Việt Nam "cầu cứu", Trung Quốc đồng ý xả đập

15 Tháng Ba 20169:31 CH(Xem: 14579)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  TƯ  16  MAR  2016

image005

Việt Nam ‘cầu cứu’ Trung Quốc

image007

Tại vùng đồng bằng sông Cửu long, hạn hán gây ra tình trạng ngập mặn, gây thiệt hại cho mùa màng và làm tăng độ mặn của nguồn cung cấp nước sinh hoạt.

Việt Nam "cầu viện" Trung Quốc xả nước giúp chống hạn hán nghiêm trọng ở miền Tây, trong khi có ý kiến cho rằng "bom nước từ hồ đập Trung Quốc có thể nhấn chìm Đồng bằng sông Cửu Long".

Chính quyền Hà Nội mới cho biết đã “đề nghị phía Trung Quốc gia tăng lưu lượng xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng (Vân Nam) xuống hạ lưu sông Mekong để khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam".

Các nguồn tin ở Việt Nam cho biết tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh miền Tây được coi là “nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua, và đang gây thiệt hại nặng nề”.

Giáo sư Võ Tòng Xuân, một chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp gắn bó nhiều năm với hạ lưu sông Mekong, nói thêm với VOA Việt Ngữ:

“Do cái hạn nó quá gay gắt rồi cả hệ thống sông Cửu Long (Mekong) thiếu nước, từ mấy đập của Trung Quốc tới Thái Lan, cho nên nước mặn vào sâu hơn. Lúa dưới đó đã gần chết hết rồi. Cả nhiều năm nay chưa có cái hạn hán nào mà gay gắt như thế”.

Báo chí trong nước dẫn lời các quan chức cho biết hàng trăm nghìn hecta lúa đông xuân trong số 1,5 triệu hecta lúa của vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ảnh hưởng, trong khi hàng chục nghìn hecta lúa đã chết.

Chính quyền được trích lời nói rằng việc chống hạn, mặn cho vùng này là “vấn đề sống còn” vì đây là “vựa lương thực”, được coi là “chiếm hơn 50% sản lượng lúa, 70% sản lượng trái cây và hơn 60% thủy sản của cả nước”.

Về đề nghị “cứu hạn” của Việt Nam, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng hôm 14/3 cho hay rằng “Trung Quốc cho biết sẽ tích cực phối hợp, sớm triển khai kế hoạch xả nước khẩn cấp trong thời gian từ ngày 15/3 đến 4/4".

Tuy nhiên hôm 15/3, chưa rõ là Bắc Kinh đã thực hiện lời hứa với Việt Nam hay chưa. Cả truyền thông Việt Nam lẫn Trung Quốc không thấy đề cập gì tới vấn đề này.

Không có ăn thua gì đâu. ‘Ông’ ở xa tít mù bên kia làm sao mà có ảnh hưởng gì dưới này. Với lại tôi nghĩ rằng trên mấy cái đập bên đó cũng đang thiếu nước. Năm 2005 cũng có nạn hạn hán rất nặng, rồi tới qua năm 2010 cũng thế. Năm 2015, năm ngoái cũng có hạn, và bây giờ gay gắt hơn. Trong những lúc như thế này, mình ở dưới này hạn thì trên kia cũng hạn luôn.

Giáo sư Võ Tòng Xuân.

Về lời kêu gọi của Hà Nội tới Trung Quốc, giáo sư Võ Tòng Xuân nhận định thêm với VOA tiếng Việt:

“Không có ăn thua gì đâu. ‘Ông’ ở xa tít mù bên kia làm sao mà có ảnh hưởng gì dưới này. Với lại tôi nghĩ rằng trên mấy cái đập bên đó cũng đang thiếu nước. Năm 2005 cũng có nạn hạn hán rất nặng, rồi tới qua năm 2010 cũng thế. Năm 2015, năm ngoái cũng có hạn, và bây giờ gay gắt hơn. Trong những lúc như thế này, mình ở dưới này hạn thì trên kia cũng hạn luôn. Cái hạn năm nay là do từ năm ngoái kéo qua. Hiện tượng El Nino rất là gay gắt. Đương nhiên, thỉnh thoảng mình cũng có cái thiên tai này, thiên tai kia, rất là gay gắt. Bây giờ biến đổi khí hậu biến hóa vô chừng. Thiên tai do con người gây ra rất nhiều. Giờ mình phải chịu. Đâu có làm gì được”.

