Thủ tướng CsVN Phạm Minh Chính: “Rõ ràng sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì!”

18 Tháng Năm 20228:21 SA(Xem: 4968)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ TƯ 18 MAY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


BÊN LỀ THƯỢNG ĐỈNH W, D.C. 2022


Thủ tướng CsVN Phạm Minh Chính: “Rõ ràng sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì!”

image003image005

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

18/5/2022


Tán gẫu


Xin kể lại dăm ba chuyện vui bên lề trước và ngay thượng đỉnh Mỹ-Asean 2022:


Chuyện cũ nhất: Một video được đăng tải hôm 3/11/2021 trên tài khoản TikTok của đầu bếp người Thổ Nhĩ Kỳ Nusret Gökçe, người có biệt danh Salt Bae hay còn gọi là "Thánh rắc muối", tung lên cảnh một ông công an gộc lè-lưỡi-liếm-cắn miếng thịt “dát vàng” béo-ngậy-bự cỡ 200 gr - trị giá 850 bảng Anh (tương đương 1000usd - xin ca ngợi người nào đã quay được clip bất hủ này).


image007Đầu bếp trứ danh “thánh rắc muối” mời ông khách thượng hạng miếng thịt “dát vàng” béo-ngậy-bự cỡ 200gr trị giá ngàn đô. Ảnh trích từ video TikTok.


Chuyện hơi cũ: Chỉ còn có vài ngày nữa là Tết Nhâm Dần - hôm 28/1/2022, cựu Đại sứ Ted Osius tại Việt Nam có dịp về thăm Quận Cam, Little Saigon ra mắt cuốn hồi ký của ông: “Không có gì là không thể”; nhà báo Lý Kiến Trúc hỏi “anh” Đại sứ Ted - liệu có sự thay đổi chính trị nào ở VN hay không, “anh” Ted trả lời: “phải 30 năm nữa Việt Nam mới thay đổi”.


image009Ảnh trái: Thủ bút và chữ ký của cựu Đại Sứ Ted Osius trang đầu cuốn hồi ký “Không có gì là không thể”. Ảnh phải: VL.


Chuyện mới gần nhất: Chiều ngày 07/04/2022, tại New York, 193 thành viên Liên Hiệp Quốc tham gia cuộc họp biểu quyết về đề xuất của Mỹ loại Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền; Việt Nam bỏ phiếu trắng. Một trong các cách giải thích: phiếu trắng không có nghĩa là phản đối biểu quyết của Liên hiệp Quốc, nhưng cũng không có nghĩa là ủng hộ biểu quyết của LHQ loại trừ Nga. Không có chuyện gì là không thể!


image011Liên hiệp Quốc biểu quyết loại trừ Nga ra khỏi Hội đồng Nhân quyền 07/4/2022. Getty images


Chuyện mới nhất: Việt Nam hỗ trợ 500,000 đô la nhân đạo cho Ukraine.


Chuyện mới nhất: đài VOA ngày 14/5/2022 với tựa lớn: Camera quay cảnh Thủ Tướng Việt Nam tán gẫu thân mật, kể chuyện ở Nhà Trắng.


image013Đoạn video nằm trong livestream của Bộ Ngoại giao Mỹ phát trên YouTube ngày 13 tháng 5 ghi lại cảnh phái đoàn của ông Thủ tướng tán gẫu trong lúc chờ gặp Ngoại trưởng Antony Blinken ở Bộ Ngoại Giao Mỹ. Một giọng nói phát ra theo ghi chú của VOA: Thủ tướng Phạm Minh Chính trò chuyện bằng ngôn ngữ thân mật với các quan chức Việt Nam khác khi ông kể về trải nghiệm của ông tại Nhà Trắng. “Rõ ràng sòng phẳng, mẹ nó, sợ gì!” ông nói. Nhưng ông dường như không để ý camera của Bộ Ngoại giao Mỹ đang ghi hình và phát trực tiếp.


image015Cảnh trên: Ông Thủ tướng Phạm Minh Chính và bộ sậu trong lúc đứng chờ Ngoại trưởng Blinken trong một căn phòng nhỏ được bày biện có ghế cờ Mỹ và ghế cờ đỏ sao vàng - có lẽ là chỗ ông Blinken và ông Chính ngồi, nhưng bất ngờ có một người bước vào …


image017Video quay và ghi rõ cảnh người đầu tiên bước vào phòng đợi là Bộ trưởng Bộ Công An Tô Lâm, một nhân vật rất gần gũi với các “lãnh đạo cộng sản” mỗi lần đi công du Mỹ.


image019Ông Chính (đứng bên trái) đón ông Tô Lâm (đứng bên phải).


image021Ông Chính đang giới thiệu một người nào đó (hình như là người sói đầu) với ông Tô Lâm bằng một cử chỉ trân trọng và nghiêm túc.


image023Một viên chức an ninh bảo vệ phái đoàn ông Chính hai lần giơ tay ngăn cản một người Mỹ ngưng quay phim và nói rằng: “vui lòng không được quay phim các lãnh đạo của chúng tôi”


image025Ông Chính chào ông Blinken bằng tiếng Anh: “Ông khỏe không? Rất vui gặp được ông”. Ông công an Tô Lâm đứng bên cạnh.


image027Ông Blinken bắt tay ông Chính nhưng mắt mải ngó ông công an Tô Lâm.


image029Ông Blinken bắt tay ông Chính nhưng đưa mắt chào các viên chức tháp tùng ông Chính.


image031Thay vì ông Blinken chủ nhà Bộ Ngoại giao mời khách ngồi, ông Chính lịch sự giơ tay trước mời ông Blinken ngồi.


