Last Days in Vietnam: "Ngày cuối của sự phản bội"

25 Tháng Giêng 201512:00 SA(Xem: 22940)
"NHẬT BÁO VĂN HÓA-CALIFORNIA" THỨ HAI 26 JAN 2015

image001

Sự phản bội cuối cùng

 image006

Giao Chỉ, San Jose

Bộ phim Last days in Việt Nam đã được giới thiệu tại Hoa Kỳ. Nhà làm phim tài danh tiếng là bà Rory Kennedy đã sưu tầm tài liệu nhiều năm và hy vọng đoạt giải Oscar năm nay, ghi dấu 40 năm mất miền Nam.

Ngôi sao chính được phỏng vấn trong phim là tiến sĩ Kissinger. Báo chí Việt ngữ khen ngợi. Truyền thông Hoa kỳ còn siêu hơn 1 bậc. Hầu hết đều hết lời xưng tụng. Các báo Mỹ miền Đông cho đến 5 sao. Báo miền Tây khó tính nhưng cũng phải bỏ ra 4 sao. Trên Amazon bình luận là tuyệt phẩm.

 Dự trù sẽ chiếu tại các rạp vào ngày 28 tháng 4-2015 . Kỷ niệm tháng 4 đen. Người Việt di tản suốt 40 năm qua gọi là ngày quốc hận 30 tháng 4-1975. Kỳ này ngậm thêm một quả đắng. Người Mỹ làm được cuốn phim những ngày cuối cùng ở Việt Nam đã hãnh diện gọi là sự thật trần truồng.

 Ngày cuối ở Việt Nam là ngày cuối của ai. Đối với Việt Nam Cộng Hòa chăng. Không phải. Ngày cuối cùng của những người Việt bị bỏ rơi trong tòa đại sứ. Có phải không ? Không phải. Đó là ngày cuối của người Mỹ ở Việt Nam. Hoa Kỳ nghĩ thế nào. Nhà làm phim nghĩ sao? Tôi không biết. Theo tôi. Đúng là ngày cuối của người Mỹ tại Việt Nam.

 Các ông bà truyền thông Mỹ Việt có thể khen ngợi tán thưởng phim này. Đó là quyền của quý vị. Theo ý tôi, đây là một phim chết tiệt. Nên gọi là Sự phản bội cuối cùng.

 Tôi xin nói tại sao.

 Nội dung cuốn phim 1 giờ 30 phút sơ lược gồm các đoạn phim tài liệu về 30 tháng 4-1975 có chừng 10 cảnh chính.

1/ Trên biển Đông, máy bay trực thăng của VNCH di tản.

2/ Đáp xuống là đẩy xuống biển.

3/ Cảnh chiến binh VNCH lên tàu bị lính đồng minh Hoa Kỳ khám người, tước súng, vất xuống biển.

4/ Cảnh 1 tay triệu phú cao bồi Mỹ Ed Daly ở Oakland lấy máy bay World Airways bay ra Đà Nẵng cứu dân tỵ nạn tạo ra hình ảnh rất thảm khốc tại phi trường. (Ông đại sứ Martin miệt thị bảo tay này chỉ làm tình thế thêm rối loạn).

5/ Cảnh mọi người chen nhau vào tòa đại sứ tìm đường chạy.

6/ Cảnh chiến xa cộng sản tiến vào Sài Gòn.

7/ Những chiến binh VNCH bỏ quân phục, mặc quần cụt tan hàng.

8/ Cảnh máy bay trực thăng của 1 chiến binh không quân chở vợ con được cứu trên biển.

9/ Cảnh phỏng vấn các nhân vật trong phim.

10/ Và sau cùng cảnh chiến hạm hải quân Việt Nam lặng lẽ hạ cờ trong nước mắt.

 Xen lẫn vào các tài liệu thời sự đau thương của 40 năm trước là phần bình luận của những người Mỹ trong cuộc và một vài người nhân chứng Việt Nam. Tổng thống Ford bầy tỏ tấm lòng nhân đạo muốn cứu vớt nhiều người Việt Nam. Tiến sĩ Kissinger với tình nghĩa rạt rào dâng cao cũng muốn cứu thêm nhiều người. Các thành viên trách nhiệm Hoa Kỳ ở tòa đại sứ cùng sĩ quan chỉ huy thủy quân lục chiến kể lại những giây phút cuối tại văn phòng tùy viên bên Tân sơn Nhất và tại tòa đại sứ Anh. Lính thủy quân lục chiến Mỹ bị chết vì pháo kích. Đây là người lính Mỹ cuối cùng có tên trên bức tường tưởng niệm ở thủ đô.

 Thông điệp chính của cuốn phim là gì. Trình bầy sự hoảng loạn của quân dân VNCH (Saigon) và sự bình tĩnh tận tâm (???) của Mỹ cứu vớt người Việt Nam vào ngày cuối cùng. Hoa Kỳ muốn nói rằng đã nỗ lực, nhưng rất ân hận là vào giờ chót phải bỏ rơi vào khoảng 400 người. Những người may mắn lọt vào trong tòa nhà đại sứ và được hứa hẹn sẽ bốc đi hết. Nếu họ biết số phận như thế, bỏ đi từ sớm may ra còn kịp tìm đường khác. Những người này cố leo lên cầu thang, lên nóc nhà, chỗ máy bay hạ cánh, nhưng cửa bị chặn và lính Mỹ ném lựu đạn khói cho nghẹt thở để phải bò xuống.

 Mới đâu đó giây phút trước Mỹ Việt còn chuyện trò hứa hẹn. Rồi chợt Mỹ biến mất.

 Đó là nội dung cuốn phim.

 Trong phim ngày cuối cùng, người Mỹ nhận tội bỏ rơi 400 người, nhưng thực ra họ đã bỏ rơi cả triệu người Việt của một nửa nước Việt Nam.

 Làm sao tôi có thể khen ngợi cuốn phim chết tiệt này được. Ngay cả về kỹ thuật cũng chẳng có gì mới lạ.

 Tôi xin nói tại sao.

 Suốt 40 năm qua, cảnh đau thương ở phi trường Đà Nẵng, cảnh đẩy trực thăng xuống biển. Cảnh chen chúc ở cửa tòa đại sứ, chúng ta đã được xem đi xem lại biết bao lần. Kỳ này, với phương tiện và khả năng rộng rãi của bà chủ biên, có thêm 1 vài đoạn đau thương ly kỳ nhưng cũng não lòng không kém. Kỹ thuật cắt xén xào nấu đâu có gì mới lạ.

 Với nội dung và kỹ thuật như vậy làm sao tôi có thể khen ngợi 1 bộ phim chết tiệt như thế.

