Nghi lễ chào mừng TT Obama: Việt Nam sẽ thả tù nhân lương tâm chính trị?

19 Tháng Năm 201611:48 CH(Xem: 14933)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  SÁU 20  MAY  2016

Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh: "Bỗng nhiên Việt Nam đa đảng!"

Xem biểu tình là "phản động", chính quyền Việt Nam bị phản đối

image011

Tiến sĩ Nguyễn Quang A trong cuộc tuần hành phản đối công ty Formosa tại Hà Nội, ngày 01/05/2016.REUTERS/Kham

Truyền hình và báo chí chính thức tại Việt Nam quy buộc cho đảng Việt Tân và các « thế lực phản động » trong và ngoài nước « xúi giục » dân chúng xuống đuờng biểu tình trong ba ngày Chủ nhật liên tiếp của tháng 5. Một số nhà hoạt  động đã phản ứng tức khắc, lên án chính quyền vu khống.

Trong bản tin 11 phút ngày 15/05, đài truyền hình VTV1 cảnh báo dân chúng Việt Nam đừng nghe theo lời kêu gọi biểu tình của các « lực lượng phản động » lợi dụng thảm nạn môi trường để làm một cuộc « cách mạng Cá ».

Truyền hình nhà nước lên án đích danh một số blogger, nhân sĩ, trí thức có tên tuổi « kích động » dân chúng lật đổ chế độ. Trong số các nhân vật bị nêu tên có tiến sĩ Nguyễn Quang A, giáo sư Nguyễn Huệ Chi, nhà thơ Hoàng Hưng là nhóm khởi xướng « Tuyên bố về tội ác đầu độc biển miền Trung Việt Nam ». Nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Xuân Diện cùng một số bogger và cả giám mục Nguyễn Thái Hợp, chủ tịch Hội Đồng Công Lý và Hòa Bình của Giáo Hội Công Giáo Việt Nam, cũng bị quy chụp « kích động » dân chúng.

Công luận trong nước qua mạng xã hội đã phản ứng mạnh. Nhóm Bauxite Việt Nam ra tuyên cáo lên án « hành vi vu khống của đài truyền hình VTV1 và cơ quan an ninh Việt Nam ». Bauxite dọa kiện những kẻ vu khống ra trước pháp luật. Ban vận động Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam ra thông cáo yêu cầu kênh truyền hình rút lại đoạn phim « xúc phạm danh dự » giáo sư Nguyễn Huệ Chi và nhà thơ Hoàng Hưng, « xin lỗi hai thành viên của tổ chức » và tiến sĩ Nguyễn Quang A.

Blogger JB Nguyễn Hữu Vinh, nhà báo độc lập nhiều lần bị câu lưu và bị hành hung, viết một bài phân tích dài « Bỗng nhiên Việt Nam đa đảng » cho rằng chính quyền đang « loay hoay và lúng túng » và vì thế « một lần nữa, Việt Tân được chọn làm vật tế thần. Nhờ vậy, cả nước biết đảng Việt Tân hùng mạnh tài giỏi… biết quan tâm đến người dân ». Một số blogger trẻ « cám ơn nhà nước quảng cáo » cho.

Theo Reuters, chính quyền cộng sản Việt Nam từ lâu nay vẫn bịt miệng và bôi nhọ những nhà đối kháng nhưng bản tin hôm Chủ nhật 15/05, trình bày những hoạt động bị xem là nguy hiểm, có thời lượng dài một cách khá bất thường. Lời cảnh báo được đưa ra đúng vào thời điểm ở Hà Nội, Sài Gòn và một số tỉnh, phong trào vì môi trường tìm cách xuống đường lần thứ ba để nói lên sự tức giận đối với chính quyền và công ty Formosa, bị xem là thủ phạm thải chất độc gây thảm họa môi trường và làm chết cá ở bốn tỉnh miền trung.

Mặc dù an ninh được siết chặt ngăn không cho quần chúng tập hợp đông đảo, nhưng các trang mạng xã hội cho thấy từng nhóm nhỏ  đã thành công giương biểu ngữ đòi « biển sạch, chính quyền minh bạch »./

Tú Anh RFI 16-05-2016

'Một nước Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ Tổng Thống Obama'

image013

Tổng thống Barack Obama sẽ là tổng thống Mỹ thứ ba đến thăm Việt Nam thời hậu chiến.

Chuyến đi thăm Việt Nam của Tổng Thống Mỹ Barack Obama vào tuần tới hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới trong các quan hệ Việt-Mỹ, và được coi là một sự kiện bước ngoặt diễn ra trong bối cảnh các hành động của một nước Trung Quốc đang trỗi dậy đang đẩy hai nước cựu thù lại gần với nhau hơn bao giờ hết.

