Từ kịch bản Trường Sa tới biến hóa vô lường ở biển Tây Philippines?

13 Tháng Giêng 20236:40 SA(Xem: 3250)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A – THỨ SÁU JAN 13, 2023

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Từ kịch bản Trường Sa tới biến hóa vô lường ở biển Tây Philippines?


image001Bản đồ minh họa đường lưu thông hàng hải từ Bắc xuống Nam xuyên qua biển Tây Philippines, xuyên qua biển Hoàng Sa, biển Trường Sa băng ngang Biển Đông tới eo Malacca; Vị trí đảo Palawan tây-nam Philippines, đảo Cagayan phía bắc Philippines cách căn cứ Cao Hùng Đài Loan 200km, đảo Pag Asa (Thị Tứ) và rạn san hô Ba Đầu hình chữ V thuộc cụm Sinh Tồn cách đảo nhân tạo Vành Khăn 60 hải lý ở khu vực biển Trường Sa. VHO Map.

image004 

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

12/1/2023


Kịch bản Trường Sa


Ngày 14/3/1988, Hải quân Trung Quốc sau trận tàn sát 64 lính công binh Việt Nam, Trung Quốc chiếm đá Gạc Ma, một rạn san hô ở phía nam quần đảo Trường Sa; ngay trong đêm hôm đó, lực lượng công binh Việt Nam đã bí mật tỏa ra đi chiếm một số thực thể trọng yếu và “cắm cờ chủ quyền” trên đó.


Chiến dịch “cắm cờ chủ quyền” này phát xuất từ quyết định táo bạo của Tổng bí thư Lê Duẩn và Đại tướng Bộ trưởng Quốc phòng Lê Đức Anh.


Mặt trận Trường Sa thực tế đã nổi lên hai vùng “Xôi đậu Da beo” của Việt Nam và Trung Quốc xen kẽ lẫn nhau.


Ngày 13/10/2013, - Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đến Hà Nội từ ngày 13-15/10/2013, hội đàm với Thủ tướng CsVN Nguyễn Tấn Dũng tại trụ sở Chính phủ. Hai bên đưa ra Bản tuyên bố chung ghi nhận:


“Hai bên nhất trí thực hiện đầy đủ, hiệu quả "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), tăng cường tin cậy, thúc đẩy hợp tác, cùng nhau duy trì hòa bình, ổn định ở Biển Đông (South China Sea), theo tinh thần và nguyên tắc của "Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông" (DOC), trên cơ sở đồng thuận, nỗ lực hướng tới thông qua "Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông" (COC).”


image006Thủ tướng Lý Khắc Cường và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại trụ sở chính phủ VN ở Hà Nội ngày 13/10/2023 Ảnh: Đức Tám


Ngày 1/5/2014, giàn khoan khổng lồ HD-981 kéo vào vùng biển Lý Sơn-Quảng Ngãu, cách bờ biển 123 hải lý, tức nằm sâu trong lãnh hải đặc quyền Việt Nam.


Chính quyền Việt Nam thời bấy giờ dưới quyền Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dấy lên phong trào biểu tình rầm rộ trong nước và hải ngoại chống giàn khoan HD-981 xâm phạm lãnh hải Việt Nam; thực ra, HD-981 là kế “nghi binh” thu hút dư luận quần chúng và quốc tế làm mờ đi đại chiến dịch 7 đảo nhân tạo.


(chú thích thêm: quyền lực Thủ tướng của ông Dũng lúc bấy giờ sáng chói làm lu mờ tất cả các ủy viên Bộ chính trị hàng đầu đảng CsVN).


Tháng 5/2014, Tập Cận Bình hạ lệnh mở đại chiến dịch thi công nạo vét, bồi đắp 7 rạn san hô ngầm ở trung tâm Trường Sa thành 7 đảo nhân tạo nổi lên mặt nước.


Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã “cứu” Trường Sa?


Ngày 27/8/2014, Tướng Lê Hồng Anh, Ủy viên bộ chính trị đảng CsVN, đặc phái viên của Tbt Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh ký một thỏa thuận với Lưu Vân Sơn, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Bí thư Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.


Bình luận về sự kiện này, Tân Hoa Xã nói Việt Nam và Trung Quốc “đạt được nhận thức chung nguyên tắc ba điểm về tiếp tục phát triển quan hệ Trung-Việt” qua chuyến thăm của ông Lê Hồng Anh.


Giới quan sát cho rằng, thỏa thuận Lê Hồng Anh-Lưu Vân Sơn đã “cứu” được quần đảo Trường Sa thoát khỏi bàn tay Trung Quốc. Nhận thức này có thể bắt nguồn từ bài học Hoàng Sa năm 1974. Mất Hoàng Sa nhưng phải giữ cho được Trường Sa.


