Sắp đánh nhau to giành cái bánh ướt biển Đông: Ai dám đánh ai?

25 Tháng Sáu 201510:53 CH(Xem: 17802)
"BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ SÁU 26 JUNE 2015

Trung Quốc “bắn đạn thật ở Biển Đông”, Philippines tức giận

25/06/2015

(Quốc tế) - Đoạn video được cho là quay cảnh tàu chiến Trung Quốc bắn đạn thật trên Biển Đông được một hãng tin Nga đăng lên mạng.

Ngày 24.6, Bộ Quốc phòng Philippines tuyên bố cuộc diễn tập bắn đạn thật do quân đội Trung Quốc tổ chức gần đây trên Biển Đông là một hành động thể hiện kế hoạch của Bắc Kinh nhằm quân sự hóa những khu vực mà họ chiếm đóng bất hợp pháp.

Hôm 20.6, tờ Russia Today của Nga đã đăng tải lên YouTube một đoạn video với tiêu đề “Hải quân Trung Quốc bắt đầu diễn tập ở Biển Đông”, quay lại cảnh các tàu chiến của Trung Quốc đang thực hành bắn đạn thật trên vùng biển này.
blank
Tàu chiến Trung Quốc tham gia diễn tập trên Biển Đông. Ảnh cắt từ video

Trong đoạn video trên, các tàu chiến Trung Quốc liên tiếp phóng ra nhiều tên lửa đối hạm vào các mục tiêu trên biển, trong khi trực thăng vũ trang quần lượn sát mặt nước. Trong cuộc diễn tập này, hải quân Trung Quốc còn bắn thử các loại pháo hạm và súng máy đa nòng trên các tàu chiến của mình.

Hiện vẫn chưa rõ quân đội Trung Quốc tiến hành cuộc diễn tập trên được cho là ở Biển Đông trên vào thời gian nào. Tuy nhiên, đoạn video trên được đăng tải chỉ 2 ngày trước khi Philippines khởi động đợt tập trận với quân đội Mỹ và Nhật Bản trên đảo Palawan, ngay sát Biển Đông.
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Philippines Peter Galvez cho rằng những hình ảnh tàu chiến Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật trên thể hiện rằng sự hiện diện và trang bị bất hợp pháp của Trung Quốc ở Biển Đông “đều mang tính chất quân sự rõ ràng”.
blank
Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa đối hạm. Ảnh cắt từ video

Ông Galvez nhấn mạnh: “Điều đó trái ngược với tuyên bố của Bắc Kinh rằng những hòn đảo nhân tạo mà họ xây dựng phi pháp chỉ được dùng cho mục đích hòa bình, phi quân sự”.

Theo ông Galvez, Trung Quốc hiện nay đang lâm vào thế “há miệng mắc quai” khi những tuyên bố của họ đi ngược lại hoàn toàn với những gì họ đang làm trên Biển Đông.

Mới đây, Trung Quốc đã tuyên bố sớm hoàn thành các dự án xây đảo phi pháp trên Biển Đông, nhưng không hề giấu giếm ý đồ xây dựng các công trình trên những hòn đảo này, trong đó có cả các cơ sở quân sự.
blank
Pháo hạm trên tàu chiến Trung Quốc. Ảnh cắt từ video

Hành động xây đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc đã vấp phải phản ứng quyết liệt từ phía cộng đồng quốc tế, đặc biệt là Mỹ, nước tuyên bố sẽ làm tất cả để bảo vệ quyền tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.

Philippines, một đồng minh của Mỹ, cũng đã có những phản ứng gay gắt đối với hoạt động xây đảo nhân tạo và ý đồ quân sự hóa những hòn đảo này của Trung Quốc. Trong thời gian gần đây, Philippines đã tăng cường hợp tác quân sự với nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có Nhật Bản, để chống lại những áp lực từ phía Trung Quốc.

Hôm qua, một máy bay trinh sát săn ngầm P-3 Orion của Nhật chở theo các binh sĩ Philippines đã tiếp tục lượn vòng gần các đảo nhân tạo phi pháp của Trung Quốc nhằm thể hiện sự phản đối việc Trung Quốc xây dựng những hòn đảo này.

(Theo Dân Việt)

Biển Đông : Nhật và Philippines tiếp tục thách thức Trung Quốc

Tú Anh
blank
 Phi cơ trinh sát P-3C Orion của Nhật hợp tác với Philippines trên vùng biển Palawan - DR

Hôm nay 24/06/2015, trong khuôn khổ cuộc tập trận chung, Nhật Bản và Philippines đã cho hai máy bay dọ thám xâm nhập vùng đảo Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) tiếp theo một hành động tương tự ngày hôm trước. Chính sách của Bắc Kinh lấn chiểm biển đảo các nước láng giềng tạo cơ hội cho Tokyo và Manila, hai kẻ cựu thù thời Đệ nhị Thế chiến hợp tác quân sự.

Theo hãng tin AFP, hai chiếc máy bay trinh sát P-3C Orion của hải quân Nhật và Islander của Philippines đã thực hiện một phi vụ « tìm kiếm và cứu hộ » trên biển tại một khu vực cách đảo Palawan 80 cây số.

