Bước đi mới của Nato; Mặt trận miền Đông Ukraine không yên tĩnh

11 Tháng Tư 20228:59 SA(Xem: 4767)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 11 APRIL 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Bước đi mới của Nato; Mặt trận miền Đông Ukraine không yên tĩnh

image003

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

11/4/2022

Kỳ 1


*


Saigon xưa và quán cái chùa


image005La Pagode, quán cái chùa những đầy kỷ niệm Saigon. Getty images (1972).


Đúng là cường điệu khi tôi lấy tựa bài viết này nhái theo tác phẩm “Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh” của tác giả Erich Maria Remarque, người Đức, viết năm 1929, năm thế giới bước vào Đại chiến lần II. Dịch giả tài hoa Phạm Trọng Khôi chuyển ngữ, nhà xuất bản Lá Bối in tại Saigon năm 1969 - năm mà chiến sự Cao nguyên trung phần Việt Nam bùng nổ dữ dội. (Bắc quân gọi là mặt trận Tây nguyên).


50 năm trước, trong một lần người Lính rừng về phép, đôi giầy còn lem màu đất đỏ, dắt tay “mối tình đầu” đi bát phố, người nữ sinh áo trắng lớp đệ tứ mua tặng chàng “quan một vốn dòng thư sinh” cuốn tiểu thuyết “Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh”. Đó là cuốn tiểu thuyết phản chiến kể về câu chuyện tình thời chinh chiến. Sách bày bán lền khên ở đại lộ sách Lê Lợi. Ý người đẹp muốn nơi cánh rừng heo hút, nơi quả đồi trơ vơ, mong cho chàng được “yên tĩnh”. Tôi hỏi, em đã đọc nó chưa? - Dạ chưa!


image007Tiểu thuyết lừng danh của nhà văn Đức Erich Maria Remarque: “Mặt trận miền Tây vẫn yên tĩnh”. Bìa sách (trái) của nhà xuất bản Lá Bối Saigon in năm 1969; bìa phải sách có tựa đề “Phía tây không có gì lạ” do Đông A và NXB Văn Học tái bản năm 2000.


Dạo hàng sách chán, chúng tôi dắt tay nhau vào Rex xem phim “Romeo và Juliet”. Chuyện tình bi kịch mãnh liệt của đại văn hào Ăng Lê William Shakespeare. Thời ấy, Saigon, cái gọi là tình yêu nó lãng mạn không thể tưởng tượng nổi, nó trong như tờ giấy trắng, gan góc lắm cũng chỉ đến mức cầm tay người yêu mà thôi. Ôi, cái lằn ranh đỏ tình yêu nó bao trùm người trai thời loạn. Trong ánh sáng mờ nhạt của màn ảnh đại vĩ tuyến, thoang thoảng mùi thơm từ tóc, thân tôi tê cứng.


Rời rạp hát, hai đứa tôi ghé vào quán cái chùa - “La Pagode”. Cái quán mà nhà văn Văn Quang viết rằng “Nói đến La Pagode, Givral, Brodard… chắc chắn những người đã từng sống, từng ghé qua Sài Gòn chưa ai quên. Nhất là những văn nghệ sĩ, nhà báo, dân biểu, thường ngồi ở đấy làm nơi trao đổi tin tức nghề nghiệp. Còn một số lớn khách du lịch, sĩ quan, quân nhân, công tư chức làm việc tại “thủ đô miền Nam” và các bạn trẻ Sài Gòn thập niên 60-75 cũng hay lui tới nơi này.”


Ông nhà văn nổi tiếng của Saigon quên khuấy mấy ông lính từ miền xa về thành phố. À! cái thành phố này không phải của bọn “mán về thành”. Nó là ghetto của bọn con cái nhà giầu, của bọn trốn quân dịch, của bọn văn nghệ bịp bợm giữa chiến tranh và hòa bình, của bọn chính khách ba hoa áo mão cân đao rượu nồng gái đẹp; những cái villa hách xì xằng kênh kiệu không khác bao nhiêu xóm nhà lá về đêm vẫn cùng nhau dạo phố hưởng gió từ con sông Saigon thổi vào ánh đèn neon lập lòe khác biệt với những đêm cao nguyên mịt mùng dưới chiến hào và đại bác. 