Hai bên tuân thủ các nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao nhất hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện:


1 - “Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc,” sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp Chính phủ về


2 - Biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc; tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được, đồng thời tích cực nghiên cứu và bàn bạc các giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, kể cả vấn đề hợp tác cùng phát triển;


3 - Kiểm soát tốt những bất đồng trên biển, không có hành động làm phức tạp, mở rộng tranh chấp; duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung và hòa bình, ổn định trên Biển Đông. (BBC 27/8/2014)


Ba điểm này được nêu vào sáng 27/8/2014. Danh từ Biển Việt Nam, Biển Trung Quốc được nhắc tới  trong bản thỏa thuận.


image007Ngày 27/8/2014, Tbt Tập Cận Bình tiếp ông Lê Hồng Anh. Tại cuộc gặp, ông Lê Hồng Anh chuyển lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sớm thăm Việt Nam.


Ngày 7/4/2015, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh thăm bốn ngày.

Trung Quốc đã đón tiếp long trọng phái đoàn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đánh dấu chuyển biến sau thời gian căng thẳng năm 2014.


Cuộc hội đàm ở Bắc Kinh hôm 8/4/2015 giữa Tbt Trọng và Chủ tịch Tập Cận Bình đã ký một loạt thỏa thuận “góp phần củng cố, tăng cường tin cậy chính trị, hữu nghị giữa hai nước”.

Thông Cáo Chung Hoa-Việt 8/4/2015: Một Văn kiện Chính trị diễn ra giữa những hoạt động Quân sự dồn dập từ bờ biển Việt Nam đến bờ biển Philippines


Ngày 05-06/11/2015, Tập Cận Bình đến thăm Việt Nam hai ngày, tại Hà Nội, ông Tập hội đàm với Thủ tướng CsVN Nguyễn Tấn Dũng, Tbt Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ tịch Quốc Hội Nguyễn Sinh Hùng.


image009Chủ tịch Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện bước xuống từ Air China ở sân bay Nội Bài thăm Hà Nội ngày 05-06/11/2015. TTXVN


image011Thủ tướng CsVN Nguyễn Tấn Dũng ôm chầm lấy Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ở Hà Nội sau khi hội với Thủ tướng Lý Khắc Cường năm 2013 ở Hà Nội. Ông Dũng sau khi gặp ông Cường và ông Tập năm 2015, quyền lực của ông lên cao tột đỉnh, nhiều đồn đoán cho rằng chức Tổng bí thư đảng CsVN trong tầm tay ông Dũng.

Nếu chức tổng bí thư về tay ông Dũng, bộ ba Nam Kỳ Quốc gồm Trương Tấn Sang, Nguyễn Minh Triết, Nguyễn Tấn Dũng có khả năng làm thay đổi bàn cờ chính trị và diện mạo Việt Nam; ví dụ như chế độ Việt Nam sẽ theo thể chế liên bang, có 3 kỳ dưới quyền 3 thống đốc toàn quyền tự trị; nhưng cuối cùng cánh Nam Kỳ Quốc không vượt qua được cánh Bắc Kỳ Quốc; ông Dũng bị thành “đồng chí X”, một quân bài chiến lược khó lường. Giấc mộng tranh bá đồ vương chia ba thiên hạ của cánh Nam Kỳ Quốc tan theo mây khói.


Ngày 25/11/2015, Sau khi hội đàm với Tbt Tập Cận Bình ở Hà Nội, Thủ tướng Cs VN Nguyễn Tấn Dũng trả lời trong phiên chất vấn của Quốc Hội VN, ông báo cáo (hay tố cáo?) Việt Nam đã chiếm giữ 21 đảo, với 33 điểm đóng quân, nhiều nhất ở Trường Sa (tổng cộng 54 đơn vị), và (tố cáo?) Trung Quốc chiếm 7 bãi đá ngầm, Đài Loan chiếm 1 đảo nổi, Philipines chiếm 9 đảo, còn Brunei có đòi hỏi chủ quyền trên biển nhưng không có chiếm giữ đảo đá nào; (1) PHỤ LỤC A


Vào thời điểm năm 2915, báo cáo (hay tố cáo?) tình hình Hoàng Sa và Trường Sa của ông Dũng gây chú ý rất lớn. Các thông tin này thuộc loại quốc phòng tối mật, đặc biệt đối với Bắc Kinh, đại chiến dịch 7 đảo nhân tạo đang thi công cật lực mới có hơn 1 năm. 


Báo cáo về 7 đảo nhân tạo do Trung Quốc xây dựng (một biến cố vô tiền khoáng hậu ở Biển Đông), Thủ tướng CsVN Nguyễn Tấn Dũng đã xác nhận diện mạo hiện nay ở vùng biển chiến lược.


