Hàng trăm người Việt và Campuchia ‘va chạm’ở biên giới Svay Rieng-Long An

30 Tháng Sáu 201511:51 CH(Xem: 41925)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ TƯ 01 JULY 2015

Hàng trăm người Việt và Campuchia ‘va chạm’ trên biên giới
 blank
Ảnh chụp tại hiện trường vụ 'xô xát' giữa người Việt và Campuchia ở biên giới hai nước hôm 28/6/2015.

Người dân Việt Nam và Campuchia mới lên tiếng cáo buộc lẫn nhau khiêu khích và tấn công bạo lực trong vụ xô xát trên biên giới, làm nhiều người bị thương.

Vụ việc xảy ra hôm 28/6 giữa gần 400 người trên vùng biên giới giáp ranh tỉnh Svay Rieng của Campuchia và tỉnh Long An của Việt Nam. Hơn 200 người Campuchia tới biên giới vì nghi ngờ chính quyền nước láng giềng lấn chiếm đất.

Các bức ảnh chụp tại hiện trường cho thấy nhiều người Việt đội mũ bảo hiểm, cầm gậy gộc và cả súng đứng đối diện với nhiều người
Campuchia cầm quốc kỳ và trong số đó có nhiều sư sãi mặc áo cà sa.


Ông Thạch Ny, một nhà sư Khmer Krom chứng kiến vụ việc, cho VOA Việt Ngữ biết:

“Dân biểu Đảng Cứu Quốc đi coi biên giới giữa Việt Nam và Campuchia. Lúc đó mình đi khoảng 200 người tới cột mốc biên giới. Chưa tới biên giới mà bộ đội biên phòng, dân Việt Nam cầm những cây gậy, còn bộ đội thì cầm súng nhào vào đất Campuchia và ngăn chặn lại không cho dân biểu qua cái cột mốc giữa hai nước. Lúc đó, bên dân biểu, thanh niên và sư sãi Campuchia xô đẩy nhau với bộ đội biên phòng và dân Việt Nam để qua bên kia xem cột mốc, nhưng mà bộ đội biên phòng không cho qua. Mấy người dân của Việt Nam lấy cái gậy đập lại mấy thanh niên, mấy dân biểu và mấy nhà sư. Có đánh nhau và dân biểu, một nhà sư và vài thanh niên bị thương nặng. Bên Campuchia không có ai cầm gậy hay gì hết”.

Trong khi xô xát xảy ra giữa hai bên, bên kia đã lấy cán cờ Campuchia mang theo đánh người dân của Việt Nam. Cán cờ đó là cây sắt. Có 7 người, trong đó có 6 người bị thương vừa vừa, còn một người bị khâu 6 mũi ở đầu.

Ông Phan Văn On, Chủ tịch xã Bình Hòa Tây, giáp với Campuchia

Nhà sư này cho biết thêm rằng đoàn của ông chưa đi tới cột mốc phân chia giữa hai nước thì đã bị tấn công.

Trong khi đó, ông Phan Văn On, Chủ tịch xã Bình Hòa Tây giáp với Campuchia, phản bác lời cáo buộc. Quan chức này nói rằng lực lượng của Việt Nam đã bị hành hung trước.

Ông nói với VOA Việt Ngữ:

“Vụ việc xảy ra ở địa điểm chỗ cột mốc 203. Đồn biên phòng kết hợp với chỗ dân quân tự vệ của xã ngăn chặn đoàn khoảng 250 chục người của Đảng Cứu Quốc Campuchia. Đảng Cứu quốc với một số người kêu là sư sãi xô đẩy anh em ra và lấn về phía biên giới của Việt Nam rồi người dân mới tràn ra. Bên mình có khoảng 100 người thôi. Trong khi xô xát xảy ra giữa hai bên, bên kia đã lấy cán cờ Campuchia mang theo đánh người dân của Việt Nam. Cán cờ đó là cây sắt. Có 7 người, trong đó có 6 người bị thương vừa vừa, còn một người bị khâu 6 mũi ở đầu”.
Ông On cho biết đây là lần đầu tiên xảy ra vụ xô xát giữa hai bên như vậy và ông cũng bày tỏ lo ngại rằng tình hình có thể vượt ra ngoài tầm kiểm soát nếu Việt Nam và Campuchia không tìm được tiếng nói chung nhằm giải quyết tình hình.

