Chính sách ngoại giao của VN trong giai đoạn sắp tới?

24 Tháng Giêng 20166:03 CH(Xem: 15896)

"BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ  HAI 25  JAN 2016

Chính sách ngoại giao của VN trong giai đoạn sắp tới?

image004

Giáo sư Carlyle Thayer (T), Học viện Quốc phòng Úc.REUTERS/Kham

Sau Đại hội Đảng 12, chính sách đối ngoại của Việt Nam tiếp tục gắn liền ba vế : Tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế và tăng cường khả năng phòng thủ quốc gia. Trên đây là phân tích của chuyên gia Carlyle Thayer, Học viện Quốc phòng Úc.

Carlyle Thayer : Bản dự thảo báo cáo chính trị được công bố vào năm ngoái kêu gọi cải thiện tính hiệu quả của các hoạt động trong ngành ngoại giao và đề ra mục tiêu Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh tiến trình hội nhập với thế giới, mà ở đó, hội nhập kinh tế là ưu tiên hàng đầu. Việc Hội nghị Trung ương lần thứ 14 ủng hộ Hiệp định Thương mại Xuyên Thái Bình Dương TPP là một dấu hiệu tốt cho thấy định hướng kinh tế của Việt Nam trong những năm tới. Đồng thời, dự thảo Báo Cáo Chính Trị cũng kêu gọi tăng cường an ninh và quốc phòng « trong tình hình mới ». Những yếu tố nói trên cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế và tăng cường khả năng phòng thủ của Việt Nam.

Tôi không nghĩ là Việt Nam sẽ từ bỏ chính sách « đa dạng hóa và đa phương hóa » trong quan hệ đối ngoại và trở thành một đối tác đáng tin tưởng đối với tất cả các nước. Ngoài lĩnh vực kinh tế, Việt Nam dường như sẽ tăng cường hơn nữa quan hệ với châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ trong các địa hạt khác, như khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực….Việt Nam sẽ cố gắng duy trì quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc nhưng đồng thời giảm bớt sự lệ thuộc kinh tế vào nước láng giềng phương bắc.

Việt Nam sẽ cố gắng tận dụng mối quan hệ của mình với các cường quốc chính để hưởng lợi, nhưng tránh rơi vào quỹ đạo của một trong số những cường quốc này.

Việc Trung Quốc gần đây triển khai giàn khoan HD-981 và hối hả hoàn tất xây dựng các phi đạo trên các đảo nhân tạo (tại Trường Sa) cho thấy Việt Nam, cũng như một số nước Đông Nam Á khác, sẽ phải đối mặt với một thời kỳ khó khăn trong quan hệ với Trung Quốc, vốn luôn chủ trương hành động đơn phương thay vì hợp tác./

Thanh Hà RFI 21-01-2016

 

++++++++++++++++++++++++++++++++++

Ô,. Nguyễn Thế Kỷ: Ngày 27/1/16 biết kết quả ai là TBT

 

image006

Ô. Nguyễn Thế Kỷ Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương, Giám đốc Trung tâm Báo chí Đại hội XII của Đảng CSVN trả lời BBC hôm 24/1/16:  "Thế còn khi chọn các phương án, chẳng hạn 200 Ủy viên Trung ương, trong đó có 180 chính thức, 20 dự khuyết thì ngay cả dự kiến như thế thì mới chỉ là đề án thôi.

Tôi nghĩ là những vấn đề về nhân sự nhất là nhân sự chủ chốt mà người ta quan tâm là tổng bí thư của Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội này được bầu ra là ai. Nhưng mà theo tôi thì chúng ta phải chờ xem Đại hội thực hiện cái quy chế đó như thế nào. Ngày 26/01 thì bầu thì cũng có thể nói là cuối chiều ngày 26/01 hoặc ngày 27/01 thì biết được kết quả.

Đấy là quyền tối cao của Đại hội và quyền của Đại biểu và điều này cũng thể hiện sự dân chủ trong Đảng"./

Tóm tắt theo Nguyễn Hoàng BBC, Hà Nội  24/1/2016

 

++++++++++++++++++++++++++++++++

 Ông Nguyễn Tấn Dũng được xác nhận đã rút tên khỏi danh sách ứng cử

image008

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại lễ khai mạc Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 ở Hà Nội ngày 21/01/ 2016.REUTERS/Kham

Trả lời báo chí bên lề Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ 12 ngày 23/01/2016, tướng Võ Tiến Trung, Giám đốc Học viện Quốc phòng xác nhận là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, cùng với 3 ủy viên lớn tuổi khác của Bộ Chính trị, đã xin rút và đã được Ban chấp hành Trung ương mãn nhiệm cho phép rút tên khỏi danh sách giới thiệu bầu Ban chấp hành Trung ương khóa mới.

Chỉ có ông Nguyễn Phú Trọng là được ở lại và được đề nghị tái ứng cử tổng bí thư.