Tuy nhiên, báo chí quốc tế nêu bật một số vấn đề gai góc đang tiếp tục cản trở việc nâng mối quan hệ song phương lên một tầm cao mới. “Một nước Việt Nam thiếu dân chủ đang chờ đón Tổng Thống Obama” là hàng tít đăng trên tờ The Wall St. Journal số ra hôm qua, 18/5. Bài báo lưu ý rằng chuyến đi thăm lịch sử của nhà lãnh đạo Mỹ diễn ra một ngày sau thêm một cuộc bầu cử ‘trò hề’ khác nữa ở Việt Nam.

Bài báo viết rằng giữa lúc Hà Nội đang vận động để Mỹ tháo gỡ hoàn toàn lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho Việt Nam, dọn đường cho Việt Nam thủ đắc các hệ thống vũ khí hiện đại như các hệ thống phi đạn để củng cố các lực lượng phòng thủ biển, thì chuyến công du lịch sử của Tổng Thống Mỹ là một cơ hội “chỉ xảy ra có một lần trong một thế hệ” để Hoa Kỳ tăng sức ép đòi Việt Nam cải thiện nhân quyền và quyền công dân.

Tác giả Stuart Rollo thuộc Đại học Sydney chuyên tường trình về vấn đề an ninh quốc tế, nhận định rằng bằng cách gắn liền nhân quyền với việc thắt chặt các quan hệ an ninh và quốc phòng với Việt Nam, Hoa Kỳ có thể chứng minh rằng Mỹ sẵn sàng không những hậu thuẫn Việt Nam nâng cấp khả năng chiến đấu trước sự bành trướng của Trung Quốc, mà cùng lúc, ủng hộ nhân dân Việt Nam trong cuộc đấu tranh của họ để đòi các quyền dân sự và chính trị.

Tổng Thống Obama tới Việt Nam vào ngày thứ Hai 23/5, 1 ngày sau khi cử tri Việt Nam trên cả nước đi bầu đại biểu Quốc hội khóa XIV, và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 – 2021, trong một cuộc bầu cử bị Bộ Ngoại giao Mỹ đánh giá là “không tự do mà cũng không công bằng”.

Trong một quốc hội gồm 500 ghế, chỉ có 4 ghế là thuộc các đại biểu độc lập, không do Đảng Cộng sản Việt Nam đề cử. Theo tác giả, thì mặc dù Hiến Pháp Việt Nam cho phép mọi công dân được ra ứng cử, họ phải trải qua một tiến trình chọn lựa tiền bầu cử bị Đảng Cộng sản thao túng, có thể loại trừ họ qua những thủ tục hành chánh mập mờ.

Bài báo nhắc tới trường hợp ca sĩ Mai Khôi, một trong những người tự ra ứng cử, đã bị loại trừ một cách bất công dựa trên những lời tố cáo mập mờ của những người trong tổ dân phố, nhiều người cô chưa từng gặp bao giờ. Nhiều ứng cử viên độc lập khác cũng tố cáo rằng họ đã bị loại sau khi “bị đấu tố”.

Cô Mai Khôi đã mời Tổng Thống Obama đến gặp một nhóm ứng cử viên độc lập bị loại trong các trường hợp tương tự, để thảo luận về những cách người Mỹ có thể giúp hối thúc cải thiện các quyền dân chủ ở Việt Nam.

Các cuộc thăm dò do công ty Pew thực hiện năm 2015 cho thấy 78% người Việt Nam có quan điểm tích cực về Hoa Kỳ, một con số đáng kinh ngạc xét lịch sử xung đột giữa hai bên.

Các quan hệ Việt-Mỹ đã được đào sâu và đa dạng hóa trong những năm từ khi bình thường hoá bang giao về mặt chính trị.

Tổng Thống Obama sẽ trở thành tổng thống Mỹ thứ ba tới thăm Việt Nam thời hậu chiến, sau Tổng Thống Bill Clinton năm 2000, và Tổng Thống George W. Bush năm 2006.

Trong những vấn đề khác sẽ được đề cập đến ngoài Hiệp định Hợp tác Xuyên Thái Bình Dương TPP, có phần chắc Mỹ sẽ đề nghị giúp Việt Nam đối phó với nạn hạn hán do biến đổi khí hậu gây ra ở Lưu vực Sông Mê Kông.