Ảnh trích từ: https://www.voatiengviet.com/a/camera-quay-canh-thu-tuong-viet-nam-tan-gau-than-mat-ke-chuyen-o-nha-trang/6571205.html


Chuyện mới nhất bốc mùi: Theo ông Joaquin Nguyễn Hòa ở San Jose gửi bài cho BBC (20/5/2022), câu nói của ông Chính với một số người Việt tại thủ đô nước Mỹ, ngày 14/5/2022, mà báo Thanh Niên của Việt Nam trích nguyên văn: "Thành công của người Việt Nam ở Mỹ cũng là thành công của đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước".


Mỹ - Asean 2022


Lần đầu tiên - Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Robinette Biden đã tiếp đón nguyên thủ và đại diện 9 nước thuộc Hiệp hội Đông Nam Á (Asean) tại Tòa Bạch Ốc, thủ đô Hoa Thịnh Đốn ngày 12 tháng Năm, 2022.


9 quốc gia trong Asean được mời dự hội nghị gồm: Indonesia, Malaysia, Thailand, Singapore, Vietnam, Laos, Campuchia, Philippines và Brunei. (Hội nghị loại trừ Myanmar).


Thượng đỉnh Mỹ-Asean 2022 diễn ra trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực đang chứng kiến nhiều biến động khó lường về chiến lược, chính trị, quân sự và kinh tế; đặc biệt cuộc chiến cân não đang diễn ra ở hòn đảo xinh đẹp Đài Loan, và thời điểm nước chủ nhà dẫn đầu cùng với Nato và EU đang “điêu đứng” trước cuộc xâm lăng của Russia tràn vào tàn phá đất nước Ukraine.


Hội nghị trực diện lần này là sự kiện chính trị tiếp nối Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Asean năm ngoái ngày 26 tháng 10 năm 2021 qua hình thức trực tuyến.


Mỹ đón tiếp Asean trọng thể chưa từng thấy


Ngay sau buổi họp đầu tiên sáng ngày 12/5/2022, Điện Capital đã mở yến tiệc trọng thể chiêu đãi các nguyên thủ và đại diện 9 nước Asean dưới mái vòm đẹp nhất nước Mỹ trong đại sảnh đồi Capital.


Trong lịch sử ngoại giao Hoa Kỳ và Asean, đây là nghi thức ngoại giao trọng thể của Quốc Hội Hoa Kỳ dành cho các nhà lãnh đạo Asean.


image033Chủ tịch Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ, bà Nancy Pelosi chủ tọa buổi yến tiệc trưa ngày 12/5/2022 tại Điện Capital. Ảnh nguồn Nhật Bắc.


image035Nguyên thủ 9 nước trong khối Asean trên bàn yến tiệc ở Điện Capital Hoa Kỳ trưa ngày 12/5/2022. Nguồn ảnh: Nhật Bắc.


image037Các nguyên thủ 9 nước trong Hiệp hội Asean họp với đoàn nghị sĩ Quốc Hội Hoa Kỳ trưa ngày 12/5/2022. Nguồn ảnh: Nhật Bắc.


image039Cùng ngày 12/5/2022, vào chiều tối, Tổng thống Joe Biden đã mở yến tiệc tuyệt vời lịch lãm tại đại sảnh Tòa Bạch Ốc chiêu đãi các nguyên thủ Asean. Ông Phạm Minh Chính, Thủ tướng CsVN (thứ ba từ phải) ngồi bên cạnh ông Jake Sullivan Cố vấn An ninh Quốc gia của Tòa Bạch Ốc, kế bên là TT Biden. Vị trí các ghế ngồi đều được sắp xếp trước. Nguồn ảnh: Nhật Bắc.


Indo-Pacific và mục tiêu


Xin nhắc lại, tại hội nghị Mỹ-Asean lần thứ 39 trực tuyến (26/10/2021), Tổng thống Joe Biden đã có bài phát biểu về “Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ”. (1) Gần như một thông lệ chào khách hàng của các nguyên thủ Mỹ, TT Biden đã dành 102 triệu USD để hỗ trợ ASEAN.


image041Hội nghị Thượng đỉnh trực tuyến Mỹ-Asean ngày 26 tháng 10 năm 2021. Tại hội nghị này, Tổng thống Biden đã dành 102 triệu USD để hỗ trợ ASEAN. AP


Để “củng cố niềm tin” và cổ vũ chiến lược Indo-Pacific với các nước trong Hiệp hội Asean, ngày 13/12/2021, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã công du đến ba quốc gia Đông Nam Á. Chặng dừng chân đầu tiên của ông là Indonesia, rồi đến Malaysia và Thái Lan. (Việt Nam thường được coi là trung tâm nhưng không có trong danh sách chuyến đi của ông Blinken, lý do: ???)