Hành lang Trường Sa là con đường lưu thông hàng hải huyết mạch của Hoa Kỳ và quốc tế, trị giá hàng năm lên tới 3,5 ngàn tỷ đôla; ông Dũng lên tiếng “cụ thể là chúng ta yêu cầu các bên giữ nguyên trạng”, trong số các thực thể nguyên thủy và tân lập ở Trường Sa, 7 đảo nhân tạo của Bắc Kinh là các căn cứ hỏa lực lớn “khống chế” an ninh con đường hàng hải.


TT Nguyễn Tấn Dũng phát biểu ở Quốc hội VN: "4 vấn đề về Biển Đông"

image013Thủ tướng CS VN Nguyễn Tấn Dũng báo cáo trước Quốc hội ngày 18/11/2015 và ngày 25/11/2015, về tình hình quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và bối cảnh Biển Đông, xác nhận sự hiện diện của 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa do Trung Quốc xây dựng từ tháng 5/2014.

 

Mặt trận tranh chấp chủ quyền ở vùng biển Trường Sa đã hiện lên các vùng “Xôi đậu Da beo” của các nước ven biển có yêu sách chủ quyền, đều được thiết kế tiềm năng quân sự và binh sĩ trú phòng.


Hỏa lực mạnh nhất, diện tích lớn nhất, các cơ sở quân sự lớn như kho tàng, đường băng, hải cảng vẫn thuộc về 7 đảo nhân tạo. Nếu 7 đảo nhân tạo liên hợp chiến thuật với 54 đơn vị quân sự của Việt Nam, hai nước sẽ bao trùm toàn bộ không gian, mặt biển và lòng biển ở Trường Sa (rộng khoảng 200 ngàn km2).


Biến hóa vô lường ở biển Tây Philippines


Ngày 19/11/2022, Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn APEC ở Bangkok, Thái Lan.


image015Phó tổng thống Mỹ Kamala Harris gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Diễn đàn APEC hôm 19/11/2022 ở Bangkok, Thái Lan. Reuters.

 

Phát biểu của Chủ tịch Tập Cận Bình tại Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương - APEC-Bangkok ngày 19/11/2022: “kỷ nguyên chèn ép, bắt nạt” sẽ chấm dứt. “Chung sống trong tình trạng hỗn loạn” ở Biển Đông sẽ được chuyển thành “chung sống trong hòa bình” mà không có sự xâm phạm nào đối với các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của các quốc gia khác, và khu vực này sẽ được quản lý bởi luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS. (Trương Minh Vũ/27/11/2022/RFA)


image017Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu tại APEC-Bangkok ngày 19/11/2022. AP

 

Sáng 23/11/2022, (giờ Palawan): Năm ngày sau phát biểu của ông Tập, Air Force Two chở Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đáp xuống sân bay Puerto Princesa đảo Palawan tây-nam Philippines. Trên boong tàu hải cảnh BRP Teresa Magbanua, Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris gởi một thông điệp gắn bó không thể lay chuyển với Philippines, bà đã “thổi bùng lên ngọn lửa ngoạn mục ở biển Tây Philippines.”


image019Phó Tổng thống Kamala Harris phát biểu trên boong tàu hải cảnh BRP Teresa Magbanua ngày 23/11/2022 ở cảng Puerto Princess thủ phủ đảo Palawan tậy-nam Philippines. Reuters.


Đêm 22/11/2022, trước khi bà Harris đến Palawan, một sự cố bất thường nổi lên ở vùng biển đảo Pag Asa (Thị Tứ) nằm trong Quần đảo Kalayaan mà Philippines coi là đô thị thứ 33.


Một tàu kéo của Cảnh sát biển Philippines ở đảo Thị Tứ đã tìm thấy mảnh vỡ nổi lềnh bềnh trên mặt biển và đang kéo nó về hòn đảo.


Nhưng ngay sau đó, Cảnh sát biển Trung Quốc đã dùng vũ lực thu gom.


Bắc Kinh còn đưa ra một tuyên bố gián tiếp cáo buộc chính quyền Palawan nói dối bằng cách tuyên bố rằng thủy thủ đoàn của Lực lượng Bảo vệ Bờ biển Philippines đã tự nguyện từ bỏ “mảnh vỡ tên lửa” thu được sau một cuộc đàm phán “thân thiện” trên biển cả.


Có chắc chắn đó là “mảnh vỡ tên lửa” hay là mảnh vỡ từ vật thể nào khác hoặc nghi từ dưới đáy biển trồi lên?


Lý lịch mảnh vỡ chắc chắn được Tử Cấm Thành (Zǐjìnchéng) – Xi Jinping biết, Malacanang – Tổng thống Marcos Jr biết và Pentagon – Tổng thống Joe Biden và bà Harris biết.


