“Vòng cung lửa”

01 Tháng Năm 202211:36 CH(Xem: 4982)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 02 MAY 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


“Vòng cung lửa”


“Vòng cung lửa” và hàng chục tỷ đôla vũ khí đổ vào Kyiv; “Giai đoạn 3” thách đố cả Mỹ lẫn Nga ở Ukraine War.

image001image003

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

02/5/2022


Bài nhận định và dự đoán của chúng tôi hôm nay bắt đầu từ các diễn biến quân sự của Điện Cẩm Linh và Tòa Bạch Ốc đối với tình hình Ukraine War.


Không có gì ngạc nhiên khi Tổng thống Putin di chuyển những binh đoàn xâm lược của ông ta từ miền Bắc Ukraine về miền Đông, miền Nam và nhá nhem mũi súng hướng về phía Tây.


Cũng không có gì lạ khi Tổng thống Biden đề nghị Quốc Hội gia tăng 33 tỷ đôla cho Ukraine hôm 28/4/2022 trong lúc chiến trường Ukraine sôi động đầy máu lửa. Mariupol dường như đã bị Nga chiếm toàn bộ và Kyiv tiếp tục ăn pháo Nga.


Nghệ thuật dụng binh của “Đại đế” Soviet từ mặt trận này sang mặt trận rất nhanh khiến đối thủ khó đoán được ý đồ quân sự và hậu bản chính trị của Putin. Xưa nay, chiến thắng hoặc độ nghiêng trên chiến trường thường quyết định hiệp ước ở nghị trường.


Những vùng chiến địa trung tâm như Donesk, Kharkiv, Mariupol phần nào lộ rõ ý đồ của Putin và đoàn quân Nga đáp ứng nhịp độ chiến cuộc, mặc dù quân đội Ukraine phản công mãnh liệt khiến quân Nga tiêu hao nặng nề; thế nhưng, …


Nếu - kéo một đưởng lửa từ Kharkiv ở phía đông về mút tận phía tây Tiraspol-Transnistria, “Vòng cung lửa” xuất hiện. 


“Giai đoạn 3” - Nga và Mỹ đã bước vào giai đoạn mới về các hoạt động quân sự, xuất hiện từ chuyến đi của Chủ tịch Hạ Viện Mỹ bà Nancy Pelosi (Dân Chủ), bí mật đến Kyiv gặp TT Zelensky, công khai xác nhận rõ với thế giới - Mỹ “sát cánh cùng Ukraine”.


image005Chú thích: “Vòng cung lửa”. Minh họa chiến trường Ukraine “giai đoạn 3”. Mầu nâu nhạt là vùng lãnh thổ miền Nam Ukraine do Nga kiểm soát. Minh họa của VHO dựa trên bản đồ CNN.


Transnistria là cái gì?


image006Nhà nước ly khai Transnistria ví như con sâu róm oằn mình đầu là thủ đô Tiraspol bơi về phương nam. Bản đồ địa hình của CNN.


image007Lãnh thổ Transnistrian dính liền với Moldova và Ukraine, nằm dọc theo sông Dniester. Mảnh đất hẹp dài ngoằng hơn 400km hiện đang chứa 1500 quân Nga là mút điểm phía Tây của Putin.


Lãnh thổ Transnistria - một xứ sở ốm nhom, dài thoòng với gần nửa triệu người dân nói tiếng Nga, tiếng Moldova và tiếng Ukraine. Một xứ sở phức tạp đa số theo Chính thống giáo.


Nhìn hình thể trên bản đồ, Transnistria như một con sâu róm oằn mình bơi về biển Nam, con mắt là thủ đô Tiraspol thèm khát, giáp ranh không xa bao nhiêu với thành phố biển Odesa bên bờ Biển Đen. (theo bản đồ, từ Odesa tới Tiraspol khoảng hơn 100km đường chim bay.) 


image009

Transnistria rộng 1.300 dặm vuông, dài 411 km (255 dặm) về phía tây Modova, về phía đông Ukraine dài 405 km (250 dặm). Transnistria có đường biên giới tự nhiên giữa Moldova và Ukraine, (phần lớn biên giới giáp Moldova), phần còn lại giáp Ukraine.


Với địa hình chiến lược, Transnistria trở thành một vùng đất đầy bất trắc. Tiền đồn của Nga đã đóng chốt ở đây.


