Báu vật của Tổ Tiên Hồng Lạc: Ai bảo quản?

08 Tháng Hai 201510:06 CH(Xem: 17782)

TIN NÓNG - "NHẬT BÁO VĂN HÓA - CALIFORNIA" THỨ HAI 09 FEB 2015

Báu vật của Tổ Tiên Hồng Lạc: Ai bảo quản?

Theo Vietnamnet, người dân thôn Nhân Vũ (xã Nguyễn Trãi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) vừa phát hiện một chiếc chuông cổ ở cánh đồng thuộc khu di tích đền thờ nữ tướng Ngọc Chi (thời Hai Bà Trưng). Một công việc vô tình đi dò tìm kim loại dưới lòng đất, mà "cơ trời", "ý Phật" cho phát hiện ra báu vật của quốc gia.

Báu vật vừa mang dấu ấn văn minh văn hóa Viêm Việt, vừa thể hiện bức tranh xã hội thời ấy, "bể dâu hay loạn lạc đến mức nào" mà Tổ Tiên phải đem chôn dấu dưới lòng đất như chiếc khánh chuông chôn ở thôn Nhân Vũ. Có phải vì Tổ Tiên Hồng Lạc không muốn những kho báu văn hiến Rồng Tiên lọt vào tay giặc Tàu, giặc Tây?

Đọc qua bản tin của phóng viên VietnamNet, chúng tôi, những người Việt Nam ở hải ngoại thiết tha đề nghị ông Bộ trưởng Văn Hóa đến ngay địa phương xem xét kẻo báu vật hư hỏng hết. Chúng tôi cũng mạo muội đề nghị sư thầy trụ trì tháo ngay dây xích treo, cho quả chuông nằm trên tấm phản gỗ, và trông nom kỹ lưỡng chặt chẽ, chuông đồng cổ chôn dấu cả nghìn năm, có thể bị rỉ xét, treo như thế, quai sẽ bị vỡ đứt ngay. Đau lòng lắm!

Chúng tôi  cũng đề nghị các giới chức có trách nhiệm về di sản cổ của Tổ Tiên thi hành bổn phận bảo quản cổ vật cho đúng mức tầm cỡ quốc gia. Những di tích lịch sử vô giá như thế này không nên để cho dân chúng tự làm, tự chế, tự quản. Nếu đi sâu vào môi trường khu vực chôn dấu, đất cát ở chỗ chôn chuông đồng cũng nên phân tích, nghiên cứu.

Dạo sau này, từ nhiều năm qua, dường như Tổ Tiên Hồng Lạc phát tích ra nhiều cổ vật tiêu biểu cho nền văn hiến, văn hóa dân tộc. Một lần nữa, chúng tôi thiết tha đề nghị  ông Bộ trưởng Văn Hóa liệt kê tất cả những di tích lịch sử được phát hiện, công bố công khai và đề xuất lên chính phủ lập một "Viện Bảo Tàng Quốc Gia Lưu Giữ Cổ Vật". Có được một viện bảo tàng như vậy, những báu vật sẽ tồn tại với đời sống của dân tộc, không thất thoát, không bị trộm cắp, không bị đầu cơ mua bán trục lợi, nhất là không bị tuồn ra hải ngoại ...

Nếu quý vị có điều kiện xuất ngoại, quí vị cứ đến Paris Pháp quốc,  cứ đến Nam Kinh Trung quốc,  thăm một số bảo tàng viện lịch sử, quí vị sẽ thấy ngay các cổ vật, báu vật của Việt Nam nằm ở đó.

Những tài sản vô giá của quốc gia, những di sản văn hóa của Tổ Tiên phải tìm cách mang về cho Quốc gia Dân tộc.

Kính mong thay.

Nhật Báo Văn Hóa - California Jan/2015

++++++++++++++++++++++++++++

 

21 /01/2015 10:34 GMT+7

Ngắm chuông đồng cổ gần 1.000 năm vừa đào được

image003- Người dân thôn Nhân Vũ (xã Nguyễn Trãi, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên) vừa phát hiện một chiếc chuông cổ ở cánh đồng thuộc khu di tích đền thờ nữ tướng Ngọc Chi (thời Hai Bà Trưng).

Ngày 20/1, phóng viên có mặt tại chùa Liên Hoa, nơi đang cất giữ chiếc chuông đồng cổ. Tại đây, rất nhiều người dân hiếu kỳ đứng xem, ghi hình chiếc chuông.