Vài ngày sau, Chủ tịch Tập Cận Bình bày tỏ một cử chỉ ngoạn mục: Mời Tổng thống Philippines Marcos Jr đến thăm Bắc Kinh.


Ngày 03/1/2023, Trước khi bước lên chiến phản lực cơ Boeing cùng với phu nhân Maria Louise đến Bắc Kinh, Marcos tuyên bố với giới báo chí:


“Khi tôi rời Bắc Kinh, tôi sẽ mở ra một chương mới trong sự hợp tác chiến lược, toàn diện của chúng ta với Trung Quốc,” ông nói với các quan chức và nhà ngoại giao, bao gồm cả đại sứ Trung Quốc, trước khi lên máy bay từ một căn cứ không quân ở thủ đô; ông nói thêm: “Tôi mong chờ cuộc gặp với Chủ tịch Tập Cận Bình khi chúng ta nỗ lực hướng tới việc chuyển quỹ đạo quan hệ của chúng ta lên một nấc thang cao hơn, hy vọng sẽ mang lại nhiều triển vọng và cơ hội phong phú cho hòa bình và phát triển cho người dân của cả hai nước chúng ta,”


Đề cập đến tranh chấp lãnh thổ của hai nước ở Biển Đông, ông cho biết ông mong muốn thảo luận các vấn đề chính trị và an ninh song phương và khu vực. “Các vấn đề giữa hai nước chúng ta là những vấn đề không thuộc về hai người bạn như Philippines và Trung Quốc”, “Chúng tôi sẽ tìm cách giải quyết những vấn đề đó vì lợi ích chung của hai nước chúng ta.” (tạm dịch từ Manila/AP 03/1/2023).


Không thuộc hai người bạn như Philippines và Trung Quốc có nghĩa là sẽ còn tùy thuộc vào các  người bạn khác?


https://thehill.com/homenews/ap/ap-international/ap-philippines-marcos-jr-heads-to-china-amid-sea-disputes/


Ngày 04/1/2923, Trong một bài phát biểu qua video do văn phòng của ông Marcos công bố hôm thứ Tư 04/1/2023, Marcos cho biết các bên đã thảo luận “những gì chúng ta có thể làm để tiến lên phía trước, để tránh những sai lầm có thể xảy ra, những hiểu lầm có thể gây ra vấn đề lớn hơn những gì chúng ta đã có.” Marcos cho biết ông đưa ra trường hợp của ngư dân Philippines, những người đã bị hải quân và lực lượng bảo vệ bờ biển Trung Quốc từ chối tiếp cận các khu vực hoạt động truyền thống của họ. “Chủ tịch (Xi) đã hứa rằng chúng tôi (Xi và Marcos) sẽ tìm ra một thỏa hiệp và tìm ra một giải pháp có lợi để ngư dân của chúng tôi có thể đánh bắt cá trở lại trong ngư trường tự nhiên của họ.” (tạm dịch từ Beijing/AP 04/1/2023)


https://apnews.com/article/china-government-philippines-south-sea-ferdinand-marcos-jr-075d6986634786615becc54e27752d63


Những tuyên bố của ông Marcos tỏ ra ưu tư về cuộc sống của ngư dân thật ra là lời “chào hàng” bóng bẩy cho cuộc bàn thảo với họ Tập về các giải pháp tìm cách “đả thông” sự tranh chấp biển-đảo và tài nguyên giữa Manila và Bắc Kinh bấy lâu nay và có thể không bỏ qua việc mưu tìm các biện pháp giải quyết ổn thỏa cuộc cạnh tranh gay gắt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc ở vùng biển rộng 3,5 triệu kms; do đó, không có gì ngạc nhiên khi Marcos từng nói gạt Phán quyết 12/7/2016 của La Haye sang một bên và nay … “rùng mình” khi nhìn thấy mảnh vỡ.


Ngày 12/1/2017, Tbt Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh, ký kết 15 văn kiện hợp tác, trong đó có thỏa thuận về “Nguyên tắc ba điểm” ở biển Biển Đông/South China Sea.


image021Ngày 12/1/2017, Tiệc trà lần thứ nhất ở Bắc Kinh. Chủ tịch Tập Cận Bình mở Tiệc trà mừng Nguyễn Phú Trọng tại Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh, trong dịp ông Trọng đến Trung Quốc ký kết 15 văn kiện hợp tác trong chuyến đi Bắc Kinh; Nguyên tắc ba điểm” ở biển South China Sea/Biển Đông trong hiệp ước Bắc Kinh-Hà Nội đánh dấu Biển Việt Nam – Biển Trung Quốc. Giới quan sát cho rằng Nguyên tắc ba điểm 2017 Việt -Trung gần như gạt ảnh hưởng Mỹ ra khỏi Trường Sa, vùng biển “mắt xích” nối dài chiến lược Indo-Pacific.