Giáo dục cũng là một lĩnh vực chủ yếu mà cả hai nước đều quan tâm, với sự thành lập của Đại học Fullbright ở Việt Nam, viện đại học tư nhân, vô vụ lợi đầu tiên của Mỹ tại Việt Nam. Bộ Ngoại giao Mỹ đã cam kết 20 triệu đôla cho dự án này./

VOA 19.05.2016 Theo Wsj, Economictimes, Forbes.

18 Tháng Tám 2016(Xem: 13105)
Bộ trưởng Nội Vụ Đài Loan Diệp Tuấn Vinh (Yeh Jiunn Rong) ngày 16/08/2016 đã dẫn đầu một đoàn quan chức và nhà nghiên cứu Đài Loan đến đảo Ba Bình (mà Đài Loan gọi là Thái Bình) để tái khẳng định chủ quyền tại hòn đảo lớn nhất trong quần đảo Trường Sa.
16 Tháng Tám 2016(Xem: 12818)
"Một số hãng truyền thông Việt ngữ ở hải ngoại quan tâm và đặt câu hỏi với cá nhân tôi rằng, liệu sự kiện Philippines chủ động tìm cách đàm phán song phương, trực tiếp với Trung Quốc về vấn đề Biển Đông có tác động, ảnh hưởng gì đến Việt Nam hay không".
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14785)
" nếu cuộc thao diễn hải quân Nga Trung được tiến hành xa xuống phía nam, về phía quần đảo Trường Sa, và sử dụng một số cơ sở mới mà Trung Quốc vừa thiết lập ở đó, thì đấy sẽ là một dấu hiệu đáng báo động ..." Ảnh minh họa: Em bé Trung Quốc tặng hoa cho sĩ quan hải quân Nga.
14 Tháng Tám 2016(Xem: 14774)
Subi, Chữ Thập, Vành Khăn: tam giác hỏa lực Hải đồ mặt trận Trường Sa: Tam giác hỏa lực của Trung Quốc ở SuBi, Chữ Thập, Vành Khăn khống chế quần đảo Trường Sa. Minh Họa VĂN HÓA MAP
11 Tháng Tám 2016(Xem: 16027)
Mặt trận Biển Đông Phóng đồ minh họa hệ thống giàn phóng tên lửa VN.
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15392)
"Một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn Reuters đã ghi lại được khoảnh khắc 2 nữ VĐV vui vẻ chụp hình cùng nhau. "Vận động viên Bắc Hàn Hong Un Jong, 27 tuổi khi trở về Triều Tiên có thể sẽ phải chịu những hình phạt khắc nghiệt nhất, thậm chí có thể là “án tử.”
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15166)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14505)
"RAND cũng giả định đây là cuộc chiến theo quy ước, có nghĩa sẽ đấu với nhau bằng tàu chiến, máy bay, tên lửa và chiến binh mạng mà không sử dụng vũ khí hạt nhân".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 13512)
"Tự do hàng không" "Máy bay ném bom Trung Quốc bay qua khu vực gần bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông hồi tuần qua". Ảnh: Xinhua
01 Tháng Tám 2016(Xem: 12761)
"Tự do hàng không" "Không quân Hoa Kỳ, ngày 28/07/2016, ra thông báo cho biết sẽ tiến hành triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 tại căn cứ Guam, Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2000 hải lý. Đây là lần đầu tiên kể từ 10 năm qua, Không quân Mỹ đưa máy bay B-1 đến Guam".
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 13668)
"Một số nhận định cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ủng hộ ký kết hiệp định này". "Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng 11, cũng như tháng Giêng năm sau”.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14927)
Bàn cờ "biển Quốc tế Đông nam á" quyết đấu
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 13164)
Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng đả kích tất cả các nước dám kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Trong một thông báo công bố hôm nay, 27/07/2016, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã đả kích bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Úc về Biển Đông vừa được đưa ra sau cuộc họp tay ba, bên lề các hội nghị ASEAN tại thủ đô Lào.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 14304)
- Vũ Cao Phan: "Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa (từ tay Việt Nam) và đang quản lí quần đảo này, Việt Nam yêu cầu đàm phán, nhiều lần yêu cầu đàm phán. Trung Quốc át giọng bác bỏ, bằng thái độ nước lớn, rằng không có tranh chấp ở đây, không đàm phán. Vấn đề do đó, đã hầu như bế tắc". - Xem mục BỘ ẢNH NHÂN VĂN: 74 hay 77 Chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1/1974? - Số đặc biệt: Tổng hợp tin tức và hình ảnh về trận thủy chiến Hoàng Sa 19/1/1974 giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 18758)
- Một chuyến Palawan Hoàng Sa - Trường Sa có lọt trong vùng "Biển Quốc Tế" không?