Nhân Quyền: Bao giờ thì Tù nhân Lương tâm lập “đảng Nhân Quyền Việt Nam”?

19 Tháng Mười Hai 20211:50 CH(Xem: 5862)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A – CHỦ NHẬT 19 DEC 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Nhân Quyền: Bao giờ thì Tù nhân Lương tâm lập “đảng Nhân Quyền Việt nam”?

image003

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

19/12/2021


image001Ảnh từ trên xuống: Nhà báo, nhà hoạt động xã hội dân sự Phạm Đoan Trang trước tòa u ám nhân quyền ở Hà Nội ngày 14/12/2021; hai nhà hoạt động Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm, bên phải là vợ và hai con của Trịnh Bá Phương, ông Đỗ Nam Trung bị tòa án tỉnh Nam Định kết án 10 năm tù, 4 năm quản chế.


Nhân đạo và Chính trị


Nhân đạo là đặc tính yêu thương tha nhân của con người. Từ trong tim, tính nhân đạo thể hiện tấm lòng nhân đức giữa người và người. “Nhân chi sơ tính bổn thiện”. Nhân đạo không cần rèn luyện như chính trị, đôi khi không ngược hẳn với chính trị, Chính trị thường phải rèn luyện nên mới có môn chính trị học. Môn học cao nhất của chính trị là tạo ra một chế độ chính trị yêu thương cộng đồng xã hội, dân tộc và loài người.


Dài dòng như vậy vì khái niệm “Nhân đạo và Chính trị” vừa diễn ra ở Little Saigon, nam California hôm Chủ nhật 12/12/2021. Đối với giáo dân ngoan đạo Công Giáo đó là ngày của Chúa, ngày của yêu thương; nhưng đối với các thành viên trong Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam hải ngoại sau một năm làm việc, họ đã thực hiện được một việc làm có ý nghĩa “nhân đạo và chính trị”.


Chúng tôi nhận thấy trong buổi hội ở hội trường Tp Westminster có các ông Nguyễn Bá Tùng (Trưởng ban điều hành), ông Đỗ Như Điện (thành viên), ông Đỗ Anh Tài (thành viên), ông Đoàn Thế Cường, ông Huỳnh Lương Thiện. Họ đã cùng nhau tổ chức một buổi lễ gọi là Lễ trao giải Nhân quyền năm 2021.


Các nhân vật nhận được giải năm nay gồm các vị hoạt động trong giới báo chí, mạng lưới xã hội dân sự, bày tỏ quan điểm về những bất công chính trị, tệ trạng xã hội và củng cố niềm tin xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người, gồm có: Gia đình bà Cấn Thị Thêu, cô Đinh Thị Thu Thủy và ông Nguyễn Văn Túc.


MLNQ VN/HN thành lập năm 1997, lập ra giải Nhân Quyền năm 2002, lần này là năm thứ 20. Trong những năm trước, MLNQ VN/HN đã trao giải cho 5 tổ chức ở trong nước và 54 nhân vật tranh đấu cho quyền “Con người” và các quyền căn bản, quyền “phát biểu Tự Do” và quyền “Dân Chủ”.


Giải MLNQ gồm ba ngàn mỹ kim và tấm plaque đẹp trang trọng vinh danh trao cho mỗi người, ông Huỳnh Lương Thiện (ban tổ chức) tuyên đọc lời giới thiệu quá trình hoạt động của ba vị nêu trên.


Trong bối cảnh cộng đồng cư dân Little Saigon và các viên chức trong thành phố Westmisnter vừa nổ ra “lùm xùm” vụ xây dựng Tượng đài Cổ thành Quảng Trị nay vẫn còn dư âm, các cuộc “đối đấu” giữa Thị trưởng Tp Westminster Tạ Đức Trí và Nghị viên Kimberly Hồ đang gây “bức xúc” trong cộng đồng, ban tổ chức giải Nhân quyền năm nay mời cả ông Tạ Đức Trí và bà Kimberly Hồ đến dự lễ trao giải.


Trong lúc ông Tạ Đức Trí ngồi hàng ghế thứ nhất được mời lên phát biểu và tặng bằng tưởng lục cho ông Nguyễn Bá Tùng, bà nghị viên Kimberly Hồ ngồi ở hàng ghế thứ hai đứng dậy bỏ ra về.