Ngày 08/11/2017, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Đệ nhất phu nhân Melania Trump đến thăm Bắc Kinh. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân Bành Lệ Viện đã cùng vợ chồng ông Trump đến thăm Tử Cấm Thành, biểu tượng lịch sử hàng ngàn năm thời hoàng kim các triều đại Trung Nam Hải.


image023Tổng Thống Donald Trump cùng Đệ Nhất Phu Nhân Melania Trump (trái) và Chủ Tịch Tập Cận Bình cùng Đệ nhất Phu nhân Bành Lệ Viện trước Tử Cấm Thành (Zǐjìnchéng) ở Bắc Kinh. Nguồn: Jim Watson/AFP/Getty Images. Tổng thống Trump và phu nhân còn được mời đến thăm Vạn Lý Trường Thành, kiệt tác bất hủ của Trung Quốc.


Ngày 10/11/2017, lúc 12p5', Air Force One chở Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump hạ cánh xuống sân bay Đà Nẵng. Ngày 11/11/2017 Hội nghị Thượng đỉnh APEC long trọng tổ chức tại Đà Nẵng, Việt Nam. Tại đây, Tổng thống Donald Trup công bố Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (Indo-Pacific). Sau khi dự xong APEC, Tổng thống Trump đã bay ra Hà Nội hội đàm với ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Nguyễn Phú Trọng vào ngày 12/11/2017, trước khi bay qua Manila Philippines.

Ngày 13/11/2017, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Hà Nội gặp Tbt Nguyễn Phú Trọng.


image025Ngày 13/11/2017, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mở Tiệc trà mừng Tập Cận Bình tại nhà sàn cố Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội. Ảnh: TTXVN

 

Ngày 31/11/2022, Tbt Nguyễn Phú Trọng lại đến Bắc Kinh từ ngày 30/10 đến ngày 01/11/2022 gặp Tập Cận Bình. Trong dịp này, hai bên đã ra bản Tuyên bố chung. Xem nguyên văn bản Tuyên bố chung trên Văn Hóa Online (nhấn mạnh điểm số 9).


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11492/bac-kinh-31-10-2022-tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc


image027Ngày 31/10/2022, Tiệc trà lần hai ở Đại lễ đường Nhân dân Bắc Kinh. Chủ tịch Tập Cận Bình mở tiệc trà mừng Tbt Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh ký kết bản Tuyên bố chung VN-TQ 2022.


https://www.nhatbaovanhoa.com/a11492/bac-kinh-31-10-2022-tuyen-bo-chung-viet-nam-trung-quoc 


Ngày 04/1/2023, Tổng thống Philippines Marcos Jr đến Bắc Kinh hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình theo lời mời của Chủ tịch Tập.


Trong ba ngày ở Bắc Kinh, ông Marcos Jr và bộ tham mưu của ông chắc chắn không phí phạm thì giờ trong các buổi nghị hội với Chủ tịch Tập Cận Bình và các quan chức hàng đầu của Trung Quốc về chính trị, quân sự, kinh tế, ngoại giao.


Các tin tức kết quả về cuộc hội đàm giữa ông Tập-Marcos riêng về tình hình biển Tây Philippine gần như kín như bưng.


Sau khi Marcos về lại Manila, người ta tự hỏi, Manila có rơi vào vòng tay Bắc Kinh vì quyền lợi quốc gia của họ hay không, và, những mật đàm ở Bắc Kinh có đến tai Washington không. Hiện nay, Philippines đang là trung tâm an ninh của Hoa Kỳ ở mặt trận phía Bắc South China Sea liên quan an ninh mật hiết với mặt trận phía Nam Đài Loan.


Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris thân hành đến đảo Palawan ngày 23/11/2023 chứng tỏ vị trí biển Tây Philippines rất quan trọng đối với Hoa Kỳ.


Đảo lớn Luzon, và đảo Cagayan là nơi có căn cứ quân sự của Mỹ cách Cao Hùng-Đài Loan 200km.


image029Tổng thống Marcos Jr và Chủ tịch tập Cận Bình nghiêm chỉnh chào Quốc ca hai nước tại Bắc Kinh hôm 04/1/2023. Theo BEIJING/MANILA (Reuters), Trung Quốc sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán về dầu khí và quản lý các vấn đề hàng hải một cách “thân thiện” với Philippines, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết hôm thứ Tư 04/1/2023, theo truyền hình nhà nước Trung Quốc. Ông Tập có cuộc hội đàm với Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr, đang có chuyến thăm ba ngày ở Bắc Kinh. Các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh ở Biển South China Sea, nơi giàu dầu mỏ, khí đốt và cá, là nơi mang lại khoảng 3 nghìn tỷ đô la thương mại hàng hải qua lại hàng năm, vùng biển từng là nguyên nhân gây căng thẳng giữa Bắc Kinh và một số nước Đông Nam Á, bao gồm cả Philippines. Photo AP.