 Tôi không thích phim này, nhưng tôi biết có những người rất thích và có lý do để thích. Việt cộng.

 Các bạn thử nghĩ coi. Chiến binh Việt cộng ở vào tuổi của tôi. Năm 1954 các tay này 20 tuổi, cũng như lúc tôi di cư vào Nam. Họ bắt đầu cầm súng đi “giải phóng” miền Nam. Từ 54 cho đến 75, qua hơn 20 năm không chết nhưng cũng không trực tiếp thấy hình ảnh phe ta tan nát ra sao. Vớ được phim này, thấy cảnh “Mỹ Ngụy” chạy như thế. Thích là cái chắc.

 Xin lưu ý chữ “ giải phóng miền Nam” và chữ “ Mỹ Ngụy” tôi viết trong ngoặc kép. Chữ của Việt cộng đấy.

 Phim mà kẻ thù thích thú, phim chết tiệt như thế làm sao tôi khen ngợi.

Tài tử Kissinger

 Phim đã chẳng ra làm sao, tài tử bình luận chính lại là Kissinger đóng vai nhà chính khách nhân đạo, thương yêu Việt Nam hết sức. Ông muốn cứu thêm mà ngoài khả năng. Thật tội cho ông tiến sĩ, nhưng sự thực quý vị có biết không?

 Nhắc đến chuyện Kiss sang Tàu để bàn chuyện bán đứng Việt Nam Cộng Hòa là chuyện xưa rồi. Ngay từ tháng 3-1975 Kiss đã liên lạc với Nga sô để xin thỏa hiệp với Hà nội. Yêu cầu Hà nội đánh đâu thì đánh, phải chờ ở ngoài vòng đai Sài Gòn cho Mỹ rút vào ngày 3 tháng 5-1975. Ai tiết lộ chuyện này. Chính đại sứ Martin.

 Trong cuốn sách Nước mắt trước cơn mưa viết từ 1990 tác giả Lary Engelman hỏi chuyện ông đại sứ lúc ông còn sống. Đại sứ nói rằng cần 2 tuần lễ để rút cho êm. Kiss nói đã thỏa hiệp với Brezhnev bên Nga và được biết Hà Nội đồng ý. Tuy nhiên đầu tháng 4 đại sứ Martin muốn chắc ăn đã gửi đại tá Harry Summers đi theo chuyến bay của uỷ hội quốc tế ra Hà Nội nói chuyện trực tiếp. Bắc Việt đồng ý sẽ chờ ngoài cửa Sài Gòn cho Mỹ rút êm, nhưng phải bỏ của chạy lấy người. Quân dụng để lại hết. Vì vậy khi thấy Mỹ cho phi công Viêt Nam di tản qua Thái Lan, coi như di tản quân dụng, là vi phạm thỏa hiệp phải để lại tất cả chiến cụ. Cộng sản bèn pháo kích Tân sơn Nhất để cảnh cáo. Chính ông Martin kể lại.

 Câu chuyện rõ ràng là Mỹ bỏ chạy trong kế hoạch và cũng hoảng loạn không kém gì Việt Nam. Hẹn nhau ngày chót là 3 tháng 5-1975 mà đã vội vàng bỏ đi trước 3 ngày,

 Đầu đuôi như thế bảo làm sao tôi thích phim này cho được.

 Lại nói thêm câu chót về Kissinger. Một hôm ngồi ăn cơm cạnh ông Hoàng đức Nhã, tôi hỏi về chuyện tranh cãi ký kết hiệp định Paris. Hỏi rằng lúc gay cấn với Kissinger, trong nội bộ giữa chỗ riêng tư, ông Thiệu có tức giận không. Có chứ. Vậy ông nói gì. Ông nói ĐM Kissinger ... Đó là tiết lộ của ông Nhã. Trong bàn ăn có cả tướng Nguyễn Khắc Bình gật gù xác nhận. Chẳng khác nào cả Kiss và Nixon cũng đã chửi thề khi nói đến VNCH. Kết luận về tiến sĩ Kissinger như vậy đủ chưa.

Thế hệ tương lai.

 Có anh bạn thích cuốn phim danh tiếng này bảo rằng phim cần cho con cháu chúng ta xem để biết về chuyện ra đi năm 75. Tôi xin nhắc lại. Chúng ta muốn con cháu thấy cảnh 1 chiến binh chen với gia đình binh sĩ lên máy bay chạy trốn để tay Mỹ cao bồi tống cho 1 quả rớt xuống. Muốn hay không. Chúng ta có muốn con cháu thấy cảnh lính tráng cởi quân phục có cả giầy trận và vũ khí đầy đường rồi tan hàng hay không.

 Cảnh chen lấn ở cổng tòa đại sứ hay cảnh đồng minh khám xét đồng minh trên tàu. Hình ảnh chết tiệt như thế mà dành làm kỷ niệm cho thế hệ tương lai thì buồn cho con cháu nhiều lắm.

 Bạn lại hỏi tôi là nếu ông làm phim thì ông làm ra sao. Nhu cầu đơn giản, ý kiến đơn giản. Phải có đoạn phim trận đánh ở Long Khánh của sư đoàn 18. Một sư đoàn lính bộ binh miền Nam chặn đứng 3 sư đoàn Bắc quân kịp thời cho Mỹ rút. Cảnh tàn quân của Sài Gòn cầm chân các đơn vị tiền quân của Hà nội tại cầu Tân cảng. Đó là những thước phim tài liệu đã từng chiếu lại. Đoạn phim trung tá cảnh sát Nguyễn Văn Long tự tử ở trước tượng thủy quân lục chiến. Những người dân chở trên cyclo đem vào nhà thương Grall, Sài Gòn. Tất cả đều đã có phim ảnh.

 Cũng trong 24 giờ cuối cùng hãy kể về chuyện 7 vị tướng tá tự vẫn. Trong chiến tranh cận đại sau thế chiến thứ II ,chưa từng có quân đội nào mà 7 vị lãnh đạo đã tuẩn tiết khi được lệnh buông súng. Đó là những hình ảnh tích cực của những ngày cuối cùng phía Việt Nam Cộng Hòa.Tuy nhiên điều quan trọng là ngày cuối cùng của người Mỹ cũng không thể để cho những người như ông Ford, ông Kissinger lên tiếng giả nhân giả nghĩa. Những chính khách đã quay lưng phản bội đồng minh, dù là phục vụ cho quyền lợi của Hoa Kỳ thì cũng không thể táng tận lương tâm để 40 năm sau dối trá rằng muốn cứu thật nhiều người Việt vào những ngày sau cùng.

 Theo đúng các điều kiện của chính phủ Mỹ dự trù thì chỉ có khoảng 60 đến 70 ngàn người sẽ được đem ra khỏi Việt Nam.