Trên môi đọng lại vị ngọt ly nước chanh đường, tôi bước đến cái máy hát trả tiền ở góc quán cái chùa bỏ vào ít đồng, nhấn nút, “A Time for Us - A time for us, some day there'll be, when chains are torn by courage born of a love that's free, A time when dreams so long denied can flourish, a we unveil the love we now must hide …”. Em ngoan ngoãn yên lặng ngồi bên tôi, thỉnh thoảng đưa đôi mắt ngó quanh, xếp ngay ngắn lại tà áo viền hoa đài các. Tôi lại nhấn nút, “Love Story, tiếng hát Elvis Phương - Biết dùng lời rất khó, để mà nói rõ … Ôi biết nói gì? Cuộc tình lớn quá …”. Tôi lại nhấn nút - tiếng hát liêu trai Thanh Thúy, Mưa buốt lạnh trong đêm, đứng trên thềm ga vắng, hắt hiu ngọt đèn vàng em tiễn anh, mưa ướt mềm đôi vai biết bao điều chưa nói, biệt ly sầu vời vợi có gì vui … Khi tiếng còi lạnh lùng xé màn đêm … Quyến luyến anh còn đứng chưa lên đường …”. Tôi thật không muốn trở về đơn vị chút nào.


Rồi ngày vui qua mau, tôi cũng phải lên đường thôi. Ngày trở về đơn vị, em đứng trên sân ga hắt hiu ngọn đèn vàng tiễn chân tôi. Ôi não lòng, tưởng tượng, “biệt ly sầu vời vợi có gì vui”. Tôi chỉ vớ vẩn, đơn vị tôi đóng quân tít trên quả đồi cao ngàn mét quanh năm làm bạn với gió núi mưa rừng làm quái gì có xe lửa bò lên tới đó mà sầu vời vợi. Nhưng làm sao tôi quên được, ngày em tiễn tôi ra phi trường, “Từ nay cách xa nghìn trùng, người em bé bỏng, tầu bay cánh vươn mịt mùng, đường bay não nùng …”. Hỡi em, người nữ sinh áo trắng tuổi mười lăm, tôi đã đi vào khung trời mênh mông. “Tôi sẽ ra đi nặng hành trang đó, đem dấu chân soi tuổi đời ngây thơ, đem mối thương yêu vào niềm thương nhớ, tôi sẽ ra đi chẳng mong ngày về ...”-PD”.


Tôi chẳng mong ngày về sau cái chiều mùa Hè năm ấy. Mùa Hè định mệnh. Tôi thẫn thờ buông lơi châu báu Saigon trên căn gác xép ôm ấp tấm thân ngà ngọc. Tôi không thể dấn sâu vết son vào tờ giấy trắng trinh nguyên. Nét mực tím ngày nào còn nằm im trong túi áo trận người Lính rừng xa tắp nghèo nàn. Ly nước chanh đường ở quán cái chùa chợt đắng như thân phận lạc lõng trước ánh sáng thành đô. Tôi linh cảm tình đầu sẽ không giữ được bước chân em, và đó cũng là lần đi phép cuối cùng tôi trả lại em - tình đầu. Em thuộc về hoa lệ. Em thuộc về mơ ước. Một ngày nào đó em sẽ xa thật xa, nhưng đời đời tôi vẫn cám ơn em - nhớ và nhớ đến tận cùng chân mây - ở khung trời khói lửa vùi dập người Lính những đêm mưa lạnh buốt trên ngọn đồi gió hú.


Mặt trận Cao nguyên không yên tĩnh. Dưới ánh sáng tù mù của ngọn đèn năm watt phát ra từ cục pin cũ máy truyền tin PRC-25, hình bóng em ảo ảnh trên những trang sách lật qua lật lại mãi, giờ nó đã nát nhàu dưới căn hầm dã chiến toát mùi khí lạnh bốn bề vách đất đỏ lòm. Thức giấc vì tiếng đại bác phòng ngự chát chúa nửa đêm, tôi bật dậy viết cho em lá thư không gởi.


Tôi là lính. Đừng yêu tôi em nhé

Em là gió. Là sương pha mắt ướt

Em là mây. Sà nóng pháo đam mê

Là ánh sáng. Tóc xõa gối ngổn ngang

Là góc tối. Tương tư đồn biên giới

Là rì rào. Ngóc ngách chảy về xuôi.


https://www.youtube.com/watch?v=wlPUo_wRCHM&t=9s


**


Mặt trận miền Đông Ukraine không yên tĩnh; Mãnh hổ nan địch quần hùng

image009 “Mãnh hổ nan địch quần hùng”. Ảnh minh họa của VHO.


