Chiến sự: Nga đang giúp cho NATO phá hủy binh lực cổ lỗ sĩ của Kiev? “Bức tường Bá Linh 2” cho giải pháp Ukraine?

25 Tháng Hai 20221:50 CH(Xem: 5261)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ SÁU 25 FEB 2022

Ý kiến/Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Chiến sự: Nga đang giúp cho NATO phá hủy binh lực cổ lỗ sĩ của Kiev? “Bức tường Bá Linh 2” cho giải pháp Ukraine?

image004

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

25/2/2022


image001Một bản tin ngắn khá lôi cuốn của đài VOA hôm 24/2/2022, VHO trích:


“Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với người đồng cấp Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc điện đàm hôm thứ Sáu 25/2/2022 rằng Nga sẵn sàng tổ chức hội đàm cấp cao với Ukraine, kênh truyền hình nhà nước Trung Quốc CCTV đưa tin.


Theo CCTV, ông Putin nói với ông Tập: “Hoa Kỳ và NATO từ lâu đã làm ngơ những quan ngại chính đáng về an ninh của Nga, liên tục từ chối cam kết và tiếp tục đẩy mạnh triển khai quân sự về phía đông, thách thức lợi ích chiến lược căn bản của Nga”.


Song ông Putin cũng nói thêm rằng: "Nga sẵn sàng tiến hành các cuộc hội đàm cấp cao với Ukraine". (Reuters)


Trong khi đó, ngay ngày đầu tiên 24/2/2022. Putin phát động cuộc tấn công tổng lực vào quân đội chính phủ Kiev trên toàn lãnh thổ Ukraine với kết quả như ý.


Tuyên bố trước quốc dân Hoa Kỳ, Tổng thống Joe Biden cho biết:


-          Vladimir Putin đã lên kế hoạch cho việc này trong nhiều tháng, đã chuyển hơn 175.000 quân, thiết bị quân sự vào các vị trí dọc biên giới Ukraine.


-          Đơn phương tạo ra hai nước cộng hòa mới trên lãnh thổ Ukraine có chủ quyền.


-          Trong khoảnh khắc, các cuộc tấn công tên lửa bắt đầu rơi xuống các thành phố lịch sử trên khắp Ukraine; sau đó là các cuộc không kích, tiếp theo là xe tăng và quân đội xông vào. (1)


Liên quan đến NATO:


-          Các cường quốc sẽ không can thiệp quân sự để bảo vệ Ukraine.


-          Lực lượng của chúng tôi không đến châu Âu để chiến đấu ở Ukraine mà để bảo vệ các Đồng minh NATO của chúng tôi và trấn an các Đồng minh đó ở phía đông.


-          Hoa Kỳ sẽ bảo vệ từng tấc đất của NATO bằng toàn bộ sức mạnh của Hoa Kỳ.


-          Các lực lượng sẵn sàng cao của NATO triển khai để bảo vệ Đồng minh NATO trên các ranh giới phía đông của NATO (gồm Estonia, Latvia, Litva, Ba Lan, và Romania). (1)


Về phía Ukraine:


- Tổng thống Volodymyr Zelensky thông báo Ukraine chịu nhiều thiệt hại, trong đó nhiều máy bay và thiết giáp Nga bị phá hủy.


- Trong thông báo mới nhất, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết 137 người thiệt mạng và 316 người bị thương trong ngày giao tranh đầu tiên.


image006Quân Nga bao vây và các hướng tấn công Ukraine.


Kết quả chiến sự trận đánh đầu tiên của Putin, theo tin TNO:


-          “Tổng thống Ukraine cho biết đã có 137 người thiệt mạng và quân đội nước này đã mất nhiều xe thiết giáp, máy bay”


-          RIA dẫn lại thông báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết họ đã phá hủy 74 cơ sở hạ tầng quân sự trên mặt đất ở Ukraine, bao gồm 11 sân bay.


-          Quân đội Nga còn cho biết các lực lượng ly khai do Moscow hậu thuẫn ở miền đông Ukraine tiến quânkiểm soát một số khu vực lâu nay vẫn thuộc quản lý của chính quyền Kiev.


-          Nga tuyên bố đã vô hiệu hóa 83 mục tiêu trên bộ trong ngày đầu chiến dịch quân sự tại Ukraine.