 Trên thực tế, giờ chót chẳng cần giấy tờ, trong cơn hoảng loạn vào được DAO hay tòa đại sứ là đi. Xuống các xà lan chở đạn ở bến Khánh Hội là đi. Hàng ngàn thuyền chạy loạn trên biển Đông đã được vớt. Chuyến hải hành cuối cùng của VNCH chở trên 30 ngàn người. Trên những con tầu cận duyên của chúng tôi cũng vớt cả trăm người. Tất cả đều đi theo lá số tử vi, không theo danh sách của ông Ford. Đoàn tàu VNCH qua đến Suvic Bay, chính phủ Phi luật Tân mới hôm trước còn là đồng minh thân thiết với VNCH, hôm sau đã không thèm nhận tỵ nạn Việt Nam, dù là tạm trú. Sợ cộng sản Hà nội bơi thuyền qua đánh Phi nên bắt Mỹ phải kéo cờ VNCH xuống mới chịu lãnh món quà gồm nguyên cả một hạm đội. Tiến sĩ Kissinger là bộ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ nói là thương VNCH mà cũng không hề can thiệp. Vì vậy nhớ chuyện 75 nghĩ rằng không tin cộng sản đã đành, cũng chẳng tin được Hoa Kỳ. Khổ thay, bây giờ mình cũng đã là người Mỹ. Không lẽ lại theo gương ông Thiệu mà chửi thề ĐM Kissinger, éo le thay, bây giờ ông lại là danh nhân của nước Hoa Kỳ chúng ta.

Quả thực trong suốt 21 năm Việt Nam cộng hoà vừa xây dựng vừa chiến đấu, có khi lên khi xuống, có lúc tốt lúc xấu. Trận 68 cả nước vùng lên triệt hạ toàn thể quân "Giải phóng miền Nam". Trận 72 đẩy lui quân cộng sản miền Bắc trên cả 3 vùng chiến thuật. Qua đến trận 75 chỉ vì tình phụ đồng minh bỏ chạy từ 73 nên đã tan hàng thảm bại. Tuy nhiên có làm phim về đoạn cuối thì ít nhất cũng cần ghi lại trận Long Khánh vào những giây phút sau cùng. Hình ảnh sáng 29 tháng tư phi cơ Hỏa Long chiến đấu đơn độc và tuyệt vọng rồi bùng cháy trên mây trời Hóc Môn. Và để xóa bỏ toàn thể hình ảnh gẫy súng tháng tư là những câu chuyện của hàng trăm chiến binh vô danh tuẫn tiết cùng với 7 vị anh hùng với đầy đủ hình ảnh và nhân chứng.

Phim tài liệu về những ngày cuối cùng với nhiều thiếu xót sai lầm nên đã trở thành sự phản bội cuối cùng. Ghi dấu 50 năm sau 75, vào năm 2025 chúng ta cần một cuốn phim khác. Đoạn mở đầu là ngày ra đi và chấm dứt bằng ngày trở về. Quý ông bà nghĩ sao. 

Giao Chỉ, San Jose

++++++++++++++++++++

Nhìn lại một số biến cố quân sự-chính trị dẫn tới 30 tháng Tư, 1975

image008

Lý Kiến Trúc

 *

"Không ai có thể lãng quên dù quá khứ trôi đi phũ phàng; dù 40 năm qua, người dân Việt Nam trong ngoài nước đều muốn quên đi tháng Tư 1975. Nhưng Last Days in Vietnam, thêm một lần nữa, làm mũi dao trí mạng đâm vào tim. Vẫn biết rằng, Việt Mỹ đã lật sang trang sử mới ..."

 **

Nếu lấy ngày 14 tháng 3,1975 là ngày định mệnh của VNCH vì đó là ngày khởi động các cuộc di tản thê thảm, thì có thể tạm kết luận: di tản Cao nguyên dẫn tới ngày sụp đổ một chính thể tâm huyết nhân bản xây dựng trong 20 năm miền Nam Việt Nam (1955-1975).

Thật ra như vậy cũng chưa đủ. Cuộc chiến VN là một cuộc chiến phức tạp, phức hợp, đa dạng, biến thái vô lường theo thời cuộc. Mảnh đất VN đã được bày biện từ hội nghị Geneve 1954. Trận đối đầu của bàn cờ quốc tế phủ dưới bóng thế giới tự do - thế giới cộng sản chia hai thế giới. Cái đuôi của chiến tranh lạnh - Thế chiến II được diễn ra ở Việt Nam.

Chỉ trong vòng vài tháng đầu năm 1975, sức nặng chiến trường miền nam VN nghiêng hẳn về phía bắc quân. TT Nguyễn Văn Thiệu ra lệnh rút quân bỏ cao nguyên, bỏ vùng Một. Cuộc di tản chiến thuật thê thảm ở Pleiku và Đà Nẵng đã làm bàn cho các chiến dịch tổng tấn công tới tấp của CS. Quyết định của chiến trường mang lại quyết định chính trị. Không nhân vật nào trong Bộ chính trị CS "cãi" lại quyết định của TBT Lê Duẩn gấp rút tổng tấn công miền nam VN rút ngắn thời gian dự định.

Người Mỹ gọi cuộc chiến tranh Đông Dương là Vietnam War; người Việt gọi là cuộc chiến Quốc-Cộng, hay là cuộc nội chiến tương tàn. Người miền Nam được trang bị chiến đấu chống chủ nghĩa cộng sản; người miền Bắc lên đường vác súng vào Nam giải phóng xiềng xích đế quốc xâm lược! Người Mỹ mang quân đi chiến đấu tất phải muốn thắng, nhưng thắng không nổi ở chiến trường VN.

Dù là thế nào đi nữa, cuộc chiển đã chấm dứt trong "thê thảm" và ít đổ máu nhất. Âu cũng là nghịch lý của chiến tranh, mà lại là cái phúc của dân tộc. Trước đó, mười năm thôi (1965-1975), xương người Việt chất cao như núi, máu người Việt đỏ lòm dòng sông.

Đứng về mặt quân sự, các diễn biến của chiến trường được ghi nhận tuần tự theo thời gian sau:

Trận đánh mở màn ngay đầu năm 1975 là trận đánh tỉnh Phước Long cách Sàigon 75 dặm. Trận đánh này mang ý nghĩa trinh sát, lượng định khả năng phản ứng của Quân lực VNCH, đồng thời thăm dò sự trở lại của quân đội Mỹ và thái độ của Bạch Cung. Tại sao Bộ chính trị, Quân ủy đảng CSVN lại chọn Phước Long làm mặt trận thí điểm mà không chọn nơi nào khác.