Tham dự buổi lễ còn có bà Dân biểu Michelle Steel được mời lên phát biểu tố cáo những hành vi tội ác của cộng sản, ca ngợi việc làm của MLNQ và tặng bằng tưởng lục cho ông Nguyễn Bá Tùng; ban tổ chức cho biết cũng đã mời Dân biểu Alan Lowenthal nhưng không thấy ông hiện diện (ông Lowenthal năm nay 80 tuổi không ra tranh cử nữa và thông báo xin nghỉ hưu), bà Janet Nguyễn cử ông David đại diện đến tặng bằng tưởng lục, Thị trưởng Tp Stanton David J. Shawer và nghị viên Hà Vân đến tham dự nửa chương trình rồi về sớm.


Dù muốn hay không, buổi lễ trao giải của MLNQ đã nhuốm màu “Nhân đạo và Chính trị”. Nhưng trước hết và trên hết, đó là sự biểu hiện tình cảm thiêng liêng giữa con người và con người, giữa tâm tình của người Mỹ gốc Việt đối với quê hương và dân tộc, và đặc biệt đối với những con người dũng cảm.


Khi “Thượng Đế” sinh ra con người trên trái đất này, quyền tối thượng của loài người là quyền không thể bị chết đói. Cái đói đi với cái nghèo, cái èo uột thân xác - tâm hồn là kiếp nạn nhân tai trong một chế độ chính trị nhiễu loạn mà giai cấp giàu nghèo đã và đang quá cách biệt như ở Việt Nam, nó hoàn toàn đi ngược với lý tưởng của những người quốc gia và cộng sản chân chính.


Một trong những cảnh tượng “đói nghèo” diễn ra ở Sàigon trong tháng 10 vừa qua là hàng vạn người dân lao động phải chạy bằng chân, bằng xe gắn máy, đủ loại di chuyển, bồng bế con thơ vượt Sàigon về quê để mưu sinh thoát hiểm. Đó là hoạt cảnh của cái gọi là nền kinh tế thị trường, con đẻ của chủ nghĩa “tư bản hoang dã”.


Ở Việt Nam bây giờ, nếu có ba ngàn đôla, bạn có thể mua được cái điện thoại đa năng khá tốt, cái laptop xài được, “bắn” lên mạng xã hội không khó khăn lắm. Cho nên không lấy làm lạ khi công an thường ập vào nhà các nhà hoạt động xã hội dân sự, việc trước mắt của công an là tịnh thu điện thoại, máy điện toán và tài liệu … để làm tang vật truy bức ra tòa.


Ba ngàn đôla không lớn, cũng không nhỏ, cho nên, ông Nguyễn Bá Tùng, người điều hành MLNQ rất xứng đáng được xem như người “anh nuôi lớn” đối với các nhà hoạt động trong nước. Họ rất nghèo khó. Thực tế ở hải ngoại, để có được chín ngàn đôla yểm trợ tinh thần lẫn vật chất cho ba nhân vật năm nay quả là một nan đề.


Dường như lòng hảo tâm và tình đồng hương ngày càng khô cạn, trước cuộc sống thực dụng và cạnh tranh mà mấy chục năm trước đây còn tất bật lưu vong nơi xứ lạ quê người, nay lại vất vả với nhà lầu và xe hơi đời mới.


Tất nhiên, cũng không thể quên vinh danh những tấm lòng nhân ái từ thâm tâm đã đóng góp tài chánh cho MLNQVN để họ có điều kiện làm việc.  


Thật ra chín ngàn đôla “nhân đạo” chẳng nhằm nhò gì so với 200 triệu đôla đòn phép “chính trị” mà cô tùy tùng “tư bản hoang dã” lót đường cho ông thủ tướng Phạm Minh Chính đến Ăng Lê khoe chuyện ăn tối với bà Thủ hiến Scotland hôm 31/10/2021, hay chai rượu vang chục ngàn đôla cho ông Bộ trưởng công an Tô Lâm nhấm nháp bò rắc muối thánh.


Tiệc tùng xong, ông thủ tướng đảng Cs VN phát biểu quan điểm về nhân quyền như sau (theo báo VN trong nước): "Nhân quyền lớn nhất ở Việt Nam là lo cho 100 triệu dân ấm no và hạnh phúc, dân chủ, cuộc sống bình yên, an ninh, an toàn, an dân, đó là điều quan trọng nhất, phát huy tối đa yếu tố con người; "Nhân quyền lớn nhất là chúng ta ổn định chính trị. Để bảo vệ nhân quyền thì phải có pháp quyền, và chúng ta đang nỗ lực xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN". (BBC 17/12/2021).