Trong khi đó, chính quyền tỉnh Svay Rieng đã chỉ trích Đảng Cứu Quốc đối lập “gây ra tình trạng bất an trên biên giới với Việt Nam”.
blank
Nhiều người Việt đội mũ bảo hiểm, cầm gậy gộc và súng đứng đối diện với sư sãi và người Campuchia cầm quốc kỳ.

Báo chí Campuchia dẫn lời các nguồn tin nói rằng có 10 người Campuchia và 8 người Việt bị thương trên một phần của đường biên giới kéo dài hơn 1.000 km với Việt Nam.

Hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình lên tiếng kêu gọi “cơ quan chức năng của Campuchia có biện pháp xử lý thỏa đáng vụ việc, không để những hành động tương tự tái diễn, bảo đảm cho công tác phân giới cắm mốc được tiến hành thuận lợi vì lợi ích chung của nhân dân hai nước".

Tình hình trên biên giới chung giữa hai quốc gia Đông Nam Á nóng lên thời gian qua sau khi phía Campuchia cáo buộc Việt Nam đã đào trái phép 8 ao sâu bên trong vùng lãnh thổ đông bắc thuộc tỉnh Ratanakiri.

Ngoài ra, Phnom Penh cũng tố cáo Hà Nội cho xây dựng một đồn quân sự tại khu vực biên giới chưa phân định nằm giữa tỉnh Kandal của Campuchia và tỉnh An Giang của Việt Nam.

Tin cho hay, Bộ Ngoại giao Campuchia đã gửi 3 công hàm phản đối tới Việt Nam trong tháng này./

VOA 30.06.2015

Xô xát tại biên giới Việt Nam-Campuchia

Sơn Trung, thông tín viên RFA, Campuchia

2015-06-29
blank
Đoàn ngừơi Việt (bên trái) dàn hàng ngang ngăn cản đoàn kiểm tra biên giới của Campuchia (bên phải) không cho vào phần đất ranh giới của hai nước.

 Photo by Sơn vũ, RFA

Xô xát diễn ra khi một nhóm khoảng 200 người Campuchia gồm Dân biểu, tu sĩ, thanh niên đến kiểm tra khu vực biên giới giữa tỉnh Svay Rieng và tỉnh Long An vào ngày hôm qua 28 tháng 6 năm 2015

Một nhà sư Khmer Krom cùng tham gia đoàn kiểm tra biên giới cho biết một nhóm bộ đội và một nhóm người Việt mặc thường phục dùng vũ lực ngăn cản không cho họ đến kiểm tra đường biên giới. Sư chia sẽ:

“Bộ đội biên phòng khoảng hai chục người, và mấy người mặc đồ thường khoảng từ năm chục đến sáu chục người. Mấy người mặc đồ dân thường thì có cầm cây gậy có đóng đinh trên đó, còn bộ đội trong tay có cầm súng. Ban đầu Dân biểu đi trước rồi bộ đội biên phòng qua nói đây là đất của Việt Nam. Ban đầu là xô đẩy nhau, bên Việt Nam, mấy người mặc đồ thường, thấy đa số là người ở đó say sỉn không. Mình đi vào xô đẩy nhau rồi bên kia cầm gậy đánh đập lại mình, nhưng mà trong bên mình không có gì trong tay hết. Bên dân Việt Nam đánh trúng dân biểu bên Campuchia, và mấy sư và mấy thanh niên bị thương cũng nhiều lắm”.

Hoạt động được nhà sư Khmer Krom mô tả như vừa rồi là một trong các chiến dịch kiểm tra biên giới của dân biểu, tri thức và người dân Campuchia tại các địa điểm mà những người này nghi ngờ có việc Việt Nam lấn chiếm bắt đầu diễn ra từ tháng 5 năm 2015.

