VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG – THỨ HAI 20 NOV 2023
Philippine sẽ lật đổ COC do Trung cộng dẫn đầu?
Vivian Balakrishnan, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore cho rằng: "Mặc dù COC có thể không thể giải quyết được vấn đề tranh chấp chủ quyền nhưng nó sẽ đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, góp phần xây dựng lòng tin để thúc đẩy các bước tiến tích cực hơn trong giải quyết các tranh chấp này". (Singapore 02/8/2018)
“Đừng nghe những gì Trung cộng nói mà hãy nhìn kỹ những gì Trung cộng làm” (VHO Nov 20/2023)
Philippines muốn cùng Việt Nam và Malaysia soạn thảo Bộ Quy tắc Ứng xử riêng
Tổng thống Philippines hôm 20/11/2023, cho biết, Manila đang tiếp cận với nhiều nước láng giềng như Malaysia và Việt Nam để thảo luận về một Bộ Quy tắc ứng xử riêng biệt về Biển Đông.
RFI 20/11/2023
Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu An ninh Châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye ở Honolulu, Chủ Nhật 19 tháng 11 năm 2023. Marcos cho biết tình hình ở Biển Đông “trở nên nghiêm trọng hơn” khi Trung Quốc mở rộng hoạt động sự hiện diện trong một khu vực nơi có nhiều quốc gia có yêu sách lãnh thổ tranh chấp nhau. (Ảnh AP/Audrey McAvoy)
Phát biểu tại Hawai trong một sự kiện được phát trực tiếp, tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr., giải thích rằng căng thẳng leo thang ở Biển Đông đòi hỏi Philippines phải hợp tác với các đồng minh và nhiều nước láng giềng để duy trì hòa bình an ninh cho các tuyến đường hàng hải rất quan trọng trong khu vực.
Theo nguyên thủ Philippines, bất chấp những nỗ lực của (ct của VHO: Trung Quốc), Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN), tiến độ đàm phán cho bộ Quy tắc Ứng xử (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN rất được trông đợi lại « diễn ra khá chậm chạp ».
Tình hình ngày càng trở nên tồi tệ, Philippines buộc phải « chủ động tiếp cận các quốc gia khác trong khối ASEAN có tranh chấp lãnh hải » với Trung Quốc như Việt Nam và Malaysia để « xây dựng một bộ Quy tắc Ứng xử riêng biệt ». Tổng thống Philippines bày tỏ hy vọng « điều này sẽ được phát triển và mở rộng sang nhiều nước ASEAN khác ».
Ngoài ra, ông Marcos cho rằng « những rạn san hô gần đây nhất mà quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) bắt đầu quan tâm đến để xây dựng căn cứ quân sự ngày càng tiến gần hơn đến bờ biển Philippines ».
Philippines President Ferdinand Marcos Jr. speaks at the Daniel K. Inouye Asia-Pacific Center for Security Studies in Honolulu, Sunday, Nov. 19, 2023. AP
Quảng cáoĐại sứ quán Trung Quốc, Malaysia và Việt Nam tại Manila chưa có bình luận gì về những phát biểu trên của tổng thống Philippines. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của bộ Ngoại Giao Trung Quốc trong cuộc họp báo thường nhật cảnh báo « bất kỳ động thái nào đi chệch khỏi khuôn khổ và đi ngược tinh thần của Tuyên bố về Cách ứng xử của các bên (DOC) ở Biển Đông đều vô hiệu ».
Những nhận xét này của ông Marcos được đưa ra vài ngày sau cuộc gặp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Sáu 17/11/2023, bên lề Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương APEC tại San Francisco, Hoa Kỳ.
Theo Reuters, từ hai thập niên qua, Trung Quốc và ASEAN đã thương lượng về một dự thảo văn bản đàm phán duy nhất về Bộ Quy tắc ứng xử, nhưng các tiến bộ đạt được rất chậm chạp, cho dù các bên liên quan cam kết thúc đẩy nhanh tiến độ đàm phán về COC.
