Lót đường 6 tỉ USD, Nhật "trở lại ĐNA"; "Thủ lãnh tương lai Asean" báo cáo biển Đông tại Tokyo

05 Tháng Bảy 201511:01 CH(Xem: 16570)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 06 JULY 2015

Nhật hỗ trợ 6 tỉ USD cho các nước vùng Mekong

04/07/2015  

TTO - Ngày 4-7, Nhật cam kết đóng góp 6 tỉ USD hỗ trợ phát triển cho các quốc gia vùng Mekong, bao gồm Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam.
blank
Thủ tướng Nhật Shinzo Abe bắt tay Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị Mekong - Nhật ở Tokyo - Ảnh: Reuters

Theo Reuters, chính quyền Nhật thông báo về khoản hỗ trợ trị giá 750 tỉ yen trong vòng ba năm tới sau cuộc họp giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và lãnh đạo các quốc gia vùng Mekong tại thủ đô Tokyo, trong đó có Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.

Trước đó Tokyo cũng đã cam kết hỗ trợ năm quốc gia vùng Mekong 600 tỉ yen trong vòng ba năm tới. Cả Campuchia, Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam đều có tiềm năng phát triển mạnh và là cơ hội xuất khẩu lý tưởng đối với các tập đoàn Nhật chuyên về hệ thống đường sắt, nhà máy điện và các hạ tầng khác.

Hồi tháng 5, Nhật công bố kế hoạch hỗ trợ 110 tỉ USD để phát triển hạ tầng chất lượng cao, thân thiện với môi trường tại châu Á. Giới quan sát nhận định đó là bước đi của Tokyo nhằm cạnh tranh với Ngân hàng Đầu tư hạ tầng châu Á (AIIB) do Trung Quốc thành lập.

Tại Hội nghị cấp cao Mekong - Nhật, các nhà lãnh đạo tuyên bố: “Cả hai bên bày tỏ sự lo ngại về các diễn biến gần đây trên Biển Đông, làm phức tạp tình hình và hủy hoại lòng tin, có thể phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định khu vực”.

Đây rõ ràng là thông điệp chỉ trích việc Trung Quốc ồ ạt bồi đắp, xây đảo nhân tạo trái phép trên Biển Đông.  

"Thủ lãnh tương lai Asean" báo cáo biển Đông tại Tokyo

NGUYỆT PHƯƠNG

VH - "Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, người đang được dư luận đánh giá sẽ là "Thủ lãnh tương lai Asean" sau cuộc hội đàm - ký thỏa ước với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản tại Tokyo 4/7/15, đã phát biểu quan điểm của VN và báo cáo tình hình biển Đông trước cử tọa đại cường Nhật Bản."

"Trong thỏa ước riêng với VN, Nhật đã bơm hàng tỉ đô la hỗ trợ VN triển khai Chiến lược phát triển Công nghiệp hóa VN hướng đến 2020, tầm nhìn 2030; cam kết vốn ODA đợt I tài khóa 2015 trị giá 300 tỷ yên (3 tỷ USD) cho các dự án: ”Dự án Đại học Việt-Nhật; Khu đô thị thông minh Bắc Hà Nội; nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2; Chiến lược công nghiệp hóa của VN; kế hoạch tín dụng 110 tỷ USD do Thủ tướng Abe công bố tháng 5/2015 nhằm phát triển cơ sở hạ tầng chất lượng cao tại Châu á”; sau cùng là học thuyết Abe: “Chủ nghĩa hòa bình tích cực” của Nhật Bản."
blank
Cú bắt tay của "hai người bạn thân thiết nhất": Thủ tướng Shinzo Abe và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sau một loạt các thỏa ước tại Tokyo. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Đến Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nói gì về tình hình Biển Đông?

theo Ngọc Quang 04/07/15
blank
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị cấp cao Mekong - Nhật Bản lần thứ 7 tổ chức tại Tokyo. ảnh: Cổng điện tử Chính phủ.

 (GDVN) - Những hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng trên quy mô lớn đã làm thay đổi căn bản nguyên trạng cấu trúc của nhiều đảo, bãi ngầm, vi phạm luật pháp quốc tế.