Chiến sự vùng Donbass trở nên sôi động. Vùng đất miền đông chiếm không lớn diện tích trở nên một khu vực bộ lộ địa chiến lược đối với Moscow. Từ đầu tháng Tư, đại quân Nga đang vây hãm mạn bắc Ukraine có chiều hướng di động chuyển các bộ phận quân lực gia tăng tấn công vào miền đông, đông nam, và nam, đặc biệt đối với thành phố Mariupol thành phố cảng chiến lược nhìn ra Biển Đen và nối liền đường bộ với khu vực Donetsk.


Tình hình Ukraine đang diễn biến từng ngày thành một cuộc chạy đua tranh giành ảnh hưởng chiến lược quyết liệt giữa Nga và Nato kể cả sự tham dự gần như trực tiếp của Mỹ.


Ngày 10/3/2022, bà Kamala Harris, phó Tổng thống Hoa Kỳ đã đến thủ đô Warsaw dọn đường cho Tổng thống Joe Biden đến làm việc với Bộ tổng hành dinh thứ hai của Nato ở Ba Lan.


Ngày 15/3/2022, Thủ tướng Ba Lan, Mateusz Morawiecki, Thủ tướng Cộng Hòa Tiệp Khắc, Petr Fiala và Thủ tướng Slovenia, Janez Jansa đã đến Kyiv bằng xe lửa. Reuters dẫn lời ông Michal Dwoczyk, cố vấn của Thủ tướng Ba Lan Morawiecki, cho biết đoàn tàu chở phái đoàn đã đi qua biên giới Ba Lan - Ukraine. Bộ ba lãnh đạo đến Ukraine trên với tư cách là “đại diện của Hội đồng Châu Âu”, theo tuyên bố của chính phủ Ba Lan. (theo TNO).


Ngày 25/3/2022, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bay đến thành phố Rzeszow ở phía Đông Nam Ba Lan, cách biên giới Ukraine khoảng 80km. Tại Rzeszow, TT Biden đã đến thăm hỏi các binh sĩ của ông - Sư đoàn Dù 82 Lục quân Hoa Kỳ. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết hiện có khoảng 10.500 binh sĩ Mỹ đang đồn trú ở Ba Lan. Sau khi ủy lạo binh sĩ và thăm các nạn nhân chiến tranh di tản từ Ukraine, ông Biden bay đến thủ đô Warsaw làm việc với Tổng thống Ba Lan, ông Andrzej Duda. Ba Lan là quốc gia tiếp nhận đông nhất người tỵ nạn chiến cuộc, gần 2 triệu người Ukraine đang định cư ở các trại tị nạn lập ra ở Ba Lan.


Ngày 30/3/2022, lãnh đạo Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng do Nga hậu thuẫn ở miền đông Ukraine, ông Denis Pushilin trong một cuộc họp báo cho biết Donetsk đang xem xét việc gia nhập nước Cộng hòa này vào Nga.


Ngày 31/3/2022, Phát ngôn viên Ngũ Giác Đài, John Kirby nói tại một cuộc họp báo rằng một số lực lượng Nga có thể đã chuyển sang Belarus. Ông Kirby cũng cho hay ông đồng ý với các báo cáo rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin bị các cố vấn hướng dẫn sai lạc vì những người này quá sợ không dám nói sự thực về cuộc chiến ở Ukraine diễn ra tồi tệ như thế nào và những chế tài của phương Tây gây tổn hại ra sao. (theo VOA/Reuters).


Vào tuần trước (06/4/2022), trong cuộc họp với các Bộ trưởng Liên Âu ở Tổng hành dinh Nato-Brussels, qua video trực tuyến, Tổng thống Ukraine, Zelensky đã lên tiếng Kyiv cần nhiều hơn nữa sự trợ giúp của EU về vũ khí, quân trang quân dụng để quân đội Ukraine đẩy lùi các cuộc tấn công của Nga ở vùng Donbass, miền đông Ukraine.