https://www.msn.com/en-us/news/world/china-ready-to-resume-oil-and-gas-talks-with-the-philippines-says-xi/ar-AA15Zdmn


Ngày 12/1/2023, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đến thủ đô Hoa Thịnh Đốn hội đàmvới Tổng thống Joe Biden.


image031Thứ Năm, 12/1/2023, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida bước xuống bậc thang chuyên cơ khi ông đến Căn cứ Không quân Andrews. (Nguồn AP / Alex Brandon)


Trong cuộc hội đàm với Tổng thống Joe Biden tại tòa Bạch Ốc, hãng AP đưa tin, Các cuộc đàm phán với Tổng thống Biden “sẽ là một cơ hội quý giá để khẳng định sự hợp tác chặt chẽ của chúng tôi trong việc tăng cường hơn nữa liên minh Nhật-Mỹ và nỗ lực của chúng tôi cùng nhau hướng tới đạt được một Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.” Thủ tướng Kishida nói với các phóng viên ngay trước khi rời Nhật Bản để đến 5 quốc gia Âu châu. (AP Jan 12, 2023)


https://apnews.com/article/biden-politics-us-national-security-council-united-states-government-japan-2842aafa3aa6b79d7d5036d19658227a


Những năm trước đây, liên Hải quân Nhật-Mỹ từng tổ chức các cuộc “hành quân tập trận” ở vùng Biển Tây Philippines.


Philippines là một quốc đảo nằm trong chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở (Indo-Pacific), đồng thời là nút chặn hai đường biển lưu thông từ Bắc xuống Nam, một từ eo bể Đài Loan băng qua biển Hoàng Sa và hai từ phía biển Đông Đài Loan băng qua eo bể Ba Sĩ (Cao Hùng-Luzon) chảy xuống biển South China Sea băng qua khu vực biển Trường Sa đi tới Malacca.


image033Hải quân Nhật Bản và Hải quân Mỹ từng “hành quân tập trận” ở vùng biển Tây Philippines nhiều lần. Ngày
25/2/2015, Đô đốc Nhật Takei từng tới thăm một doanh trại quân đội trên đảo Palawan ở miền Tây Nam Philippines. Ngày 13/6/2022, Hạm đội đổ bộ tác chiến của Hàng không Mẫu hạm Hoa Kỳ USS Carl Vinson và USS Abraham Lincoln cùng với Mẫu hạm Trực thăng Nhật Bản Izumo “hành quân tập trận” ở biển Tây Philippines. Ảnh chụp từ màn hình TV Nhật.


Kịch bản Trường Sa đổ máu năm 1988 ở đá Gạc Ma có lập lại ở biển Tây Philippines hay không?


Từ năm 2014 cho đến nay, chưa thấy có động tác vũ lực “đổ máu” nào từ Trung Quốc trong việc chiếm cứ thực thể địa lý của Philippines. Nhưng ngược lại, Trung Quốc đã kiện toàn mạng lưới hỏa lực và an ninh bao trùm biển và quần đảo Trường Sa trong đó bao gồm cả các vùng “Xôi đậu Da beo” của Việt Nam lẫn Philippines.


Gần đây các nguồn tin của CSIS phổ biến cho thấy Việt Nam, quốc gia chiếm giữ nhiều đảo đá nhất ở Trường Sa đã gia công bồi đắp cải tạo thêm diện tích ở các đảo có vị trí chiến lược quan trọng như đảo Phan Vinh, Nam Yết, Sơn Ca, Đá Lớn, Tiên Nữ. (2) PHỤ LỤC B


Động thái này xác lập chủ quyền Việt Nam và củng cố an ninh các vùng “Xôi đâu Da beo” của Việt Nam ở Trường Sa. Mặc dù có nhiều thực thể của Việt Nam chống lấn yêu sách với các thực thể của Philippines, giao hảo giữa hai nước tỏ ra khá yên tĩnh cho đến ngày hôm nay.


Chuyến đi Bắc Kinh của Tổng thống Philippines Marcos diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc chưa từng sử dụng võ lực để đánh chiếm một hòn đảo, đá nào của Philippines.


Tuy nhiên, sự kiện hàng trăm tàu cá dân quân của Trung Quốc kết bè bám trụ dài ngày ở vùng biển rạn san hô đá Ba Đầu không thể không tính tới trong chiến lược bành trướng của Bắc Kinh. Philippines và Hoa Kỳ lên tiếng phản đối rất mạnh trong vụ đá Ba Đầu nhưng cuối cùng mọi việc “êm xuôi”.