XEM THÊM:
https://apnews.com/article/ferdinand-marcos-hawaii-us-military 1d079d93590238b16ea335b067146fb7
+++++++++++++++++++++++++++++
XEM THÊM:
ASEAN, Trung Quốc hoàn tất vòng đọc thứ hai COC trên Biển Đông
13/7/2023
Đại diện các nước ASEAN và Trung Quốc ghi nhận những tiến triển trong việc đàm phán Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC), xác nhận hoàn tất vòng đọc thứ hai.
Hội nghị ASEAN+1 giữa các ngoại trưởng ASEAN với lãnh đạo ngoại giao Trung Quốc - Ảnh: REUTERS
Các đánh giá được nêu ra trong Hội nghị ASEAN+1 giữa ASEAN với Trung Quốc tại Jakarta (Indonesia) ngày 13/7/2023.
Đàm phán COC có "tiến triển"?
Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị dự hội nghị với ASEAN. Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương vắng mặt vì vấn đề sức khỏe.
Ông Vương Nghị là gương mặt quen thuộc với các ngoại trưởng ASEAN, với gần 10 năm làm ngoại trưởng Trung Quốc.
Theo Bộ Ngoại giao, tại Hội nghị ASEAN - Trung Quốc, các nước hoan nghênh tiến triển trong đàm phán nâng cấp Khu vực mậu dịch tự do (ACFTA).
Các bên cũng hài lòng ghi nhận tiến triển trong đàm phán COC ở Biển Đông. Trong đó có việc kết thúc vòng đọc văn kiện lần thứ hai và thông qua tài liệu hướng dẫn thúc đẩy sớm hoàn tất COC thực chất và hiệu quả.
Hiện Myanmar đang giữ vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN - Trung Quốc (2021 - 2024). Tuy nhiên do các diễn biến phức tạp tại Myanmar và dịch COVID-19, quá trình đàm phán COC đã đối mặt với một số khó khăn.
Hồi tháng 11-2022, người phát ngôn Bộ Ngoại giao khi đó là bà Lê Thị Thu Hằng cho biết ASEAN và Trung Quốc "đang tiến hành vòng rà soát thứ hai văn bản đàm phán đơn nhất dự thảo COC".
COC được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy hòa bình, trật tự và ổn định trên Biển Đông, thay cho Tuyên bố ứng xử các bên ở Biển Đông (DOC) đạt được năm 2002.
Hai bên nhất trí lấy năm 2024 là Năm giao lưu nhân dân ASEAN - Trung Quốc, thúc đẩy hữu nghị, hiểu biết và kết nối văn hóa giữa người dân các nước.
Loạt cuộc họp ASEAN+1
Hội nghị ASEAN+3 giữa ASEAN với các đối tác Nhật Bản, Nam Hàn và Trung Quốc - Ảnh: REUTERS
Ngày 13/7/2023 là một ngày bận rộn của ngoại trưởng các nước ASEAN. Theo Bộ Ngoại giao, trong cùng một ngày, các ngoại trưởng đã lần lượt gặp lãnh đạo ngoại giao 9 nước đối tác của ASEAN trong các hội nghị ASEAN+1. Hội nghị ASEAN+3 (với Trung Quốc, Nhật Bản và Nam Hàn) cũng diễn ra cùng ngày.
++++++++++++++++++++++++++++++
Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng xúc tiến đối thoại với ASEAN về COC
20/08/2023
Ủy viên Bộ Chính trị, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết Bắc Kinh sẵn sàng xúc tiến đối thoại với ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Ngoại trưởng Vương Nghị gặp Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai tại Bắc Kinh hôm 19/8/2023. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH CGTN
Tờ South China Morning Post ngày 20.8 dẫn lời Ủy viên Bộ Chính trị, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho hay Bắc Kinh sẵn sàng tăng tốc đối thoại với ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC), trong khi cảnh báo về sự can thiệp của bên ngoài vào khu vực.