Đường biên giới dài nhìn về phía nội địa Ukraine - nếu được thiết lập chuỗi căn cứ hỏa lực từ Bắc xuống Nam, Transnistria trở thành chuỗi điểm chiến lược quân sự ở phía Tây nếu - Nga nắm được toàn bộ lãnh thổ này.


Thật sự Moscow đã nhìn xa, 1500 quân Nga đồn trú thường trực ở Transnistria từ thời hậu chiến tranh lạnh cho đến nay.


(Chú thích thêm: Tương tự như đường biên giới vùng Tam Biên Lào-Việt-Miên, chuỗi căn cứ hỏa lực do Mỹ thiết lập các căn cứ hỏa lực từ Khe Sanh tới Kontum tới Pleiku tới Ban mê Thuột tới Buprang, Bu Bông tỉnh Quảng Đức dài khoảng 800km; Mỹ đã nhìn thấy cuộc chiến sẽ quyết định ở chiến trường cao nguyên miền trung Việt Nam. Cs Hà Nội cũng đã nhìn thấy; từ năm 1959 đã cho xây dựng ngay đường mòn 559 hồ chí minh; nhưng rất tiếc, cuộc chiến Vienam War kéo dài lì lợm mấy năm, Quốc Hội Mỹ lại không cho phép quân Mỹ vượt qua biên giới Lào-Miên, trong lúc quân cộng sản Bắc Việt và quân du kích miền Nam tận dụng vị trí bên kia biên giới làm bàn đạp công kích nam Việt Nam.)


Nga sẽ làm gì với Transnistria?


Thủ đô là Tiraspol nằm về phía nam chỉ cách thành phố Odesa của Ukraine hơn 100km, (khoảng cách này chưa lấy làm chính xác; với tốc độ của xe tăng và quân xa, khoảng 2-3 tiếng từ Odesa là tới Tiraspol), với phương tiện xe du lịch, cư dân thủ đô Tiraspol thành phố lớn nhất của Transnistria thoải mái đi Odesa tắm biển. (giống như từ Saigon đi Vũng Tàu).


Transnistria là một nước Cộng hòa ly khai thân Nga ở phía Tây Ukraine, nhưng không được quốc tế công nhận. Với tình hình chiến sự biến hóa hiện nay, dự đoán bi quan cho rằng Transnistria sẽ rập khuôn theo kiểu hai nhà nước Donetsk và Luhansk ở Donbass. Ngày 21/2/2022, TT Putin đã ký sắc lệnh “bảo hộ” hai nhà nước ly khai trên và Donbass nằm dưới cái dù Moscow.


Xin nhắc lại, “đài RT cho biết vào tối 21/2/2022, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh công nhận hai vùng ly khai Donetsk và Luhansk ở khu vực Donbass, miền đông Ukraine, là hai quốc gia có chủ quyền độc lập.


Tổng thống Putin còn ra chỉ thị cho Bộ Quốc phòng Nga đưa quân đội đến hai khu vực này để "bảo đảm hòa bình", đồng thời yêu cầu Bộ Ngoại giao thiết lập quan hệ ngoại giao với hai nước cộng hòa mà ông vừa công nhận”. 


Donetsk và Luhansk tuyên bố ly khai khỏi Kiev vào năm 2014. Thời đó, cả Nga và các quốc gia thành viên Liên Hợp Quốc đều chưa công nhận họ là quốc gia có chủ quyền, nhưng nay, tình hình có vẻ khác.


Trên tờ Washinton Post ngày 24/3/2022, nhà báo Adam Taylor có bài viết: “Transnistria, tên chính thức là Cộng hòa Moldavian Pridnestrovian (PMR), là một quốc gia ly khai chưa được công nhận nhưng được quốc tế công nhận là một phần của Moldova. Transnistria được Cộng hòa Moldova chỉ định là Đơn vị hành chính-lãnh thổ của Tả ngạn sông Dniester.


“Sau một thỏa thuận năm 2005 giữa Moldova và Uktaine, tất cả các công ty Transnistria muốn xuất khẩu hàng hóa qua biên giới Ukraine phải được đăng ký với chính quyền Moldova. Thỏa thuận này được thực hiện sau khi Phái bộ hỗ trợ biên giới của Liên minh châu Âu tới Moldova và Ukraina (EUBAM) có hiệu lực vào năm 2005.


“Hầu hết người Transnistria có quốc tịch Moldova, nhưng nhiều người cũng có quốc tịch Nga, Romania hoặc Ukraine. Các nhóm dân tộc chính là người Nga, người Moldova và Ukraine.