Thủ tướng nhấn mạnh, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ biển đảo tại Biển Đông đang diễn biến phức tạp, những hoạt động bồi đắp, cải tạo và xây dựng trên quy mô lớn đã làm thay đổi căn bản nguyên trạng cấu trúc của nhiều đảo, đá và bãi ngầm, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), làm giảm lòng tin và gia tăng căng thẳng khu vực.

Những hành động này đã gây quan ngại sâu sắc và sự lên tiếng không chỉ của các nước ASEAN, của khu vực mà còn nhiều quốc gia, tổ chức trên thế giới.

Theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, việc duy trì hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải ở Biển Đông là nguyện vọng, là lợi ích và trách nhiệm chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực.

Các bên liên quan cần tuân thủ các nguyên tắc tự kiềm chế, không làm phức tạp thêm tình hình, không làm thay đổi nguyên trạng, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982; thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và hiệu quả Tuyên bố DOC; thúc đẩy việc sớm xây dựng Bộ quy tắc COC.

Với mục tiêu bảo đảm hòa bình, ổn định và thịnh vượng tại khu vực, các nhà lãnh đạo đã tái khẳng định quyết tâm thúc đẩy và làm sâu sắc hơn hợp tác giữa các nước thành viên về các vấn đề khu vực và toàn cầu thuộc quan tâm chung.

Trong tuyên bố Chiến lược Tokyo 2015 về hợp tác Mekong - Nhật Bản, các nhà lãnh đạo nhấn mạnh tầm quan trọng của đại dương, một tài sản chung của thế giới; khẳng định tầm quan trọng của việc hợp tác chặt chẽ hơn để đảm bảo an ninh an toàn hàng hải trong khu vực; nhấn mạnh việc cần phải thực hiện đầy đủ và hiệu quả tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông (DOC) và sớm đạt được bộ quy tắc ứng xử của các bên tại Biển Đông (COC).

Các nhà lãnh đạo cũng nhắc lại cam kết đảm bảo quyền tự do hàng hải và hàng không, an toàn hàng hải, giao thương thông suốt và giải quyết hòa bình các tranh chấp theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế đã được công nhận trên toàn cầu, bao gồm Công ước Liên hợp quốc về luật biển 1982.

Lãnh đạo các nước đồng thời bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến gần đây tại Biển Đông làm phức tạp thêm tình hình, gây xói mòn lòng tin và ảnh hưởng đến hòa bình, an ninh, ổn định tại khu vực.

Ngọc Quang

XEM THÊM:

ASEAN thiếu một thủ lĩnh sẽ để Biển Đông rơi vào bất ổn kinh niên

Hồng Thủy

03/07/15

 (GDVN) - Thiếu vắng thủ lĩnh trong ASEAN đã góp phần tạo ra môi trường mà nhiều thành viên
blank
Lính hải quân Trung Quốc, hình minh họa: NDTV

Amanda Conklin, một học giả chuyên nghiên cứu các vấn đề an ninh và quan hệ quốc tế khu vực châu Á ngày 1/7 bình luận trên The National Interest về lý do tại sao ASEAN không thể chống lại sự bành trướng của Trung Quốc trên Biển Đông.

Đàm phán giữa ASEAN và Trung Quốc về bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) đang kéo dài sang năm thứ 13 trong khi Trung Quốc đã tiến hành chiến dịch bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo (bất hợp pháp) quy mô lớn, làm thay đổi hiện trạng vùng biển này.

Các nhà phê bình đã than thở, ASEAN không có khả năng hình thành một chính sách thống nhất chống Trung Quốc bành trướng. Mơ hồ về sự trỗi dậy của Trung Quốc là một "quái thai" trong tiến trình hội nhập của khu vực Đông Nam Á, mặc dù ASEAN có kế hoạch hình thành một Cộng đồng kinh tế vào cuối năm nay.

Hội nhập khu vực vào trụ cột chính trị - an ninh vẫn đang rất chậm. Từ những năm 1990 đến nay ASEAN đã không thành công trong việc ngăn chặn Trung Quốc đẩy khu vực vào tình trạng bất ổn và đe dọa hội nhập của ASEAN.