Trung Quốc sẵn sàng làm việc với các nước ASEAN để có những quy định khu vực mang tính hiệu quả và ý nghĩa, có thể giúp Biển Đông tiếp tục là vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác, theo ông Vương Nghị, người còn là Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc.
Phát biểu được đưa ra khi ông tiếp Phó thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Thái Lan Don Pramudwinai tại Bắc Kinh hôm 19.8.
Dự kiến một vòng đàm phán mới về COC giữa Trung Quốc và ASEAN sẽ diễn ra tại thủ đô Manila của Philippines vào ngày 22/8/2023. Bộ Ngoại giao Trung Quốc dẫn lời Ngoại trưởng Don cho hay ông ủng hộ Biển Đông hòa bình và ổn định.
Ngoài ra, ông Vương Nghị nói thêm rằng các nước ASEAN cần "cảnh giác với việc các thế lực bên ngoài khu vực kích động đối đầu khối", nhưng không nói rõ cụ thể.
++++++++++++++++++++++++++++++
Indonesia sẽ tăng cường đối thoại để hoàn tất COC ở Biển Đông
Khánh An
Chủ tịch luân phiên ASEAN sẽ tăng cường đối thoại về Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông.
Ngoại trưởng các nước ASEAN chụp ảnh tập thể tại cuộc họp Hội đồng Điều phối ASEAN lần thứ 32 tại Jakarta (Indonesia) vào ngày 3/2/2023, REUTERS
Hãng Reuters ngày 4.2 đưa tin Indonesia dự định tăng cường đối thoại với Trung Quốc và các nước Asean khác để hoàn tất Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Phát biểu được đưa ra bởi Ngoại trưởng Indonesia Retno Marsudi vào cuối cuộc họp giữa ngoại trưởng các nước ASEAN. Indonesia là nước giữ vai trò chủ tịch luân phiên của ASEAN trong năm 2023.
"Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là trọng tâm của cuộc thảo luận. Chúng tôi cũng đã thảo luận về COC, cam kết của các thành viên để kết thúc đàm phán COC trong thời gian sớm nhất", theo bà Marsudi.
Đàm phán về COC, bộ khung được đề xuất nhằm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và lãnh hải ở Biển Đông, đã bị đình trệ trong nhiều năm do một số thành viên ưu tiên mối quan hệ song phương với Trung Quốc thay vì đồng thuận khu vực.
Theo Ngoại trưởng Marsudi, Indonesia chuẩn bị tổ chức nhiều cuộc đàm phán về COC trong năm nay, bắt đầu từ tháng 3.
Tháng trước, Indonesia điều tàu chiến đến biển Bắc Natuna để theo dõi một tàu hải cảnh của Trung Quốc xuất hiện ở vùng biển này.
Bên lề cuộc họp ngoại trưởng ASEAN, Cục trưởng Cục Hợp tác ASEAN thuộc Bộ Ngoại giao Indonesia Sidharto R. Suryodipuro cho biết những cách tiếp cận mới sẽ được xem xét bởi mọi thành viên ASEAN và Trung Quốc để COC đạt tiến triển.
"Điều quan trọng là tất cả đều đồng ý rằng đây phải là một triển vọng có thể thực hiện được và phù hợp với luật pháp quốc tế," ông nói.
Ngoài ra, các thành viên ASEAN nhắc lại việc ủng hộ kế hoạch hòa bình 5 điểm đối với vấn đề Myanmar, bao gồm việc chấm dứt bạo lực và bắt đầu đối thoại tại quốc gia này.