“Việc Nga sáp nhập Crimea đã tiết lộ một sự thật dễ bị lãng quên: Thế giới có rất nhiều vùng xám và những vùng tranh chấp này đáng lo ngại vì tình trạng chưa được giải quyết của chúng thường là nguyên nhân dẫn đến xung đột.


“Giờ đây, rõ ràng Crimea tiếp đến Donbass là một phần của Nga trừ sự công nhận của quốc tế, một khu vực màu xám mới xuất hiện trên các địa điểm. (Abkhazia, South Ossetia-Georgia, Nagorno-Karabakh-Azerbaijan).


image011Một bản đồ hiển thị các khu vực tranh chấp màu đỏ thân Nga. (A map showing the disputed areas near Russia in red (Laris Karklis / The Washington Post). CNN gọi các vùng đất nhỏ này là Vùng Xám. Chấm đỏ ghi chú tên các thành phố trên bản đồ do VHO bổ sung.


Kể từ cuối tháng Hai, mọi con mắt đều đổ dồn vào Ukraine, trong lúc Tướng Không quân Hoa Kỳ Philip M. Breedlove nói rằng Transnistria có thể sớm trở thành một điểm nóng.


Vậy chính xác thì thỏa thuận với Transnistria là chuyện gì? Đó là một mảnh đất nhỏ của Moldova tách khỏi đất nước khi Liên Xô sụp đổ và thực sự là một vùng đất nói tiếng Nga và tiếng Ukraine.


Sự xuất hiện của một số khu vực "xung đột đóng băng", thường xuyên bất ổn, nơi các quan hệ quốc tế thường tranh chấp gay gắt kể từ khi thành lập 15 quốc gia hậu Xô Viết, Transnistria là một trong số những khu vực xám xịt còn sót lại sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991.


https://www.washingtonpost.com/news/worldviews/wp/2014/03/24/a-map-of-transnistria-crimea-and-other-geographical-gray-areas-to-be-worried-about/


Từ “Vùng xám Transnistria” …


Gần đây CNN gọi các lãnh thổ nhỏ ở giao giới Tây Á và Đông Âu đang trong tình trạng tranh chấp là “Vùng Xám”. Tạm cho danh từ này thể hiện đầy đủ thể chế chính trị của một số lãnh thổ đang tiềm ẩn nhiều bất ổn.


Một số quốc gia nhỏ ở Đông Âu và Tây Á, các nhà nước ly khai được xếp vào “Vùng Xám”. Họ đang đứng trước sự quyến rũ của EU, của NATO.


Thế nhưng mối ưu tư của Điện Cẩm Linh ai nói là Putin không nhắm vào các đối tượng xám xịt.


Lấy ví dụ như trường hợp của Thụy Điển và Phần Lan. Hai quốc gia này không liệt vào vùng xám theo nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Họ là hai quốc gia trung lập, nhưng theo AP mới đây cho biết, Thụy Điền và Phần Lan có thể nộp đơn xin gia nhập vào Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) sớm nhất vào tháng 5.


Một quyết định chính trị cực kỳ quan trọng đối với Châu Âu của hai quốc gia sát nách Russia.


Nếu hai nước vùng Bắc Âu này từ bỏ chính sách trung lập lâu đời để gia nhập vào NATO thì ngoài hệ thống an ninh quốc phòng và kinh tế của EU, NATO có thêm hai quốc gia đối thủ với Russia. Chiến tuyến của NATO tiến thêm được một bước, và từ chiến tuyến này, cán cân an ninh của Châu Âu nghiêng về NATO.


Và nếu một loạt các nhà nước nhỏ ở vùng Baltic hay vùng Tây Á-Đông Âu gia nhập vào NATO thì khi ấy không thể biết được Moscow sẽ vùng vẫy ra sao.


Thụy Điển và Phần Lan nhập vào NATO, chiến sự Ukraine có thể giảm nhiệt. Nga phải đối phó với dàn tên lửa chĩa vào đất Nga, rất gần với kinh đô St Petersburg và thủ đô Matscova.


image013Bản đồ cho thấy vị trí của Na Uy, Thụy Điển và Phần Lan; ba quốc gia được coi là trung lập ở Bắc Âu nhưng Thụy Điển và Phần Lan đang có ý định gia nhập vào NATO. Cán cân an ninh của Châu Âu thay đổi đáng kể.