Song song với hàng tấn thiết bị quân sự đang được chuyển đến Kyiv, chiều ngày 07/04/2022, tại New York, 193 thành viên Liên Hiệp Quốc tham gia cuộc họp biểu quyết về đề xuất của Mỹ loại Nga ra khỏi Hội Đồng Nhân Quyền; (Nga hiện là một trong số 47 thành viên của Hội Đồng Nhân Quyền). 


Ngày 08/4/2022, trên chuyến đi bằng xe lửa từ thủ đô Brussels, Bỉ đến Kyiv, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu, bà Ursula von der Leyen nói với các phóng viên rằng thông điệp quan trọng nhất mà bà mang tới cho ông Zelensky là "sẽ có con đường đi vào EU" cho Ukraine.


Giấc mơ của Zelensky-Kyiv có khả năng được kết nạp vào EU vào mùa Hè sắp tới. Tương lai của Ukraine trở thành thành viên đầy đủ của EU có thể mở rộng con đường cho Ukraine đứng trước Nato và khi ấy, không ai có thể lường được phản ứng của Nga. Tổng thống Nga Putin từng tuyên bố nhiều lần về việc phi quân sự hóa Ukraine.


Việc Ukraine là thành viên của Nato để chống lại tham vọng lãnh thổ của Putin có thể dẫn đến những gì cực kỳ nguy hiểm cho Châu Âu, “Trạng chết, Chúa cũng băng hà”. Bóng dáng người hùng Zelensky chống quân xâm lược Nga sẽ trở thành tác nhân dẫn đến cuộc đại chiến lần thứ ba ở lục địa Châu Âu, ví dụ như chiến tranh hạt nhân chiến thuật, hoặc đại quân Nga vượt qua biên giới Đông Âu uy hiếp các quốc gia vùng Baltic.


Ngày 07/4/2022, các Bộ trưởng Nato họp ở Tổng hành dinh Brussels, Bỉ. Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy kêu gọi phương Tây “đưa Nga ra trước công lý”, nói rằng các hành động của Moscow không chỉ nhằm vào Ukraine mà còn cả châu Âu, theo Reuters.


Thủ tướng Ba Lan, ông Mateusz Morawiecki nói: « Nếu Putin b gy được Ukraina thì ri s đến lượt chúng ta (…) Chỉ một hay hai năm nữa, Vladimir Putin sẽ hướng tới những mục tiêu kế tiếp » mà những mục tiêu đó sẽ là « Phn Lan, Litva, Ba Lan Roumani và rt có th là k c Đức ».


Các biến cố dồn dập tiếp tục nâng chiến cuộc Ukraine theo hướng trầm trọng. Dường như Moscow vẫn không có ý định từ bỏ mảnh đất miền đông Ukraine. Quân đội Nga tiếp tục mở các cuộc tấn công lớn vào Donbass và thành phố Mariupol.


Để đẩy lùi cuộc tấn công của Nga ở vùng Donbass, miền đông nước này thì Kyiv cho biết cấp bách cần phương Tây tiếp tục cung cấp hệ thống tên lửa chống tăng Javelin, NLAW (thiết bị chống tăng hạng nhẹ thế hệ mới), Stinger và các tên lửa chống tăng và phòng không Starstreak mà lực lượng quân đội Ukraine đã sử dụng có hiệu quả trong cuộc chiến tranh này.


Nhiều thiết bị đang được chuyển đến. Nhưng Ukraine cần hơn nữa. Hơn 30 quốc gia đã viện trợ quân sự cho Ukraine bao gồm 1 tỷ euro từ EU, và 1,7 tỷ USD từ Mỹ.


Ukraine muốn xe tăng, máy bay chiến đấu, drone và các hệ thống tên lửa phòng không hiện đại để đối phó với các cuộc không kích và những tên lửa tầm xa từ Nga vốn đang khiến kho nhiên liệu và vũ khí chiến lược của Ukraine bị hao hụt dần. (theo Frank Gardner, phóng viên An ninh, BBC News).


Theo tờ TNO, lần đầu tiên một quốc gia nước ngoài thuộc khối NATO cung cấp loại vũ khí tấn công cho Ukraine để quân đội nước này chống lại các lực lượng Nga. Cộng hòa Tiệp Khắc (Czech) đang gởi xe tăng, xe quân sự tới Ukraine. Giới chức Czech cho biết nước này đã cung cấp một loạt thiết bị, bao gồm xe tăng T-72 do Liên Xô thiết kế, xe chiến đấu bộ binh, xe bọc thép chở quân và pháo cho Ukraine trong vài tuần qua.


