Chuyện Sói và Cừu

04 Tháng Tư 201611:09 CH(Xem: 16468)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 04 APRIL 2016

Chuyện Sói và Cừu

Xuân Dương

05/04/16

 

image003

(GDVN) - Thảm họa nhân đạo đã và đang diễn ra khắp thế giới khiến loài người hiểu rằng, dẫu có là “sói văn minh” thì chúng vẫn là loài ăn thịt.

Sau thế chiến 2, người đứng đầu ba quốc gia Liên Xô, Mỹ, Anh gặp nhau tại Yalta (phía nam Ukraine) đàm phán về phạm vi ảnh hưởng và phân chia quyền lợi, tại hội nghị này ba vị nguyên thủ cũng thống nhất  thành lập tổ chức quốc tế giữ gìn hòa bình, an ninh thế giới. 

Đến giữa năm 1945 đại diện của 50 quốc gia đã họp tại San Francisco, Hoa Kỳ thông qua Hiến chương Liên Hiệp Quốc.

Ngày 24 tháng 10 năm 1945, Liên Hiệp Quốc chính thức được thành lập với  6 cơ quan chính: Đại hội đồng, Hội đồng Bảo An, Hội đồng kinh tế và xã hội, Ban thư kí, Tòa án Quốc tế vì Công lý, Hội đồng Ủy trị Liên Hiệp Quốc. 

Trong 6 cơ quan đó, Hội đồng Bảo An với 5 thành viên thường trực có quyền phủ quyết (Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc) giữ vai trò quyết định. 

Lời tuyên ngôn trong Hiến chương Liên Hiệp Quốc: "Chúng tôi, những dân tộc của Liên Hợp Quốc, quyết tâm cứu những thế hệ mai sau khỏi thảm họa chiến tranh..." đã khiến không ít người ngây thơ tin rằng nhờ Liên Hiệp Quốc, những cuộc chiến tranh trên thế giới sẽ lùi vào dĩ vãng, nhân loại sẽ sống trong hòa bình hữu nghị.

image001

Đã là sói thì chẳng bao giờ chúng từ bỏ lối săn mồi theo bầy (Ảnh chụp màn hình)

 Từ ngày thành lập, sứ mạng “cứu những thế hệ mai sau khỏi thảm họa chiến tranh” của Liên Hiệp Quốc dường như vẫn chỉ là viễn cảnh quá xa vời.

Bảy mươi năm qua, chiến tranh vẫn tàn phá thế giới, vẫn cướp đi sinh mạng hàng triệu người vô tội, điều trớ trêu là chính năm nước thành viên thường tực Hội đồng Bảo An lại là những nước phát động hoặc tham chiến nhiều nhất bên ngoài lãnh thổ quốc gia. 

Quân đội Mỹ khơi mào hầu hết các cuộc chiến ở Châu Á, Châu Âu, Châu Phi; quân đội Anh, Pháp có mặt trong liên quân đánh phá Nam Tư, Iraq, Libya, Syria; Quân Trung Quốc tham chiến ở Triều Tiên, phát động chiến tranh với Nga, Ấn Độ, Việt Nam; Quân đội Nga tham chiến ở Syria, Gruzia…

Điều tệ hại là trong con mắt không ít chính khách, các quốc gia nhỏ chỉ là “bầy cừu” cho “đàn sói” nước lớn tranh ăn hoặc mài vuốt. Sự nguy hiểm của lũ sói là chúng đi săn theo đàn, chính vì thế đã hình thành một thuật ngữ quân sự là “chiến thuật bầy sói” tức là chiến thuật tấn công cả bầy.

Cho đến tận hôm nay, người dân Serbia, Iraq, Libya,… có thấy hạnh phúc khi “nhờ” các nước lớn mà các nhà độc tài Gaddafi, Saddam Hussein bị giết, Radovan Karadzic bị tù 40 năm? 