Quan trọng nhất, Nga đã chiếm Chernobyl, một căn cứ nguyên tử quan trong của Kiev ở sát biến giới Belarus (đồng minh của Nga), khống chế Odessa, quân cảng Mariupol và chiếm đảo Zmiinyi ở Biển Đen, ngoài khơi Bán đảo Crimea.


image008Phía Ukraine cho biết Nga đã kiểm soát nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. AFP


image010Chấm đỏ: các vị trí chiến lược của Ukraine: Chernobyl, Mariupol, Odessa, và đảo Zmiinyl.


Chiến sự ở Ukraine cho thấy về quân sự, Nga đã tiêu hủy rất lớn các mục tiêu quân sự, các lực lượng quân sự chủ lực của Chính phủ Kiev; về mặt lãnh thổ, quân Nga đã kiểm soát một số khu vực lâu nay vẫn thuộc quản lý của chính quyền Kiev (vùng Donbass tự do không thuộc quyền quản trị của Donetsk và Luhansk).


Có thể chăng, Nga đã đánh giùm cho NATO các mục tiêu quân sự trên đất Ukraine và thiêu hủy giùm các khí cụ quân sự cổ lỗ sĩ của Kiev; mặt khác, Moscow đã ép Kiev tới chân tường là hoặc “buộc” phải gia nhập NATO để được bảo vệ từng tấc đất; ngược lại, nếu không nhập vào NATO thì mọi chuyện sẽ… tính sau.


image012Radar và các thiết bị khác bị quân Nga tàn phá được nhìn thấy ở một căn cứ quân sự của Ukraine bên ngoài thành phố cảng Mariupol, Ukraine hôm thứ Năm, 24/2/2022. AP Photo/Sergei Grits.


image014Cây cầu từ đất Nga bắc ngang qua eo biển Kerch thuộc bán đảo Crimea. Cây cầu này được Nga xây dựng sau khi sát nhập Crimes vào Nga năm 2015, nó có nhiệm vụ kiểm soát tàu bè qua lại Biển Đen và Biển Azov.


image016Cây cầu bắc từ đất Nga bắc ngang qua eo biển Kerch.


Đặc biệt, về chính trị, một tiếng vọng bất ngờ từ phương Đông cho biết: “Tổng thống Nga Vladimir Putin nói với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong một cuộc điện đàm hôm thứ Sáu 25/2/2022 rằng Nga sẵn sàng tổ chức hội đàm cấp cao với Ukraine”.


Moscow đã mở đường cho Kiev, Putin có vẻ như đáp ứng lời khẩn khoản của Volodymyr Zelenskyy “lời cầu xin nhiệt thành vì hòa bình, người dân Ukraine và chính phủ Ukraine mong muốn hòa bình”, Zelenskyy nói trong một bài phát biểu qua đêm đầy xúc động, ông nói bằng tiếng Nga trong lời kêu gọi trực tiếp tới các công dân Nga. (theo AP 24/2/2022).


Putin và Zelenskyy sẽ thỏa hiệp với nhau những gì cho giải pháp toàn bộ về Ukraine, trong đó bao gồm hai nhà nước cộng hòa Donetsk-Luhansk ở Donbass, và áp lực địa chính trị-quân sự của NATO đối với Kiev trong bối cảnh an ninh Đông Âu hiện nay.


Và cuối cùng, Putin và Biden sẽ gặp nhau để thỏa hiệp những gì về Đông Âu?


Phân chia lại lãnh thổ (vẽ lại biên giới đông-tây) của Ukraine? Viễn ảnh về “bức tường Bá Linh” thứ hai ở Ukraine không có gì là không thể.


image018Thủ đô Kiev và các căn cứ quân sự, thành phố quan trọng của Uktaine bị Nga tấn công. Lằn ranh đỏ là minh họa “phỏng đoán” của VHO về giải pháp quốc tế chia quốc gia Ukraine thành 2 nước Đông-Tây.


“Bức tường Bá Linh” 2 có thể bắt đầu từ Chernobyl dọc theo sông Danube chảy xuyên qua lãnh thổ Ukraine tới thành phố Odessa, cửa sông đổ ra Biển Đen. Quốc gia Ukraine nằm ở Đông Âu có tổng diện tích 233.062 dặm vuông. Bờ biển của Ukraine dài 1.729 dặm dọc theo Biển Đen và Biển Azov. Minh họa của VHO dựa theo bản đồ trận liệt 2022 của Ukraine Nationnal Security & Defence Coucil Ukraine Navy.


image019Sông Danube bắt nguồn từ Đức chảy qua quốc gia cuối cùng là Ukraine đổ ra Biển Đen. Ảnh wikipedia.