Việc NATO-Tiệp Khắc viện trợ xe tăng cho Ukraine tuy lô hàng này sản xuất từ thời thế hệ Liên Xô cũ nhưng vấn đề ở chỗ nó đánh dấu bước đi mới của Nato đối với mặt trận Ukraine.


image010Hàng dài xe tăng T-72 trên xe lửa đang được Tiệp Khắc gửi đến Ukraine. Twitter OSINTdefender


Ngày 8/4/2022, Thủ tướng Johnson có cuộc gặp với Thủ tướng Đức Olaf Scholz ở London. Anh, Đức, Pháp được coi là ba thành viên hàng đầu của EU và NATO.


Ngày 09/4/2022, một sự kiện quan trọng đối với Kyiv; Thủ tướng Anh Boris Johnson là lãnh đạo phương Tây mới nhất tới thủ đô Ukraine gặp Tổng thống Zelensky. Video cho thấy Tổng thống Zelensky trong bộ quần áo dã chiến mỏng manh đã cùng với Thủ tướng Johnson đi quan sát khá lâu trên các con đường phố thủ đô Kyiv vắng bóng người.


Trước đó, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu Ursula von der Leyen và người phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell đã tới Kyiv hôm thứ Sáu, và Thủ tướng Áo Karl Nehammer tới sáng 08/04. (theo BBC).


Sư xuất hiện của Thủ tướng Anh Borin Johnson đến Kyiv là kết quả loạt hoạt động phối hợp nhịp nhàng của các thành viên Nato là Thổ Nhĩ Kỳ, tiếp đến Ba Lan, và Tiệp Khắc.


image012Tổng thống Volodymyr Zelenskyy (giữa bên phải) và Thủ tướng Anh Boris Johnson mặc veston, cùng nhau đi quan sát khá lâu phố xá ở trung tâm thủ đô Kyiv ngày 9/4/ 2022. Cảnh quan này được trình chiếu khắp thế giới cho thấy hầu như an ninh thủ đô Kyiv đã nằm trong tay Zelensky. Ảnh do Văn phòng Báo chí phủ Tổng thống Ukraine cung cấp qua AP.


image014Cùng ngày thứ Bảy 09/4/2022, Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có cuộc họp trực tiếp với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ở phủ tổng thống, (văn phòng thủ tướng Downing Street cho biết). Nội dung cuộc họp chưa tiết lộ nhiều nhưng cuộc gặp gỡ giữa London và Kyiv báo hiệu các biến chuyển lớn sẽ diễn ra. Nguồn hình ảnh, Embassy of Ukraine to the UK.


Zelensky mở chiến dịch video vận động khắp nơi


Vào tháng Ba, Tt Zelensky đã phát biểu trực tuyến trước Hạ nghị viện Nhật Bản, trong đó ông kêu gọi một lệnh cấm vận thương mại đối với Nga.


Ngày 6/4/2022, trong bài phát biểu trực tuyến trước Quốc hội Mỹ, ông Zelensky đã cầu xin các nhà lập pháp Mỹ và Nhà Trắng nhanh chóng gửi vũ khí có khả năng bảo vệ vùng trời Ukraine khỏi tên lửa và các cuộc tấn công trên không của Nga.


Ngày 7/4/2022, ông Zelensky xuất hiện trong video ở Quốc Hội Hy Lạp.


image016Trong một bài phát biểu trước các nhà lập pháp Hy Lạp (Greek-thủ đô là Athens) hôm 7/4/2022, ông Volodymyr Zelenskiy kêu gọi phương Tây kêu gọi thế giới dân chủ nên từ chối dầu mỏ của Nga


Thông qua lời phiên dịch, phát biểu trước các nhà lập pháp Hy Lạp, ông Zelensky nói: “Một lần và muôn đời, chúng ta có thể dạy cho Nga và bất kỳ kẻ xâm lược tiềm tàng nào khác rằng những kẻ chọn chiến tranh luôn thua cuộc ... những kẻ tống tiền châu Âu bằng cuộc khủng hoảng kinh tế và năng lượng luôn thua cuộc”.