Một số hình ảnh trong buổi lễ trao giải Nhân Quyền 2021


Chúa Nhật 12/12/2021, tại hội trường Tp Westminster Quận Cam. Little Saigon nam California, một buổi Lễ trao giải Nhân quyền hàng năm do Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam/Hải ngoại tổ chức.


image006Chúa Nhật 12/12/2021 tại hội trường Tp Westminster. Từ trái, ông Nguyễn Đình Cường và bà Frances Thế Thủy điều hợp chương trình; ông Nguyễn Bá Tùng, Trưởng ban điều hợp MLNQVN/Hải ngoại; nhạc sĩ Việt Khang, khôi nguyên Giải Nhân quyền VN 2014 nhận giải thay cho gia đình Bà Cấn Thị Thêu và ông Đoàn Thế Cường, một thành viên năm nào cũng có mặt trong giải Nhân Quyền.


image008Dân biểu Michelle Steel trao bằng tưởng lục cho ông Nguyễn Bá Tùng; 3 ảnh phía sau (từ trái) cô Đinh Thị Thu Thủy, gia đình bà Cấn Thị Thêu và ông Nguyễn Văn Túc.


image010Thị trưởng Tp Westminster Tạ Đức Trí trao bằng tưởng lục cho ban tổ chức, đứng bên phải là Phó thị trưởng luân phiên Tp Westminster Nguyễn Mạnh Chí.


image012Nghị viên Tp Westminster Kimberly Hồ đến tham dự nửa thời lượng chương trình thì bỏ ra về.


image014Nhà báo cựu phóng viên chiến trường VNCH Kiều Mỹ Duyên và các cơ quan truyền thông.


Hoa Kỳ và phiên tòa u ám nhân quyền ở Hà Nội


image016TBT đảng CsVN Nguyễn Phú Trọng cụng ly với Phó Tổng thống Joe Biden lẩy Kiều "Trời còn để có hôm nay, Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời" trong bưổi tiệc trưa tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 7-7-2015, tuy nhiên cho đến nay, Việt Nam vẫn chỉ là đối tác toàn diện với Mỹ chứ không ngả nghiêng đối tác chiến lược.


Ngày 10/12/2021, nhân ngày Nhân quyền Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ cùng với Anh Quốc và Canada công bố một loạt danh sách trừng phạt các quan chức, tổ chức thuộc 8 quốc gia, trong đó có Trung Quốc, Bắc Hàn, Miến Điện, nhưng danh sách không có tên Việt Nam.


Ngày 13/12/2021, ông Marc Knapper, trong buổi điều trần tại Thượng Viện Hoa Kỳ (sửa soạn đảm nhiệm tân Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam), phát biểu: sẽ đẩy mạnh quan hệ an ninh với Hà Nội, sẽ áp lực Hà Nội tôn trọng nhân quyền, sẽ đề cập tới chiều hướng sách nhiễu, bắt giữ tùy tiện, các vụ án bất công, sẽ áp lực Hà Nội tôn trọng tự do ngôn luận, lập hội, tụ họp ôn hòa, và tự do tín ngưỡng tôn giáo, và những bản án bất công nặng nề đối với các nhà báo và các nhà hoạt động xã hội dân sự.


Ngày 14/12/2021, phiên tòa u ám nhân quyền, Hà Nội đã thẳng tay bỏ tù nhà hoạt động Phạm Đoan Trang 9 năm tù (1). Giới quan sát cho rằng nhà cầm quyền Việt Nam đã tận dụng thái độ chính trị chính trị của Mỹ và phương Tây để sử dụng lá bài nhân quyền, “thoải mái” bỏ tù những nhà hoạt động vì “Việt Nam đã trở thành một thành phần quan trọng trong chiến lược của các cường quốc bên ngoài ở Biển Đông và Đông Nam Á” (theo Bill Hayton).


image018Nhà báo, nhà hoạt động xã hội dân sự Phạm Đoan Trang tại phiên tòa Nhân quyền u ám Hà Nội ngày 14/12/2021 (ảnh chụp qua màn hình). Nguồn: VnExpress.


Ngày 15/12/2021, phiên tòa u ám Nhân quyền Hà Nội kết án ông Trịnh Bá Phương, sinh năm 1985, một blogger, 10 năm tù giam và bà Nguyễn Thị Tâm (Tâm Dương Nội) sinh năm 1972, 6 năm tù giam. 


image020Ảnh trái: Trịnh Bá Phương và Nguyễn Thị Tâm (Tâm Dương Nội); ảnh phải: Vợ và các con của Trịnh Bá Phương.