Cột mốc số 203

Cũng có mặt trong đoàn kiểm tra biên giới, ông Thach Setha, Chủ tịch Cộng đồng Khmer Kampuchea Krom, cho biết phía Việt Nam ngang nhiên đi vào sâu trong lãnh thổ của Campuchia ngăn cản không cho họ đi đến khu vực biên giới. Ông Thach Setha: “Bên biên phòng của Campuchia nói đây là đất của Campuchia, cho tụi tui đi chỗ đó. Công an Việt Nam, có nhân dân Việt Nam cầm dao, có súng nhiều không cho vô, không cho đi coi chỗ biên giới đó. Thấy như vậy là xâm phạm lãnh thổ bên nước Campuchia rồi bởi có súng, có nhân dân nhiều ở đó cấm không cho nhân dân Campuchia đi trong đất nước Campuchia”.

Bên biên phòng của Campuchia nói đây là đất của Campuchia, cho tụi tui đi chỗ đó. Công an Việt Nam, có nhân dân Việt Nam cầm dao, có súng nhiều không cho vô, không cho đi coi chỗ biên giới đó

Ông Thach Setha

Liên quan đến vấn đề này, ông Nguyễn Văn Quan, Chính ủy Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Long An đã xác nhận rằng trong quá trình giải quyết các vấn đề về biên giới, lực lượng chức năng và người dân Việt Nam có xảy ra mâu thuẩn với nhóm người Campuchia, tuy nhiên sự kiện này diễn ra trên lãnh thổ của Việt Nam.
blank
Đoàn ngừơi Việt theo sát đoàn kiểm tra biên giới của Campuchia ngăn cản không cho vào phần đất ranh giới của hai nước.

Ông Quan phát biểu: “Cột mốc mà các anh muốn đi khảo sát còn đang đi sâu vào đất Việt Nam đang quản lý do đó chúng tôi xác định vị trí này là ở đất Việt Nam quản lý. Và nếu tương lai, hiện nay đã phân định, nếu mà phân định ra thì cũng thuộc chủ quyền của Việt Nam quản lý. Cái này xác định lãnh thổ là lãnh thổ Việt Nam rồi, xã Bình Hòa Tây, huyện Mộc Hóa”.

Tuy vậy, trong thông cáo báo chí của Tòa Thị chính Svay Rieng, chính quyền địa phương này khẳng định sự kiện diễn ra tại cột mốc số 203 nằm trên địa bàn ấp Thlok Thmey, xã Thnaot, huyện Kampong Rou, tỉnh Svay Rieng của Campuchia.

Đảng Cứu Quốc Kampuchia lên tiếng

Sáng ngày 29 tháng 06 năm 2015, ông Sam Rainsy, chủ tịch đảng Cứu Quốc đã lên tiếng phản đối hành vi bị ông này lên án là ‘bạo lực’ của Việt Nam.

Sự kiện này cũng gây bức xúc đối với nhiều người dân Campuchia. Tiến sĩ khoa học chính trị Sok Touch cho rằng là hai nước láng giềng, cách hành xử này của Việt Nam là kém văn minh và không phù hợp với xu hướng cộng đồng chung ASEAN sẽ diễn ra trong thời gian tới đây.

“Thứ nhất, hành vi của Việt Nam là hành vi vi phạm luật pháp quốc tế, thứ hai là Việt Nam đi ngược lại Cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á, khi chúng ta xậy dựng cộng đồng chung, chúng ta sẽ phải mở cữa biên giớ thôi, thứ ba là các tính chất lịch sử, Việt Nam không phải làm như vậy, Việt Nam đã lấy đất Khmer nhiều lắm rồi, giờ chúng tôi chỉ đi kiểm tra biên giới, trong khi người Việt không chỉ đến biên giới mà còn đến sống đầy trên đất Campuchia. Tôi thấy rằng Việt Nam vẫn còn kém văn minh, sử dụng luật rừng và thiếu nhân đạo. Tôi yêu cầu Việt Nam giáo dục quân đội và nhân dân của mình về luật láng giềng cũng như các điều khoản của cộng đồng chung ASEAN. Làm sao mà có cộng đồng chung được khi mà các anh thượng cẳng tay, hạ cẳng chân như vậy”.