Tướng Võ Tiến Trung đưa ra thông tin nói trên vào lúc mà cuộc đấu đá giành quyền lãnh đạo Đảng vẫn chưa thật sự ngã ngũ ở Đại hội Đảng lần thứ 12. Mặc dù có nhiều thông tin cho rằng ông Nguyễn Phú Trọng sẽ tái đắc cử tổng bí thư, nhưng ông Nguyễn Tấn Dũng được cho là vẫn còn cơ may giành chức lãnh đạo tối cao này. 

Hôm nay, các đại biểu dự Đại hội Đảng đã nghe báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương khóa cũ về công tác nhân sự Ban Chấp hành khóa mới, với số lượng đã được quyết định là 200 người.

Theo dự kiến Ban Chấp hành Trung ương mới sẽ được bầu vào ngày 26/01. Ban chấp hành này vào ngày 27/01 sẽ bầu lại Bộ Chính trị, rồi từ Bộ Chính trị chọn ra tổng bí thư Đảng. Tên của vị tân tổng bí thư này sẽ được công bố vào ngày kết thúc Đại hội 28/01.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng được ủng hộ gián tiếp

Trong khi đó, hôm nay, tại phiên thảo luận về văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Đặng Ngọc Tùng gián tiếp ủng hộ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trong bài tham luận này, ông Đặng Ngọc Tùng đã bày tỏ “ sự kính trọng và vô cùng biết ơn” hai ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nước và Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng, vì theo ông Tùng, hai nhân vật lãnh đạo này “đã thể hiện dũng khí và bản lĩnh” trên vấn đề Hoàng Sa, Trường Sa.

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam nhắc lại rằng khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tuyên bố Hoàng Sa, Trường Sa thuộc Trung Quốc “từ thời cổ đại”, ngay lập tức ông Trương Tấn Sang đã lên tiếng: “Hoàng Sa, Trường Sa do tổ tiên Việt Nam là người đầu tiên phát hiện và xác lập chủ quyền”.

Ông Đặng Ngọc Tùng cũng nhấn mạnh đến tuyên bố của ông Nguyễn Tấn Dũng tại Philippines rằng “Việt Nam nhất định không chấp nhận đánh đổi độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng Việt Nam rất cần những nhà lãnh đạo “đầy khí phách và bản lĩnh như vậy”.

Cho tới nay, ông Nguyễn Tấn Dũng vẫn được cho là mạnh miệng hơn với Trung Quốc trên vấn đề chủ quyền Biển Đông, trong khi tổng bí thư đảng Nguyễn Phú Trọng thì bị xem là có thái độ hoà hoãn hơn với Bắc Kinh.

Tai Đại hội Đảng hôm qua, bài tham luận thu hút nhiều chú ý nhất , chính là bài của ông Bùi Quang Vinh, bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư, kêu gọi phải “cấp bách” đổi mới chính trị cho đồng bộ với đổi mới kinh tế, bởi vì theo ông, trong 70 năm qua, “cơ cấu tổ chức, phương thức hoạt động của bộ máy Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp trong hệ thống chính trị gần như không thay đổi.”/