Ngày 16/12/2021, báo chí do nhà nước Việt Nam kiểm soát đưa tin hôm 16/12/2021 rằng Tòa án Nhân dân tỉnh Nam Định xét xử sơ thẩm và tuyên án 10 năm tù giam, 4 năm quản chế đối với ông Đỗ Nam Trung, 40 tuổi. (VOA 16/12/2021)


image022Nhà hoạt động xã hội dân sự Đỗ Nam Trung, 40 tuổi bị kết án 10 năm tù, 4 năm quản chế tại phiên tòa sơ thẩm tỉnh Nam Định (Bắc Việt).


Ngày 24/12/2021 sắp tới, sẽ có vụ xử phúc thẩm Bà Cấn Thị Thêu và con trai Trịnh Bá Tư, thân nhân ông Trịnh Bá Phương.


Ngày 31/12/2021, nhà báo công dân Lê Trọng Hùng được nhà cầm quyền “mời” lên lịch bị cáo ở phiên tòa ua ám Nhân quyền Hà Nội.


Đã đến lúc hàng trăm Tù nhân lương tâm lập “đảng Nhân Quyền Việt Nam” chưa?


image024Trước khi bị bắt, nhà báo, tù nhân lương tâm Đoan Trang đã viết những lời lẽ để đời trong lịch sử tranh đấu cho Tự do, Dân chủ và Nhân quyền trên đất nước Việt Nam: "Tôi không cần tự do cho riêng mình, nếu chỉ vậy thì quá dễ. Tôi cần cái lớn hơn là tự do dân chủ cho Việt Nam. Đó là một mục tiêu nghe có vẻ xa vời, nhưng thật ra là khả thi, nếu có sự góp phần của tất cả các bạn."


Một nhà quan sát chính trị phương Tây nói rằng “Không có gì ngạc nhiên về hồ sơ nhân quyền u ám của Việt Nam”.


Xin nhắc lại Ngày 25/8/2021, trước đây hơn ba tháng, trong lá thư của 9 dân biểu Liên bang Hoa Kỳ gởi thư cho Phó Tổng thống Kamala Haris trong chuyến đến Việt Nam làm việc từ ngày 24-26/8/2021, vấn đề nhân quyền phải là điểm chính trong các cuộc họp song phương Mỹ-Việt.


Rất tiếc, trước khi bay đến Hà Nội, phát biểu tại Singapore ngày 23/8/2021, Phó Tổng thống Kamala Harris nhấn mạnh: “Cam kết của Hoa Kỳ trong việc hợp tác với các đồng minh và đối tác xung quanh vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương để nâng cao trật tự quốc tế dựa trên luật pháp và quyền tự do hàng hải, kể cả ở biển South China Sea. (bao gồm Biển Đông Việt Nam và Biển Tây Philippines).


Có vẻ như vấn đề nhân quyền ở Việt Nam khá xa lạ đối với bà Harris. Nhân quyền không là trọng điểm chuyến đi làm việc của bà ở Việt Nam. Đó là một lỗ hổng chính trị lớn trong quan hệ Việt -Mỹ-triều đại Joe Biden mà Cs Việt Nam tận dụng tối đa để cai trị dân lành.


Việt Nam với tư thế ở Đông Nam Á chưa là đồng minh với Mỹ, mặc dù Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin sau khi đến làm việc ở Hà Nội mong muốn nâng quan hệ Việt-Mỹ lên hàng đối tác chiến lược.


Viễn ảnh Nhân Quyền Việt Nam năm mới 2022 sẽ không còn là vấn đề chính trong bối cảnh Việt Nam đứng trước áp lực chính trị đa phương của phương Tây (không đứng về phe nào nhưng cũng đừng ngả về Trung cộng!) và chiến lược Indo-Pacific do Mỹ khai triển trung tâm ở Đông Nam Á và cái mắt xích Biển Đông.


Giới quan sát tình hình Biển Đông bi quan cho rằng, có thể Mỹ sẽ nhường Biển Đông cho Bắc Kinh để đổi lấy quyền lợi to lớn hơn cho Hoa Kỳ. Áp lực địa chính trị, kinh tế, quân sự của Bắc Kinh vẫn chụp lên Việt Nam và nền kinh tế trong nước lụn bại về nạn dịch giặc Covid khiến VN khó có thể vươn lên trong một hai năm tới.


Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) trong báo cáo thường niên cho biết: Năm quốc gia có số nhà báo bị bắt giữ nhiều nhất, tính đến ngày 01/12/2021, là Trung Quốc (127), Miến Điện (53), Việt Nam (43), Belarus (32) và Ả Rập Xê Út (31). Việt Nam tiếp tục nằm trong nhóm 5 nước bỏ tù nhiều nhà báo nhất. Về Việt Nam, số lượng nhà báo bị giam giữ năm nay tăng gấp rưỡi so với năm ngoái (28 nhà báo bị giam giữ năm 2020. (RFI 16/12/2021)


Hiện có khoảng khoảng 170 tù nhân lương tâm hiện đang bị giam giữ tại Việt Nam, một con số cao kỷ lục trong lịch sử gần đây, theo số liệu năm 2020 của Tổ chức Ân xá Quốc tế. Trong khi Dự án 88 khẳng định rằng hiện có 217 nhà hoạt động trong tù và 306 người khác đang gặp nguy hiểm. (BBC 17/12/2021)


Các nhà phân tích chính trị Việt Nam ở phương Tây tỏ ra bi quan. Cái được gọi là 'Phong trào Dân chủ' đang bị xáo trộn hoàn toàn. Các nhà lãnh đạo giỏi nhất của Phong trào Dân chủ Việt Nam đang ở trong tù hoặc lưu vong.


Mong lắm thay, tiếng đại hồng chung nhân quyền dân quyền hùng lực vang lên vỡ bờ toàn cõi Bắc Trung Nam. Đã đến lúc chưa? Hàng trăm Tù nhân lương tâm đoàn kết lại, tập hợp lại, đứng lên lập “đảng Nhân Quyền Việt Nam”.


Lý Kiến Trúc


California 19/12/2021


(1)   “Nhà báo Đoan Trang, năm nay 43 tuổi, trú tại phường Cát Linh, quận Đống Đa, Hà Nội; từng tốt nghiệp Trường Hà Nội- Amsterdam và Đại học Ngoại thương Hà Nội và làm phóng viên Báo Điện tử Vnexpress, nhân viên Công ty quảng cáo HAKI, Công ty Truyền hình kỹ thuật số VTC, cộng tác viên Báo Vietnamnet và Phóng viên báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh. Nhà báo bị bắt ngày 07/10/2020, sau khi xuất bản cuốn sách Chính trị Bình dân và một số tác phẩm báo chí khác.


Phạm Đoan Trang đã sáng lập tạp chí “Luật Khoa” giúp người Việt Nam hiểu luật pháp để tự bảo vệ quyền lợi của mình. Cô làm báo từ năm 2000 cho đến 2013, cộng tác với gần mười cơ quan báo chí trong nước, như VnExpress, Vietnamnet, báo Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh, đài truyền hình VTC, vân vân. Năm 2014, cô qua Mỹ nhận học bổng nghiên cứu của tổ chức Villa Aurora & Thomas Mann House và thư viện Feuchtwanger tại đại học nam California (University of Southern California- USC). (VOA 16/12/2021)


+++++++++++++++++++++++++++++++++++


Ngày 19/12/2021, tòa soạn Văn Hóa Online nhận được Thiệp chúc mừng của MLNQVN – Xin trân trọng cám ơn (lkt).


Xin chân thành cám ơn quý vị đã tham dự hoặc hỗ trợ Giải Nhân Quyền Việt Nam 2021.

Cầu chúc quý vị và gia đình một Mùa Giáng Sinh thật an bình và một Năm Mới 2022 mọi sự như ý.