Lý Kiến Trúc
California 25/2/2022


Toàn bộ diễn văn của tT Joe Biden.
13 Tháng Mười Một 2014(Xem: 43156)
Ngày 13/11, theo thông tin mới nhất từ mục Xã hội (NTD.ORG) cho biết, Thiền Sư Thích Nhất Hạnh vừa viên tịch vào sáng ngày 13/11/2014, khi ông vừa bước sang tuổi 88. Tuy nhiên, cho đến hôm nay, thứ Sáu 14/11/14, khi Văn Hóa lên bản tin về Thiền sư Nhất Hạnh vốn gây xúc động cho giới Phật tử cả tuần nay; Làng Mai, "tổng hành doanh" của dòng tu "Tiếp Hiện" ở Pháp, vẫn chưa có thông tin nào xác tín về nhân thân vị Thiền sư nổi tiếng trên thế giới từ Đông sang Tây.
12 Tháng Mười Một 2014(Xem: 19639)
Điếu Cày: "tôi hy vọng rằng chúng ta sẽ chọn ra cái biểu tượng tốt nhất cho mình, và nếu nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, và chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa".
06 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20494)
Trước tiên, chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi …, và nếu có một lá cờ nào …, nó là ý nguyện của 90 triệu người dân thì đó là thể hiện ý nguyện của người dân, chúng ta không tranh cãi về cái việc lá cờ đó nữa.
01 Tháng Mười Một 2014(Xem: 20832)
“Trước tiên chúng ta phải thấy rằng lá cờ đó là một biểu tượng, nó chỉ là một biểu tượng, và chúng ta đấu tranh là vì mục tiêu tự do, dân chủ, không phải vì biểu tượng một lá cờ, bởi vì biểu tượng thì có thể thay đổi, nhưng mục tiêu đấu tranh thì không bao giờ thay đổi…”
30 Tháng Mười 2014(Xem: 18585)
Một phi thuyền thương mại không người lái chở hàng tiếp liệu lên Trạm Không gian Quốc tế đã phát nổ ngay sau khi rời mặt đất hôm thứ Ba. Thảm họa xảy ra lúc chiều tà tại cơ sở phóng phi thuyền của Cơ quan Không gian Vũ trụ Quốc gia (NASA) ở đảo Wallops thuộc bang Virginia, ngoài khơi Đại Tây Dương.
28 Tháng Mười 2014(Xem: 19544)
Trong video clip chúc mừng Điếu Cày đến Mỹ – Người Việt TV, ở phút 1:22 có một thanh niên cố chen đến gần Điếu Cày, trao ngọn Quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa cho Điếu Cày. Điếu Cày không nhận và nói cám ơn!
26 Tháng Mười 2014(Xem: 26171)
Một thân nhân của Điếu Cày là cô Joyce Hạnh Đỗ ở Boston đã tìm cách liên lạc với bạn là cô Gia Lý, Phòng Thương Mại Việt Mỹ ở Quận Cam nhờ Gia Lý tìm cách liên lạc với ông Điếu Cày Nguyễn Văn Hải hiện đang ở đâu?
23 Tháng Mười 2014(Xem: 19472)
Văn Hóa tổng hợp: “Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm thứ ba nói rằng ông Hải chọn sang Mỹ. Con trai Điếu Cày là kỹ sư Nguyễn Trí Dũng nói rằng không phải như vậy. Phát biểu tại phi trường Los Angeles hôm 21/10, Blogger Điếu Cày nói: “Tôi thấy chính phủ Hoa Kỳ thì mong muốn tôi trở thành một công dân của Hoa Kỳ nhưng tôi không hiểu tại sao chính phủ Việt Nam lại muốn trục xuất tôi. Những việc tôi làm chỉ mang lại lợi ích cho dân tộc Việt Nam, cho tổ quốc Việt Nam. Điều đó đáng để chính phủ Việt Nam phải suy nghĩ.”
21 Tháng Mười 2014(Xem: 18163)
