của tân nữ lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn sẽ “tiếp tục kiểm soát đảo Thái Bình (đảo Ba Bình của Việt Nam) và chia sẻ tài nguyên biển như hải sản, dầu khí với các bên có tuyên bố chủ quyền”, theo Forbes.

Đảo Ba Bình có chiều dài tự nhiên lên tới hơn 1.400 m, là đảo có diện tích lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.

Chính quyền của bà Thái cũng yêu sách chủ quyền với toàn bộ quần đảo Trường Sa rộng 3,5 triệu km2. Bà Vương cũng ngang nhiên tuyên bố Trường Sa là “lãnh thổ lịch sử” của Đài Loan và đây là điều “không thể tranh cãi”.


image008

Thái Anh Văn lên nắm quyền tại Đài Loan từ ngày 20/5. Ảnh: Reuters

Chính quyền mới 11 ngày tuổi của bà Thái Anh Văn cho biết “tiếp tục chính sách đã được duy trì 60 năm qua” đối với vấn đề Biển Đông.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng tuyên bố của Đài Loan đạt được mục đích lấy lòng Trung Quốc nhưng sẽ khiến các nước Đông Nam Á cảnh giác. Hồi tháng 3, Đài Loan đưa trái phép một nhóm phóng viên ra đảo Ba Bình. Người tiền nhiệm của bà Thái là ông Mã Anh Cửu trước khi từ nhiệm từng có kế hoạch đưa tên lửa phòng không tầm ngắn ra đảo này.

Việt Nam đã nhiều lần lên tiếng về chủ quyền không thể chối bỏ đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Mọi hành động của bất kỳ nước nào tại hai quần đảo này mà không có sự đồng ý của Việt Nam đều phi pháp và vô giá trị.

(Theo VnExpress)

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Tướng Nguyễn Chí Vịnh, Tướng Ngô Xuân Lịch, ai dẫn đầu đoàn VN đi dự Shangri-La?

Tân Bộ trưởng Quốc phòng VN ra mắt quan chức an ninh khu vực


image010

Tân Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch.

Người đứng đầu quân đội Việt Nam, ông Ngô Xuân Lịch, sẽ tham gia Đối thoại Shangri-La tại Singapore với sự tham gia của nhiều quan chức quốc phòng nhiều nước, trong đó có Trung Quốc và Mỹ.

Đây là lần đầu tiên ông Lịch dự một hội nghị lớn bàn về an ninh khu vực sau khi lên thay ông Phùng Quang Thanh, người cũng từng tới dự cuộc đối thoại này.

Dự kiến biển Đông sẽ là một phần chương trình nghị sự, cùng với các vấn đề nóng khác như chương trình hạt nhân của Bắc Hàn, chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo đang gia tăng ở khu vực, nạn buôn lậu, cướp biển và an ninh mạng.

Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam hôm qua kết thúc chuyến thăm hai ngày sang nước láng giềng Campuchia. Sau cuộc gặp này, người đồng cấp chủ nhà, ông Tea Banh, nói với báo giới rằng “các quốc gia bên ngoài không nên can thiệp vào” tranh chấp trên biển Đông.

Liên quan tới chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Tổng thống Barack Obama, khi được hỏi liệu việc Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương và việc một chính trị gia gây tranh cãi ở Philippines, ông Rodrigo Duterte, được bầu làm tổng thống nước này, có tác động gì tới cuộc đối thoại lần này hay không, ông Brad Glosserman, Giám đốc điều hành của tổ chức nghiên cứu Diễn đàn Thái Bình Dương có trụ sở ở Hawaii nói là “có”. Ông nói thêm với VOA:

“Tôi nghĩ quan điểm cho rằng Mỹ hoàn toàn bình thường quan hệ với Việt Nam vì Trung Quốc đang “giương oai diễu võ” là sai lầm. Hoa Kỳ dỡ bỏ lệnh cấm vận vì có tiến bộ về phía Việt Nam và là một phần của quá trình bình thường hóa quan hệ”.

Đối thoại Shangri-La, diễn đàn an ninh châu Á - Thái Bình Dương, lần thứ 15 sẽ diễn ra tại Singapore từ ngày 3 đến 5/6 trong bối cảnh Trung Quốc bị coi là không che giấu tham vọng thâu tóm biển Đông./

 

VOA Tiếng Việt 02.06.2016

 

Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh sẽ dự diễn đàn an ninh châu Á

Thứ năm, 02/06/2016, 19:19 (GMT+7)

Đoàn Việt Nam, do Thượng tướng Nguyễn Chí Vịnh dẫn đầu, dự kiến tiếp tục đưa ra quan điểm rõ ràng về vấn đề Biển Đông tại diễn đàn an ninh Đối thoại Shangri-la.


image011

Tướng Nguyễn Chí Vịnh. Ảnh: Nhật Quang

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nguyễn Chí Vịnh sẽ dẫn đầu đoàn Việt Nam dự Đối thoại Shangri-la diễn ra từ ngày 3-5/6 tại Singapore, ông Lê Hải Bình, người phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm nay cho biết.

“Tôi tin rằng quan điểm rõ ràng và nhất quán của Việt Nam về Biển Đông sẽ được nêu ra”, ông Bình cho hay.

Tại Biển Đông, Việt Nam có chủ quyền với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tuy nhiên một số nước khác cũng có tuyên bố chủ quyền chồng lấn, gồm Trung Quốc, Philippines, Malaysia và Brunei. Thời gian gần đây Trung Quốc tăng cường hoạt động xây dựng phi pháp và triển khai vũ khí tới khu vực này. Nhiều nước đã chỉ trích Trung Quốc đang thúc đẩy việc quân sự hóa ở Biển Đông.