Quê hương bị tàn phá, đất nước trở thành chiến trường thử nghiệm vũ khí, xã hội trở nên hỗn loạn và đói khát, đó là nguyên nhân khiến hàng triệu người phải rời bỏ quê hương, đó cũng chính là những gì mà nhân loại đang chứng  kiến ở Trung Đông, Bắc Phi, và không biết sẽ còn diễn ra ở nơi nào khác trong tương lai?

Thảm họa nhân đạo đã và đang diễn ra khắp thế giới khiến loài người hiểu rằng, dẫu có là “sói văn minh” thì chúng vẫn là loài ăn thịt, và đã là sói thì chẳng bao giờ chúng từ bỏ lối săn mồi theo bầy. 

Cục diện thế giới ngày nay cho thấy “bầy sói” đã trở nên vừa tinh khôn vừa mạnh mẽ, còn “con mồi” thì bị chia năm sẻ bảy, hậu quả là chiến lược phòng vệ đám đông kiểu “bầy cá trích” bị mất tác dụng.

Kể từ khi thành lập năm 1967, dù ASEAN đã phát triển thành một thể chế gồm 11 nước thành viên, chưa bao giờ khối này nhất trí quan điểm đối với Trung Quốc về Biển Đông. 

Sự chia rẽ giữa một số quốc gia thành viên ASEAN khiến cho Trung Quốc có điều kiện lấn tới, hậu quả không chỉ Việt Nam, Philippines gánh chịu mà cả chủ quyền Malaysia, Indonesia cũng bị xâm phạm. 

Phương châm đồng thuận trong các vấn đề đối ngoại mà ASEAN đặt ra giống như trao quyền phủ quyết cho các quốc gia thành viên, hậu quả là chỉ cần một nước - như trường hợp Campuchia tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN năm 2012 – không nhất trí thì cả khối không thể ra tuyên bố chung, đó là lý do vì sao Trung Quốc tin tưởng rằng vẫn có thể chi phối ASEAN dựa vào chiến lược “củ cà rốt”.

Chuyện xảy ra trong quan hệ giữa các quốc gia ASEAN cũng hiện diện trong quan hệ giữa các cơ quan thực thi pháp luật từng nước.

Quan điểm của  Bộ trưởng Ngư nghiệp và Hải sự Indonesia, bà Susi Pudjiastuti rất khác quan điểm của Bộ trưởng Ngoại giao nước này về chuyện tàu cá và tàu cảnh sát biển Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của họ. 

Chuyện tương tự cũng xảy ra ở Malaysia, trong khi Cơ quan Thực thi Hàng hải nước này cảnh báo Trung Quốc vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán tại vùng biển thì quân đội nước này (Hải quân) lại khẳng định không phát hiện các hành động vi phạm của tàu Trung Quốc.

Việt Nam cũng không phải ngoại lệ, trong khi các cơ quan hành pháp – thể hiện qua báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội - cho rằng:

Quốc phòng, an ninh được tăng cường, chủ quyền quốc gia được giữ vững; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bằng các giải pháp phù hợp để bảo vệ vững chắc chủ quyền quốc gia, giữ vững môi trường hoà bình, ổn định. Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được củng cố và gắn kết chặt chẽ hơn…” thì nhiều Đại biểu Quốc hội lại không nghĩ như vậy. 

Ý kiến của các Đại biểu Lê Văn Lai, Vũ Công Tiến, Trương Trọng Nghĩa, Trần Đình Long, Lê Minh Thông, Võ Thị Dung… đều cho rằng tình hình Biển Đông là rất phức tạp, chủ quyền quốc gia bị xâm phạm có hệ thống từ nhiều năm nay và đang tiếp tục bị đe dọa nghiêm trọng khi Trung Quốc tiến hành quân sự hóa Biển Đông.

Dẫn chứng mà các Đại biểu Quốc hội đưa ra cho thấy ý kiến của họ là hoàn toàn xác đáng và Nhà nước cần có thái độ ứng xử thích hợp. Tuy nhiên, cho đến nay Quốc hội vẫn chưa thể có một tuyên bố chính thức về vấn đề Biển Đông.