Trở lại với vùng xám, nguồn gốc thuật ngữ “Vùng Xám” này ở đâu mà có?


Giới học giả ngờ rằng “Vùng Xám” đi đôi với “Chiến thuật Vùng xám” phát xuất từ Trung Nam Hải. (Lợi dụng sức mạnh nước lớn chèn ép các nước nhỏ ven biển – Bắc Kinh mở rộng lãnh thổ Trung Quốc ra ngoài biển South China Sea (Biển Đông); nôm na, Bắc Kinh sử dụng “Chiến thuật Vùng xám” để cướp đảo cướp biển.)


(Chú thích thêm: Bắc Kinh đã đứng trên đầu Luật pháp quốc tế, ký sắc lệnh biến các vùng xám ở Biển Đông - tức là các thực thể chìm, nửa chìm nửa nổi, rải rác, chưa có ai thực sự kiểm soát trở thành tài sản thống thuộc Trung Quốc. Ngày 19/4/2020, Bộ Dân chính Trung Quốc công bố cái gọi là tên chuẩn và tọa độ của 25 đảo, bãi đá ngầm cùng 55 thực thể địa lý dưới đáy biển ở Biển Đông phần lớn nằm trong khu vực quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa thống thuộc vào lãnh thổ Trung Quốc. Xin nhắc, trước khi làm công việc ‘thu hồi vùng xám”, Bắc Kinh đã chiếm đoạt Hoàng Sa năm 1974 và xây dựng 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa từ năm 2013. Chính quyền Cs Việt Nam từng lên tiếng phản đối chiến thuật vùng xám của Bắc Kinh ở Biển Đông nhưng … bó tay!)


https://thanhnien.vn/trung-quoc-tu-y-dat-ten-80-thuc-the-o-bien-dong-post948274.html


Thuật ngữ “Vùng Xám- Grey Zone” và “Chiến thuật Vùng xám” có gì hấp dẫn đối với Moscow?


Theo gương đồng chí Trung Nam Hải, Moscow chắc không bỏ mục tiêu “thu hồi vùng xám”. Một số tiêu điểm vùng xám là phên dậu sinh tử của Russia.


Nhưng khác với Bắc Kinh âm thầm đen tối, Moscow sẽ thẳng tay thu hồi bằng bạo lực (dù bị phương Tây chửi rủa thậm tệ). Donbass là một chiến trường xám xịt trắc nghiệm nhiều khả năng hoạt động quân sự và chính trị. Các lãnh thổ có người Nga nói tiếng Nga sinh sống bổ sung thêm nhiều nhân tố thuận lợi.


“Chiến thuật Vùng xám” của Bắc Kinh diễn ra Biển Đông thì “Chiến thuật Vùng xám” của đồng chí Moscow trước mắt sẽ diễn ra ở phía Tây Ukraine.


Transnistria chính là vùng xám; - bước thứ nhất, biến lãnh thổ Transnistria đang không có tranh chấp thành tranh chấp, hoặc tạo ra biến cố quân sự - bước hai đổ quân đội tới dưới danh nghĩa "lực lượng gìn giữ hòa bình", - bước ba thâu tóm vùng xám về một mối bằng nhiều cách kể cả việc nổ ra chiến tranh, ví dụ như tổ chức trưng cầu dân ý, bỏ phiếu đòi độc lập hoặc huy động dân chúng tự ý xin gia nhập vào Nga.  


Hậu thuẫn mạnh mẽ cho “Chiến thuật Vùng xám” của Moscow là hỏa lực tàn phá di tích văn minh văn hóa và chính sách trấn áp dân chúng. (y như VC sau ngày 30/4/1975 ở miền nam VN).


Transnistria - một tiểu quốc chỉ rộng khoảng 4000km2, một nhà nước ly khai mông lung, một xã hội tạp chủng các sắc dân nói tiếng Nga, tiếng Moldova, tiếng Ukraine - sắp rơi vào bầu trời xám xịt.


Rõ ràng Transnistria ở phía Tây Ukraine là đối tượng hàng đầu của “Đại đế” Soviet kiểu mới.


Biến cố Tiraspol


Ngày 25-26/4/2022, hai vụ nổ đã xảy ra ở thủ đô Tiraspol của Transnistria, gần tòa nhà Bộ an ninh Nhà nước, theo hãng thông tấn nhà nước Nga RIA-Novosti.