Theo tổ chức có tên gọi Sông ngòi Quốc tế (International Rivers), cho tới nay, Trung Quốc đã xây 7 đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong, và dự kiến sẽ xây thêm 21 đập nữa trong tương lai.

Ngoài ra, tin cho hay, Trung Quốc cũng là nhà đầu tư trong nhiều công trình xây dựng đập thủy điện trên hạ lưu chảy qua một số nước Đông Nam Á.

Tiến sĩ Richard Cronin, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson ở thủ đô Washington, Mỹ, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng “vấn đề Mekong có thể gây bất ổn chính trị và căng thẳng khu vực”.

Học giả này cho rằng “Trung Quốc nhìn nhận Mekong như là dòng sông riêng của nước này, và họ có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn”.

Trung Quốc nhìn nhận Mekong như là dòng sông riêng của nước này, và họ có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn.

Tiến sĩ Richard Cronin.

Ông Cronin nói: “Vị thế ở thượng nguồn đã giúp nước này thu về các lợi ích cơ bản từ việc khai thác dòng sông Mekong, nhất là về thủy điện, trong khi hậu quả từ việc làm của Trung Quốc thì các nước ở hạ lưu lại phải gánh chịu”.

Trả lời về việc các quan chức Trung Quốc từng nói rằng tình trạng khô hạn và các vấn đề ở hạ lưu không phải do những con đập của Trung Quốc gây ra mà vì tình trạng biến đổi khí hậu, ông Cronin nói rằng khó có thể xác minh điều này vì “người Trung Quốc không cho các quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong biết về hoạt động của các con đập cũng như hồ thủy điện của họ”.

Ông nói: “Họ không cho biết là họ có xả toàn bộ nước, hay vẫn còn lưu giữ nước ở các hồ chứa. Bắc Kinh cũng không công bố các kết quả nghiên cứu về thủy học hay lưu lượng nước. Nói chung, họ không cho thấy sự minh bạch về vấn đề này”.

Trong khi chính quyền Việt Nam kêu gọi Trung Quốc tăng cường xả nước để “cứu” đồng bằng sông Cửu Long, một số tờ báo trong nước trích lời chuyên gia nói rằng “bơm nước từ hồ đập Trung Quốc có thể nhấn chìm” vựa lúa của Việt Nam này.

Tờ Dân Việt viết: “Nhiều chuyên gia lo ngại, những cái đập không khác gì những quả ‘bom nước’ khổng lồ lơ lửng trên đầu hàng triệu người dân đồng bằng sông Cửu Long. Nếu xây hàng loạt đập thủy điện ở đầu nguồn sông Mekong, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí có nguy cơ bị xóa sổ nếu vỡ đập”.

Tuy nhiên, Giáo sư Xuân phản bác lo ngại này, cho rằng “mấy cha này chỉ nói mò”.

Cập nhật lúc 10h30 phút tối (giờ Hà Nội) ngày 15/3: Trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng Trung Quốc và các nước dọc sông Mekong là “các quốc gia láng giềng thân thiện”.

Ông Lục nói tiếp: “Người dân các nước này uống nước cùng một dòng sông, nên cảm thấy phải có nghĩa vụ giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Chúng tôi đã nắm được thông tin về hạn hán tại các nước trên dòng sông này kể từ cuối năm 2015 vì hệ quả của hiện tượng El Nino, đặc biệt gần đây, khi tình hình hạn hán ngày càng tồi tệ, gây khó khăn lớn cho sản xuất và đời sống của người dân ở Đồng bằng sông Mekong”.

“Trong tình thế như vậy”, ông này nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”.

VOA 15.03.2016

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Thăm đập Cảnh Hồng

Thăm đập Cảnh Hồng (Jinghong) và Tiểu Loan (Xiao Wan)

image008

Bốn nước thành viên MRC được mời thăm hai đập thủy điện của Trung Quốc.

Quan chức thủy lợi của bốn nước thành viên Ủy hội sông Mekong vừa thăm hai đập thủy điện thượng nguồn tại Trung Quốc.

Đoàn khách từ Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam thăm tỉnh Vân Nam của Trung Quốc trong ba ngày.

Chuyến thăm đập Cảnh Hồng và Tiểu Loan nhằm mục đích trung hòa chỉ trích của một số nhà hoạt động môi trường cho rằng thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong gây hạn hán cho nước hạ nguồn.