Phải chăng Quốc hội Việt Nam cũng như ASEAN, chỉ cần một vài người không nhất trí là nghị quyết không thể soạn thảo?

Thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được củng cố” thế nào nếu các cơ sở mà người Trung Quốc làm chủ hiện diện ngay sát hàng rào sân bay quân sự Đà Nẵng, tại các địa điểm chiến lược ở Tây Nguyên, biên giới phía Bắc, ven biển miền Trung…? 

Năm 1988 khi không quân chúng ta bay ra Trường Sa, tàu Trung Quốc ở Len Đao, Cô Lin bỏ chạy, chúng ta giữ được các đảo ấy, khi đó chỉ cần nổ súng là có thể lấy lại Gạc Ma, thời cơ ấy giờ đây có còn? 

Nay Trung Quốc hút cát xây đảo, xây đường băng, đưa máy bay, tên lửa ra Hoàng Sa, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao “kịch liệt phản đối”, còn đại biểu Quốc hội Võ Thị Dung lại cho rằng:

Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội". 

Quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân” mà bà Võ Thị Dung đề nghị có phải là như Philippines, chuẩn bị đưa vấn đề ra tòa án quốc tế?

Bài viết trên Vietnamnet.vn ngày 1/4/2016 [1] nêu ý kiến của một học giả:

“Đưa ra các lập trường chắc chắn sẽ đi kèm rủi ro. Nhưng chỉ đơn thuần nằm sát mặt đất và dùng các lời nói trống rỗng về một vấn đề quan trọng như Biển Đông sẽ làm phương hại quyền tự chủ, đánh mất các lựa chọn và do đó chỉ gây ra các rủi ro lớn hơn mà thôi”.


Nằm sát mặt đất và dùng các lời nói trống rỗng” có thể là cách dùng từ hơi nặng nề, tiếc rằng câu nói lại phản ảnh một thực tế nếu nhìn vào những tuyên bố của cơ quan có trách nhiệm. 

Khi tàu cá của ngư dân Việt Nam bị tàu Trung Quốc cướp phá, đâm chìm thì chỉ Hội nghề cá là lên tiếng mạnh mẽ còn Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và những cơ quan chức năng khác chỉ hình như luôn là “Việt Nam  phản đối…”, Hội nghề cá đâu phải là cơ quan Nhà nước? 

Chỉ trong năm 2014 Bộ đội biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện 286 tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng biển phía đông bắc Đà Nẵng (cách bờ khoảng 40-50 hải lý), có trường hợp tàu cá Trung Quốc đánh bắt trộm hải sản cách bờ biển Đà Nẵng chỉ 18 hải lý? [2]

Tuyên bố nhiều, phản đối nhiều, nhưng càng tuyên bố thì Trung Quốc càng lấn tới, đảo bị mất kéo theo vùng biển, vùng trời cũng bị mất.

Sự mềm mỏng của chúng ta được trả giá bằng sự ngông cuồng của đối tác, vậy chúng ta còn mềm mỏng, hữu nghị đến bao giờ?

Trong khi Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia, Úc, Philipines… bắt giữ hàng trăm ngư dân Việt Nam thì chúng ta bắt được bao nhiều tàu cá nước ngoài xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của mình? 

Tình hữu nghị giữa hai quốc gia, dân tộc luôn được tạo dựng từ hai phía, luôn luôn là bình đẳng và cùng có lợi.  Khi Việt Nam thực hiện phương châm “hãy cho đi cái mà mình muốn nhận từ người khác” thì những người ngồi ở Trung Nam Hải có nghĩa như vậy? Việt Nam trao cho Trung Quốc tình hữu nghị, sự cởi mở chân thành để nhận lại cái gì? 

Một trong những cách thức giới lãnh đạo Trung Quốc ưa dùng là đẩy mâu thuần nội bộ ra ngoài biên giới bằng sức mạnh tổng hợp: quân sự, kinh tế và chủ nghĩa dân túy, còn chúng ta thì dường như lại kéo mâu thuẫn về mình khi lời nói và việc làm khiến nhiều đại biểu của dân phải lên tiếng. Đó có phải là đối sách đúng nếu biết rằng niềm tin của nhân dân đang giảm sút?