Hai phi cơ bay vào vùng Reed Bank, đảo Bãi Cỏ Rong, cách đảo Hải Nam của Trung Quốc 650 km và cũng là nơi có nhiều trử lượng dầu khí mà Philippines và Trung Quốc tranh chấp chủ quyền.

Phi vụ thứ nhất, thực hiện ngày hôm qua 23/06 đã gây phản ứng tại Bắc Kinh. Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Trung Quốc, Lục Khang, lên án Tokyo và Manila có hành động gây bất ổn trong khu vực.

Bất chấp phản ứng của Trung Quốc, ngày hôm nay 24/06, tướng Hiromi Hâmno, tư lệnh hải quân Nhật Bản từ Palawan tuyên bố « hải quân hai nước Nhật và Philippines sẽ tiếp tục thao dợt. Phát ngôn viên của tổng thống Philippines Benigno Aquino, tuy không gọi đích danh Trung Quốc, kêu gọi đừng xem các phi vụ trinh sát là « thái độ đối đầu ».

Mặc dù đảo Bãi Cỏ Rong nằm sâu bên bên trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines nhưng Bắc Kinh , với bản đồ đường « lưỡi bò 9 đoạn», tuyên bố chủ quyền trên 80% diện tích Biển Đông và khẳng định biển đảo « của Trung Quốc » bị Philipines tranh giành bất chính.
blank
Tiếp theo cuộc tập trận chung « lịch sử » hồi tháng 5, đây là lần thứ nhì quân đội Nhật Bản và Philippines phối hợp thao dợt trên biển với mục tiêu « cứu hộ nhân đạo ». Theo nhận định của AFP, hai quốc gia thù nghịch thời Thế chiến thứ hai đang thắt chặt hợp tác an ninh quốc phòng trước tham vọng lấn chiếm biển đảo mà Bắc Kinh đang tiến hành tại Hoa Đông và Biển Đông./

RFI 24-06-2015

Biển Đông : Chiến hạm Ấn Độ ghé Cam Bốt và Thái Lan

Trọng Nghĩa
blank
Khu trục hạm INS Ranvir của Ấn Độ - DR

Bốn chiếc tàu thuộc Hạm đội Viễn Đông của Ấn Độ vào hôm qua 23/06/2015 đã chia nhau ghé cảng Sihanoukville của Cam Bốt và Sattahip của Thái Lan. Đây là chuyến thăm hữu nghị trong khuôn khổ chiến dịch triển khai tại Biển Đông kéo dài hai tháng đã được Hải quân Ấn Độ từ đầu tháng Năm, thể hiện mối quan tâm rõ nét của New Delhi đến tình hình Biển Đông.

Theo hãng tin Ấn Độ PTI, ghé cảng Cam Bốt là hai chiếc INS Ranvir, một khu trục hạm được trang bị tên lửa dẫn đường, và chiếc INS Kamorta, một hộ tống hạm chống tàu ngầm do chính Ấn Độ chế tạo, vào Sihanoukville ở Campuchia.

Theo chương trình dự kiến, hai chiến hạm Ấn Độ sẽ có cuộc tập trận chung với Hải quân Cam Bốt để tăng cường khả năng phối hợp hành động trên biển trong nhiều lãnh vực trong đó có hoạt động tìm kiếm và cứu hộ.

Vào cùng thời điểm, chiếc hộ tống hạm tàng hình có tên lửa dẫn đường INS Satpura, cũng do chính Ấn Độ chế tạo, và chiếc tàu dầu và tiếp trợ INS Shakti cũng ghé cảng Sattahip ở Thái Lan.

Trước chuyến ghé cảng Cam Bốt và Thái Lan dự trù kéo dài trong 4 ngày, các chiến hạm thuộc Hạm đội Viễn Đông Ấn Độ dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Đô đốc Ajendra Bahadur Singh, đã ghé cảng ở ba nước nhìn ra Biển Đông là Singapore, Indonesia và Malaysia, cũng như cảng Freemantle tại Úc.

Đặc biệt tại Singapore, hai chiến hạm Ranvir và Kamorta đã tham gia cuộc tập trận song phương SIMBEX-15 với Hải quân Singapore từ ngày 20 đến 26 tháng Năm vừa qua.

Các chuyến ghé cảng, kèm theo các cuộc tập trận chung với các đối tác là biểu hiện cụ thể của chủ trương tích cực can dự vào Biển Đông của Ấn Độ, nằm trong chính sách gọi là « Act East (Hành động hướng Đông) » đang được New Delhi xúc tiến.