Ông Boonchai Ngamvitrot, Giám đốc Phòng Nghiên cứu Thủy văn, Bộ Nguồn nước Thái Lan kể cho BBC Việt Ngữ các điểm chính của chuyến đi.

Boonchai Ngamvitrot: Cảm nghĩ của tôi sau chuyến đi là Trung Quốc, nước thượng nguồn, cần hợp tác chặt chẽ với bốn quốc gia hạ nguồn, trong việc quản lý nguồn nước. Đoàn Thái Lan gồm ba người, trong Ủy ban sông Mekong quốc gia. Đoàn đến Côn Minh trước. Côn Minh là thủ phủ của tỉnh Vân Nam. Thành phố thay đổi rất nhiều, không giống những gì tôi thấy chín năm trước. Có những khu trông không khác gì Singapore.

Từ Côn Minh đoàn đáp máy bay, loại nhỏ, đi thăm đập. Ngày đầu chúng tôi thăm đập Cảnh Hồng (Jinghong). Đập này có công suất 1750 MW, gồm năm tuốc bin phát điện. Máy bay đi mất một tiếng, sau đó đi xe khách thêm một tiếng rưỡi nữa. Đến đập quan sát khoảng 1 tiếng. Phía Trung Quốc cho phép chụp hình. Tôi thấy nước chỉ khoảng nửa đập. Trung Quốc nói hạn hạn kéo dài khiến cho đập ít nước.

BBC: Thưa phía các ông có đặt câu hỏi gì cho phía Trung Quốc hay không?

Boonchai Ngamvitrot: Đại diện Thái Lan, Lào và Campuchia đặt câu hỏi tại sao năm nay hạ nguồn Mekong hạn hán hơn mọi khi. Phía Trung Quốc chỉ cho đoàn thấy, mực nước ở hồ khá thấp. Dưới mức một nửa. Sau đó phía Trung Quốc cho chúng tôi coi thống kê về lượng mưa. Năm nay mưa ít hơn mọi năm. Cán bộ Trung Quốc chỉ giải thích về đập thủy điện, họ không nói gì đến cuộc sống của những người dân bị ảnh hưởng.

Tiếp đoàn về phía Trung Quốc là 5 hay 6 cán bộ của công ty thủy điện. Không có đại diện chính phủ hay bộ Thủy Lợi đi cùng. Chúng tôi nói chuyện rất ít, hầu như chỉ đi xem và quan sát là chính.

BBC: Thưa, ngày thứ hai phía Trung Quốc đưa các ông đi đâu?

Boonchai Ngamvitrot: Ngày thứ hai họ đưa chúng tôi đi coi đập Tiểu Loan (Xiao Wan). Lại đi máy bay nhẹ từ Côn Minh hết 1 tiếng. Sau đó đi xe hơi hết hai tiếng rưỡi. Tới đập, được quan sát khoảng 1 tiếng. Đập này rất lớn, công suất tới 4200MW. Gồm sáu tổ máy. Chiều cao của đập là 294 thước. Phía Trung Quốc nói họ xây hoàn tất đến 90 phần trăm, nay đang đặt tuốc bin cuối cùng. Một số tuốc bin đã hoạt động. Nước trong đập chỉ khoảng 1/3. Tại đập Tiểu Loan họ không cho chụp hình. Phía Trung Quốc nói phải cần 5 năm nữa mới đạt được mực nước cần thiết cho phát điện. Hiện tại đập Tiểu Loan dược coi là lớn nhất trong các con đập. Phía Trung Quốc nói sắp tới họ sẽ xây đập lớn hơn.

Tôi cho rằng đập Tiểu Loan có thể mang lại ích lợi nào đó cho quốc gia hạ nguồn trong đó có Thái Lan. Vì đập này chủ yếu nhận nước băng tuyết tan chảy từ dãy Hymalaya. Đập sẽ tích nước, khi đầy xả ra, quốc gia hạ nguồn sẽ có thêm nước cho nông nghiệp.

BBC: Thưa, ông thu nhận được điều gì sau chuyến đi?