Trung Quốc đối đầu với Philippines ngoài bãi Cỏ Mây (trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam) năm ngoái chỉ 9 ngày trước một phiên tham vấn với ASEAN, Bắc Kinh cho thấy họ ít quan tâm đến mục tiêu của ASEAN trong một trật tự hợp tác khu vực.

Trong khi ASEAN thiếu thống nhất về nhiều vấn đề chính trị và an ninh, Trung Quốc đã khai thác triệt để mâu thuẫn, chia rẽ giữa các thành viên trong cộng đồng, gây áp lực kinh tế chống lại sự đồng thuận của ASEAN trong vấn đề an ninh hàng hải ở Biển Đông.
blank
Đường băng 3000 mét Trung Quốc đã xây xong trên đảo nhân tạo bồi lấp bất hợp pháp ngoài đá Chữ Thập, Trường Sa phục vụ âm mưu bành trướng, độc chiếm Biển Đông. Ảnh: Reuters.

Hơn nữa ASEAN không có một phương pháp tiếp cận trước sự hung hãn leo thang của Trung Quốc ở Biển Đông, đây là lý do chính tại sao đến giờ ASEAN vẫn bị chia rẽ trong vấn đề ứng xử với Trung Quốc.

Sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, ASEAN đã thiếu vắng một nhà lãnh đạo giống như vai trò của Đức trong Liên minh châu Âu EU. Singapore và Thái Lan cũng đã đóng vai trò lãnh đạo hạn chế trong khối về các vấn đề kinh tế. Nhưng khả năng thực hiện vai trò này của Thái Lan đã suy yếu vì những rắc rối nội bộ.

Sự vắng mặt của một thủ lĩnh lãnh đạo nòng cốt trong khi không có một cơ chế nội bộ mạnh mẽ giảm thiểu sự khác biệt giữa các thành viên đã đẩy ASEAN tới chỗ phải đối mặt với các vấn đề an ninh nổi bật. Thiếu vắng thủ lĩnh trong ASEAN đã góp phần tạo ra môi trường mà nhiều thành viên theo đuổi các hoạt động, chính sách song phương với Trung Quốc.

Nếu không có một sáng kiến lãnh đạo tập trung hơn của ASEAN, rất ít khả năng tạo ra được thay đổi đáng kể trong chính sách của khối đối với Trung Quốc. Jakarta vẫn là "đầu tàu tượng trưng", nhưng Indonesia hiện đang thiếu ý chí trong việc đóng một vai trò lanh đạo dứt khoát.

Tương lai của ASEAN gắn chặt với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Với một loạt khác biệt về chính trị, kinh tế và quân sự giữa các thành viên ASEAN, tổ chức cần một tiếng nói mạnh mẽ giữa các quốc gia thành viên để định hướng các tham vấn nội bộ và bên ngoài nếu các thành viên đều muốn ASEAN trở thành nòng cốt trong các vấn đề an ninh khu vực.

Nếu không xuất hiện một nhà lãnh đạo tận tâm và có khả năng dẫn dắt ASEAN trong các vấn đề chính trị - an ninh, ngọn "núi lửa Biển Đông phun trào định kỳ các cuộc khủng hoảng" có thể đẩy khu vực vào tình trạng bất ổn kinh niên, Amanda Conklin nhận định.
Hồng Thủy

XEM THÊM:

Lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam : Mỹ nên tiếp tục can dự vào Biển Đông

Trọng Nghĩa
blank
Ông Nguyễn Phú Trọng trên đoàn chủ tịch Đại hội đảng 11 ngày 12/01/2011. Ảnh: REUTERS/Kham

Theo tin chính thức từ phía Việt Nam, Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ công du Hoa Kỳ từ ngày mai, 06/07/2015 cho đến ngày 10/07/2015. Trong các bài trả lời phỏng vấn của báo chí, nhân vật lãnh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam được cho là đã gởi nhiều thông điệp về phía Mỹ, trong đó có yêu cầu Hoa Kỳ tiếp tục dấn thân vào hồ sơ Biển Đông.