++++++++++++++++++++++++++++
ASEAN và Trung Quốc đạt tiến triển về đàm phán COC
Hữu Hưng, Trần Khiên (PV Đài THVN thường trú tại Singapore)-Thứ sáu, ngày 03/08/2018 06:10 GMT+7
VTV News 03/08/2018
https://vtv.vn/the-gioi/asean-va-trung-quoc-dat-tien-trien-ve-dam-phan-coc-20180803021240922.htm
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (thứ 6 từ trái sang) và Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh (thứ 5 từ trái sang) tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-Trung Quốc. Ảnh: VCG
VTV.vn -Chiều 02/8/2018, tại Singapore, ASEAN và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận về một Văn bản dự thảo thương lượng duy nhất làm cơ sở đàm phán về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
Đây được coi là một bước tiến quan trọng hướng tới việc thu hẹp sự khác biệt giữa các bên trong giải quyết vấn đề Biển Đông.
Phát biểu tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN-Trung Quốc bên lề Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 51 (AMM 51) diễn ra tại Singapore ngày 2/8, Ngoại trưởng Singapore Vivian Balakrishnan tuyên bố đây là cột mốc quan trọng trong tiến trình COC, kể từ Hội nghị các quan chức cấp cao ASEAN-Trung Quốc về thực thi Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) diễn ra tại Trung Quốc vào tháng 6/2018.
Cũng theo Ngoại trưởng Vivian Balakrishnan, đây sẽ là văn bản cơ sở cho các cuộc đàm phán COC trong tương lai và hai bên cũng đã thống nhất các phương thức chính cho các cuộc đàm phán COC trong thời gian tới.
Vivian Balakrishnan, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Singapore cho rằng: "Mặc dù COC có thể không thể giải quyết được vấn đề tranh chấp chủ quyền nhưng nó sẽ đảm bảo duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông, góp phần xây dựng lòng tin để thúc đẩy các bước tiến tích cực hơn trong giải quyết các tranh chấp này".
Cùng với việc các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc và ASEAN đã thông qua dự thảo khung đàm phán cho COC vào tháng 8/2017, việc đạt được thỏa thuận về một thống nhất Văn bản dự thảo thương lượng duy nhất lần này đã cho thấy những tiến bộ trong quá trình giải quyết căng thẳng trên Biển Đông.
Tuy nhiên, các Bộ trưởng Bộ Ngoại giao cũng nhấn mạnh rằng quá trình đàm phán giữa các bên chỉ có kết quả khi dựa trên nền tảng của sự tin tưởng lẫn nhau, cùng giải quyết các khác biệt một cách hòa bình và theo tinh thần thiện chí.
++++++++++++++++++++++++++
Trung cộng dẫn đầu COC
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị phát biểu trong cuộc họp với ngoại trưởng các nước ASEAN tại Trùng Khánh Trung Quốc hôm 7/6/2021. AP
Trung Quốc đã chủ trì cuộc gặp mặt với 10 Bộ trưởng ngoại giao của các nước ASEAN trong hai ngày đầu tuần vừa qua, tại thành phố Trùng Khánh. Một trong các nội dung là về tiến trình đàm phán Bộ quy tắc ứng xử Biển Đông (COC).
Tờ Thời báo Hoàn cầu mới đây cho biết cả Trung Quốc và các nước ASEAN đều thể hiện quyết tâm cố gắng để hướng tới những thoả thuận bước đầu cho việc đàm phán COC. (Mạch Quang Lợi
10/6/2021)
+++++++++++++++++++++++++++++
Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc
Tiến Trung-Bùi Tuấn 07/06/2021
https://www.vietnamplus.vn/hoi-nghi-dac-biet-bo-truong-ngoai-giao-asean-trung-quoc-post718370.vnp
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định những thành quả đạt được trong 30 năm qua đã minh chứng cho quan hệ đối tác bền vững, tin cậy và cùng có lợi giữa ASEAN và Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn tham dự Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc. (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, chiều 7/6, tại Thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, đã diễn ra Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc nhân kỷ niệm 30 năm quan hệ đối tác (1991-2021).
Đối với Trung Quốc, Ủy viên Quốc vụ, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nhấn mạnh ASEAN luôn là ưu tiên cao trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc.