Boonchai Ngamvitrot: Sau chuyến thăm hai đập của Trung Quốc, tôi cho rằng cần nghiên cứu thêm trước khi đưa ra kết luận đập thủy điện ở thượng nguồn gây ra hạn hán hạ nguồn sông Mekong. Điểm nữa là Trung Quốc cần chia sẻ thông tin tích nước và xả lũ để nước hạ nguồn biết cách quản lý nguồn nước. Ví dụ Thái Lan có trạm thủy văn đặt ở Chang Sẻn, đo ngày nào chúng tôi biết được nguồn nước ngày đó, không dự đoán trước được mực nước thượng nguồn. Nếu Trung Quốc cung cấp thông tin thủy văn một cách đều đặn và thường xuyên, việc quản lý nguồn nước của chúng tôi sẽ có hiệu quả hơn. Nếu họ xả nhiều nước, chúng tôi dẫn nước vào ruộng. Nếu thượng nguồn khô hạn, dưới này hạ nguồn cũng nên biết để đối phó.

image009

BBC thứ tư, 16 tháng 6, 2010
05 Tháng Mười 2016(Xem: 14016)
Cảng Cam Ranh chụp ngày 17/8/16. Ảnh minh họa
29 Tháng Chín 2016(Xem: 13502)
- Tại họp báo ở Hà Nội ngày 29/9, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tiết lộ ông Duterte đã bàn về vấn đề Biển Đông khi gặp Chủ tịch Trần Đại Quang. - Tin mới nhất từ trang rappler.com cho biết, phía Philippines cho rằng đàm phán song phương với Trung Quốc là cần thiết, nhưng có vẻ phía Việt Nam hướng về đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 12835)
VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016: "Sau chiến tranh VN là Philippines?" Trước báo giới, ông Rodrigo Duterte phát biểu : « Tôi thật sự không muốn cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ nhưng tôi sẽ lập thêm liên minh mới với Trung Quốc và ông Medvedev (thủ tướng Nga) đang chờ chuyến thăm của tôi ». Ông nói tiếp : « Tôi đang trên đường vượt qua lằn ranh giới hạn trong quan hệ giữa tôi và Hoa Kỳ. Đây là điểm quyết định, không lùi lại được ».
27 Tháng Chín 2016(Xem: 13162)
* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao? * Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì? Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia. VĂN HÓA MAP
15 Tháng Chín 2016(Xem: 13609)
Hậu chấn PCA - Philippines: Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng biển Tây Philippines, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực. - Việt Nam: 11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; 12. ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập t
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15376)
"Tuần tra" phá "Thế trận" DIỄN BIẾN SỰ KIỆN LIÊN QUAN 1- 30/8 Bắc Kinh: Thường Vạn Toàn + Ngô Xuân Lịch ký bản ghi nhớ. XEM THÊM: Việt - Hoa: Ký kết "Nguyên tắc 3 điểm về Nam Hải" 2- 30/8 Singapore: Trần Đại Quang: "Phe nào cũng thua!". 3. 31/8 Ấn Độ: John Kerry: "Phán quyết PCA là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý”. 4- 8/9 ASEAN-Lào: Obama: "Phán quyết PCA cuối cùng và ràng buộc pháp lý". 5- 12/9 Quảng Đông: Hải quân Nga-Hoa tập trận. 6- 13/9 Bắc Kinh: Tập Cận Bình "an ủi" Nguyễn Xuân Phúc. 7- 13/9 Manila: Duterte: "Mỹ hãy rút cố vấn về nước / Phi không tuần tra chung với quân ngoại quốc". 8- 16/9 Tokyo: Mỹ - Nhật tuần tra. 9- 17/9 Quảng Đông: Nga-Hoa tiếp tục tập trận 'chiến lược". 10- 19/9 Quảng Đông: "Tập trận" phá "Thế trận" Mỹ-Nhật. 11- 21/9 Manila: Duterte đứng giữa "Tập trận" và "Thế trận". XEM THÊM: - Tầu ngầm, lực lượng chiến lược. XEM THÊM: - Tiên đoán về bãi Cỏ Mây. XEM THÊM: - W. DC. Hillary Clinton "Từ chối TPP". XEM THÊM: - TPP: VN nín thở
09 Tháng Chín 2016(Xem: 13178)
"Các nhân vật đấu tranh dân chủ mà tổng thống Pháp mong muốn Việt Nam trả tự do bao gồm một nhà hoạt động theo Công giáo, một blogger, một người vận động quyền đất đai và một nhà đấu tranh để thành lập phong trào đối lập." theo AFP.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15955)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 05/09/2016 gọi nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama là « đồ chó đẻ », thề rằng sẽ không để cho nhà lãnh đạo Mỹ khiển trách về vấn đề nhân quyền khi gặp gỡ tại Lào.