Phía nam Phước Long là Bình Long. Nơi đây nam bắc quân đã thử sức nhiều trận vang dội. Phía bắc Phước Long là Quảng Đức. Nơi đây bắc quân cũng đã thử lửa với quân chủ lực của Mỹ ở Bu Prang, ở các căn cứ hỏa lực Kate, Annie, Suasan. Đặc biệt, chiến trường tỉnh Quảng Đức-Gia Nghĩa làm như bị cố tình "bỏ quên", sau trận Bu Prang 1969, hầu như Bu prang cũng bị 'bỏ quên". hung không phải như vậy, chuyện này nói thêm ở phần sau. Vị trí tỉnh Quảng Đức phía tây sát nách biên giới Cam Bốt, phía bắc sát nách Ban Mê Thuột, phía đông Đà Lạt, đông nam Lâm Đồng. Quảng Đức ví như trái độn. Tỉnh này do cố TT Ngô Đình Diệm sáng lập vào năm 1958-1959.

Tỉnh Phước Long có quận lỵ Phước Bình là địa điểm quân sự cuối của đường mòn Hồ Chí Minh-Trường Sơn 559, là trạm tiếp tế săng dầu cho tăng T54 đủ lướt tới Sàigon. Quân đội VNCH trú phòng ở tỉnh lỵ này tương đối yếu. Cộng sản đưa Sư đoàn 302, Sư đoàn 7, sư đoàn 9, Trung đoàn 429 đặc công, pháo lớn, tăng ... dưới sự chỉ huy của tướng Hoàng Cầm tung vào trận đánh.

Nếu đối với bắc quân coi trận này (từ đêm 13/12/1974 đến 6/1/1975) là trận thăm dò, thì đối với TT Thiệu ông lại mang Phước Long ra chơi ván bài "tháu cáy" đối với phản ứng của Mỹ. Quân Mỹ án binh bất động. Ông Thiệu bỏ rơi Phước Long không thương tiếc, không "tái chiếm". CS thắng tương đối dễ, uy hiếp Sàigon trong bàn tay.

Bào chữa cho việc khả năng chiến đấu của quân lực VNCH giảm sút, khi biết Quốc hội Mỹ rút tài khoản chiến phí từ hơn hai tỷ xuống còn 700 triệu (1974). Ông Thiệu than vãn: "cho tôi 12 đô la và bắt tôi mua vé máy bay hạng nhất từ Sài gòn đi Tokyo", ý nói là không có tiếp tế súng đạn thì lấy đâu mà đánh!

Hoặc là Tổng tư lệnh Nguyễn Văn Thiệu không thấy ý đồ chiến lược của Bộ chính trị đảng CSVN đối với mặt trận Tây nguyên, hoặc là ông Thiệu cố tình quên câu nói nổi tiếng trong binh pháp của một danh tướng Pháp: "Ai chiếm được Tây nguyên người đó sẽ làm chủ Đông Dương", ông Thiệu lại chơi trò "tháu cáy" lần thứ hai đối với chiến trường Ban Mê Thuột.

Thật ra, từ Quân đoàn II đến Bộ tổng tham mưu Sàigon đều bị lừa. Từ năm 1974, CS đã rải truyền đơn tràn ngập trong thị xã rêu rao "giải phóng Pleiku Kontum". Sàigon và Quân đoàn II cho rằng CS sẽ tổng tấn công bộ tư lệnh Q Đ II ở Pleiku của tướng Phạm Văn Phú. Các sư đoàn chính quy cộng sản sẽ khởi đánh từ mạn Bắc, chiếm Pleiku Kontom làm bàn đạp xuống nam.

Sàigon rơi vào kế nghi binh của tướng Văn Tiến Dũng. Sàigon lo canh chừng Lộc Ninh, Phước Long manh động về Sàigon, trong lúc từ Bu Prang, tướng Dũng nhìn ngược về Ban Mê Thuột. Kế nghi binh "tuyệt chiêu" của Dũng bảo vệ Sở chỉ huy của ông trú ẩn bí mật an toàn bên kia quốc lộ 14 C kép, gần địa phận chi khu Kiến Đức - Quảng Đức. Nếu Mỹ trở lại, B-52 sẽ san bằng sở chỉ huy.

Hầu như tình báo Việt Mỹ mù tịt về Sở chỉ huy của Dũng ở Lộc Ninh, và cũng không thể ngờ tướng Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân lại xuất cung tọa thủ chiến trường. Dũng đã chọn vị trí đắc địa nhìn về phía nam, nhìn lên phía bắc đều thuận lợi một khi tình thế cho phép.

Nếu lấy ngã ba Bù Đăng-Lộc Ninh đi theo quốc lộ 14 hướng lên phía bắc, song song với lộ 14 sát biên giới Việt Miên là lộ 14 C "kép". Lộ này nằm kín đáo dưới rừng già bạt ngàn. Các sư đoàn chính quy và tăng T54 có thể xuất phát từ đây tiến lên Ban Mê Thuột. Từ Bù Đăng đi lên quận lỵ Kiến Đức (chỉ có mấy chục cây số), lên căn cứ BuPrang (mấy chục cây số), lên chi khu Đức Lập (mấy chục cây số), đến ranh giới phía nam của tỉnh Ban Mê Thuột (Darlak) chân cầu 14 Serepok cũng chỉ còn mấy chục cây số. (Xưa, khi tôi đóng ở tiền đồn Doris, mùa hè, ban đêm nhìn thấy ánh đèn Ban Mê Thuột lấp lánh).

image009
Từ ngã ba Bù Đăng Chơn Thành đi theo quốc lộ 14 vài chục cây số gặp quận lỵ Kiến Đức thuộc tỉnh Quảng Đức.

 image011
Thị trấn quận Kiến Đức (ngày nay).

image013 
Từ Kiến Đức rẽ về hướng Đông gặp thị xã Gia Nghĩa đi lên Dar Song.

 image015
Từ Dar Song đi lên gặp Núi lửa Đức Lập và chi khu Đức Lập.

  image017
(Photo courtesy of Bob Mitchell. All rights reserved.) A Detachment at Bu Prang. This is the camp that was in place in the fall of 1969. I was one of the pilots that flew resupply to their firebases during the siege. (Chụp từ trực thăng)

 image019
Căn cứ hỏa lực Kate - Bu Prang nhìn từ trực thăng xuống.

 image021
image023
Một
chiếc L 19 thám thính bị bắn ở căn cứ Bu Prang tháng 10/1969.

 image024
Lực lượng đặc biệt Mỹ mũ nồi xanh đang quan sát phía biên giới Bu Prang - Cao Miên

image026
Nòng súng đại bác 105 ly sẵn sàng về phía biên giới Cam Bốt cách có vài cây số.