Ông nhắc lại lời kêu gọi rằng thế giới dân chủ nên từ chối dầu mỏ của Nga và chặn hoàn toàn các ngân hàng Nga khỏi hệ thống tài chính quốc tế. Ông nói: “Thành thật mà nói, ngay từ đầu các hành động của Nga không chỉ nhằm vào Ukraine mà còn cả châu Âu”. (theo VOA).


Ngày 11/4/2022, ông Zelensky xuất hiện trong video ở Quốc Hội Nam Hàn.


image018Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy phát biểu qua video trước Quốc hội Nam Hàn (South Korea-thủ đô là Seoul) ngày 11/4/2022.


Thông qua lời phiên dịch, phát biểu trước các nhà lập pháp Nam Hàn, ông Zelensky nói: “Hàng chục nghìn người có thể đã thiệt mạng trong cuộc tấn công của Nga vào thành phố Mariupol”.


“Mariupol đã bị phá hủy, có hàng chục nghìn người chết, nhưng mặc dù vậy, người Nga vẫn không ngừng tấn công”, ông Zelensky nói trong một.


“Ukraine cần nhiều công nghệ quân sự khác nhau từ máy bay đến xe tăng, Nam Hàn có thể giúp chúng tôi”. (theo VOA).


Một đề nghị thú vị bên lề cuộc chiến Nga-Ukraine, Tiến sĩ Andrei Illarionov, cựu phụ tá kinh tế của Tt Putin nói: “Cuộc chiến tại Ukraine có thể sẽ chấm dứt nếu các nước phương Tây ngưng mua dầu, khí của Nga”. Một "lệnh cấm vận thực sự" đối với năng lượng Nga từ các nước phương Tây sẽ có thể ngăn chặn được cuộc chiến ở Ukraine.


Tiến sĩ Andrei Illarionov cho biết Nga "không coi ra gì" những đe dọa từ các nước khác.


Mặc dù cố gắng giảm sự phụ thuộc vào các nguồn của Nga nhưng Châu Âu vẫn đang tiếp tục mua dầu và khí đốt. Liên minh Châu Âu nhập khẩu khoảng 40% khí đốt và 27% dầu từ Nga.


Nhà ngoại giao hàng đầu của EU, Josep Borrell cho biết "một tỷ [euro] là số tiền chúng tôi trả cho Putin mỗi ngày để mua năng lượng mà ông ấy cung cấp cho chúng tôi". (theo BBC)


Tin giờ chót:


Chiến cuộc Ukraine bước sang ngày thứ 47, Nga chuẩn bị mở cuộc tấn công lớn vào hai tỉnh Donesk và Luhansk ở vùng Donbass miền đông Ukraine.


Một quan chức Bộ Quốc phòng Nam Hàn ngày 11/4/2022 cho biết, nước này đã từ chối yêu cầu của Ukraine về vũ khí phòng không do “lập trường nguyên tắc” của Seoul là không cung cấp thiết bị quân sự sát thương cho nước láng giềng của Nga. (theo PLO).


Lý Kiến Trúc

California 11/4/2022

22 Tháng Tư 2016(Xem: 17804)
Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư "...Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân. Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình..." - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á". - BBC phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt. - VĂN HÓA phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính. - Xem thêm mục XÃ HỘI "Đêm tưởng nhớ Sàigon" do Montreal, Canada tổ chức.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16513)
12/04/2016: Chiến hạm Nhật "bám" Cam Ranh. 14/04/2016: Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung. 15/04/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hành quân trên USS John C. Stennis. 15/04/2016: Trung cộng điều 16 máy bay quân sự ra Phú Lâm-Hoàng Sa. 17/04/2016: Phó chủ tịch quân ủy Trung cộng thị sát đảo nhân tạo ở Trường Sa. 18/04/2016: Chiến đấu cơ Trung cộng hiện diện ở Đá Chữ Thập- Trường Sa. 19/04/2016: Mỹ phản đối Chiến đấu cơ Trung cộng đáp ở Chữ Thập.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 15967)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15291)
" bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông". "thông tin về chuyến đi được loan báo đúng vào hôm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Philippines bay ra thăm tàu sân bay Mỹ John C. Stennis đang hoạt động trên Biển Đông". (Xem chú thích bản đồ chiến sự Biển Đông trang trong)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15791)
"Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường không phải là người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 13621)
"Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp. Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15555)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18260)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15783)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16315)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16319)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17577)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21505)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14927)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13591)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20553)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16692)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13134)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".