Theo nhiều người dân nơi đây, trong quá trình dò kim loại tại khu vực giữa cánh đồng thôn Nhân Vũ đã phát hiện có tín hiệu kim. 

Khi đào lên, người dân thấy có nhiều chữ nho, hoa văn tinh xảo khắc trên chuông, đặc biệt quai chuông được thiết kế theo kiểu hình rồng...

image004

Chiếc chuông đồng được người dân rửa sạch bùn đất.

Ngay sau khi phát hiện, người dân đã rửa sạch bùn đất, đưa chuông về chùa Liên Hoa Tự (thôn Nhân Vũ) cất giữ.

“Chiếc chuông này rất khác so với những chiếc chuông mà tôi từng biết. Ở xung quanh quả chuông có khắc chữ nho, hình Phật. Đế chuông có khắc 53 cánh sen. Đặc biệt, quai của chuông là hình hai con rồng, bốn chân chụm vào nhau giống hình búp sen”, sư thầy Thích Đàm Oanh, trụ trì chùa Liên Hoa cho biết.

Sư thầy cho biết thêm, hiện chuông ở các chùa thường chỉ có một mắt chuông và không có hình đầu rồng. Tuy nhiên, chiếc chuông mới phát hiện có hai mắt chuông, quai là hình hai con rồng.

Ông Đặng Xuân Hậu, Trưởng thôn Nhân Vũ kể lại: Ngày 18/1, hai người dân dùng máy dò kim loại dò ở quanh khu vực ruộng thuộc khu di tích đền thờ nữ tướng Ngọc Chi đã phát hiện một vật thể giống quả bom. Khi phát hiện vật thể, hai người dân này lại lấp lại, âm thầm bỏ đi.

“Tuy nhiên, ngay sau đó một số người dân xây mộ ở gần khu vực đó đã hỏi hai người đi dò kim loại là thấy vật thể gì thì được họ cho biết đó là một quả bom. Ngay sau đó, chúng tôi ra xem và đào lên thì thấy đó là một chiếc chuông cổ. Chiếc chuông nằm quay ngang, ở độ sâu khoảng 80cm so với mặt ruộng”, ông Hậu kể.

Theo ông Hậu, sáng 20/1, đoàn công tác ở Bảo tàng văn hóa tỉnh Hưng Yên cũng đã xuống xem chiếc chuông. Sau khi xem xong, đoàn công tác này nói đây là một chiếc chuông cổ có giá trị.

Trao đổi với phóng viên, ông Phạm Phúc Đạo, Phó bí thư Đảng ủy xã Nguyễn Trãi cho hay, đây là lần đầu tiên người dân trong làng phát hiện một chiếc chuông cổ. Nhiều nhà nghiên cứu khảo cổ học cũng xuống chụp ảnh, ghi hình về để xác định niên đại của chiếc chuông.

“Vị trí phát hiện chiếc chuông là mảnh ruộng cũ, thuộc đền thờ nữ tướng Ngọc Chi. Do vậy, rất có thể đây là chiếc chuông cổ có niên đại lâu năm. Dân làng chúng tôi cũng mong muốn được giữ chiếc chuông lại, coi đó như một vật quý của người dân trong làng”, ông Đạo chia sẻ.

Ông Cù Quang Tước (83 tuổi, người trông coi đền thờ nữ tướng Ngọc Chi) cho hay, vị trí phát hiện chiếc chuông cách đền thờ nữ tướng Ngọc Chi khoảng 40m.

“Đền thờ nữ tướng Ngọc Chi có từ thời Hai Bà Trưng. Năm 1994, đền thờ này được Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thông tin trao bằng chứng nhận di tích lịch sử văn hóa”, ông Tước nói.

Theo ông Tước, năm 2008, một người dân thuê làm mảnh ruộng này cũng đào được một đầu của con sư tử và bát đĩa màu xanh có nhiều ký tự cổ.