 image028
Từ bên trong căn cứ Bu Prang nhìn ra ngoài là những quả đồi thảo nguyên xanh rì.

 image030
Từ tháng 9/1969 cho đến cuối tháng 12/1969, ba căn cứ hỏa lực chung quanh trại Bu Prang là Kate, Annie và Susan đã bị quân CS bao vây và pháo liên tục. B-52 trải thảm ngay trên đầu căn cứ hỏa lực.

 image032
Trong ba căn cứ hỏa lực Kate, Annie, Suasan, Kate là căn cứ sát nách biên giới Cam Bốt.

 image034
Bản đồ quân sự vùng Bu Prang và các căn cứ hỏa lực gần đó.

image036
Từ thị xã Gia Nghĩa đi theo lộ 14 B, gặp căn cứ Daksong.

 image038
Từ Daksong, chục cây số nữa gặp núi lửa Đức lập.

 image040
Núi lửa Đức Lập, tác giả đã từng đóng quân trên ngọn núi này. Từ chi khu Đức Lập đi lên hướng bắc gặp căn cứ Doris, gặp cầu 14 Serepok. Năm 1969, Đức Lập diễn ra trận đánh ác liệt, Tướng tư lệnh sư đoàn 23 Trương Quang Ân và vợ tử nạn máy bay ở đây.

 image042
Tướng một sao Trương Quang Ân tư lệnh Sư đoàn 23.

 image044
Cầu 14 Serepok nổi tiếng có nhiều cá sấu.

image046
Bản đồ 4 vùng chiến thuật miền nam VN, Tây Ninh, Bình Long, Phước Long, Quảng Đức, Daklak, Pleiku, Kontum. Các tỉnh này sát biên giới phía tây với Cam Bốt. Ảnh tư liệu của Văn Hóa.

Chiến dịch Hoa Sen nở của Đại tướng Văn Tiến Dũng sau trận Phước Long tiếp tục nở ra với trận đánh Ban Mê Thuột. Ban Mê Thuột mới là mục tiêu số một, là tử huyệt của Tây nguyên. Đánh Ban Mê Thuột từ mạn Nam kết hợp với sức ép từ mạn Bắc, bắc quân dứt điểm chỉ một đêm, một trong các chiến lợi phẩm quan trọng là bắt sống Phó tư lệnh Sư đoàn 23 bộ binh: đại tá Vũ Thế Quang. Tướng Văn Tiến Dũng đích thân lấy khẩu cung ông Quang. Trận Ban Mê Thuột làm hoang mang mất tinh thần Bộ tư lệnh Vùng II tướng Phạm Văn Phú.

Trước đây, tướng lãnh Vùng II và Sàigon đều nghĩ Pleiku Kontum là mục tiêu của quân CS, nhưng thật sự chỉ là nghi binh của tướng Dũng. (Xin nhắc thêm, cứ điểm Buprang, yết hầu của lộ 14 C sát biên giới Cam Bốt đi lên Ban Mê Thuột đã bị san bằng từ năm 1969 thời lực lượng đặc biệt Mỹ trấn giữ, tiếp tục bị san bằng thông thoáng vào năm 1973 thời Trung tá Trường Sơn Tiểu khu phó tiểu khu Quảng Đức. Toàn bộ lực lượng ở đây đã bị tiêu diệt, nhưng rất lạ là Bu Prang hầu như một địa cứ im hơi lặng tiếng đối với Bộ tư lênh Vùng II). Riêng Đại tá Trưởng phòng 2 Bộ tư lệnh Vùng II và Đại tá Phạm Văn Nghìn Tỉnh trưởng Quảng Đức nhìn ra cứ điểm tối quan trọng này. Đại tá Nghìn có lần yêu cầu Sư đoàn 23 tăng phái về Bu Prang mà không được. Các sư đoàn chính quy 302, 7, 9, trung đoàn đặc công, pháo lớn và tăng T54 âm thầm ém quân ở khu vực Bu Prang chuẩn bị cho mặt trận Ban Mê Thuột.

Đúng vào đêm 10/3/75, CS tung toàn bộ hỏa lực tấn công thị xã Ban Mê Thuột, bộ tư lệnh sư đoàn 23, tòa tỉnh trưởng, sân bay L19 tràn ngập. Sáng hôm sau, CS đã làm chủ thị xã, các cánh quân phòng thủ lui về Khánh Dương - Nha Trang. Sau trận này, TT Thiệu không có quyết định "tái chiếm" Ban Mê Thuột. Ông lại "tháu cáy" Bạch Cung lần thứ hai. Trên bàn giấy của ông, hồ sơ "di tản chiến thuật" Cao nguyên đã có sẵn tự bao giờ.

Ngày 12/3/1975, lúc này tôi đang đóng quân ở thị xã Gia nghĩa Quảng Đức, sau khi Ban Mê thất thủ, các đơn vị pháo binh, thiết giáp, bộ binh, địa phương quân, biệt động quân, cảnh sát, dân cán chính, cùng với hàng vạn dân chúng lũ lượt kéo nhau "di tản thê thảm", băng rừng "chạy bộ". Lớp về Đà Lạt, lớp về Lâm Đồng. đại bác, thiết giáp, cam nhông, ngổn ngang bỏ lại trên những con đường mòn sình lầy, hầm hố. Tôi ở trong số chạy bộ, may mắn khi đến huyện Gia Lai Lâm Đồng, trực thăng của Đại tá Phạm Văn Nghìn bốc về Cam Ly.

Chẳng thấy ai chỉ huy, tập hợp, tôi bèn xuôi xe đò về Phan Rang, Phan Thiết, lên ghe trôi về Vũng Tàu.Về tới Sàigon đầu tháng Tư, 1975, tôi có dịp nhìn Sàigon hỗn loạn, hoang mang, sợ hãi trong những câu chuyện truyền khẩu: Sàigon sẽ tắm máu! Sàigon sẽ là biển máu trả thù! Lột móng tay son của các cô các bà!... Tôi thấy những khuôn mặt bộ đội trẻ con trắng trẻo ngơ ngác trên những đoàn xe molotova lốp chưa bám bụi đường.

Trưa ngày 30 tháng Tư, tôi đứng bên kia đường trước cổng tòa đại sứ Mỹ, lòng bình thản nhìn hàng trăm người tranh nhau, chen nhau ơi ới, cố leo qua hàng rào kẽm gai bức tường để lọt vào sân trong tòa đại sứ mà lòng ngao ngán ngậm ngùi.

Diễn biến từng ngày ở các nơi trước khi nghe tướng Minh lớn đọc lệnh buông súng:

Ngày 17/3/1975, CS "giải phóng" Kontum.