Ngày 14/12/2021, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hội kiến với Tổng thống Indonesia Joko Widodo tại thủ đô Jakatar, sau đó ông có bài phát biểu “Một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương Tự do và Rộng mở” tại Đại học Indonesia Jakarta, Indonesia. Tiếp theo, ông Blinken tiếp tục đến làm việc với các giới chức ở thủ đô Kuala Lumpur-Malaysia và thủ đô Bangkok-Thailand.


Xin trích một đoạn trong phát biểu của Ngoại trưởng Antony Blinken tại Đại học Jarkarta:“Tôi có mặt ở đây, chúng ta có mặt ở đây, bởi hơn bất kỳ khu vực nào khác, những gì xảy ra ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương sẽ định hình quỹ đạo của thế giới trong thế kỷ 21”.
“Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ phát triển cao nhất trên hành tinh này. Khu vực này chiếm tới 60% kinh tế thế giới, 2/3 tổng mức tăng trưởng kinh tế của toàn thế giới trong vòng 5 năm qua”. Khu vực này cũng là nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới, và có bảy trong số 15 nền kinh tế lớn nhất thế giới”…“Chúng tôi cũng sẽ tiếp tục đứng ra phản đối những nhà lãnh đạo không tôn trọng quyền của người dân trong chính đất nước của họ” … “đối với những hành động gây hấn của Bắc Kinh như tuyên bố chủ quyền đối với các vùng biển khơi” …
nơi các hành động gây hấn của Bắc Kinh đang đe dọa các hoạt động vận tải thương mại trị giá hơn 3.000 tỷ đô la mỗi năm”… (2).


(Ông Blinken ngầm nói về khu vực biển South China Sea (Việt Nam gọi là Biển Đông); Indonisia hiện đang chủ quyền quần đảo Natuna nằm ở cực nam biển Trường Sa (xem phần dưới hình ảnh và bài viết).


Trên mục Tin tức của Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại VN, chương mở đầu của bài nghị luận “Cách tiếp cận chiến lược của Hoa Kỳ đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, có đoạn: “ĐCSTQ đã lựa chọn cách lợi dụng trật tự dựa trên các quy tắc mở và tự do và cố gắng định hình lại hệ thống quốc tế theo hướng có lợi cho mình. Bắc Kinh công khai thừa nhận rằng họ tìm cách biến đổi trật tự quốc tế để phù hợp với lợi ích và ý thức hệ của ĐCSTQ” ... 


“Việc ĐCSTQ mở rộng sử dụng sức mạnh kinh tế, chính trị và quân sự để buộc các quốc gia dân tộc phải chấp thuận theo ý họ làm tổn hại đến lợi ích sống còn của Mỹ và làm xói mòn chủ quyền và nhân phẩm của các quốc gia và cá nhân trên thế giới”.


Chuyến đi của ông Blinken đến ba nước “đồng minh” với Mỹ ở ĐNA, cho thấy mục tiêu lớn của Hoa Kỳ và công việc của Ngoại trưởng Blinken là chuẩn bị tư thế cho hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Asean diễn ra vào ngày 12/5/2022 tại Tòa Bạch Ốc - dưới sự chủ trì của TT Joe Biden.


Nhận định về chuyến đi 3 nước ĐNA của ông Blinken ngày 14/12/2021, tờ Asia Nikkei Review có bài viết "Ông Blinken bắt đầu chuyến công du ASEAN với trọng tâm về Trung Quốc và Myanmar". Tác giả viết: “Vai trò của khu vực Đông Nam Á ngày càng quan trọng đối với nước Mỹ. Khu vực này nằm ở trung tâm chiến lược địa chính trị của Tổng thống Joe Biden về một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Chưa kể, các quốc gia thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á đã phát triển thành các đối tác thương mại lớn của Mỹ. Trong đó, Indonesia, Malaysia và Thái Lan nằm trong top 21 nhà xuất khẩu lớn sang Mỹ; Ngược lại, ba nước này cũng nằm trong top 33 nhà nhập khẩu lớn nhất từ Mỹ”. (2)


Trong khi đó, Trung Quốc đang đóng vai trò ngày càng lớn trong Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP). (3)


Riêng về giao lưu thương mại Việt-Mỹ, phát biểu tại Đại học Harvard chiều 14/5/2022, ông Phạm Minh Chính nói trong 27 năm kể từ khi hai nước bình thường hoá quan hệ ngoại giao, năm 2021, kim ngạch thương mại Mỹ-ASEAN đạt 362 tỷ USD thì kim ngạch giữa Việt Nam và Mỹ đạt 112 tỷ USD, chiếm gần 1/3.


Kết quả của 27 năm ngoại giao Việt-Mỹ và con số tỷ đô la đã mang lại cho Việt Nam, nước nào có lợi nhất?


Theo số liệu GDP bình quân đầu người (PPP) năm 2020 (wikipedia), Việt Nam (với dân số 95 triệu người – theo Chinhphu.vn - Mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XI đề ra là GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân đến năm 2015 đạt 2.000 USD - theo wikipedia, lợi tức đầu người VN hiện nay là $8,688USD/năm, Campuchia (15 triệu người - $5,044USD/năm, Indonesia (275 triệu người - $14,841USD/năm).


image043Sau hai ngày làm việc trong hội nghị Mỹ-Asean, phát biểu tại Đại học Harvard chiều 14/5/2022, thành phố Boston, tiểu bang Massachusetts; Thủ tướng Cs VN Phạm Minh Chính nói: “Tôi có mặt ở đây …”, “Tôi đến đây với tình cảm kép…” Nguồn ảnh: VGP.