Hình ảnh về chiếc chuông vừa được người dân phát hiện:

image005







image006










image007










image008










image009










image010










image011










image012










image013










image014

Nhị Tiến

16 Tháng Năm 2017(Xem: 13573)
- Một Giáo sư Việt Nam hiện đang nghiên cứu và giảng dạy ở UCI phản bác dữ dội. - Giới sinh viên "vinh thân phì gia" nghĩ sao về vụ này?
14 Tháng Năm 2017(Xem: 13599)
Trong suốt hơn 1.600 năm, các thương gia, nhà buôn, các nhà sư và binh lính, những người đã tới Tây An, kinh đô cổ của Trung Quốc để chiêm ngưỡng vẻ lộng lẫy của nơi này, đều đi trên Con đường Tơ lụa.
14 Tháng Năm 2017(Xem: 12620)
Con Đường Tơ Lụa Mới : Ý đồ mở rộng thế lực của Trung Quốc gây lo ngại.
11 Tháng Năm 2017(Xem: 13488)
Nếu những ai là dân hay là quân đội đã từng công tác, làm việc hay sinh sống ở tỉnh Quảng Đức, Thị xã Gia Nghĩa, quận Khiêm Đức, quận Kiến Đức, quận Đức Xuyên, quận Đức Lập, không ai là không biết đến cha Cường, cha Tuyên úy Công Giáo.
11 Tháng Năm 2017(Xem: 11600)
Dư luận cho rằng, ông nhà văn Đức An tuy có lòng tốt nhưng việc làm của ông vô tình làm cho tinh thần vô úy vô vị lợi của Du Ca nam Califorrnia càng thêm sáng giá...
10 Tháng Năm 2017(Xem: 12417)
Gia đình nên yêu cầu Đại biểu Quốc Hội, trước hết Đại biểu Quốc Hội tỉnh Vĩnh Long gồm Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình, nguyên Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, giám sát việc khởi tố vụ án hình sự. LS Hà Nguyễn .
07 Tháng Năm 2017(Xem: 12067)
Cha của người bị cho là "tự sát tại trại giam" ở tỉnh Vĩnh Long nói với BBC rằng gia đình "quyết định để thi hài đến ngày 8/5" và "nếu công an không minh oan sẽ đưa thi hài đi khắp cửa công ở tỉnh này".
07 Tháng Năm 2017(Xem: 12305)
Việt kiều Mỹ Phạm Thị Thanh Ngọc khoe hàng thẻ miễn nhiệm của Bộ Ngoại giao Mỹ, yêu cầu gọi giám đốc công an địa phương đến hiện trường.
02 Tháng Năm 2017(Xem: 12329)
Ngày 28/04/2017, ngoại trưởng 10 nước ASEAN bắt đầu họp lại tại Manila (Philippines) để chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 30 mở ra ngày 29/04/17. Trong những ngày qua, rất nhiều tín hiệu cho thấy là Philippines trong vai trò chủ tịch ASEAN năm nay sẽ cố tránh đụng chạm Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông, mà dấu hiệu rõ nhất là một bản thông cáo chung sẽ chỉ đề cập đến vấn đề Biển Đông một cách thoáng qua.(RFI)
02 Tháng Năm 2017(Xem: 11925)
Bia khẳng định chủ quyền Việt Nam do một đơn vị lính bảo an người Việt dựng trên đảo Hoàng Sa vào tháng 6-1938. Trên bia có khắc những dòng chữ bằng tiếng Pháp: Cộng hòa Pháp - Vương quốc An Nam - Quần đảo Hoàng Sa 1816 - Đảo Hoàng Sa 1938 - Ảnh tư liệu của UBND huyện Hoàng Sa
25 Tháng Tư 2017(Xem: 12245)
Khi tổ công tác đến nơi, bà Lệ mở cửa cho 6 người (trong đó có 2 công an) vào kiểm tra khu đất nghi bị lấn chiếm.Tuy nhiên, lúc 6 người này vào phía sau nhà, bà Lệ bất ngờ đóng cửa rồi rồi yêu cầu tổ công tác xuất trình giấy kiểm tra nhà.
23 Tháng Tư 2017(Xem: 14512)
Từ trái: Cổng làng Hoành được bít kín trong thời gian dân làng Hoành xã Đồng Tâm tranh đấu với chính quyền; Bà Nguyễn Thị Lan bí thư xã Đồng Tâm tuyên đọc bản cam kết viết tay của chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong buổi họp tay đôi giữa ông Chung và dân làng Hoành ; Ông Chung xuống tận làng đi bắt tay từng người dân, ông đi tới đâu dân (cử tri) vỗ tay hoan nghênh tới đó; Trung đoàn phó cảnh sát cơ động chắp tay lậy dân như tế sao khi đoàn Hà Nội dàn xếp 19 con tin cảnh sá