Ngày 18/3/1975, "giải phóng" thị xã Gia Nghĩa tỉnh Quảng Đức.

Ngày19/3/1975 Phú Bổn, Quảng Trị tiếp tục rơi vào tay CS.

Ngày 23/3/1975, Huế rơi nốt vào tay CS.

Ngày 1/4/1975 Bình Định - Phú Yên.

Ngày 4/4/1975 Tuyên Đức. Thế là Q Đ I và II tiêu tan.

Ngày 21/4/1975 thị xã Xuân Lộc, tuyến phòng thủ cuối cùng phía Đông Bắc Sài Gòn thất thủ, cũng chính là ngày Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố từ chức, bỏ của "16 tấn vàng" chạy lấy người sau khi bàn giao cho Phó TT Trần Văn Hương. Lúc giao quyền, ông Thiệu còn nhắn: "Chớ có giao quyền cho Dương Văn Minh"!

Ngày 26/4/1975, Quốc hội VNCH biểu quyết buộc kẻ sĩ Trần Văn Hương bàn giao chức vụ Tổng thống cho tướng Dương Văn Minh.

Ngày 26, 27/4/1975,ông Hương chấp nhận đơn từ chức, giải ngũ tướng Tổng tham mưu trưởng QLVNCH Cao văn Viên “để ra nước ngoài trị bệnh”.

Ngày 28 tháng 4 năm 1975, Tổng thống cuối cùng Dương Văn Minh gởi điện thư cho Đại sứ Martin nguyên văn: “TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HÒA, Kính gởi ông Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam. “Trân trọng yêu cầu ông Đại sứ vui lòng ra chỉ thị cho các nhân viên của Cơ quan Tùy viên Quân sự DAO rời khỏi Việt Nam trong 24 giờ đồng hồ kể từ ngày 29/4/1975 để vấn đề Hòa bình Việt Nam sớm được giải quyết. Trân trọng kính chào ông Đại sứ . Saigon, ngày 28 tháng 4 năm 1975, Tướng Dương Văn Minh”.

Ngày 29 tháng 4, 1975, Sàigon hoảng loạn, Sàigon truyền khẩu sẽ bị tắm máu, sẽ là biển máu ... Pháo 122ly của quân CS rót vào phi trường Tân Sơn Nhất 'cảnh cáo" Graham Martin rút cho mau.

10giờ30 sáng 30 tháng Tư, 1975, hai xe tăng T54 843, 399 húc đổ hàng rào cánh cửa sắt Dinh Độc Lập, cờ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam phất phới trên nóc dinh. Hết chuyện.

**

Last Days in Vietnam, một lần nữa, rầm rộ ra mắt trong bối cảnh bang giao Mỹ - Việt ngày càng "đồng minh thắm thiết". Cả hai nước đều nhận rằng trong tình hình mới, quan hệ mới, ảnh hưởng mới, quyền lợi mới, đối tác chiến lược song phương Mỹ-Việt đều có lợi chung mang lại an ninh hòa bình và sự phát triển cho khu vực.

Trước sự chuyển mình vũ bão của các cường quốc, dưới áp lực bá quyền độc chiếm biển Đông của Trung Quốc, thay vì Việt Nam Cộng hòa, Việt Nam Cộng sản dù chưa có liên minh quân sự với Mỹ, liên minh chính trị sẽ đóng vai trò tối quan trọng trong xu thế chuyển trục về Châu Á Thái Bình Dương của Hoa Kỳ. Last Days in Vietnam ra mắt trong bối cảnh này.

Last Days in Vietnam, một lần nữa, kết liễu Vietnam War, kết liễu những cái lòng thòng của 40 năm Sàigon buông súng đầu hàng.

Last Days in Vietnam, một lần nữa, không phải để hoài niệm một cuộc chiến đắng cay, hay dựa vào kinh nghiệm cuộc chiến này mà gióng lên bài học ở Afghanistan hay Iraq hay IS. Bài học chính của Hoa Kỳ là bài học ở một đất nước xa xôi đã nuốt hơn 58,000 chiến binh ưu tú. Việc không thành cuốn cờ bỏ chạy.

Theo tôi, đạo diễn Rory Kenedy tự hỏi lại mình khi bà nói về Last Days in Vietnam: Ai sẽ di tản được? (những người đã, có cộng tác với Mỹ hay chưa bao giờ làm việc với Mỹ); Ai sẽ phải ở lại? (Những người đã, có cộng tác với Mỹ hay gần 20 triệu dân chúng miền Nam VN chưa bao giờ làm việc với Mỹ ở lại đất nước của mình). Suy nghĩ của bà Rory vẫn loáng thoáng chủ nghĩa "quan thầy" giàu lòng hào hiệp!

Nhưng bà Rory quên rằng Afghanistan - Iraq là Afghanistan - Iraq, Việt Nam là Việt Nam, hai chiến trường, hai địa chính trị, hai quyền lợi, hai bối cảnh thời không gian xung đột, khác nhau. Có lẽ bà Rory Kenedy chưa bao giờ trực diện với Việt Nam War. Bà chỉ nghe kể và đọc tài liệu.

***

Tạm kết:

Bộ trưởng Ngoại giao John Kerry nói: "Mỹ ủng hộ một đất nước Việt Nam vững mạnh, thịnh vượng, độc lập tôn trọng nhân quyền". Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel nâng lên hàng triết lý: "Tôi học được bài học đó khi có 12 tháng đi qua cuộc chiến năm 1968... Ta không thể áp đặt ý chí, giá trị, tiêu chuẩn, các định chế của mình vào những xã hội khác, những quốc gia khác. Điều đó đã không làm được và sẽ không bao giờ làm nổi".(1)