Trao đổi với BBC hôm 19/10/2014, nhân việc tại thành phố Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh vừa diễn ra một vụ 'quan tài diễu phố' của dân khiếu nại về việc một nghi can bị cơ quan công an giam giữ đã tử vong với lý do 'thắt cổ tự tử' bất bình thường, kỹ sư Nguyễn Lân Thắng nói:
19 Tháng Mười 2014(Xem: 19060)
Khoảng 400-500 cảnh sát được triển khai ở Mong Kok để buộc đám đông phải lùi xa khoảng 20m khỏi một ngã tư trọng điểm. Các cuộc đụng độ vào sáng sớm 19/10 giữa người biểu tình và lực lượng cảnh sát ở Hong Kong vẫn đang tiếp tục mặc dù Chính quyền Hong Kong và nhà lãnh đạo biểu tình đã xác nhận sẽ tiến hành đàm phán.
16 Tháng Mười 2014(Xem: 18599)
Ông Nguyễn Tấn Dũng tuyên bố rằng việc Manila đưa Bắc Kinh ra tòa trọng tài Liên Hiệp Quốc là ‘quyền của Philippines’, và vấn đề tranh chấp lãnh thổ cần phải được giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình. Bình luận của người đứng đầu chính phủ Việt Nam được đưa ra hôm 15/10 tại Viện Koerber, nghiên cứu về phát triển xã hội, ở Berlin sau cuộc họp với Thủ tướng Đức Angela Merkel.
14 Tháng Mười 2014(Xem: 19629)
Cô Nina Phạm, y tá Mỹ gốc Việt, 26 tuổi, người Mỹ đầu tiên bị lây nhiễm virus Ebola trên đất Mỹ, do là đã có tiếp xúc với bệnh nhân Thomas Eric Duncan. Thomas mắc bệnh từ Liberia, đến Mỹ, vào bệnh viện nhưng đã chết vì bệnh viện Cơ đốc Dallas không cứu chữa được ca bệnh này.
12 Tháng Mười 2014(Xem: 20044)
Hôm 10/10/2014. tại trụ sở Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, 46 Tràng Thi, Hà Nội hàng trăm bà con dân oan Văn Giang (Hưng Yên), Hải Phòng, Tây Ninh treo dọc biểu ngữ phủ kín bờ tường trụ sở, cờ đỏ sao vàng chào mừng ngày "giải phóng" thủ đô 10.10 năm nay.
09 Tháng Mười 2014(Xem: 18845)
“Cướp biển Indo trèo lên tàu và tấn công tàu. Nó lên nó bịt mặt hết. Nó có dao và súng. Nó dí dao và súng vào người rồi đó đánh trực ban ở trên buồng lái xong nó xuống buồng thuyền trưởng, nó dí súng vào đầu thuyền trưởng và dần dần nó khống chế tất cả các thuyền viên trên tàu và nó giam giữ tại một phòng”.
07 Tháng Mười 2014(Xem: 18933)
Cuộc gặp liên ngoại trưởng Phạm Bình Minh - John Kerry ở Washington vào đầu tháng 10/2014 đã an bài. Kết quả không đến nỗi tệ: sau nhiều năm bị cấm vận, Việt Nam được Hoa Kỳ dỡ bỏ một phần cơ chế mua vũ khí sát thương.
05 Tháng Mười 2014(Xem: 17218)
Ông Kerry nói Mỹ điều chỉnh chính sách trong tình hình mới Việt Nam đã hoan nghênh quyết định của Chính phủ Mỹ nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho họ và nói rằng điều này sẽ có lợi cho cả hai nước.
04 Tháng Mười 2014(Xem: 18414)
Hãng tin Reuters (Anh) cho biết, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói: “Việc nới lỏng lệnh cấm bán vũ khí sát thương cho VN vì mục đích an ninh hàng hải sẽ tăng cường hợp tác quốc phòng theo hướng có lợi cho cả hai nước”. AP nhấn mạnh, quan hệ Mỹ-VN đã bình thường hóa vào năm 1995 - 20 năm sau chiến tranh. Washington đã phê chuẩn việc bán một số vũ khí không sát thương cho VN vào năm 2007 và quan hệ song phương đã được củng cố sâu sắc hơn, nhất là khi chính quyền Obama nỗ lực mở rộng sự hiện diện của Mỹ tại châu Á.