Đá Ba Đầu dù nằm trong phạm vi cụm Sinh Tồn nhưng vị trí của nó gần như “thả nổi”. Bắc Kinh sẽ tận dụng “kẽ hở chủ quyền” của đá Ba Đầu “lơ lửng” để ra tay chiếm lĩnh vùng biển – đá này.


Giới quan sát cho rằng họ Tập sẽ sử dụng những chiêu thức tinh vi hơn, “mềm” hơn qua quân bài Philippines trong cuộc cạnh tranh ráo riết với Hoa Kỳ ở biển South China Sea.


Có thể chăng, đá Ba Đầu sẽ là đảo nhân tạo đầu tiên của Trung Quốc ở vùng biển giáp ranh vùng EEZ biển Tây Philippines.


image035Ảnh trên: Hơn 200 tàu cá dân quân Trung Quốc bám trụ ở vũng biển bên trong đá Ba Đầu ngày 03/11/2021; (ảnh dưới) vị trí đá Ba Đầu lý tưởng nối liền đảo nhân tạo Vành Khăn, bãi Cỏ Mây và bãi Cỏ Rong. Ba Đầu cách đảo Palawan 413km, Vành Khăn cách Palawan 316km. Thị Tứ cách Palawan 505km. EEZ của Palawan: 200 hải lý = 370km. Bản đồ minh họa của VHO.

 

Một cuộc trao đổi gọi là “công bằng” vì lợi ích của Philippines và Trung Quốc đã diễn ra ở Bắc Kinh, cuộc hội đàm của Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida và Tổng thống Joe Biden ở Hoa Thịnh Đốn sẽ “biến hóa” như thế nào ở vùng biển Tây Philippines nói riêng và vùng biển “mắt xích khó nhai” South China Sea – sẽ ra sao?


Xin chờ.


Khai thác dầu khí


Cập nhật ngày 14/1/2023, Theo nhà báo Franco Jose C. Barona viết trên tờ Manila Times ngày 11/1/2023, “Tòa án tối cao Philppines trong cuộc bỏ phiếu đa số đã ra phán quyến Thỏa thuận Khảo sát Địa chấn Biển chung (JMSU) giữa Công ty Dầu khí Quốc gia Philippines, Tập đoàn Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc và Tổng công ty Dầu khí Việt Nam là 'vô giá trị' và 'vi hiến'.


Tòa Tối cao phán quyết thỏa thuận JSMU 2005 là vi hiến khi cho phép các tập đoàn nước ngoài tham gia vào việc thăm dò tài nguyên thiên nhiên của đất nước mà không tuân thủ các biện pháp bảo vệ được quy định trong Mục 2, Điều XII của Hiến pháp năm 1987.”


Phán quyết của Tòa Tối cao Philippines ngày 10/1/2023 ra đời sau chuyến đi của Tổng thống Marcos Jr đến Bắc Kinh đàm phán với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm 04/1/2023.


Nếu vùng khảo sát thăm dò sắp tới do hai nước Trung-Phi phát hiện trong vùng lãnh hải của Philippines (200 hải lý/UNCLOS) thì không có chuyện gì đáng bàn cãi.


Nhưng nếu nó nằm trong vùng tranh chấp giữa ba nước Việt-Trung-Phi ví dụ như ở bãi Macclesfield Bank thì: - Phán quyết của Tòa Tối cao Philippines 12/1/2023 sẽ “xóa bỏ” Thỏa thuận 2005, mở đường cho Thỏa thuận Marcos-Tập 2023.


Việt Nam sẽ phản ứng ra sao trước liên minh dầu khí Manila – Bắc Kinh?


(Xem thêm ở mục BIỂN ĐÔNG)


Lý Kiến Trúc


California 14/1/20223

XEM THÊM:


Các bài Phỏng vấn của báo Văn Hóa về Biển Đông


(1) PHỤ LỤC A


Philippines chiếm 9 thực thể: Đảo Song Tử Đông, Đảo Thị Tứ, Đảo Bến Lạ, Đảo Loại Ta, Đảo Loại Ta Tây, Đá Công Đo, Đảo Bình Nguyên, Đảo Vĩnh Viễn, Bãi Cỏ Mây; Malaixia chiếm 5 thực thể: (Đá Én Ca, Đá Hoa Lau, Đá Kỳ Vân, Đá Suối Cát, Đá Kiêu Ngựa, và 1 bãi Thám Hiểm (gồm Đá Gia Hội, Đá Gia Phú, Đá Sâu); Đài Loan chiếm 1 đảo Ba Bình bây giờ họ gọi là Taiping Island và bãi Bàn Than. Indonesia chiếm cứ quần đảo Natuna phía cực nam Trường Sa từ lâu.