Trên đời này những “bữa ăn miễn phí” có thể tìm thấy nơi những tấm lòng hảo tâm, nhưng “tình hữu nghị miễn phí” giữa các quốc gia thì luôn là điều không tưởng.

Thời Hán Sở tranh hùng, Hàn Tín từng bày trận quay lưng vào bờ sông khiến cho quân Hán không có đường lùi, đặt mình vào chỗ chết để tìm sự sống.

Thời nay, đặt mình vào chỗ yếu tất sẽ chết, đặt mình vào chỗ chết sẽ không còn nơi hương hỏa, vậy nên run sợ trước bầy sói cũng chẳng khác gì chuẩn bị cho chúng “bữa trưa miễn phí”. 

Sói giả làm người để ăn thịt, người giả làm cừu chỉ có thể ăn cỏ. Mất đất, mất đảo thì cỏ cũng không còn mà ăn, điều này hẳn chẳng người Việt nào quên. Hy vọng đưa con sói đói vào nhà để nó chống lại con sói no ngoài ngõ liệu có quá ngây thơ, khờ khạo?

Tài liệu tham khảo:

[1]http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/297051/phong-bi-nuoc-doi-phu-thinh-da-an-sau-trong-mau.html

[2] http://plo.vn/thoi-su/tau-ca-trung-quoc-lieu-linh-danh-bat-trom-535518.html

Xuân Dương

09 Tháng Bảy 2015(Xem: 16172)
Báo Orange County Register cho biết ông Ted Osius sẽ phát biểu trong một buổi hỏi đáp trực tiếp do những dân biểu quốc hội ở địa phương tổ chức tại thành phố Westminster.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 18620)
"Trong buổi họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Obama cho biết hai bên đã thảo luận thẳng thắn về một số khác biệt quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo và ông cho là những căng thẳng trên có thể được giải quyết song phương và đa phương. Đáp lại, ông Nguyễn Phú Trọng nói đây là một trong những vấn đề “vướng mắc” đã được thảo luận “trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng.”
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 16704)
VH - "Theo Reuters, chính quyền Nhật thông báo về khoản hỗ trợ trị giá 750 tỉ yen trong vòng ba năm tới sau cuộc họp giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và lãnh đạo các quốc gia vùng Mekong tại thủ đô Tokyo, trong đó có TT Nguyễn Tấn Dũng." - "Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, người đang được dư luận đánh giá sẽ là "Thủ lãnh tương lai Asean" sau cuộc hội đàm - ký thỏa ước với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản tại Tokyo 4/7/15, đã phát biểu quan điểm của VN - báo cáo tình hình biển Đông trước cử tọa đại cường Nhật Bản; quan điểm này tương tự như cuộc trả lời phỏng vấn bằng văn bản cho AP hôm 3/7 của ông Nguyễn Phú Trọng."
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 26462)
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản, ngày 4/7, tại Nhà khách Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16835)
Sứ giả của "Hòa giải": Cựu Tổng Thống Bill Clinton là người đã mở ra chương "Hòa giải" giữa hai kỳ phùng địch thủ trên chiến trường Đông Dương hay cuộc chiến tranh Việt Nam, là "con thoi" luôn có mặt vào các thời điểm "nóng sốt" trên mặt trận chính trị Việt - Mỹ. Hôm 1 tháng 7, 2015, một lần nữa (lần thứ 5), ông đã bay qua Hà Nội (theo thông báo của Đại sứ Ted Osius) để gặp những những chóp bu hàng đầu đảng CSVN như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, (không thấy ảnh và tin Nguyễn Tấn Dũng với Bill), Phạm Bình Minh, ... bên cạnh đó, ông cũng không quên gặp một số nhân vật trong giới vận động Dân chủ-Nhân quyền, Xã hội Dân sự ... Thế nhưng, dư luận bên lề thì lại cho rằng "không có chuyện gì là không thể!" chẳng hạn như, Bill sẽ "tháp tùng, bảo hộ" chuyến đi đến nơi về đến chốn cho Trọng ...