Việt Nam chủ trương giải quyết các tranh chấp ở khu vực này thông qua các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, nhất là Công ước luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc (UNCLOS) và trên tinh thần của Tuyên bố của các bên về Biển Đông (DOC). Việt Nam cũng nhiều lần khẳng định cần kết hợp cả đối thoại song phương và đa phương để giải quyết bất đồng ở Biển Đông.

Ông Tim Huxley, giám đốc khu vực châu Á, Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế (IISS), cho biết trên website IISS rằng cộng đồng quốc tế đặc biệt chú ý đến hoạt động xây dựng của Trung Quốc trên các thực thể nước này chiếm phi pháp ở Biển Đông và tốc độ quân sự hóa tại một số bãi đá.

Đối thoại Shangri-la, tổ chức thường niên từ năm 2002, tạo cơ hội cho bộ trưởng quốc phòng các nước châu Á – Thái Bình Dương và nhiều quốc gia khác có lợi ích trong khu vực nhóm họp với những viện chính sách phi chính phủ hàng đầu nhằm làm rõ những chính sách khu vực, tìm kiếm lĩnh vực có thể cùng nhất trí và có tiềm năng hợp tác.

Đối thoại Shangri-la năm nay có hơn 30 quốc gia cử phái đoàn tham dự, trong đó có ít nhất 20 bộ trưởng quốc phòng. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter hôm nay bắt đầu khởi hành chuyến thăm đến một số địa điểm và sẽ dừng chân ở Singapore dự Đối thoại Shangri-la cùng các lãnh đạo quân sự Mỹ cấp cao. Đoàn của Trung Quốc do Đô đốc Tôn Kiến Quốc, phó tổng tham mưu trưởng quân đội Trung Quốc, dẫn đầu.

Theo ông Bình, sau Đối thoại Shangri-la, cuộc họp lần thứ 12 của quan chức cao cấp ASEAN- Trung Quốc (SOM) về thực hiện Tuyên bố ứng xử của các bên (DOC) sẽ diễn ra vào ngày 9/6 tại Hạ Long, Quảng Ninh.

Ngày 8/6 sẽ diễn ra cuộc họp cấp làm việc của nhóm công tác chung ASEAN – Trung Quốc lần thứ 17 về thực hiện DOC và tham vấn Bộ Quy tắc ứng xử (COC).

Ông Bình cho hay đây là cơ chế họ thường xuyên nhằm thúc đẩy thực hiện DOC ký từ 2002 và xây dựng COC.

(Theo VnExpress)

18 Tháng Mười 2016(Xem: 15130)
VN ủng hộ Mỹ "can dự" vào Biển Đông Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain tại cảng Cam Ranh.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 16393)
05 Tháng Mười 2016(Xem: 14110)
Cảng Cam Ranh chụp ngày 17/8/16. Ảnh minh họa
29 Tháng Chín 2016(Xem: 13548)
- Tại họp báo ở Hà Nội ngày 29/9, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tiết lộ ông Duterte đã bàn về vấn đề Biển Đông khi gặp Chủ tịch Trần Đại Quang. - Tin mới nhất từ trang rappler.com cho biết, phía Philippines cho rằng đàm phán song phương với Trung Quốc là cần thiết, nhưng có vẻ phía Việt Nam hướng về đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 12871)
VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016: "Sau chiến tranh VN là Philippines?" Trước báo giới, ông Rodrigo Duterte phát biểu : « Tôi thật sự không muốn cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ nhưng tôi sẽ lập thêm liên minh mới với Trung Quốc và ông Medvedev (thủ tướng Nga) đang chờ chuyến thăm của tôi ». Ông nói tiếp : « Tôi đang trên đường vượt qua lằn ranh giới hạn trong quan hệ giữa tôi và Hoa Kỳ. Đây là điểm quyết định, không lùi lại được ».
27 Tháng Chín 2016(Xem: 13186)
* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao? * Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì? Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia. VĂN HÓA MAP
15 Tháng Chín 2016(Xem: 13723)
Hậu chấn PCA - Philippines: Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng biển Tây Philippines, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực. - Việt Nam: 11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; 12. ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập t
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15472)
"Tuần tra" phá "Thế trận" DIỄN BIẾN SỰ KIỆN LIÊN QUAN 1- 30/8 Bắc Kinh: Thường Vạn Toàn + Ngô Xuân Lịch ký bản ghi nhớ. XEM THÊM: Việt - Hoa: Ký kết "Nguyên tắc 3 điểm về Nam Hải" 2- 30/8 Singapore: Trần Đại Quang: "Phe nào cũng thua!". 3. 31/8 Ấn Độ: John Kerry: "Phán quyết PCA là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý”. 4- 8/9 ASEAN-Lào: Obama: "Phán quyết PCA cuối cùng và ràng buộc pháp lý". 5- 12/9 Quảng Đông: Hải quân Nga-Hoa tập trận. 6- 13/9 Bắc Kinh: Tập Cận Bình "an ủi" Nguyễn Xuân Phúc. 7- 13/9 Manila: Duterte: "Mỹ hãy rút cố vấn về nước / Phi không tuần tra chung với quân ngoại quốc". 8- 16/9 Tokyo: Mỹ - Nhật tuần tra. 9- 17/9 Quảng Đông: Nga-Hoa tiếp tục tập trận 'chiến lược". 10- 19/9 Quảng Đông: "Tập trận" phá "Thế trận" Mỹ-Nhật. 11- 21/9 Manila: Duterte đứng giữa "Tập trận" và "Thế trận". XEM THÊM: - Tầu ngầm, lực lượng chiến lược. XEM THÊM: - Tiên đoán về bãi Cỏ Mây. XEM THÊM: - W. DC. Hillary Clinton "Từ chối TPP". XEM THÊM: - TPP: VN nín thở