(1) theo Nguyễn Giang BBC 24/1/15

19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17855)
- Tòa soạn xin cám ơn những quý vị, những bạn đọc đã gởi các bài viết đến Văn Hóa gồm các tác giả như: Các ông: Nguyễn Hữu Nguyên, Bằng Phong Đặng Văn Âu, Ts Nguyễn Phúc Liên, Kiêm Ái, Đoàn Thạch Hãn, Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, Dũng Đinh, Huỳnh Nguyên Thi, Lữ Giang, Ngô Kỷ, Ngọc Lan, Nguyễn Văn Chức, Tôn Nữ Hoàng Hoa, Trung Lĩnh, Phạm Văn Thành, Nguyễn Thanh Tú ... Xin trân trọng và ghi nhận các ý kiến của quí vị. - Đóng góp vào chủ đề số báo kỳ này, Văn Hóa trích đăng nguyên văn các bài phát biểu, thông tin của các vị: Thông cáo Báo chí (Hoàng Tứ Duy),Tiến sĩ Đỗ Hùng, TNS Janet Nguyen, Tiến sĩ Trần Diệu Chân, Kỹ sư Đỗ Hoàng Điềm và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng. - Ngoài ra, Văn Hóa cũng trích và loan tải lại các hình ảnh thu thập từ các nguồn thông tin khác. Tất cả các bài viết, tư liệu, hình ảnh loan tải trên http://www.nhatbaovanhoa.com đều dựa trên tinh thần thông tin khách quan, không thiên kiến, vô tư. Mọi nhận định, phán xét xin dành cho quí vị. Mời quý vị theo dõi. * Chú t
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18737)
- K-9 là gì? Ai lập ra? - Con trai nhà báo Nguyễn Đạm Phong bị giết tường trình. - Các cây bút và cơ quan truyền thông viết về "Terror in Little Saigon". - A.C. Thompson chỉ nói đến Mặt Trận, chưa hề đề cập đến Việt Tân. - Bá Linh 19/9/2004: Việt Tân - một thực thể chính trị đối lập. - Ra tòa hay huề cả làng?
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 19220)
VĂN HÓA - "25 năm sau, thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015, nhằm lật lại hồ sơ năm nhà báo người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ bị ám sát một cách bí ẩn trong thời gian từ 1981 đến 1990 mà FBI đã đóng dấu "đóng". Sự kiện PBS hiện đang dựng lên một cơn sóng "nhức nhối", "choáng", lan truyền dồn dập đến tập thể cộng đồng Việt lưu vong tỵ nạn, không những ở Mỹ mà rúng động đến tâm tư người Việt Nam cư ngụ trên khắp thế giới". Chưa hết, vụ việc sẽ còn đi xa hơn nữa... (Xem tiếp trang trong)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18390)
Lời tòa soạn: Thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015. A.C. Phim do Phóng viên A.C. Thompson thực hiện và làm việc chung với cơ sở ProPublica và chương trình Frontline của hệ thống truyền hình PBS trong gần hai năm để thực hiện phóng sự về những vụ ám sát nhà báo gốc Việt tại Mỹ. (Ảnh bìa báo OC Weekly - xem tiếp trang trong)
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17232)
*Tập Cận Bình tại Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa". * Trương Tấn Sang phát biểu tại CSIS và New York 27/9/15 : "Phản đối đường lưỡi bò; Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam". * Đặc phái viên của Tbt Nguyễn Phú Trọng ký kết với Bắc Kinh nguyên tắc 3 điểm thỏa thuận Biển Đông. * Nếu ngày 5/11/2015 dân Saigon-Hà Nội xuống đường một trăm nghìn người thì họ Tập sẽ nói khác!
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17784)
Một số kết quả từ chuyến đi VN của ông Tập Cận Bình ngày 5/11/15: • Hai bên cam kết kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ Trung-Việt và hòa bình, ổn định ở Biển Đông. • Việt Nam hoan nghênh Chính phủ Trung Quốc chuyển khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu USD sang sử dụng cho dự án đường cao tốc Móng Cái-Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu đãi Chính phủ 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông • Việt Nam cảm ơn Trung Quốc tuyên bố cung cấp viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tới để giúp Việt Nam xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện. • Hai bên ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác, trong đó có “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020,” “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,” “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tà
03 Tháng Mười Một 2015(Xem: 21740)
- "Luật sư Nam cho hay hôm thứ Ba, ông cùng luật sư đồng nghiệp Lê Văn Luân đã tới nhà của bà Đỗ Thị Mai, là mẹ đẻ của Đỗ Đăng Dư, để tìm hiểu 'đúng, sai' về việc bà Mai nói bà bị Công an Hà Nội 'ép phải từ chối luật sư' bảo vệ quyền lợi của gia đình, mà cụ thể là từ chối Luật sư Nam. Tuy nhiên, khi ra về ông và ông Luân đã bị tám người bịt mặt 'bằng khẩu trang' dùng xe máy chặn đầu xe ô tô và 'hành hung, đánh đập'. - "Trước khi bàn giao chức Giám đốc CA Hà Nội, Tướng (Nguyễn Đức) Chung nên cho khởi tố, bắt, điều tra ngay những kẻ "cản trở các luật sư thi hành công lý" này. Hành động bây giờ của Tướng Chung sẽ rất có ý nghĩa, nó giúp ông rũ bỏ những đồn đoán liên quan tới các thế lực ngầm. Giúp ông đặt chân lên một con đường, rất có thể còn đi xa, với tư thế của một người cầm quyền chính danh," nhà báo Huy Đức nêu quan điểm".
28 Tháng Mười 2015(Xem: 21772)
- "Chùa Phật Quang" đã bước vào pháp đình. Phiên xử sẽ diễn ra tại Houston Texas theo sự tố tụng của Tổ hợp Luật sư The Tammy Tran Law Firm. - Ba nhân vật sẽ đối chứng trước tòa là ông Phạm Đăng tức Tt Thích Giác Đẳng, luật sư Steve Điêu và ông Hoàng Bách và sẽ kéo thêm nhiều người khác liên quan ra hầu tòa, làm chứng. - Biến cố chùa Phật Quang dẫn tới vụ án Phật Quang có phải là hệ quả tất yếu từ bản "Chúc thư của Ht Huyền Quang"? Xem tiếp trang trong.