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16404)
Nguồn tin khả tín của thân hữu báo Văn Hóa từ Bộ ngoại giao cho biết (nếu không có gì thay đổi vào giờ chót), lịch trình làm việc của Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ sẽ từ ngày 05 tháng 7 đến 09/7/2015. (Xem chi tiết trang trong)
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 23485)
Tin nói rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh và toán các cận vệ và sĩ quan tùy tùng sau khi đã kết thúc một tuần làm việc với đối tác Bộ Quốc Phòng Pháp nên rủ nhau đi chơi, mua sắm và thăm vài gia đình "Việt kiều yêu nước" là cơ sở nằm vùng tại Paris. Khi vừa ra khỏi một căn nhà trong hẽm phố Paris thì bị hai kẻ lạ mặt không rõ sắc dân hay quốc tịch đã dùng súng tự động hãm thanh bắn nhiều phát và Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị trúng 2 viên đạn.
25 Tháng Sáu 2015(Xem: 17890)
Tầu khựa bắn đạn thật chỉ thiên, Phi - Nhật dàn trận thám thính, Ấn lượn chiến hạm loanh quanh - "Ngày 24.6, Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố cuộc diễn tập bắn đạn thật do quân đội Trung Quốc tổ chức gần đây trên Biển Đông là một hành động thể hiện kế hoạch của Bắc Kinh nhằm quân sự hóa những khu vực mà họ chiếm đóng bất hợp pháp." - "Cùng ngày 24.06, Nhật Bản và Philippines đã cho hai máy bay dọ thám xâm nhập vùng đảo Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) tiếp theo một hành động tập trận tương tự ngày hôm trước." - "Các chiến hạm thuộc Hạm đội Viễn Đông Ấn Độ đã chia nhau ghé cảng Sihanoukville của Cam Bốt, Sattahip của Thái Lan, Singapore, Indonesia và Malaysia, cũng như cảng Freemantle tại Úc. Chiến dịch này nằm trong chính sách gọi là « Act East (Hành động hướng Đông) » đang được New Delhi xúc tiến.
23 Tháng Sáu 2015(Xem: 20993)
- " Hải quân Việt Nam sẽ đổ bộ lên các hòn đảo và rạn san hô hiện do Trung Quốc chiếm đóng. Các tàu đổ bộ sẽ được yểm trợ bởi không quân, tàu phóng ngư lôi và tàu hộ tống." - “Biển Đông là một khu vực lý tưởng để người Trung Quốc có thể che giấu các tàu ngầm”. Khu vực Biển Đông với độ sâu hàng nghìn mét và có những hẻm núi sâu dưới nước là nơi mà các tàu ngầm có thể tránh bị phát hiện." - "Reuters dẫn lời một quan chức quân sự Philippines cho biết, các cuộc tập trận sẽ diễn ra trên đảo Palavan nằm cách quần đảo Trường Sa 160 km với sự tham gia của hai máy bay trinh sát hàng hải P3C-Orion của Mỹ và Nhật Bản."
19 Tháng Sáu 2015(Xem: 16405)
Đại sứ Ted Osius trả lời báo Tuổi Trẻ: "Tôi không phải là người phù hợp để thông báo về thời gian chuyến thăm. Cơ quan chức năng hai nước sẽ công bố ngày giờ chính thức. Tuy nhiên, những gì tôi có thể tiết lộ là Mỹ đang chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng trong vài tuần tới."
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 16683)
" Nhiều khả năng đây là chiến hạm đổ bộ lớp Yuzhao Type 071, có tên Jinggang Shan, là một trong những tàu chiến lớn nhất của Hải quân Trung Quốc. Tàu này có thể chở 500-800 binh sĩ, 15-20 xe đổ bộ và một xe tăng. Tàu này cũng có một bãi đáp trực thăng và dài khoảng 210m, có độ giãn nước 18.500 tấn. Tàu hiện đang neo đậu tại bãi đá Vành Khăn, là một trong 7 căn cứ hỏa lực TQ đã ra sức tân tạo thành đảo nhân tạo trong gần 2 năm qua."