Theo hãng tin Mỹ AP, ông Nguyễn Phú Trọng đã không ngần ngại gọi chuyến thăm Mỹ của ông là « lịch sử ». Về phía Hoa Kỳ, nhiều quan chức cao cấp, theo AP, cũng rất mong muốn đưa quan hệ với Việt Nam lên một cấp độ mới. Lý do là vì Việt Nam có thể trở thành một trụ cột trong chinh sách « xoay trục » qua Châu Á của Tổng thống Obama, đóng một vai trò mạnh mẽ về mặt địa chính trị và kinh tế.

Cũng theo AP, là một quốc gia tuyến đầu đang rất lo ngại trước sự bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông, Việt Nam cũng sẽ không phiền lòng nếu Mỹ có lời lẽ cứng rắn hơn một chút đối với Bắc Kinh. Trả lời phỏng vấn của hãng tin Mỹ hôm 03/07 vừa qua, ông Nguyễn Phú Trọng cho rằng với tư cách là một trong những cường quốc hàng đầu thế giới và là thành viên của (Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc), Mỹ có " trách nhiệm và lợi ích to lớn trong việc duy trì hòa bình và ổn định trên thế giới, đặc biệt là ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương ".

Theo AP, trong bài trả lời phỏng vấn bằng văn bản, với ngôn từ đầy tính ngoại giao thận trọng, ông Nguyễn Phú Trọng cho biết là ông hy vọng rằng Mỹ « sẽ tiếp tục có tiếng nói và hành động phù hợp để góp phần giải quyết hòa bình các tranh chấp ở (Biển Đông) sao cho phù hợp với luật pháp quốc tế, để đảm bảo hòa bình và ổn định trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới. ».

Đối với hãng AP, tuyên bố trên đây của Tổng bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đáng chú ý vì lẽ cho dù người dân Việt Nam nhìn chung đều căm ghét các yêu sách biển đảo hung hăng của Trung Quốc, nhưng giới lãnh đạo thường rất miễn cưỡng trong việc đối kháng với láng giềng khổng lồ của mình. Nguyên do một phần là vì Việt Nam nằm sát cạnh Trung Quốc, nhưng một phần cũng vì những người cộng sản giáo điều như ông Trọng không thấy thoải mái lắm khi nghiêng về phía phương Tây dân chủ thay vì thân thiện với đồng chí cộng sản của mình tại Bắc Kinh./

RFI  05-07-2015

XEM THÊM:

Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
blank
Bích chương tuyên truyền cho mối quan hệ hài hòa của người Mãn Châu, Nhật Bản và Trung Quốc. Bích chương viết: "Với sự giúp đỡ lẫn nhau giữa Nhật, Mãn Châu và Trung Quốc, thiên hạ sẽ thái bình.

Khối thịnh vượng chung Đại Đông Á (大東亜共栄圏 Đại Đông Á cộng vinh khuyên) là một khẩu hiệu được chính phủ và quân đội Đế quốc Nhật Bản đề xướng trong thời kỳ Chiêu Hòa thể hiện khát vọng tạo ra một "khối các quốc gia châu Á do Nhật Bản lãnh đạo và không phụ thuộc sức mạnh phương Tây"[1]. Khẩu hiệu này được Thủ tướng Fumimaro Konoe, trong nỗ lực nhằm tạo ra một Đại Đông Á, bao gồm Nhật Bản, Mãn Châu quốc, Trung Quốc, và một phần Đông Nam Á, với mục tiêu, theo bộ máy tuyên truyền của chính quyền, là thiết lập một trật tự thế giới mới nhằm tìm kiếm sự "thịnh vượng chung" cho các quốc gia châu Á, cùng chia sẻ sự thịnh vượng và hòa bình, hoàn toàn không lệ thuộc vào chủ nghĩa thực dân và thống trị của phương Tây[2].