(2) PHỤ LỤC B


Jan-2023 - Việt Nam bồi đắp cải tạo đảo Phan Vinh, Nam Yết, Sơn Ca, Đá Lớn


https://youtu.be/KsZrgIrdPLQ

image037image038

Đảo Phan Vinh:

image040

Đảo Nam Yết:

image042

Đảo Sơn Ca:

image044image046

Vị trí đảo Sơn Ca:

image048

Đảo Đá Lớn:image050

27 Tháng Ba 2016(Xem: 20565)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16710)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13271)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13738)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14262)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14706)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15335)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 17101)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14701)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15615)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14493)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 20618)
"Theo Nikkei Asian Review, Hải quân Mỹ đang có ý định cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh". "Ông Hiroyuki Noguchi nhấn mạnh, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò Trung Quốc". "Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba".
08 Tháng Ba 2016(Xem: 16858)
"TT Nguyễn Tấn Dũng: “Cả hệ thống chính trị phải vào cuộc chống hạn, mặn” "Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu cả hệ thống chính trị cấp bách cùng người dân miền Tây ứng phó thiên tai; đề nghị Trung Quốc xả đập trên sông Mekong". "Tại các khu vực sông Vàm Cỏ, sông Tiền, sông Hậu, ven biển Tây, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền 45-93 km; nhiều nơi có độ mặn cao nhất đạt 20,3-31,5g/l". "Hạ nguồn sông Mekong là Đồng bằng sông Cửu Long lãnh đủ! Thủ phạm là ai?"
08 Tháng Ba 2016(Xem: 18740)
"Cảng quốc tế Cam Ranh đủ sức tiếp nhận Hàng không Mẫu hạm 110.000 tấn. Các điểm vàng tròn trên hải đồ Văn Hóa là các hải cảng quốc tế Subic, Cota Kinobalu, Singapore, Klang, đáp ứng đủ tiêu chuẩn về một hải cảng quốc tế, có khả năng tiếp nhận các loại Hàng không Mẫu hạm thường hoặc nguyên tử đến tu bổ hoặc thăm viếng ... Bốn trong 5 hải cảng trên Hải đồ HkMh Mỹ đã ghé đến ngoại trừ Cam Ranh".
06 Tháng Ba 2016(Xem: 16649)
"Và như để tăng thêm phần thách thức, theo hãng Reuters, ông Quang A đang chờ lãnh đạo đảng Nguyễn Phú Trọng có ra tái cử vào Quốc Hội hay không, để ông có thể đối mặt với vị tổng bí thư trong cùng một đơn vị bầu cử". - Luật bầu cử của VN.
03 Tháng Ba 2016(Xem: 16253)
"Báo Văn Hóa-California vô cùng xúc động khi biết tin Giáo Sư Nguyễn Ngọc Bích đột ngột qua đời trên chuyến bay đi thủ đô Manila tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông lần thứ hai. Xin thành kính chia sẻ sự mất mát to lớn đến với Gs Nguyễn Thị Hợi, một phu nhân không lúc nào không sát cánh, yểm trợ con đường sự nghiệp phục vụ xã hội, cộng đồng của Gs Nguyễn Ngọc Bích". "Giáo sư Nguyễn Ngọc Bích là một cây bút dũng mãnh từ nhiều năm qua đã hỗ trợ cho báo Văn Hóa những tin tức quan trọng trong sinh hoạt cộng đồng Việt Nam tại Hoa Kỳ.Trong dịp cùng di tham dự Hội nghị Quốc tế về Biển Đông tại Manila lần thứ nhất, bổn báo Lý Kiến Trúc có dịp gần gũi Gs Bích và phỏng vấn ông trong hội nghị". Xin trân trọng - Lý Kiến Trúc
01 Tháng Ba 2016(Xem: 14868)
- Việt Nam: "Tậu" vũ khí gì để đương đầu với Trung Quốc? - Đô Đốc Harry Harris: "Cần tháo gỡ toàn bộ lệnh cấn vận vũ khí sát thương" - Hoa Kỳ sẽ phải làm gì việc TQ quân sự hóa Biển Đông?
28 Tháng Hai 2016(Xem: 21617)
"Mọi hành động đe dọa “sinh mạng” dòng sông này đều bị cộng đồng quốc tế phản đối. Nó không chỉ liên quan đến 4 nước: Lào, Thái, Campuchia và Việt Nam trong Ủy hội sông Mekong, mà còn liên quan và thể hiện vai trò của cộng đồng ASEAN, các nước lớn và tổ chức quốc tế có uy tín và tầm ảnh hưởng".