Tiến sĩ Sok Touch còn cho rằng việc quân đội và người dân Việt Nam mang vũ khí tiến vào lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền là một việc làm không thể chấp nhận được. Ông gợi ý chính quyền Phnom Penh phải ra thông cáo báo chí ngoại giao đính kèm những hình ảnh về hành vi bạo lực của người Việt Nam để người dân trên thế giới biết được vấn đề.

Tình hình biên giới Việt Nam – Campuchia trở thành đề tài nóng trong quan hệ giữa hai nước. Hồi ngày 12 và ngày 14 tháng 6 vừa qua, Campuchia đã ra hai công hàm phản đối Việt Nam tự ý đào ao mương thủy lợi trên lãnh thổ Campuchia nhưng phía Việt Nam vẫn chưa có phản ứng về vấn đề này.

Đến ngày 27 tháng 6, đảng Cứu Quốc đã cho công bố 26 tấm bản đồ tỷ lệ 1/100000 được Chính quyền Pháp vẽ trong khoản năm 1933 đến năm 1953 liên quan đến biên giới Việt Nam và Campuchia. Hiến pháp Campuchia thừa nhận toàn vẹn lãnh thổ của Campuchia được căn cứ theo bản đồ tỷ lệ 1/100000 này, theo đó đường biên giới hiện tại giữa Việt Nam và Campuchia có khả năng bị thay đổi nếu phía Campuchia thấy rằng biên giới thực tế không đúng với bản đồ./

Sơn Trung tường trình từ Campuchia.

* VÀI HÌNH ẢNH VỀ MƯƠNG THỦY LỢI Ở BIÊN GIỚI LONG AN - SVAY RIENG
blank
blank
blank\
blank
blank
blank
Từ xã Bình Hòa Tây (chấm đỏ)  thuộc tỉnh Long An Việt Nam ráp ranh xã Svay Rieng - Cambodia đi theo quốc lộ 62 về tới Sàigon khoảng hai tiếng rưỡi xe. Google map
 blank
blank

Vòng tròn đỏ: Mật khu Dương Minh Châu trong chiến tranh Việt Nam. Mật khu này là căn cứ địa lui tới của bộ đội CS từ bên đất Cambodia (tỉnh Svay Rieng) qua hoạt động.

++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:

Xem đá gà ở Svây- riêng

Kỳ 1: Theo chân một cựu phách làng gà

Svây- riêng là tỉnh biên giới của Campuchia nằm giáp với tỉnh Long An (Việt Nam) cách thủ đô Phnôm -Pênh chừng 120km, theo đường xuyên Á. Nơi đây có hàng chục trường gà lớn, nhỏ được tổ chức chơi công khai nằm rãi rác nhiều nơi. Nổi tiếng nhất là hai trường gà của hai đại gia là Thon và Trào.

Khi nghe chúng tôi có ý định đi một chuyến cho biết, anh bạn tên Dồ là một tay chơi đá gà có tiếng ở Mộc Hoá, liền nhận lời làm “hướng dẫn viên” vì rất rành các trường gà ở Svây-riêng. Dồ mới hơn 30 tuổi, nhưng gương mặt trông dày dạn sương gió, già trước tuổi vì đã lăn lộn qua biên giới chơi đá gà có thâm niên và đã nhiều lần khuynh gia bại sản vì thú chơi này.
blank
Tung cước

Trước đây Dồ làm nghề thợ bạc với gia đình, sau lái xe tốc hành Mộc Hoá-TP.HCM, rồi chuyển sang buôn bán hàng biên giới nhưng nghề nào Dồ cũng không theo đuổi được lâu vì lỡ có máu mê đá gà hiếm thấy.

Đang có công ăn việc làm tốt nhưng hễ nghe bạn bè rủ rê có gà hay mang đi đá là bỏ tất cả. Cái máu ấy nên cách đây nửa năm (dịp mùng 5, tháng 5 âm lịch) vốn liếng, tiền bạc làm ăn Dồ đã “quăng sạch” vào trường gà.