Triển vọng tuyên bố Tầm nhìn chung 28 điểm


image045Phiên họp đầu của Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Asean diễn ra tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 12/5/2022 dưới sự chủ trì của Tổng thông Joe Biden. Reuters.


image047Tổng thống Joe Biden phát biểu trong hội nghị thượng đỉnh Mỹ-Asean tại Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ ngày 13/5/2022. REUTERS/Leah Millis


image049Phó Tổng Thống Hoa Kỳ Kamala Harris phát biểu tại hội nghị Mỹ-Asean ở Bộ Ngoại Giao ngày 13/5/2022.Chiếc ghế trống ở giửa ảnh là ghế của Myanmar. REUTERS/Leah Millis


Trong bữa yến tiệc tại Bạch Ốc, TT Biden đã hứa hỗ trợ 150 triệu đôla cho Asean trong các lĩnh vực bao gồm cơ sở hạ tầng, an ninh, đại dịch và năng lượng sạch.


Phát biểu tại hội nghị hôm thứ Sáu 13/5, TT Biden cam kết các hoạt động của Hoa Kỳ trong đó bao gồm việc triển khai an ninh hàng hải ở Biển Đông – Lực lượng tuần duyên sẽ tới để giúp chống lại những gì Hoa Kỳ và các nước trong khu vực đã mô tả là đánh bắt cá bất hợp pháp của Trung Quốc. Khoảng 60 triệu chi tiêu cho an ninh hàng hải.


TT Biden cũng đang làm việc với các sáng kiến khác, bao gồm "Xây dựng lại - Đầu tư cơ sở hạ tầng cho thế giới tốt hơn "và Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương (IPEF).


Thật ra, với số tiền 150 triệu rất ... khiêm tốn, nói một cách tử tế, nó không gây ấn tượng lớn, chỉ là một biểu tượng thì đúng hơn, nhưng về ý nghĩa chính trị, trọng tâm của hội nghị Mỹ-Asean lần này muốn nâng tầm quan hệ Mỹ-Asean lên thành đối tác chiến lược toàn diện.


TT Biden cũng lưu ý hội nghị về tình hình thế giới hiện nay ở khu vực Châu Âu-Đông Âu, ông nói về cuộc chiến ở Ukraine nhưng không chỉ trích đích danh Nga, ông đưa ra "lời kêu gọi tôn trọng chủ quyền, độc lập chính trị và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, và dường như khẳng định với tất cả các nhà lãnh đạo Asean là không bao giờ công nhận bất kỳ sự sáp nhập nào của Nga ở đất Ukraine.


“Các nước Asean đã chia sẻ nhiều lo ngại về sự quyết đoán của Trung Quốc, bao gồm cả việc tuyên bố chủ quyền đối với vùng biển Đông rộng lớn, nơi một số nước ven biển cũng đưa ra tuyên bố chủ quyền.


“Tuy nhiên, họ vẫn thận trọng trong mối quan hệ vững chãi với Washington, do mối quan hệ kinh tế chủ yếu của họ với Trung Quốc so với các ưu đãi kinh tế hạn chế của Hoa Kỳ; một số, như Việt Nam, Lào và Campuchia, có quan hệ lịch sử lâu đời với Nga và Trung Quốc”.


TT Biden thông báo ý định hội nghị “Khuôn khổ Kinh tế Ấn Độ - Thái Bình Dương” (IPEF) sẽ tổ chức vào tháng 10 sắp tới.


Hai quốc gia Asean - Singapore và Philippines - dự kiến ​​sẽ nằm trong nhóm ban đầu đăng ký đàm phán theo IPEF.


Vào ngày cuối hội nghị, Mỹ và Asean đã đưa ra tuyên bố Tầm nhìn chung với 28 điểm.


Quan điểm


Trong "Tuyên bố tầm nhìn chung", Mỹ và Asean đã cam kết nâng mức “quan hệ đối tác chiến lược” hiện tại lên thành “quan hệ đối tác chiến lược toàn diện", đánh dấu sự khởi động của khu vực (new area) trong mối quan hệ giữa Mỹ và ASEAN.


TT Biden nói: "Kỷ nguyên mới của Mỹ và Asean là một Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và cởi mở, ổn định và thịnh vượng, và an toàn là những gì chúng ta đang tìm kiếm”.


Cùng ngày, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cũng đã gặp các nhà lãnh đạo ASEAN và nhấn mạnh rằng “Mỹ và ASEAN đã chia sẻ tầm nhìn về khu vực này và cùng nhau bảo vệ chống lại các mối đe dọa đối với các quy tắc và chuẩn mực quốc tế”.


“Chúng tôi sát cánh cùng các đồng minh và đối tác của mình trong việc bảo vệ trật tự dựa trên các quy tắc hàng hải, bao gồm tự do hàng hải và luật pháp quốc tế” - bà Harris tuyên bố. (theo PLO 14/5/2022).