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 15961)
"Trong 30 năm qua, các quan chức Mỹ đã từ chối ngăn chặn tham vọng bành trướng của Trung Quốc, cũng một phần bởi chiến lược “bành trướng cường độ thấp”, hay tằm ăn dâu, gặm nhấm từ từ của Trung Quốc. Chưa phải là quá muộn để Washington trung hòa tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông." Ảnh: Đô đốc James A. Lyons, cựu Tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ. Google
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 16320)
- "Ông Carter kêu gọi Trung Quốc và tất cả các bên tranh chấp ngưng hoạt động cải tạo đất và ngưng quân sự hóa tranh chấp lãnh thổ tranh chấp ..." - "Ông Phạm đã nói với ông Carter rằng Trung Quốc có quyền xây dựng trên lãnh thổ của mình và triển khai lực lượng tới đó ..." Ảnh: Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter và Phó chủ tịch Quân ủy trung ương Trung Quốc Phạm Trường Long tại Washington - REUTERS /Gary Cameron
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 18094)
- Nhà sử học Carlos Quirino đánh giá: "Bản đồ Murillo Velarde của Philipines là một tài liệu tham khảo quan trọng miêu tả rõ ràng các đảo và là bản đồ mang tính khoa học đầu tiên của Philippines. Bản đồ có 12 hình ở hai bên lề phải và trái, bao gồm 8 hình vẽ người có y phục bản địa, một hình bản đồ Guam và ba bản đồ nhỏ thành phố hoặc cảng trong đó có Manila". - Trên bản đồ cổ, khu vực có bãi đá ngầm Scarborough lúc đó mang tên « Panacot » hoặc nguời Philippines gọi là « Panatag », ở ngoài khơi Luzon.
07 Tháng Sáu 2015(Xem: 18103)
Tướng Vịnh: "Sắp tới đây, giữa hai nước có những cuộc gặp cấp cao hơn và nội dung quan trọng hơn... "chúng ta cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây.. "sự hiện diện của Mỹ ở biển Đông hay rộng hơn là châu Á - Thái Bình Dương thì nó không phụ thuộc vào ý chí của Việt Nam nữa.. "nếu như tàu bè, máy bay của Mỹ tuân thủ luật pháp quốc tế, không gây phương hại đến hòa bình, ổn định của khu vực, không đe dọa đến an ninh khu vực thì Việt Nam hoàn toàn không có ý kiến gì..."Tôi lo ngại nhất là chúng ta bị dính líu đến các đối đầu giữa các nước lớn và chúng ta cần kiên định không đứng về bên nào..."Trong cuộc gặp ông Tôn Kiến Quốc, tôi xin nói thẳng là các đồng chí sai rồi..." (tựa của VH)
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 20121)
Bộ trưởng Quốc phòng Việt-Mỹ Ashton Carter và Phùng Quang Thanh ký kết văn kiện "Tầm nhìn" hôm thứ Hai 01/6/15 tại Hà Nội. (Ảnh AP). Bộ trưởng Ashton Carter chào mừng "Tầm nhìn" bằng món quà viện trợ cho VN 18 triệu đôla để mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28, cung ứng cho Cảnh sát biển VN. Shark-28 có chiều dài 8,7 mét, chiều rộng 2,6 mét trang bị 2 động cơ 225 mã lực, tốc độ 45 hải lý/giờ với 4 thủy thủ.
02 Tháng Sáu 2015(Xem: 19205)
Hôm 02/06/2015, trong buổi đón tiếp và trao đổi với đại diện giới trẻ hoạt động xã hội của Đông Nam Á tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi chính quyền Trung Quốc hãy tôn trọng luật pháp và « ngưng ngay những hành động thúc cùi chỏ » hiếp đáp láng giềng để bành trướng thế lực tại biển Đông.