image026

http://vietnamhumanrights.net

05 Tháng Giêng 2016(Xem: 16396)
"Cho đến ngày hôm nay, Bộ chính trị đang CSVN vẫn còn đang rối như tơ vò trong việc đề cử một trong bốn nhân vật lãnh đạo hàng đầu đảng CSVN (Tứ trụ triều đình), hay là một nhân vật nào khác, dẫn đầu đảng qua phó hội Obama tại điền trang Sunnylands ở California. Phó hội theo chương trình sẽ diễn ra ngày 15/1/2016. 1. Ô. Nguyễn Phú Trọng? 2. Ô.Trần Đại Quang? 3. Ô. Trương Tấn Sang? 4. Ô.Nguyễn Sinh Hùng? 5. Ô.Nguyễn Tấn Dũng?
29 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17971)
"05/8/2015: HT Quảng Độ nói với ông Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ Tom Malinowski: "Hà Nội không nên sợ hãi để “chấp nhận đa nguyên chính trị. Đa nguyên là của báu, chứ không là sự hăm doạ”. Ngài cũng xác nhận rằng GHPGVNTN không là kẻ thù của Việt Nam Cộng sản". (Tin&Ảnh PhòngTTPGQT) "Có rất nhiều quốc gia thường đãi bôi chuyện nhân quyền nhưng lại tránh né giải quyết thực tế để làm ăn với chế độ Cộng sản..." "GHPGVNTN là một trong những sức mạnh chủ yếu của quần chúng có tín ngưỡng; Tôi thì tin cậy và tín nhiệm Hoa Kỳ không đi vào con đường này". Ht Huyền Quang: "Vả lại, từ trước đến nay, nhà nước Việt Nam cũng chưa hề có một văn bản pháp lý nào qui định tội trạng, và cũng chưa có văn kiện chính thức nào “khai tử” Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất..." (trích Tâm thư HT Huyền Quang -xem trên Văn Hóa).
22 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15617)
- Vì sao Chùa 850,000 đô ở Santa Ana rộng 22,000Sq ft mà lại đi mua Chùa 1 triệu 3 đô ở Huntington Beach rộng 11, 000Sq ft? - HT Trí Lãng: Con xin thưa lên quý Ngài hãy cho con rút lui vì 4 lý do...; còn lý do Tt Giác Đẳng nêu lên là: Ht Trí Lãng muốn Đạo Tràng Pháp Hoa đứng tên chùa Phật Quang có đúng không? - Vì sao từ Ht Viên Lý cho đến Tt Giác Đẳng lọt được vào "mắt xanh" của Ht Đệ ngũ Tăng Thống Quảng Độ mà không là Ht Trí Lãng? - Vì sao Ht Viên Lý, Viện chủ chùa Diệu Pháp & chùa Điều Ngự bị cách chức Chủ tịch VPII có y như lời buộc tội của Giáo Chỉ ký ngày 9/12/2013? - Vì sao ông Võ Văn Ái ngăn cản "ý" của Ht Quảng Độ ý muốn "di dời" VP II VHĐ ra hải ngoại? - Bao nhiêu tiền gây quỹ tập Thơ Tù của Ht Quảng Độ có trả về cho GHPGVNTN không? - Những ai liên quan đến các buổi ra mắt gây quỹ Thơ Tù? Để làm sáng tỏ những câu hỏi bấy lâu nay đồng bào Phật tử thắc mắc nêu trên, tòa soạn báo Văn Hóa kính gởi đến quý Thầy, quý thân hữu, quý huynh trưởng Gia đình Phật tử, có th
20 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 16545)
- Vì sao kế hoặch mua chùa Phật Quang ở Santa Ana của Ht Trí Lãng bị phá hủy? - Ht Trí Lãng kết tội 3 người: Ht Huyền Việt, Tt Giác Đẳng, Ông Võ Văn Ái là thủ phạm. - Tố cáo nguồn thu nhập của ông Võ Văn Ái hàng trăm ngàn đô la. - Tố cáo tiền gây quỹ tập Thơ Tù của Ht Quảng Độ hô biến!
17 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18960)
Công bố 2 bản Chúc thư của Ht Đệ Tứ Tăng Thống Huyền Quang Kỳ 2: Ai đã thực hiện "quỉ kế soán ngôi" Tăng Thống?
15 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 18780)
Kỳ 2: Trả lời phỏng vấn. Kỳ 3: HT Quảng Độ giữa hai thế lực giằng, kéo! Xem tiếp trang trong
13 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 21852)