Theo hãng tin AFP, hôm 13/05, trong cuộc họp, Tổng thống Joe Biden đã hứa là Hoa Kỳ sẽ sát cánh lâu dài với các nước Đông Nam Á trước đà bành trướng của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Ông Biden xem quan hệ đối tác Mỹ-ASEAN là “rất quan trọng” và tuyên bố:” Chúng ta sẽ khởi động một thời kỳ mới cho quan hệ Mỹ - ASEAN”


Về phần phó tổng thống Kamala Harris, bà cũng cho biết chính quyền Mỹ “nhìn nhận tầm quan trọng chiến lược mang tính sống còn” của vùng Đông Nam Á và khẳng định Hoa Kỳ sẽ hiện diện ở khu vực này “trong nhiều thế hệ nữa”, đồng thời nhấn mạnh đến việc bảo đảm tự do hàng hải ở các vùng biển mà Mỹ đang bị Trung Quốc thách thức. (theo RFI 14/5/2022)


Theo tờ Khmer Times hôm 13/5/2022, Thủ tướng Campuchia Hun Sen mới đây khẳng định mối quan hệ giữa Campuchia và Mỹ đã đạt tầm cao nhất, nhưng nhấn mạnh Campuchia không “chọn phe” giữa Mỹ hay Trung Quốc. Ông Hun Sen đưa ra tuyên bố trên tại Washington, D.C. ngày 12/5/2022 khi ông gặp gần 2.000 người Campuchia đang sinh sống ở Mỹ và Canada.


Thủ tướng Hun Sen còn nhấn mạnh Campuchia có thể ủng hộ bất kỳ sáng kiến nào trong khuôn khổ Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương hay châu Á-Thái Bình Dương, nhưng sáng kiến đó phải dựa trên 3 nguyên tắc. Thứ nhất là phục vụ hòa bình và phát triển trong khu vực; thứ hai là không chống lại bất kỳ quốc gia nào; và thứ ba là tôn trọng sự thống nhất, đoàn kết và trung lập của ASEAN. (theo TNO 13/5/2022)


image051Thủ tướng Hun Sen gặp gần 2.000 người Campuchia đang sinh sống ở Mỹ và Canada tại một sự kiện ở Washington, D.C. Chụp màn hình Khmer Times


Về phía Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam trong việc giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế, không sử dụng hoặc đe doạ sử dụng vũ lực, đảm bảo tự do, an toàn hàng hải - hàng không phù hợp với Công ước Liên hiệp quốc về luật Biển (UNCLOS) năm 1982, và … không “chọn bên” nào, và tiếp tục khẳng định lập trường của Việt Nam – nguyên Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, ngày 26/6/2020,  chủ tịch ASEAN-36 tuyên bố: "khẳng định tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố DOC và xây dựng Bộ quy tắc COC hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển UNCLOS 1982". (TTXVN & Chinhphu.vn 27/6/2020)


Xin nhắc lại, ngày 27 tháng 7 năm 2021, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Austin khi đến Singapore làm việc đã tuyên bố: “Hoa Kỳ không yêu cầu Việt Nam phải chọn đứng về nước nào”.


Nhưng Ngài bộ trưởng quốc phòng quên rằng Việt Nam không buộc phải chọn bên nào chỉ chọn DOC và COC.


image053Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng VN Phạm Minh Chính tại thủ đô W, D.C. ngày 12/5/2022. Ảnh Nhật Bắc.


Nhân xét chung: Về chính sách ngoại giao, trong 10 nước Asean, có 3 nước “thân” hoặc có một số lập trường chung với Bắc Kinh là Việt Nam, Lào và Campuchia; 1 nước đang “ngả nghiêng” về phía Bắc Kinh là Myanmar; 6 nước “đồng minh” với Mỹ là Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Philippines và Brunei.


Trục tứ giác mắt xích tung hoành Biển Đông


image055Trục tứ giác “mặt xích Biển Đông”. Mũi tên xanh: trục tung từ Natuna Indonesia đến Cao Hùng Taiwan, trục hoành từ Đà Nẵng đến Subic Manila. Bản dồ minh họa khu vực an ninh chiến lược Biển Đông của VHO dựa theo Google map.


Mỹ đã nhiều lần lên tiếng bảo vệ tự do hàng hải, phản đối các tuyên bố chủ quyền phi pháp của Trung Quốc ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Tuy nhiên, Biển Đông, một khu vực chỉ rộng 3,5 triệu km2 so với Thái Bình Dương rộng lớn lại là khu vực nóng nhất trong suốt hai mươi năm nay.


Vì sao? Trước hết, đó là con đường hàng hải thương mại quốc tế mang lại 3000 tỷ đô la mỗi năm. Đảm bảo cho nguồn lợi khổng lồ này, hải quân và lực lượng tuần duyên là hai bộ phận hải lực quan trọng cho an ninh mặt biển, lòng biển, đáy biển, không gian ảo và viễn ảnh hòa bình cho các bên cùng có lợi.


Biển Đông - ngoài yếu tố kinh tế quốc tế và tiềm năng dầu khí, Văn Hóa Online gọi là mắt xích Biển Đông - là trục tứ giác an ninh chiến lược Biển. Trục tung từ Singapore hoặc Natuna Indonesia đến căn cứ Cao Hùng Taiwan, trục hoành từ căn cứ Đà Nẵng Việt Nam đến căn cứ Subic Manila Philippines.