Đầu tiên là trụ sở cơ quan an ninh của vùng này đã bị tấn công bằng súng phóng lựu, vụ nổ thứ hai đánh sập hai cột ăng-ten vô tuyến.


Hai vụ nổ là sự biến bất thường ở vùng đất ly khai, vùng đất xám xịt.


Theo TNO ngày 26/4/2022, “Các vụ tấn công này diễn ra sau khi tướng Rustam Minnekayev, phó chỉ huy Quân khu miền trung Nga tuần trước nhắc đến những người nói tiếng Nga ở Transnistria trong bối cảnh Nga đang tiến hành hoạt động quân sự ở Ukraine.


Tướng Rustam Minnekayev nói rằng Nga có kế hoạch kiểm soát hoàn toàn vùng Donbass và miền nam Ukraine trong giai đoạn 2 của chiến dịch quân sự. Từ những vùng này, Nga có thể tiếp cận Transnistria, "nơi đã xảy ra các vụ đàn áp người dân nói tiếng Nga".


Ngay sau khi xẩy ra hai vụ nổ, Tổng thống Moldova ngày 26.4 đã tổ chức họp khẩn Hội đồng an ninh quốc gia. Bộ Ngoại giao Moldova đã triệu tập đại sứ Nga để phản đối những bình luận trên. Moldova gọi đây là phát biểu "vô căn cứ và mâu thuẫn với quan điểm của Nga trong việc ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước chúng tôi bên trong biên giới được quốc tế công nhận".


Theo CNN 27/4/2022, “Ukraine mô tả các vụ nổ là một hành động khiêu khích có kế hoạch của các cơ quan an ninh Nga. Ukraine cũng đã quy trách nhiệm cho Nga về việc bắn tên lửa hành trình vào một cây cầu bắc qua cửa sông Dniester hôm thứ Ba, cho thấy Moscow đang cố gắng cắt đứt góc tây nam của Ukraine giáp với Moldova.”


“Vòng cung lửa” sẽ tiếp cận Transnistria và tiếp cận với hàng tỷ đô là viện trợ vũ khí đổ vào Kyiv.


Chúng tôi ngờ rằng “Giai đoạn 3” chiến dịch quân sự đặc biệt của hai phía Mỹ - Nga bắt đầu khởi động.


Moldova và ngay cả Ukraine dường như không chú tâm đến cái gọi là “Vùng xám” của Nga.


Khi Moldova giành độc lập, Nga đã nhanh chóng đưa vào “Vùng Xám” Transnistria một "lực lượng gìn giữ hòa bình". 1500 quân Nga bám trụ ở lãnh thổ này từ lâu để hỗ trợ những người ly khai thân Nga. Tiraspol đã tuyên bố Transnistria là một nước cộng hòa ly khai cách đây hơn ba thập kỷ.


Một chỉ huy cấp cao của Nga nói rằng kế hoạch của quân đội đánh chiếm miền nam Ukraine sẽ mở ra một hành lang đất liền kéo dài tới Transnistria.


Theo chúng tôi, hành lang đất liền là “Vòng cung lửa” từ Kharkiv tới Transnistria.


“Vòng cung lửa”


Phó chỉ huy Quân khu miền trung Nga, Tướng Rustam Minnekayev nói rằng Nga có kế hoạch kiểm soát hoàn toàn vùng Donbass và miền nam Ukraine trong giai đoạn 2 của chiến dịch quân sự. Từ những vùng này, Nga có thể tiếp cận Transnistria.


“Vòng cung lửa” sẽ từ Kharkiv nối liền tới Tiraspol -Transnistria.


“Vòng cung lửa” là bản đồ trận liệt hành quân ‘giành dân lấn đất”.


Nó tạo ra bức tường thành phân cách miền Nam với phía Bắc Ukraine. Miền nam Ukraine sẽ bước vào “giai đoạn 3 không chỉ là chiến dịch quân sự và chính trị” của Nga mà của Mỹ-NATO và Nga.


Putin và Biden - ai thắng ai ở Ukraine? Zelensky sẽ là người cầm cự tới cùng cho một Ukraine độc lập toàn vẹn lãnh thổ?


Một thông tin mới nhất từ Kyiv, Tổng thống Zelensky đề nghị Trung Quốc bảo đảm an ninh cùng với Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ.


Bảo đảm an ninh là bảo đảm cái gì? Cho cuộc hội đàm thượng đỉnh giải quyết chiến cuộc Ukraine sắp tới?