Tuy nhiên, nó cũng chỉ là một trong những khẩu hiệu và khái niệm được dùng để biện hộ cho sự xâm lược của Nhật Bản tại Đông Á từ thập niên 1930 cho đến hết Đệ nhị thế chiến và thuật ngữ "Khối Thịnh vượng chung Đại Đông Á" ngày nay chủ yếu được xem là bức bình phong cho sự quản lý của người Nhật tại các quốc gia chiếm đóng trong Chiến tranh thế giới II, trong đó chính quyền bù nhìn phải vận động người dân và nền kinh tế trong nước phục vụ cho lợi ích của Đế quốc Nhật Bản.

Ý nghĩa tiêu cực tại nhiều người khi nhắc đến cụm từ "Đại Đông Á" (大東亜) vẫn là một trong những khó khăn tại Hội nghị Đông Á hằng năm, bắt đầu từ năm 2005, để bàn thảo về khả năng thiết lập một Cộng đồng Đông Á mạnh mẽ và đoàn kết hơn./
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15576)
- Vì sao Chùa 850,000 đô ở Santa Ana rộng 22,000Sq ft mà lại đi mua Chùa 1 triệu 3 đô ở Huntington Beach rộng 11, 000Sq ft? - HT Trí Lãng: Con xin thưa lên quý Ngài hãy cho con rút lui vì 4 lý do...; còn lý do Tt Giác Đẳng nêu lên là: Ht Trí Lãng muốn Đạo Tràng Pháp Hoa đứng tên chùa Phật Quang có đúng không? - Vì sao từ Ht Viên Lý cho đến Tt Giác Đẳng lọt được vào "mắt xanh" của Ht Đệ ngũ Tăng Thống Quảng Độ mà không là Ht Trí Lãng? - Vì sao Ht Viên Lý, Viện chủ chùa Diệu Pháp & chùa Điều Ngự bị cách chức Chủ tịch VPII có y như lời buộc tội của Giáo Chỉ ký ngày 9/12/2013? - Vì sao ông Võ Văn Ái ngăn cản "ý" của Ht Quảng Độ ý muốn "di dời" VP II VHĐ ra hải ngoại? - Bao nhiêu tiền gây quỹ tập Thơ Tù của Ht Quảng Độ có trả về cho GHPGVNTN không? - Những ai liên quan đến các buổi ra mắt gây quỹ Thơ Tù? Để làm sáng tỏ những câu hỏi bấy lâu nay đồng bào Phật tử thắc mắc nêu trên, tòa soạn báo Văn Hóa kính gởi đến quý Thầy, quý thân hữu, quý huynh trưởng Gia đình Phật tử, có th
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16513)
- Vì sao kế hoặch mua chùa Phật Quang ở Santa Ana của Ht Trí Lãng bị phá hủy? - Ht Trí Lãng kết tội 3 người: Ht Huyền Việt, Tt Giác Đẳng, Ông Võ Văn Ái là thủ phạm. - Tố cáo nguồn thu nhập của ông Võ Văn Ái hàng trăm ngàn đô la. - Tố cáo tiền gây quỹ tập Thơ Tù của Ht Quảng Độ hô biến!
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18917)
Công bố 2 bản Chúc thư của Ht Đệ Tứ Tăng Thống Huyền Quang Kỳ 2: Ai đã thực hiện "quỉ kế soán ngôi" Tăng Thống?
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18749)
Kỳ 2: Trả lời phỏng vấn. Kỳ 3: HT Quảng Độ giữa hai thế lực giằng, kéo! Xem tiếp trang trong
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 21811)
- Đảo Koh Kood thuộc tỉnh Trat, Thái Lan, (nhìn trên bản đồ thấy khá gần thủ đô Bangkok). Nơi Cảnh sát biển Thái được tin có khoảng 10 tầu cá VN đang hoạt động ngoài khơi cách đảo này khoảng 20 dặm. Các tàu cá bỏ chạy nhưng bị bắt lại 2 tàu. Dữ kiện thông tin này gời đến Cảnh sát Thái vào thời điểm Hoa Kỳ và Singapore thỏa thuận dùng phi trường quốc tế Singapore Chngi Airport cho thám thính cơ P-8A làm căn cứ. - Như báo Hải đồ báo Văn Hóa loan tin, khu vực quan sát của thám thính cơ P-8A rất rộng, P-8A có thể nhìn thấy các hoạt động diễn ra trên mặt biển, trải dài từ căn cứ Hải quân Hoàng Gia Kota Kinabalu Malaysia, đến biển Singapore, đảo Natuna của Indonesia, biển Cà Mau, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, Vịnh Thái Lan, đảo Koh Kood, eo biển Malacca ... chưa nói tới trên mặt đất. Chấm đỏ trên hải đồ là đảo Koh Kood của Thái.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17841)