26 Tháng Mười 2015(Xem: 16543)
- "Cựu Thủ tướng Anh Tony Blair xin lỗi về điều ông gọi là "sai lầm" trong cuộc tiến quân vào Iraq do Mỹ lãnh đạo năm 2003". - "Trong con mắt phương Tây, Saddam Hussein là một nhà độc tài, đàn áp đẫm máu người dân Iraq trong hơn ba thập kỷ cầm quyền, kích động các cuộc chiến tranh với láng giềng Iran và Kuwait, sử dụng vũ khí hóa học chống lại người Kurd ở miền Bắc Iraq".
20 Tháng Mười 2015(Xem: 20447)
"Đây là một hiểu lầm đưa đến hậu quả nghiêm trọng đáng tiếc. Vấn đề chuyển pháp lý khác xa với chuyện di dời Viện Hóa Đạo ra hải ngoại. Mãi cho đến giờ phút này, ngay trong Đại Hội 2015 tại San Jose, Thượng Tọa vẫn thừa nhận trước đại hội và ống kính truyền thông rằng ĐTT đã chỉ định cho TT toàn quyền điều hành Viện Hóa Đạo trong và ngoài nước. Do chính nhận định này TT đã cho rằng giáo hội vừa được đăng bạ pháp lý tại bang Texas Hoa Kỳ với danh xưng “The Unified Buddhist Church of Vietnam” (UBCV) – Văn Phòng II Viện Hóa Đạo là giáo hội duy nhất, và TT toàn quyền điều phối nhân sự và các ban ngành".
19 Tháng Mười 2015(Xem: 161752)
-"Biến cố chùa Phật Quang" bước vào giai đoạn pháp lý .Bản tin từ Phòng TTPGQT ở Paris ngày 16/10/2015 cho biết: "Phía Sư Giác Đẳng và Steven Điêu không hồi đáp lòng mong mỏi đối thoại và hòa giải bằng đường lối Lục hòa, nên bước thứ hai bắt đầu hôm thứ năm 15-10 khai mở thủ tục pháp lý của sự Tố tụng". - Tuy nhiên, bản tin PTTPGQT không giải trình rõ bước một "đối thoại" với nhau những gì? "hòa giải" với nhau những gỉ? (Bấm vào đây đọc tiếp trang trong). Ảnh từ trái: Các ông: Mai Xuân Châu, Steve Dieu, sư Giác Đẳng và Trần Đình Minh.
16 Tháng Mười 2015(Xem: 18584)
LTS: Sau khi báo Văn Hóa loan tin: "Liệu cái búa Tố tụng của Huyền Việt có đập nát vụ lường gạt chùa Phật Quang? Tòa soạn nhận được hai e-mail: Thư mời họp báo + Thông báo khẩn tạm hoãn họp báo; tòa soạn có cuộc trao đổi với ông Trí Tâm Đặng Đức Kiên và bà Diệu Nghiêm ... :
15 Tháng Mười 2015(Xem: 20376)
LTS: Sau khi báo Văn Hóa loan tin: "Liệu cái búa Tố tụng của Huyền Việt có đập nát vụ lường gạt chùa Phật Quang? Tòa soạn nhận được hai e-mail: Thư mời họp báo + Thông báo khẩn tạm hoãn họp báo; tòa soạn có cuộc trao đổi với ông Trí Tâm Đặng Đức Kiên và bà Diệu Nghiêm ... : (Đọc tiếp trang trong).
11 Tháng Mười 2015(Xem: 21868)
- "Ngày 9 tháng 10, 2015, theo nguồn tin chính thức của Phòng TTPGQT ở Paris do ông Võ Văn Ái làm giám đốc đã thông tư một bản Thông cáo Báo chí nội dung nói Hoà thượng Xử lý Thường vụ Thích Huyền Việt đã nhờ Văn phòng Luật sư The Tammy Tran Law Firm với Tập đoàn các Luật sư về tố tụng tại thành phố Houston giải quyết bằng pháp luật". "Hạn chót là ngày 14/10/2015 phải nộp hết hồ sơ". - "Với tinh thần Từ Bi của Đức Phật, liệu cái búa Tố tụng của Ht Huyền Việt có đập nát vụ lường gạt Phật giáo - Phật tử đóng góp công quả mua chùa Phật Quang làm trụ sở cho VPII/VHĐ? Tiếp theo loạt bài "biến cố chùa Phật Quang" liên tục hai tháng nay, báo Văn Hóa tiếp tục theo dõi "hậu biến cố chùa Phật Quang". Ảnh có tính minh họa".
08 Tháng Mười 2015(Xem: 20575)
- "Chúng con/chúng tôi nghĩ rằng Quyết Định số 21/VTT/QĐ/TT không có giá trị, ngoài Đức Tăng Thống, còn phải kể đến Ngài Phụ tá Đức Tăng Thống, quý Thầy Chánh Thư Ký, Phó Thư ký phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về viêc làm cẩu thả, sai trái này". - "Người phổ biến Quyết Định này là đạo hữu Võ văn Ái, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Truyền Thông kiêm Phát Ngôn nhân chính thức của GHPGVNTN, kiêm Giám đốc PTTPGQT. Chúng con/chúng tôi nghĩ rằng với những chức vụ như thế, đạo hữu Võ văn Ái không thể không liên đới trách nhiệm".
06 Tháng Mười 2015(Xem: 18248)
Ngày 1 tháng 10, 2015, Viện Hóa Đạo trong nước ra Thông bạch ký tên Quyền Viện trưởng VHĐ Tỳ kheo Thích Thanh Quang, qua phòng TTPGQT phổ biến cho Phật tử hải ngoại các nội dung chính yếu như sau: - Những yêu cầu chính đáng của Viện Hóa Đạo. - Thái độ chống phá Gíao Hội của Thượng tọa Giác Đẳng. - Quyết định của Viện Hóa Đạo. - Viện Hóa Đạo thỉnh nguyện Đức Đệ ngũ Tăng thống chuẩn thuận các thỉnh nguyện ... * Báo Văn Hóa xin đóng góp ý kiến về phần III/Quyết định của Viện Hóa Đạo và các tiểu mục A, B, C Viện Hóa Đạo thỉnh nguyện Ht Tăng thống chấp thuận các thỉnh nguyện.
04 Tháng Mười 2015(Xem: 19818)
- Dưới đây là bài viết của bà Ỷ Lan về tiền căn của vụ Đăng bạ pháp lý cho GHPGVNTN tại Hoa Kỳ và hệ quả việc ông Steve Điêu bán chùa Phật Quang: - "Tôi tên Ỷ Lan Penelope Faulkner, Giám đốc Phòng Liên Lạc Quốc tế thuộc Tổng vụ Truyền Thông Viện Hoá Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN), kiêm Tổng Ủy Viên Đặc trách Liên Lạc Quốc Tế của Văn phòng II Viện Hoá Đạo, xin thông báo chư Tôn đức Tăng Ni cùng đồng bào Phật tử về những hành vi bất hợp pháp của Thượng toạ Giác Đẳng, Cựu Quyền chủ tịch Văn phòng II Viện Hoá Đạo." (Xem tiếp trang trong trích từ http://pttpgqt.org) - Ảnh trên: chùa Phật Quang bị rào kín do Phật tử cung cấp. Ảnh dưới: bà Ỷ Lan trong buổi Đại Lễ Phật Đản PL. 2556 do Văn Phòng II Viện Hóa Đạo Tổ Chức tại Chùa Điều Ngự ngày 29 tháng 4, năm 2012.
30 Tháng Chín 2015(Xem: 21910)
Báo Văn Hóa nhận được E-mail từ các thân hữu ở Houston cho biết thông tin nhất về vụ chùa Phật Quang như sau: Xin kính gởi đến quí đạo hữu hai hồ sơ của Orange County. Hồ sơ thứ nhất chuyển chủ quyền (bán) chùa Phật Quang cho một công ty ở Texas dưới tên Phương Que Bui Inc.