Sau cuộc đàm phán Moscow-Kyiv ở Istanbul không đi tới đâu, Jakarta vừa lên tiếng mời cả Putin lẫn Zelensky gặp nhau ở diễn đàn G-20 khai mạc tại đảo Bali-Indonesia vào tháng 11.


Hòa bình Ukraine nghe sao mong manh.


image015Chú thích: “Vòng cung lửa” từ Kharkiv tới Trannistria và vùng lãnh thổ tô màu đỏ nhạt minh họa tham vọng của Putin ở miền nam Ukraine; Lấy miền Nam bao vây miền Bắc. Dự đoán của VHO dựa trên bản đồ CNN.


Lý Kiến Trúc

California 02/5/2022
28 Tháng Bảy 2015(Xem: 17997)
- Đại sứ Osius: “Mỹ không can thiệp vào thể chế chính trị Việt Nam”. - Đô đốc Paul Zukunft Tư lệnh duyên hải Mỹ sẽ đến thăm VN. - Làm việc chung với tướng Nguyễn Chí Vịnh về việc Việt Nam cử quân y và công binh gìn giữ hòa bình. Thứ trưởng Nguyễn Chí Vịnh đã tiếp tôi trong một cuộc gặp trước phiên khai mạc Hội thảo LHQ về Triển khai Lực lượng Tham gia Gìn giữ Hoà bình diễn ra trong tuần này. (Xem tiếp. Dự kiến các hoạt động nêu trên sẽ lần lượt được triển khai trong năm 2016, chậm nhất cuối năm 2016 đơn vị công binh Việt Nam sẽ lên đường." (Ảnh trích từ facebook Đại sứ).
26 Tháng Bảy 2015(Xem: 16050)
Khai mạc vũ đài biển Đông - "Phát biểu nhân Diễn đàn An ninh Aspen, tổ chức ở tiểu bang Colorado (Hoa Kỳ) hôm 24/07/2015, Đô đốc Harry B. Harris Jr., Chỉ huy Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương của Mỹ đã xác định rằng Trung Quốc « chủ yếu đang làm ra chủ quyền giả tạo » tại vùng Biển Đông, bằng cách bồi đắp đảo nhân tạo trên những rạn san hô, và bãi cạn." - Trong khi đó cánh chuyên gia quân sự và hàng hải Trung Quốc nói với tờ South China Morning Post ngày 15/5 rằng, kể cả Mỹ điều máy bay và tàu chiến tiến vào 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo Bắc Kinh đang xây dựng (bất hợp pháp), Trung Quốc sẽ vẫn không dừng tay."
23 Tháng Bảy 2015(Xem: 17874)
"Hai Thủ tướng Việt - Thái cùng chứng kiến Lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác, gồm: Tuyên bố chung về cuộc họp Nội các chung Việt Nam-Thái Lan lần thứ 3; Bản Ghi nhớ về hợp tác lao động; Thỏa thuận về tuyển dụng lao động; Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Long An (Việt Nam) và tỉnh Trat (Thái Lan); Bản Ghi nhớ về hợp tác giữa tỉnh Kon Tum (Việt Nam) và tỉnh Ubon Ratchathani (Thái Lan). Hai bên khẳng định sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc cam kết không cho phép bất cứ cá nhân, tổ chức nào sử dụng lãnh thổ nước này thực hiện các hoạt động chống phá nước kia." (Xem bản đồ Việt - Thái trang trong).
22 Tháng Bảy 2015(Xem: 17105)
Ngày 21/7 phát biểu tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược quốc tế CSIS, Thượng nghị sĩ John McCain nhận định, Trung Quốc không có một sách lược dài hạn trong vấn đề Biển Đông. Mặc dù trước mắt Hoa Kỳ khó có thể chặn đứng dã tâm bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, nhưng về lâu dài Mỹ đã có Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
21 Tháng Bảy 2015(Xem: 19733)