Biển Đông rộng khoảng 3 triệu 5 km2 có khoảng138 đảo lớn nhỏ. Vịnh Bắc bộ rộng khoảng 126.250 km². Vịnh Thái Lan rộng khoảng 320.000 km2. Nước Cộng Hòa Singapore là một đảo quốc nhỏ xíu nằm tận cùng mũi phía nam của Tây Malaysia, rộng có hơn 700km2 so với Malaysia là 329.847 km². Ảnh Hải đồ Văn Hóa. (Xem tiếp trang trong).
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17067)
- Theo BBC: Hoa Kỳ cho hay sẽ điều máy bay do thám P-8 Poseidon tới hoạt động lần đầu ở Singapore. - Theo RFI: Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Singapore vào hôm qua, 07/12/2015 đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, kể từ ngày 7 đến 14 tháng 12.
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15506)
"Theo báo chí trong nước, lên tiếng trước sự chứng kiến của hàng trăm người, ông Nén cho rằng ông “bị đi tù hơn 17 năm vì sai sót có chủ đích của những người làm trong cơ quan tố tụng”. Ông Nén cũng bày tỏ hy vọng rằng, với những “đòn roi và oan ức” mà ông phải chịu đựng, ông mong “các điều tra viên, thẩm phán khi đặt bút phán quyết một điều gì hãy cân nhắc thật kĩ, không chỉ bằng lý trí mà còn bằng pháp lý để không làm oan cho một người nào nữa”. Ảnh bên: Một Thế Giới.
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15955)
“Có nên yêu cầu ông Huỳnh Văn Nén, người tù 17 năm và gia đình - và các luật sư giải oan truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nạn nhân chịu “đòn roi và oan ức" này không?
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16982)
TÓM TẮT CÁC BẢN TIN TRANG TRONG: 1- Theo văn bản Hội nghề cá Việt Nam, ngày 26-11, khi tàu cá QNg-95861 của ông Nguyễn Văn Cu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cùng 14 ngư dân đang neo đậu gần đảo đá Suối Ngọc thuộc quần đảo Trường Sa (khi đó trên tàu còn 2 thuyền viên, 12 thuyền viên khác xuống ca nô đi đánh bắt thủy sản) thì bị một tàu cá của Philippines tiếp cận. 2-Trên tàu Philippines có 8 người và 3 người trên tàu này với hai khẩu súng đã nhảy sang tàu cá QNg-95861 lục soát đồ đạc và bắn ông Trương Đình Bảy làm ông gục chết tại chỗ. 3- 4g15 sáng 1-12 tàu cá QNg-95861 của ngư dân Bùi Văn Cu về cảng Sa Kỳ cập bến. 4- Đến 6g30, thi thể của ông Bảy vẫn còn được để trong khoang đá để bảo vệ. tiếp trang trong)
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 51477)
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 23155)
- Hoàng Cơ Minh: “Tôi không tin là trong đời mình sẽ thấy Việt Nam được giải phóng khỏi chế độ Cộng sản. Nhưng tôi thà chết trong rừng như một thảo khấu còn hơn làm một người tỵ nạn ở hải ngoại.”* - "Bài viết không đề cập đến những công việc kỹ thuật gây sóng gió". - "Tất cả, cuối cùng, suối vàng thiên thu là nơi tụ họp của nghĩa sĩ đài dũng lược. Lẽ Sống và Cái Chết của một con người mang giòng máu cách mạng đã đi vào huyền thoại: Huyền thoại Hoàng Cơ Minh".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17806)