- Đảo Koh Kood thuộc tỉnh Trat, Thái Lan, (nhìn trên bản đồ thấy khá gần thủ đô Bangkok). Nơi Cảnh sát biển Thái được tin có khoảng 10 tầu cá VN đang hoạt động ngoài khơi cách đảo này khoảng 20 dặm. Các tàu cá bỏ chạy nhưng bị bắt lại 2 tàu. Dữ kiện thông tin này gời đến Cảnh sát Thái vào thời điểm Hoa Kỳ và Singapore thỏa thuận dùng phi trường quốc tế Singapore Chngi Airport cho thám thính cơ P-8A làm căn cứ. - Như báo Hải đồ báo Văn Hóa loan tin, khu vực quan sát của thám thính cơ P-8A rất rộng, P-8A có thể nhìn thấy các hoạt động diễn ra trên mặt biển, trải dài từ căn cứ Hải quân Hoàng Gia Kota Kinabalu Malaysia, đến biển Singapore, đảo Natuna của Indonesia, biển Cà Mau, đảo Phú Quốc, đảo Thổ Chu, Vịnh Thái Lan, đảo Koh Kood, eo biển Malacca ... chưa nói tới trên mặt đất. Chấm đỏ trên hải đồ là đảo Koh Kood của Thái.
10 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17882)
Biển Đông rộng khoảng 3 triệu 5 km2 có khoảng138 đảo lớn nhỏ. Vịnh Bắc bộ rộng khoảng 126.250 km². Vịnh Thái Lan rộng khoảng 320.000 km2. Nước Cộng Hòa Singapore là một đảo quốc nhỏ xíu nằm tận cùng mũi phía nam của Tây Malaysia, rộng có hơn 700km2 so với Malaysia là 329.847 km². Ảnh Hải đồ Văn Hóa. (Xem tiếp trang trong).
08 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17095)
- Theo BBC: Hoa Kỳ cho hay sẽ điều máy bay do thám P-8 Poseidon tới hoạt động lần đầu ở Singapore. - Theo RFI: Trong một động thái chắc chắn sẽ làm Trung Quốc giận dữ, Singapore vào hôm qua, 07/12/2015 đã đồng ý cho quân đội Mỹ triển khai loại phi cơ do thám tối tân P8 Poseidon trên lãnh thổ của mình, để từ đó thực hiện các phi vụ tuần tra trên Biển Đông. Đợt triển khai đầu tiên được tiến hành ngay tức khắc, kể từ ngày 7 đến 14 tháng 12.
06 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15520)
"Theo báo chí trong nước, lên tiếng trước sự chứng kiến của hàng trăm người, ông Nén cho rằng ông “bị đi tù hơn 17 năm vì sai sót có chủ đích của những người làm trong cơ quan tố tụng”. Ông Nén cũng bày tỏ hy vọng rằng, với những “đòn roi và oan ức” mà ông phải chịu đựng, ông mong “các điều tra viên, thẩm phán khi đặt bút phán quyết một điều gì hãy cân nhắc thật kĩ, không chỉ bằng lý trí mà còn bằng pháp lý để không làm oan cho một người nào nữa”. Ảnh bên: Một Thế Giới.
03 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 15984)
“Có nên yêu cầu ông Huỳnh Văn Nén, người tù 17 năm và gia đình - và các luật sư giải oan truy cứu trách nhiệm hình sự đối với nạn nhân chịu “đòn roi và oan ức" này không?
01 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 17012)
TÓM TẮT CÁC BẢN TIN TRANG TRONG: 1- Theo văn bản Hội nghề cá Việt Nam, ngày 26-11, khi tàu cá QNg-95861 của ông Nguyễn Văn Cu (xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) cùng 14 ngư dân đang neo đậu gần đảo đá Suối Ngọc thuộc quần đảo Trường Sa (khi đó trên tàu còn 2 thuyền viên, 12 thuyền viên khác xuống ca nô đi đánh bắt thủy sản) thì bị một tàu cá của Philippines tiếp cận. 2-Trên tàu Philippines có 8 người và 3 người trên tàu này với hai khẩu súng đã nhảy sang tàu cá QNg-95861 lục soát đồ đạc và bắn ông Trương Đình Bảy làm ông gục chết tại chỗ. 3- 4g15 sáng 1-12 tàu cá QNg-95861 của ngư dân Bùi Văn Cu về cảng Sa Kỳ cập bến. 4- Đến 6g30, thi thể của ông Bảy vẫn còn được để trong khoang đá để bảo vệ. tiếp trang trong)
24 Tháng Mười Một 2015(Xem: 51518)
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 23192)