- "Hãng thông tấn DPA của Đức hôm qua (20/7) nói rằng chính phủ Việt Nam đã bác bỏ tin Bộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh qua đời ở Paris (Pháp) cuối tuần qua. DPA dẫn lời Trung tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sức khỏe của ông Thanh vẫn “ổn định” sau cuộc phẫu thuật tại bệnh viện Georges Pompidou European ở Paris." - Ảnh bên: Tướng Thường Vạn Toàn tặng bình quý cho Tướng Phùng Gia Thanh trong buổi hội đàm biên giới Việt – Trung kéo dài từ ngày 15/5 cho tới ngày 18/5 tại tỉnh Lào Cai của Việt Nam và Vân Nam của Trung Quốc.
19 Tháng Bảy 2015(Xem: 17969)
"Bất tri tam bách dư niên hậu, Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như". Cách đây 200 năm, thời Lê Mạt, Nguyễn sơ, đại Thi hào Dân tộc Tiên Điền Nguyễn Du khắc họa ra nàng Kiều danh nổi như cồn chốn hồng lâu mộng với hai câu thơ "Vành ngoài bầy chữ, vành trong tám nghề". Tất nhiên hai câu thơ không đủ minh họa ra đời nàng Kiều - sản phẩm của thời ly loạn tranh bá đồ vương, nhưng vào thời đó, sĩ phu Nho giáo vịn vào "đạo lý" rủa nàng kịch liệt; có chỗ cấm đàn ông không được đọc, (chỉ được đọc lén), đàn bà không được học, (chỉ học rỉ tai). Chưa tới ba trăm năm sau, thời nay, Hội đồng Hòa bình Thế giới "khấp" nàng lên tới đỉnh điểm. Lý do: Truyện Kiều - đời Kiều đã lên vào hàng quốc tế, đa phương đối ngoại. (xem tiếp trang trong).
16 Tháng Bảy 2015(Xem: 17114)
Ghi nhận của cử tọa trong buổi Đại sứ Osius tiếp xúc với VACOC tại nhà hàng ZEN-Bolsa - "Nhận lời mời của Phòng Thương Mại Việt Mỹ Quận Cam (VACOC), Đại sứ Ted Osius đã đến thăm và nói chuyện với giới trẻ VACOC tại nhà hàng ZEN-Bolsa hôm thứ Hai 13 July, 2015; tại đây, Đại sứ đề cập đến nhiều sự kiện thời sự quan trọng liên quan đến tình hình Việt Nam về Nhân quyền, Kinh tế Thương mại, Giáo dục, về thời điểm TPP, về đời sống Văn Hóa Việt Nam, về ẩm thực, ... đặc biệt về Biển Đông ông cho biết cho đến ngày hôm nay là ngày thứ ba tôi ở Mỹ, Khu trục hạm Hoa kỳ đang hiện diện suốt ở biển Đông."
14 Tháng Bảy 2015(Xem: 17013)
- "Hôm thứ Hai 13/7, Đại sứ Ted Osius đã dành 2 tiếng buổi sáng đến nói chuyện với giới trẻ Phòng Thương Mại Việt Mỹ - Quận Cam (VACOC), và ăn chay ở nhà hàng ZEN; tại đây, ông đã thông báo nhiều thông tin "nảy lửa" về tình hình Việt Nam, mối bang giao Việt Mỹ, chỉ sau vài ngày (6 - 10/7/2015) TBt đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng qua Mỹ hội kiến với TT Barack Obama ở tòa Bạch Ốc, Phó Tổng thống Joe Biden ở Bộ Ngoại giao, ký kết Bản Thông cáo chung "Tầm Nhìn Việt Mỹ 2015." (lkt) XEM THÊM: "Thông cáo chung Việt - Mỹ"
13 Tháng Bảy 2015(Xem: 17965)
Westminster (VH) - Bốn văn phòng Dân biểu Liên bang Alan Lowenthal, Dana Rohrabacher, Ed Royce và Loretta Sanchez kết hợp với sự bảo trợ của ban giám đốc Trung tâm Le-Jao Coastline College, đã tổ chức tại hội trường Community Town Hall tọa lạc trong thành phố Westminster, một buổi họp mặt đặc biệt dành cho Đại sứ Ted Osius đến từ Hà Nội-Việt Nam, có dịp trao đổi với tập thể dân chúng trong cộng đồng Việt Mỹ vào lúc 1 giờ 30 trưa Chủ nhật 12/7/2015.
12 Tháng Bảy 2015(Xem: 27342)
Nhận lời mời của Chính quyền của Tổng thống Barack Obama, Ngài Nguyễn Phú Trọng, Tổng bí thư Uỷ ban Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), đã thực hiện chuyến thăm lịch sử đến Hoa Kỳ, chuyến thăm đầu tiên của một Tổng bí thư ĐCSVN. Nhân dịp này, trong đó có cả cuộc gặp giữa Tổng thống Barack Obama và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Trắng ngày 7/7/2015, Hoa Kỳ và Việt Nam đã ra Tuyên bố Tầm nhìn chung này.