- Tòa soạn xin cám ơn những quý vị, những bạn đọc đã gởi các bài viết đến Văn Hóa gồm các tác giả như: Các ông: Nguyễn Hữu Nguyên, Bằng Phong Đặng Văn Âu, Ts Nguyễn Phúc Liên, Kiêm Ái, Đoàn Thạch Hãn, Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, Dũng Đinh, Huỳnh Nguyên Thi, Lữ Giang, Ngô Kỷ, Ngọc Lan, Nguyễn Văn Chức, Tôn Nữ Hoàng Hoa, Trung Lĩnh, Phạm Văn Thành, Nguyễn Thanh Tú ... Xin trân trọng và ghi nhận các ý kiến của quí vị. - Đóng góp vào chủ đề số báo kỳ này, Văn Hóa trích đăng nguyên văn các bài phát biểu, thông tin của các vị: Thông cáo Báo chí (Hoàng Tứ Duy),Tiến sĩ Đỗ Hùng, TNS Janet Nguyen, Tiến sĩ Trần Diệu Chân, Kỹ sư Đỗ Hoàng Điềm và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng. - Ngoài ra, Văn Hóa cũng trích và loan tải lại các hình ảnh thu thập từ các nguồn thông tin khác. Tất cả các bài viết, tư liệu, hình ảnh loan tải trên http://www.nhatbaovanhoa.com đều dựa trên tinh thần thông tin khách quan, không thiên kiến, vô tư. Mọi nhận định, phán xét xin dành cho quí vị. Mời quý vị theo dõi. * Chú t
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18690)
- K-9 là gì? Ai lập ra? - Con trai nhà báo Nguyễn Đạm Phong bị giết tường trình. - Các cây bút và cơ quan truyền thông viết về "Terror in Little Saigon". - A.C. Thompson chỉ nói đến Mặt Trận, chưa hề đề cập đến Việt Tân. - Bá Linh 19/9/2004: Việt Tân - một thực thể chính trị đối lập. - Ra tòa hay huề cả làng?
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 19182)
VĂN HÓA - "25 năm sau, thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015, nhằm lật lại hồ sơ năm nhà báo người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ bị ám sát một cách bí ẩn trong thời gian từ 1981 đến 1990 mà FBI đã đóng dấu "đóng". Sự kiện PBS hiện đang dựng lên một cơn sóng "nhức nhối", "choáng", lan truyền dồn dập đến tập thể cộng đồng Việt lưu vong tỵ nạn, không những ở Mỹ mà rúng động đến tâm tư người Việt Nam cư ngụ trên khắp thế giới". Chưa hết, vụ việc sẽ còn đi xa hơn nữa... (Xem tiếp trang trong)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18346)
Lời tòa soạn: Thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015. A.C. Phim do Phóng viên A.C. Thompson thực hiện và làm việc chung với cơ sở ProPublica và chương trình Frontline của hệ thống truyền hình PBS trong gần hai năm để thực hiện phóng sự về những vụ ám sát nhà báo gốc Việt tại Mỹ. (Ảnh bìa báo OC Weekly - xem tiếp trang trong)
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17193)
*Tập Cận Bình tại Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa". * Trương Tấn Sang phát biểu tại CSIS và New York 27/9/15 : "Phản đối đường lưỡi bò; Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam". * Đặc phái viên của Tbt Nguyễn Phú Trọng ký kết với Bắc Kinh nguyên tắc 3 điểm thỏa thuận Biển Đông. * Nếu ngày 5/11/2015 dân Saigon-Hà Nội xuống đường một trăm nghìn người thì họ Tập sẽ nói khác!
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17755)
Một số kết quả từ chuyến đi VN của ông Tập Cận Bình ngày 5/11/15: • Hai bên cam kết kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ Trung-Việt và hòa bình, ổn định ở Biển Đông. • Việt Nam hoan nghênh Chính phủ Trung Quốc chuyển khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu USD sang sử dụng cho dự án đường cao tốc Móng Cái-Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu đãi Chính phủ 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông • Việt Nam cảm ơn Trung Quốc tuyên bố cung cấp viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tới để giúp Việt Nam xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện. • Hai bên ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác, trong đó có “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020,” “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,” “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tà