Theo Thanh Phương RFI 23-01-16

27 Tháng Chín 2016(Xem: 12728)
VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016: "Sau chiến tranh VN là Philippines?" Trước báo giới, ông Rodrigo Duterte phát biểu : « Tôi thật sự không muốn cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ nhưng tôi sẽ lập thêm liên minh mới với Trung Quốc và ông Medvedev (thủ tướng Nga) đang chờ chuyến thăm của tôi ». Ông nói tiếp : « Tôi đang trên đường vượt qua lằn ranh giới hạn trong quan hệ giữa tôi và Hoa Kỳ. Đây là điểm quyết định, không lùi lại được ».
27 Tháng Chín 2016(Xem: 13065)
* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao? * Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì? Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia. VĂN HÓA MAP
15 Tháng Chín 2016(Xem: 13506)
Hậu chấn PCA - Philippines: Manila công nhận không có đủ phương tiện để đương đầu với các quốc gia cùng đòi hỏi chủ quyền trong vùng Biển Đông. Ngày 14/09/2016, điều trần trước Ủy ban Quốc phòng của Hạ viện về ngân sách quốc phòng cho năm 2017, bộ trưởng Philippines Delfin Lorenzana tuyên bố Manila chủ trương « giữ nguyên trạng » trong vùng biển Tây Philippines, nơi có tranh chấp chủ quyền với một số quốc gia trong khu vực. - Việt Nam: 11. Hai bên đi sâu trao đổi ý kiến chân thành, thẳng thắn về vấn đề trên biển, nhất trí tiếp tục tuân thủ nhận thức chung quan trọng đạt được giữa lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”; 12. ủng hộ sự nghiệp lớn thống nhất Trung Quốc, kiên quyết phản đối hoạt động chia rẽ “Đài Loan độc lập” dưới mọi hình thức, không phát triển bất kỳ quan hệ chính thức nào với Đài Loan. Phía Trung Quốc bày tỏ hoan nghênh lập t
14 Tháng Chín 2016(Xem: 15261)
"Tuần tra" phá "Thế trận" DIỄN BIẾN SỰ KIỆN LIÊN QUAN 1- 30/8 Bắc Kinh: Thường Vạn Toàn + Ngô Xuân Lịch ký bản ghi nhớ. XEM THÊM: Việt - Hoa: Ký kết "Nguyên tắc 3 điểm về Nam Hải" 2- 30/8 Singapore: Trần Đại Quang: "Phe nào cũng thua!". 3. 31/8 Ấn Độ: John Kerry: "Phán quyết PCA là cuối cùng và mang tính ràng buộc về pháp lý”. 4- 8/9 ASEAN-Lào: Obama: "Phán quyết PCA cuối cùng và ràng buộc pháp lý". 5- 12/9 Quảng Đông: Hải quân Nga-Hoa tập trận. 6- 13/9 Bắc Kinh: Tập Cận Bình "an ủi" Nguyễn Xuân Phúc. 7- 13/9 Manila: Duterte: "Mỹ hãy rút cố vấn về nước / Phi không tuần tra chung với quân ngoại quốc". 8- 16/9 Tokyo: Mỹ - Nhật tuần tra. 9- 17/9 Quảng Đông: Nga-Hoa tiếp tục tập trận 'chiến lược". 10- 19/9 Quảng Đông: "Tập trận" phá "Thế trận" Mỹ-Nhật. 11- 21/9 Manila: Duterte đứng giữa "Tập trận" và "Thế trận". XEM THÊM: - Tầu ngầm, lực lượng chiến lược. XEM THÊM: - Tiên đoán về bãi Cỏ Mây. XEM THÊM: - W. DC. Hillary Clinton "Từ chối TPP". XEM THÊM: - TPP: VN nín thở
09 Tháng Chín 2016(Xem: 13069)
"Các nhân vật đấu tranh dân chủ mà tổng thống Pháp mong muốn Việt Nam trả tự do bao gồm một nhà hoạt động theo Công giáo, một blogger, một người vận động quyền đất đai và một nhà đấu tranh để thành lập phong trào đối lập." theo AFP.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 15850)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm nay 05/09/2016 gọi nguyên thủ Hoa Kỳ Barack Obama là « đồ chó đẻ », thề rằng sẽ không để cho nhà lãnh đạo Mỹ khiển trách về vấn đề nhân quyền khi gặp gỡ tại Lào.
06 Tháng Chín 2016(Xem: 16115)
Hậu chấn PCA - Kết quả G-20 - Tổng thống Mỹ Barack Obama hủy cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte, người trước đó đã gọi ông là "con của gái điếm". - Nhưng phát biểu tại Manila hôm 5/9 trước khi đi Lào, ông Duterte tuyên bố điều đó thật "thô lỗ" và chửi rủa Tổng thống Mỹ.
04 Tháng Chín 2016(Xem: 13498)
"Trả thù vặt"
04 Tháng Chín 2016(Xem: 12998)
"Ép tới cùng!" - Tổng thống Mỹ Barack Obama kêu gọi Trung Quốc tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển 1982 (UNCLOS) trong cuộc nói chuyện với Chủ tịch Tập Cận Bình hôm 3/9. - Thông cáo của Nhà Trắng nói ông Obama đã nhấn mạnh Trung Quốc, là nước tham gia UNCLOS, cần tuân thủ các ràng buộc theo công ước này.
01 Tháng Chín 2016(Xem: 12847)
"Hậu" phán quyết: Ngày hôm 31/08/2016 tại New Delhi, ngoại trưởng Mỹ John Kerry, kêu gọi Philippines và Trung Quốc "phải thấy rõ phán quyết của Toà Trọng Tài La Haye là cơ hội quyết định để tuân thủ chuẩn mực và luật pháp quốc tế, nguyên tắc ứng xử quốc tế và bảo đảm ổn định và phồn thịnh trong khu vực".
30 Tháng Tám 2016(Xem: 12670)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
30 Tháng Tám 2016(Xem: 13530)
Diễn biến "Hậu" phán quyết PCA
28 Tháng Tám 2016(Xem: 13508)
Ngày 24/08/2016, tổng thống Duterte cho biết ông dự trù viếng thăm Trung Quốc để đàm phán song phương với Bắc Kinh về Biển Đông. Ngày 27/08/2016, tổng thống Philippines Rodrigo Duterte tuyên bố là mọi đàm phán song phương với Trung Quốc về tranh chấp chủ quyền phải dựa trên phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra ngày 12/07/2016.