Hoa Kỳ có thể đã nắm được an ninh phần nào trục tung, nhưng các điểm trục hoành như Đà Nẵng, Hoàng Sa, bãi ngầm Macclesfield, bãi cạn Scarborough và nay đến thời tân tổng thống Philippines mới đắc cử - chưa thể nắm chắc được chính sách mới của Manila về biển đảo.


Ở bờ duyên hải phía tây mắt xích Biển Đông (tính từ cực đông Tp Móng Cái đến cực tây Tp Hà Tiên) có chiều dài 3260 km, may mắn có được một số bao lơn thiên nhiên ưu đãi như Vũng Tàu, Cam Ranh, Lý Sơn, Đà Nẵng, Thuận An, nhìn ra quần đảo Hoàng Sa quần đảo Trường Sa đã bị Trung Quốc gặm nhấm - vùng biển đảo bao la có độ sâu lớn và mùa bão biển hung dữ nằm ép giữa vùng biển Tây của quốc đảo Philippines.


Hoàng Sa, Trường Sa với 7 đảo nhân tạo, Macclesfield, Scarborough, nếu Trung Quốc làm chủ được các vị trí chiến lược này thì coi như quyền tự do qua lại hàng hải hàng không của thế giới nằm trong tay Trung Quốc. (5)


Không chờ đến chiến lược Indo-Pacific tự do và rộng mở tuyên bố tầm nhìn chung của Mỹ và Asean 2022 khởi động, trục tứ giác tung hoành biển South China Sea lâu nay đã là trung tâm tranh chấp quốc tế.


Hy vọng “kỷ nguyên mới” của Tổng thống Joe Biden xoay chuyển được bàn cờ.


Lý Kiến Trúc


California, bổ túc 19/5/2021


THAM KHẢO:


(1) TT Joe Biden: “Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương của Hoa Kỳ”


(2) (https://vtv.vn/the-gioi/ngoai-truong-my-cong-du-dong-nam-a-tang-cuong-quan-he-hop-tac-voi-asean-20211214000119293.htm)


(3) Baoquocte.vn. Trả lời phỏng vấn Báo Thế giới & Việt Nam, Giáo sư Chintamani Mahapatra thuộc Đại học JNU (Ấn Độ)


(4) https://www.reuters.com/world/asia-pacific/us-tells-southeast-asian-leaders-it-will-be-region-generations-2022-05-13/


(5) Ai chiếm được Hoàng Sa, Trường Sa, người đó làm chủ Biển Đông


Quý bạn đọc có thể xem thêm các bài vở Biển Đông trên www.nhatbaovanhoaonline.com


COC: Đánh Giá Bản Khung của ASEAN và TQ về Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông


Cam Bốt khuyến khích ASEAN và TC đạt được COC”; trong lúc VN thúc đẩy COC


Ván bài lật ngửa: COC sẽ phá sản? The Hague 2016 đảo lộn COC và UNCLOS 1982? Trung lập hóa Đông Dương?