Trước chuyến đi này ít ngày, Dồ đã “hấp”(cầm đồ) những tài sản cuối cùng là chiếc Wave Alpha, điện thoại di động cùng vài bộ đồ xịn được gần 10 triệu, sang Svây-riêng đá gỡ cú chót nhưng “gãy” luôn. “Nếu tính từ ngày biết chơi đá gà đến giờ chắc em thua chừng 400-500 triệu đồng. Ông già buồn, bán nhà ở Mộc Hoá

về vườn nuôi cá. Em thấy ân hận lắm”. Dồ đã tuyên bố với bạn bè giải nghệ, dự định quay lại nghề lái xe, kiếm tiền cưới vợ dù biết không dễ dàng chút nào .

Tại cửa khẩu trên đất bạn thuộc huyện Pray-vo chúng tôi mua 2 vé du lịch (50.000đ/vé), trước khi rẽ vào 1 con đường trải đá dăm để lên trung tâm tỉnh lỵ Svây-riêng bằng xe máy.
blank
Nhiều người khuynh gia bại sản bởi "thú chơi" này!

Có đi mới hiểu được “thú ăn chơi cũng có ba bảy đường”, không chỉ hoàn toàn là sung sướng, vì nếu tính từ cửa khẩu để lên đến trường, dân đá gà phải vượt gần 70 cây số, trên đầu trời nắng như đổ lửa, dưới đất đường mù mịt bụi đá.

Dồ bảo: “Đá gà ở đây chơi quanh năm nhưng những trường lớn đều có quy định ngày, như trường ông Thon đá máu nhất là thứ Năm, trường ông Trào đá lớn ngày thứ Hai, Ba, Tư. Người chơi, dân Campuchia có, Việt kiều có, dân mê đá gà ở Mộc Hoá - Long An, Tây Ninh, Cần Thơ, Bến Tre, Đồng Tháp qua nhưng đá lớn thường là các đại gia ở TP.HCM”.

Cũng theo lời kể của Dồ, trừ những “lúi - chờ - rền” (đại gia nhiều tiền, có quen biết lớn) qua lại biên giới có bảo lãnh, phần lớn dân đá gà từ VN sang đây đều đi lậu, cái khó nhất là làm sao “chẻ gà” (mướn người ôm gà sang biên giới) được suôn sẻ!

Trung tâm tỉnh Svây-riêng không lớn (tương đương chợ thị trấn Mộc Hoá) và khá yên tĩnh vào giữa trưa, dọc theo con đường nội ô là những căn nhà cấp 4 nằm san sát bán đầy hàng Thái Lan, Trung Quốc.

Sau gần nửa tiếng vòng vèo, chúng tôi tấp vào 1 quán cafe cóc trước 1 trường gà loại nhỏ. Khi chúng tôi đến, có 4 độ vừa đá xong, các biện đang cáp cho 1 độ tiếp theo.

Tại đây, chúng tôi gặp được ông Trào (chủ trường) vừa lái chiếc Mazety xuống thăm “đàn em” quản lý trường gà này.

Ông Trào năm nay ngoài 40 tuổi, dáng thấp đậm, trò chuyện lưu loát, là Việt kiều nhưng đã sang sinh sống lâu năm tại Svây-riêng.

Gặp lại Dồ và nghe giới thiệu chúng tôi từ TP.HCM sang đá gà ông rất hồ hởi. Vừa quăng gói 555 cái độp xuống bàn, “ông chủ trường gà” vừa nói thẳng tuột: “ Mấy em ở quận mấy, có hộ khẩu không, muốn qua đây chơi lâu dài đưa hộ khẩu và 250.000đ anh lo cho hộ chiếu, 3 ngày có liền để qua chơi thoải mái, thứ Ba tới anh khai trương trường gà mới nằm gần cửa khẩu Mộc Hoá đá lớn lắm”.

Nói xong, ông Trào cười tươi, chìa danh thiếp có in tên, số điện thoại bằng tiếng Campuchia và tiếng Việt cho chúng tôi mỗi người 1 cái để tiện liên lạc...

Lê Nguyễn

Việt Báo (Theo_VTC News) 25/4/07
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16227)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16228)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17476)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21389)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14831)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13524)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20469)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16612)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13042)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13527)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14056)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14612)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15227)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 16978)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14520)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15395)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14384)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.