09 Tháng Bảy 2015(Xem: 16094)
Báo Orange County Register cho biết ông Ted Osius sẽ phát biểu trong một buổi hỏi đáp trực tiếp do những dân biểu quốc hội ở địa phương tổ chức tại thành phố Westminster.
07 Tháng Bảy 2015(Xem: 18534)
"Trong buổi họp với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Tổng thống Obama cho biết hai bên đã thảo luận thẳng thắn về một số khác biệt quanh vấn đề nhân quyền và tự do tôn giáo và ông cho là những căng thẳng trên có thể được giải quyết song phương và đa phương. Đáp lại, ông Nguyễn Phú Trọng nói đây là một trong những vấn đề “vướng mắc” đã được thảo luận “trên tinh thần thẳng thắn và xây dựng.”
05 Tháng Bảy 2015(Xem: 16604)
VH - "Theo Reuters, chính quyền Nhật thông báo về khoản hỗ trợ trị giá 750 tỉ yen trong vòng ba năm tới sau cuộc họp giữa Thủ tướng Nhật Shinzo Abe và lãnh đạo các quốc gia vùng Mekong tại thủ đô Tokyo, trong đó có TT Nguyễn Tấn Dũng." - "Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Việt Nam, người đang được dư luận đánh giá sẽ là "Thủ lãnh tương lai Asean" sau cuộc hội đàm - ký thỏa ước với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Hội nghị Cấp cao Mekong - Nhật Bản tại Tokyo 4/7/15, đã phát biểu quan điểm của VN - báo cáo tình hình biển Đông trước cử tọa đại cường Nhật Bản; quan điểm này tương tự như cuộc trả lời phỏng vấn bằng văn bản cho AP hôm 3/7 của ông Nguyễn Phú Trọng."
04 Tháng Bảy 2015(Xem: 26384)
Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Mekong-Nhật Bản, ngày 4/7, tại Nhà khách Quốc gia ở Tokyo, Nhật Bản, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
02 Tháng Bảy 2015(Xem: 16773)
Sứ giả của "Hòa giải": Cựu Tổng Thống Bill Clinton là người đã mở ra chương "Hòa giải" giữa hai kỳ phùng địch thủ trên chiến trường Đông Dương hay cuộc chiến tranh Việt Nam, là "con thoi" luôn có mặt vào các thời điểm "nóng sốt" trên mặt trận chính trị Việt - Mỹ. Hôm 1 tháng 7, 2015, một lần nữa (lần thứ 5), ông đã bay qua Hà Nội (theo thông báo của Đại sứ Ted Osius) để gặp những những chóp bu hàng đầu đảng CSVN như Nguyễn Phú Trọng, Trương Tấn Sang, (không thấy ảnh và tin Nguyễn Tấn Dũng với Bill), Phạm Bình Minh, ... bên cạnh đó, ông cũng không quên gặp một số nhân vật trong giới vận động Dân chủ-Nhân quyền, Xã hội Dân sự ... Thế nhưng, dư luận bên lề thì lại cho rằng "không có chuyện gì là không thể!" chẳng hạn như, Bill sẽ "tháp tùng, bảo hộ" chuyến đi đến nơi về đến chốn cho Trọng ...
30 Tháng Sáu 2015(Xem: 16341)
Nguồn tin khả tín của thân hữu báo Văn Hóa từ Bộ ngoại giao cho biết (nếu không có gì thay đổi vào giờ chót), lịch trình làm việc của Nguyễn Phú Trọng viếng thăm Hoa Kỳ sẽ từ ngày 05 tháng 7 đến 09/7/2015. (Xem chi tiết trang trong)
28 Tháng Sáu 2015(Xem: 23385)
Tin nói rằng Đại tướng Phùng Quang Thanh và toán các cận vệ và sĩ quan tùy tùng sau khi đã kết thúc một tuần làm việc với đối tác Bộ Quốc Phòng Pháp nên rủ nhau đi chơi, mua sắm và thăm vài gia đình "Việt kiều yêu nước" là cơ sở nằm vùng tại Paris. Khi vừa ra khỏi một căn nhà trong hẽm phố Paris thì bị hai kẻ lạ mặt không rõ sắc dân hay quốc tịch đã dùng súng tự động hãm thanh bắn nhiều phát và Đại Tướng Phùng Quang Thanh bị trúng 2 viên đạn.