29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17967)
"05/8/2015: HT Quảng Độ nói với ông Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tom Malinowski: "Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. Ngài cũng xác nhận rằng GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản". (Tin&Ảnh PhòngTTPGQT) "Có rất nhiều quốc gia thường đãi bôi chuyện nhân quyền nhưng lại tránh né giải quyết thực tế để làm ăn với chế độ Cộng sản..." "GHPGVNTN là một trong những sức mạnh chủ yếu của quần chúng có tín ngưỡng; Tôi thì tin cậy và tín nhiệm Hoa Kỳ không đi vào con đường này". Ht Huyền Quang: "Vả lại, từ trước đến nay, nhà nước Việt Nam cũng chưa hề có một văn bản pháp lý nào qui định tội trạng, và cũng chưa có văn kiện chính thức nào “khai tử” Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất..." (trích Tâm thư HT Huyền Quang -xem trên Văn Hóa).
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15610)
- Vì sao Chùa 850,000 đô ở Santa Ana rộng 22,000Sq ft mà lại đi mua Chùa 1 triệu 3 đô ở Huntington Beach rộng 11, 000Sq ft? - HT Trí Lãng: Con xin thưa lên quý Ngài hãy cho con rút lui vì 4 lý do...; còn lý do Tt Giác Đẳng nêu lên là: Ht Trí Lãng muốn Đạo Tràng Pháp Hoa đứng tên chùa Phật Quang có đúng không? - Vì sao từ Ht Viên Lý cho đến Tt Giác Đẳng lọt được vào "mắt xanh" của Ht Đệ ngũ Tăng Thống Quảng Độ mà không là Ht Trí Lãng? - Vì sao Ht Viên Lý, Viện chủ chùa Diệu Pháp & chùa Điều Ngự bị cách chức Chủ tịch VPII có y như lời buộc tội của Giáo Chỉ ký ngày 9/12/2013? - Vì sao ông Võ Văn Ái ngăn cản "ý" của Ht Quảng Độ ý muốn "di dời" VP II VHĐ ra hải ngoại? - Bao nhiêu tiền gây quỹ tập Thơ Tù của Ht Quảng Độ có trả về cho GHPGVNTN không? - Những ai liên quan đến các buổi ra mắt gây quỹ Thơ Tù? Để làm sáng tỏ những câu hỏi bấy lâu nay đồng bào Phật tử thắc mắc nêu trên, tòa soạn báo Văn Hóa kính gởi đến quý Thầy, quý thân hữu, quý huynh trưởng Gia đình Phật tử, có th
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16536)
- Vì sao kế hoặch mua chùa Phật Quang ở Santa Ana của Ht Trí Lãng bị phá hủy? - Ht Trí Lãng kết tội 3 người: Ht Huyền Việt, Tt Giác Đẳng, Ông Võ Văn Ái là thủ phạm. - Tố cáo nguồn thu nhập của ông Võ Văn Ái hàng trăm ngàn đô la. - Tố cáo tiền gây quỹ tập Thơ Tù của Ht Quảng Độ hô biến!
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18954)
Công bố 2 bản Chúc thư của Ht Đệ Tứ Tăng Thống Huyền Quang Kỳ 2: Ai đã thực hiện "quỉ kế soán ngôi" Tăng Thống?
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18771)
Kỳ 2: Trả lời phỏng vấn. Kỳ 3: HT Quảng Độ giữa hai thế lực giằng, kéo! Xem tiếp trang trong
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 21842)
- Đảo Koh Kood thuộc tỉnh Trat, Thái Lan, (nhìn trên bản đồ thấy khá gần thủ đô Bangkok). Nơi Cảnh sát biển Thái được tin có khoảng 10 tầu cá VN đang hoạt động ngoài khơi cách đảo này khoảng 20 dặm. Các tàu cá bỏ chạy nhưng bị bắt lại 2 tàu. Dữ kiện thông tin này gời đến Cảnh sát Thái vào thời điểm Hoa Kỳ và Singapore thỏa thuận dùng phi trường quốc tế Singapore Chngi Airport cho thám thính cơ P-8A làm căn cứ. - Như báo Hải đồ báo Văn Hóa loan tin, khu vực quan sát của thám thính cơ P-8A rất rộng, P-8A có thể nhìn thấy các hoạt động diễn ra trên mặt biển, trải dài từ căn cứ Hải quân Hoàng Gia Kota Kinabalu Malaysia, đến biển Singapore, đảo Natuna của Indonesia, biển Cà Mau, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, Vịnh Thái Lan, đảo Koh Kood, eo biển Malacca ... chưa nói tới trên mặt đất. Chấm đỏ trên hải đồ là đảo Koh Kood của Thái.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17871)
Biển Đông rộng khoảng 3 triệu 5 km2 có khoảng138 đảo lớn nhỏ. Vịnh Bắc bộ rộng khoảng 126.250 km². Vịnh Thái Lan rộng khoảng 320.000 km2. Nước Cộng Hòa Singapore là một đảo quốc nhỏ xíu nằm tận cùng mũi phía nam của Tây Malaysia, rộng có hơn 700km2 so với Malaysia là 329.847 km². Ảnh Hải đồ Văn Hóa. (Xem tiếp trang trong).
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17085)
- Theo BBC: Hoa Kỳ cho hay sẽ điều máy bay do thám P-8 Poseidon tới hoạt động lần đầu ở Singapore. - Theo RFI: Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Singapore vào hôm qua, 07/12/2015 đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, kể từ ngày 7 đến 14 tháng 12.
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15519)
"Theo báo chí trong nước, lên tiếng trước sự chứng kiến của hàng trăm người, ông Nén cho rằng ông “bị đi tù hơn 17 năm vì sai sót có chủ đích của những người làm trong cơ quan tố tụng”. Ông Nén cũng bày tỏ hy vọng rằng, với những “đòn roi và oan ức” mà ông phải chịu đựng, ông mong “các điều tra viên, thẩm phán khi đặt bút phán quyết một điều gì hãy cân nhắc thật kĩ, không chỉ bằng lý trí mà còn bằng pháp lý để không làm oan cho một người nào nữa”. Ảnh bên: Một Thế Giới.
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15976)
“Có nên yêu cầu ông Huỳnh Văn Nén, người tù 17 năm và gia đình - và các luật sư giải oan truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nạn nhân chịu “đòn roi và oan ức" này không?
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16999)