Trung Quốc từng dọa nạt Ấn Độ là không được can dự vào vấn đề Biển Đông, mà Trung Quốc tự nhận chủ quyền trên hầu như toàn bộ diện tích. Tuy nhiên, đối với New Delhi, Biển Đông là một vùng biển quốc tế, nơi mà quyền tự do hàng hải phải được tôn trọng. Trong thời gian qua, chiến hạm Ấn Độ hoạt động tại vùng Biển Đông đã từng bị Hải quân Trung Quốc làm khó dễ, cho dù không có sự cố đáng tiếc nào xẩy ra./
13 Tháng Mười Một 2014(Xem: 43163)
Ngày 13/11, theo thông tin mới nhất từ mục Xã hội (NTD.ORG) cho biết, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch vào sáng ngày 13/11/2014, khi ông vừa bước sang tuổi 88. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, thứ Sáu 14/11/14, khi Văn Hóa lên bản tin về Thiền sư Nhất Hạnh vốn gây xúc động cho giới Phật tử cả tuần nay; Làng Mai, "tổng hành doanh" của dòng tu "Tiếp Hiện" ở Pháp, vẫn chưa có thông tin nào xác tín về nhân thân vị Thiền sư nổi tiếng trên thế giới từ Đông sang Tây.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19645)
Điếu Cày: "tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ chọn ra cái biểu tượng tốt nhất cho mình, và nếu nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, và chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa".
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20503)
Trước tiên, chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi …, và nếu có một lá cờ nào …, nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa.
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20838)
“Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi…”
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18594)
Một phi thuyền thương mại không người lái chở hàng tiếp liệu lên Trạm Không gian Quốc tế đã phát nổ ngay sau khi rời mặt đất hôm thứ Ba. Thảm họa xảy ra lúc chiều tà tại cơ sở phóng phi thuyền của Cơ quan Không gian Vũ trụ Quốc gia (NASA) ở đảo Wallops thuộc bang Virginia, ngoài khơi Đại Tây Dương.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 19552)
Trong video clip chúc mừng Điếu Cày đến Mỹ – Người Việt TV, ở phút 1:22 có một thanh niên cố chen đến gần Điếu Cày, trao ngọn Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho Điếu Cày. Điếu Cày không nhận và nói cám ơn!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 26173)
Một thân nhân của Điếu Cày là cô Joyce Hạnh Đỗ ở Boston đã tìm cách liên lạc với bạn là cô Gia Lý, Phòng Thương Mại Việt Mỹ ở Quận Cam nhờ Gia Lý tìm cách liên lạc với ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hiện đang ở đâu?
23 Tháng Mười 2014(Xem: 19489)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 18172)
Trao đổi với BBC hôm 19/10/2014, nhân việc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra một vụ 'quan tài diễu phố' của dân khiếu nại về việc một nghi can bị cơ quan công an giam giữ đã tử vong với lý do 'thắt cổ tự tử' bất bình thường, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói:
19 Tháng Mười 2014(Xem: 19073)
Khoảng 400-500 cảnh sát được triển khai ở Mong Kok để buộc đám đông phải lùi xa khoảng 20m khỏi một ngã tư trọng điểm. Các cuộc đụng độ vào sáng sớm 19/10 giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở Hong Kong vẫn đang tiếp tục mặc dù Chính quyền Hong Kong và nhà lãnh đạo biểu tình đã xác nhận sẽ tiến hành đàm phán.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18602)
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc là ‘quyền của Philippines’, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình. Bình luận của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra hôm 15/10 tại Viện Koerber, nghiên cứu về phát triển xã hội, ở Berlin sau cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 19632)
Cô Nina Phạm, y tá Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, người Mỹ đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ, do là đã có tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Eric Duncan. Thomas mắc bệnh từ Liberia, đến Mỹ, vào bệnh viện nhưng đã chết vì bệnh viện Cơ đốc Dallas không cứu chữa được ca bệnh này.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 20053)
Hôm 10/10/2014. tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi, Hà Nội hàng trăm bà con dân oan Văn Giang (Hưng Yên), Hải Phòng, Tây Ninh treo dọc biểu ngữ phủ kín bờ tường trụ sở, cờ đỏ sao vàng chào mừng ngày "giải phóng" thủ đô 10.10 năm nay.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18850)
“Cướp biển Indo trèo lên tàu và tấn công tàu. Nó lên nó bịt mặt hết. Nó có dao và súng. Nó dí dao và súng vào người rồi đó đánh trực ban ở trên buồng lái xong nó xuống buồng thuyền trưởng, nó dí súng vào đầu thuyền trưởng và dần dần nó khống chế tất cả các thuyền viên trên tàu và nó giam giữ tại một phòng”.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18940)
Cuộc gặp liên ngoại trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10/2014 đã an bài. Kết quả không đến nỗi tệ: sau nhiều năm bị cấm vận, Việt Nam được Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần cơ chế mua vũ khí sát thương.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17225)
Ông Kerry nói Mỹ điều chỉnh chính sách trong tình hình mới Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho họ và nói rằng điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 18425)
Hãng tin Reuters (Anh) cho biết, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói: “Việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN vì mục đích an ninh hàng hải sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng theo hướng có lợi cho cả hai nước”. AP nhấn mạnh, quan hệ Mỹ-VN đã bình thường hóa vào năm 1995 - 20 năm sau chiến tranh. Washington đã phê chuẩn việc bán một số vũ khí không sát thương cho VN vào năm 2007 và quan hệ song phương đã được củng cố sâu sắc hơn, nhất là khi chính quyền Obama nỗ lực mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại châu Á.