- Hoàng Cơ Minh: “Tôi không tin là trong đời mình sẽ thấy Việt Nam được giải phóng khỏi chế độ Cộng sản. Nhưng tôi thà chết trong rừng như một thảo khấu còn hơn làm một người tỵ nạn ở hải ngoại.”* - "Bài viết không đề cập đến những công việc kỹ thuật gây sóng gió". - "Tất cả, cuối cùng, suối vàng thiên thu là nơi tụ họp của nghĩa sĩ đài dũng lược. Lẽ Sống và Cái Chết của một con người mang giòng máu cách mạng đã đi vào huyền thoại: Huyền thoại Hoàng Cơ Minh".
19 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17848)
- Tòa soạn xin cám ơn những quý vị, những bạn đọc đã gởi các bài viết đến Văn Hóa gồm các tác giả như: Các ông: Nguyễn Hữu Nguyên, Bằng Phong Đặng Văn Âu, Ts Nguyễn Phúc Liên, Kiêm Ái, Đoàn Thạch Hãn, Giao Chỉ Vũ Văn Lộc, Dũng Đinh, Huỳnh Nguyên Thi, Lữ Giang, Ngô Kỷ, Ngọc Lan, Nguyễn Văn Chức, Tôn Nữ Hoàng Hoa, Trung Lĩnh, Phạm Văn Thành, Nguyễn Thanh Tú ... Xin trân trọng và ghi nhận các ý kiến của quí vị. - Đóng góp vào chủ đề số báo kỳ này, Văn Hóa trích đăng nguyên văn các bài phát biểu, thông tin của các vị: Thông cáo Báo chí (Hoàng Tứ Duy),Tiến sĩ Đỗ Hùng, TNS Janet Nguyen, Tiến sĩ Trần Diệu Chân, Kỹ sư Đỗ Hoàng Điềm và Tiến sĩ Nguyễn Đình Thắng. - Ngoài ra, Văn Hóa cũng trích và loan tải lại các hình ảnh thu thập từ các nguồn thông tin khác. Tất cả các bài viết, tư liệu, hình ảnh loan tải trên http://www.nhatbaovanhoa.com đều dựa trên tinh thần thông tin khách quan, không thiên kiến, vô tư. Mọi nhận định, phán xét xin dành cho quí vị. Mời quý vị theo dõi. * Chú t
15 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18721)
- K-9 là gì? Ai lập ra? - Con trai nhà báo Nguyễn Đạm Phong bị giết tường trình. - Các cây bút và cơ quan truyền thông viết về "Terror in Little Saigon". - A.C. Thompson chỉ nói đến Mặt Trận, chưa hề đề cập đến Việt Tân. - Bá Linh 19/9/2004: Việt Tân - một thực thể chính trị đối lập. - Ra tòa hay huề cả làng?
12 Tháng Mười Một 2015(Xem: 19212)
VĂN HÓA - "25 năm sau, thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015, nhằm lật lại hồ sơ năm nhà báo người Mỹ gốc Việt ở Hoa Kỳ bị ám sát một cách bí ẩn trong thời gian từ 1981 đến 1990 mà FBI đã đóng dấu "đóng". Sự kiện PBS hiện đang dựng lên một cơn sóng "nhức nhối", "choáng", lan truyền dồn dập đến tập thể cộng đồng Việt lưu vong tỵ nạn, không những ở Mỹ mà rúng động đến tâm tư người Việt Nam cư ngụ trên khắp thế giới". Chưa hết, vụ việc sẽ còn đi xa hơn nữa... (Xem tiếp trang trong)
10 Tháng Mười Một 2015(Xem: 18382)
Lời tòa soạn: Thiên phóng sự điều tra mang tên “Terror in Little Saigon” – Khủng bố ở Little Saigon – dài 54 phút đã được chiếu trên kênh truyền hình PBS tối thứ Ba 3/11/2015. A.C. Phim do Phóng viên A.C. Thompson thực hiện và làm việc chung với cơ sở ProPublica và chương trình Frontline của hệ thống truyền hình PBS trong gần hai năm để thực hiện phóng sự về những vụ ám sát nhà báo gốc Việt tại Mỹ. (Ảnh bìa báo OC Weekly - xem tiếp trang trong)
08 Tháng Mười Một 2015(Xem: 17222)
*Tập Cận Bình tại Singapore 7/11/15: "Các hòn đảo ở biển Nam Trung Hoa là lãnh thổ của Trung Quốc từ thời xa xưa". * Trương Tấn Sang phát biểu tại CSIS và New York 27/9/15 : "Phản đối đường lưỡi bò; Hoàng Sa và Trường Sa là của tổ tiên Việt Nam". * Đặc phái viên của Tbt Nguyễn Phú Trọng ký kết với Bắc Kinh nguyên tắc 3 điểm thỏa thuận Biển Đông. * Nếu ngày 5/11/2015 dân Saigon-Hà Nội xuống đường một trăm nghìn người thì họ Tập sẽ nói khác!