TÓM TẮT CÁC BẢN TIN TRANG TRONG: 1- Theo văn bản Hội nghề cá Việt Nam, ngày 26-11, khi tàu cá QNg-95861 của ông Nguyễn Văn Cu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cùng 14 ngư dân đang neo đậu gần đảo đá Suối Ngọc thuộc quần đảo Trường Sa (khi đó trên tàu còn 2 thuyền viên, 12 thuyền viên khác xuống ca nô đi đánh bắt thủy sản) thì bị một tàu cá của Philippines tiếp cận. 2-Trên tàu Philippines có 8 người và 3 người trên tàu này với hai khẩu súng đã nhảy sang tàu cá QNg-95861 lục soát đồ đạc và bắn ông Trương Đình Bảy làm ông gục chết tại chỗ. 3- 4g15 sáng 1-12 tàu cá QNg-95861 của ngư dân Bùi Văn Cu về cảng Sa Kỳ cập bến. 4- Đến 6g30, thi thể của ông Bảy vẫn còn được để trong khoang đá để bảo vệ. tiếp trang trong)
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 51505)
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 23178)
- Hoàng Cơ Minh: “Tôi không tin là trong đời mình sẽ thấy Việt Nam được giải phóng khỏi chế độ Cộng sản. Nhưng tôi thà chết trong rừng như một thảo khấu còn hơn làm một người tỵ nạn ở hải ngoại.”* - "Bài viết không đề cập đến những công việc kỹ thuật gây sóng gió". - "Tất cả, cuối cùng, suối vàng thiên thu là nơi tụ họp của nghĩa sĩ đài dũng lược. Lẽ Sống và Cái Chết của một con người mang giòng máu cách mạng đã đi vào huyền thoại: Huyền thoại Hoàng Cơ Minh".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17834)
- Tòa soạn xin cám ơn những quý vị, những bạn đọc đã gởi các bài viết đến Văn Hóa gồm các tác giả như: Các ông: Nguyễn Hữu Nguyên, Bằng Phong Đặng Văn Âu, Ts Nguyễn Phúc Liên, Kiêm Ái, Đoàn Thạch Hãn, Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, Dũng Đinh, Huỳnh Nguyên Thi, Lữ Giang, Ngô Kỷ, Ngọc Lan, Nguyễn Văn Chức, Tôn Nữ Hoàng Hoa, Trung Lĩnh, Phạm Văn Thành, Nguyễn Thanh Tú ... Xin trân trọng và ghi nhận các ý kiến của quí vị. - Đóng góp vào chủ đề số báo kỳ này, Văn Hóa trích đăng nguyên văn các bài phát biểu, thông tin của các vị: Thông cáo Báo chí (Hoàng Tứ Duy),Tiến sĩ Đỗ Hùng, TNS Janet Nguyen, Tiến sĩ Trần Diệu Chân, Kỹ sư Đỗ Hoàng Điềm và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng. - Ngoài ra, Văn Hóa cũng trích và loan tải lại các hình ảnh thu thập từ các nguồn thông tin khác. Tất cả các bài viết, tư liệu, hình ảnh loan tải trên http://www.nhatbaovanhoa.com đều dựa trên tinh thần thông tin khách quan, không thiên kiến, vô tư. Mọi nhận định, phán xét xin dành cho quí vị. Mời quý vị theo dõi. * Chú t
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18710)
- K-9 là gì? Ai lập ra? - Con trai nhà báo Nguyễn Đạm Phong bị giết tường trình. - Các cây bút và cơ quan truyền thông viết về "Terror in Little Saigon". - A.C. Thompson chỉ nói đến Mặt Trận, chưa hề đề cập đến Việt Tân. - Bá Linh 19/9/2004: Việt Tân - một thực thể chính trị đối lập. - Ra tòa hay huề cả làng?
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 19205)
VĂN HÓA - "25 năm sau, thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015, nhằm lật lại hồ sơ năm nhà báo người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ bị ám sát một cách bí ẩn trong thời gian từ 1981 đến 1990 mà FBI đã đóng dấu "đóng". Sự kiện PBS hiện đang dựng lên một cơn sóng "nhức nhối", "choáng", lan truyền dồn dập đến tập thể cộng đồng Việt lưu vong tỵ nạn, không những ở Mỹ mà rúng động đến tâm tư người Việt Nam cư ngụ trên khắp thế giới". Chưa hết, vụ việc sẽ còn đi xa hơn nữa... (Xem tiếp trang trong)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18373)
Lời tòa soạn: Thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015. A.C. Phim do Phóng viên A.C. Thompson thực hiện và làm việc chung với cơ sở ProPublica và chương trình Frontline của hệ thống truyền hình PBS trong gần hai năm để thực hiện phóng sự về những vụ ám sát nhà báo gốc Việt tại Mỹ. (Ảnh bìa báo OC Weekly - xem tiếp trang trong)
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17213)
*Tập Cận Bình tại Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa". * Trương Tấn Sang phát biểu tại CSIS và New York 27/9/15 : "Phản đối đường lưỡi bò; Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam". * Đặc phái viên của Tbt Nguyễn Phú Trọng ký kết với Bắc Kinh nguyên tắc 3 điểm thỏa thuận Biển Đông. * Nếu ngày 5/11/2015 dân Saigon-Hà Nội xuống đường một trăm nghìn người thì họ Tập sẽ nói khác!
06 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17770)
Một số kết quả từ chuyến đi VN của ông Tập Cận Bình ngày 5/11/15: • Hai bên cam kết kiểm soát tốt bất đồng trên biển, duy trì đại cục quan hệ Trung-Việt và hòa bình, ổn định ở Biển Đông. • Việt Nam hoan nghênh Chính phủ Trung Quốc chuyển khoản vay ưu đãi bên mua 300 triệu USD sang sử dụng cho dự án đường cao tốc Móng Cái-Vân Đồn và bổ sung khoản vay ưu đãi Chính phủ 250 triệu USD cho dự án đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông • Việt Nam cảm ơn Trung Quốc tuyên bố cung cấp viện trợ 1 tỷ nhân dân tệ trong 5 năm tới để giúp Việt Nam xây dựng các công trình cải thiện dân sinh như trường học, bệnh viện. • Hai bên ký kết các văn bản thỏa thuận hợp tác, trong đó có “Kế hoạch hợp tác đào tạo cán bộ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020,” “Hiệp định về tàu thuyền đi lại tại khu vực đi lại tự do ở cửa sông Bắc Luân giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa,” “Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tà