Quang cảnh hội nghị. (Ảnh: Bộ Ngoại giao)
Trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm, Hội nghị khẳng định duy trì môi trường hoà bình, an ninh, ổn định ở khu vực, trong đó có ở Biển Đông, là quan tâm và lợi ích chung của cả ASEAN và Trung Quốc.
Các bộ trưởng hoan nghênh Cuộc họp các Quan chức Cao cấp ASEAN-Trung Quốc về triển khai Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) lần thứ 19 diễn ra ngay trước thềm Hội nghị Bộ trưởng.
Các bộ trưởng cam kết tiếp tục thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC, nối lại tiến trình đàm phán xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hợp quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Bộ trưởng khẳng định Việt Nam sẽ tiếp tục cùng các nước ASEAN và Trung Quốc triển khai đầy đủ, hiệu quả DOC và xây dựng COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS năm 1982. (TTXVN/Vietnam+)
++++++++++++++++++++++++++++++
ASEAN-Trung Quốc bàn về Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông
Tiến Trung-Bùi Tuấn 07/06/2021
Các nước ghi nhận mặc dù chịu tác động của tình hình dịch COVID-19 phức tạp, nhưng ASEAN và Trung Quốc vẫn nỗ lực triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ thực hiện DOC.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần thứ 19 Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM DOC) ngày 7/6/2021 tại Trùng Khánh, Trung Quốc. (Ảnh: Tiến Trung-Bùi Tuấn/TTXVN)
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, ngày 7/6/2021, tại thành phố Trùng Khánh, Trung Quốc, trong khuôn khổ Hội nghị đặc biệt Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-Trung Quốc đã diễn ra Hội nghị lần thứ 19 Quan chức cao cấp ASEAN-Trung Quốc về thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (SOM DOC).
Đây là cuộc họp đầu tiên của các quan chức cao cấp kể từ Hội nghị SOM DOC-18 ở Đà Lạt tháng 10/2019. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự Hội nghị lần này.
Các nước ghi nhận mặc dù chịu tác động của tình hình dịch COVID-19 phức tạp, nhưng ASEAN và Trung Quốc vẫn nỗ lực triển khai các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), trong đó có hợp tác bảo vệ môi trường biển, đảm bảo đối xử nhân đạo và công bằng đối với ngư dân…
Các nước bày tỏ quan ngại về diễn biến phức tạp của tình hình Biển Đông thời gian qua, trong đó có các hoạt động đơn phương đi ngược lại luật pháp quốc tế, gây xói mòn lòng tin, gia tăng căng thẳng, không có lợi cho tiến trình hợp tác thực hiện DOC và đàm phán Bộ Quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC).
Đồng thời, các nước tiếp tục khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, tôn trọng tự do, an ninh và an toàn hàng hải và hàng không, giải quyết hòa bình tranh chấp ở Biển Đông phù hợp với các quy định của luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982.
ASEAN và Trung Quốc khẳng định cam kết tiếp tục thực hiện nghiêm túc, thiện chí, đầy đủ, hiệu quả DOC.
Các quan chức cao cấp ASEAN và Trung Quốc nhất trí thúc đẩy tiến trình đàm phán COC và chỉ đạo Nhóm công tác chung sớm nối lại đàm phán COC dưới hình thức phù hợp. Các nước khẳng định lại mong muốn đạt được một COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng nhận định cho dù duy trì hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông là lợi ích chung của ASEAN và Trung Quốc, nhưng vẫn diễn ra tình trạng còn có các hành động đơn phương, vi phạm những quyền hợp pháp của các nước ven Biển Đông, làm gia tăng căng thẳng và xói mòn lòng tin, đi ngược lại các nỗ lực chung của ASEAN-Trung Quốc.
Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng kêu gọi các bên thực hiện nghiêm túc, thiện chí DOC và những cam kết đã có, tuân thủ luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982, tạo môi trường thuận lợi cho đàm phán, xây dựng một văn kiện COC thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982 và được ủng hộ rộng rãi./. (TTXVN/Vietnam+)