Thượng đỉnh Trung Quốc-ASEAN: “Láng giềng tốt; xịt vòi rồng; loại bỏ Mỹ ra khỏi Biển Đông”

22 Tháng Mười Một 20216:38 SA(Xem: 5466)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 22 NOV 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Thượng đỉnh Trung Quốc-ASEAN: “Láng giềng tốt; xịt vòi rồng; loại bỏ Mỹ ra khỏi Biển Đông”


image001Tàu hải cảnh Trung cộng xịt vòi rồng, chiếu đèn pha vào tàu Philippines hôm 16/11/2021. Video: Hội đồng An ninh Quốc gia Philippines.

 

Tập Cận Bình trấn an không “ức hiếp” láng giềng các nước Đông Nam Á; nhưng “xịt” vòi rồng tàu Phi tiếp tế bãi Cỏ Mây, loại bỏ mọi “can thiệp” từ bên ngoài.


22/11/2021


image002Khung cảnh cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến ASEAN - Trung Quốc ngày 22/11/2021. Ảnh chụp từ phía Phnom Penh, Cam Bốt. © An Khoun SamAun / AP


Thu Hằng


Trung Quốc không tìm cách làm “bá chủ” khu vực và sẽ không “hăm dọa” các nước láng giềng nhỏ hơn. Chủ tịch Tập Cận Bình liên tục trấn an các nước ASEAN tại thượng đỉnh trực tuyến ngày 22/11/2021 đánh dấu 30 năm thiết lập quan hệ song phương.


Phát biểu trước các nhà lãnh đạo ASEAN, ông Tập Cận Bình khẳng định Trung Quốc “đã, đang và sẽ mãi là một láng giềng tốt, một người bạn hữu hảo, một đối tác tốt của ASEAN”. Bắc Kinh “sẽ không bao giờ tìm cách làm bá chủ và chắc chắn sẽ không ức hiếp các nước nhỏ”.


Những phát biểu mang tính trấn an, xoa dịu của ông Tập Cận Bình đi ngược với những hoạt động hung hăng của Trung Quốc ở Biển Đông mà gần đây nhất là tàu hải cảnh Trung Quốc phun vòi rồng xua đuổi tàu tiếp tế của Philippines ở bãi Cỏ Mây (Second Thomas), quần đảo Trường Sa.


Cách hành xử vũ lực của Trung Quốc bị tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chỉ trích tại cuộc họp thượng đỉnh với chủ tịch Tập Cận Bình là “không có lợi cho mối quan hệ giữa các nước chúng ta và quan hệ đối tác của chúng ta”. Theo AFP, Philippines “lấy làm tiếc về sự kiện ở bãi Ayungin (tên gọi Philippines của bãi Cỏ Mây) và vô cùng quan ngại nếu những sự kiện tương tự xảy ra”.


Ngoài trấn an các nước ASEAN, chủ tịch Trung Quốc cho biết muốn “cùng duy trì ổn định ở Biển Đông”, biến Biển Đông “thành một vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác”, nhưng loại bỏ mọi “can thiệp” từ bên ngoài, ngụ ý đến các cuộc tuần tra vì tự do lưu thông hàng hải của Hoa Kỳ và các nước đồng minh trong vùng, cũng như của Đức, Anh, Pháp. Liên Hiệp Châu Âu từng kêu gọi “tất cả các bên tôn trọng tự do lưu thông hàng hải và hàng không ở Biển Đông”.


Sau sự kiện tàu tiếp tế của Philippines bị hải cảnh Trung Quốc sách nhiễu ở bãi Cỏ Mây, ngày 19/11, Washington đã cảnh báo Bắc Kinh là một vụ tấn công vũ trang sẽ buộc Hoa Kỳ can thiệp bảo vệ Philippines trong khuôn khổ hiệp ước phòng thủ chung.


Quốc xịt vòi rồng tàu tiếp tế


Philippines công bố video tàu tiếp tế nước này bị hải cảnh Trung Quốc cản trở trên đường đến bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.


Video được Cố vấn An ninh Quốc gia PhilippinesHermogenes Esperon chia sẻ với các phóng viên hôm qua, cho thấy một tàu hải cảnh Trung Quốc bật đèn chớp, chiếu đèn pha công suất cao và xịt vòi rồng vào một tàu tiếp tế dân sự Philippines trong cuộc chạm trán ngày 16/11.


"Có vẻ họ sẽ không cho chúng ta quay lại", một thuyền viên Philippines nói trong video. Cố vấn Esperon cho biết có 19 tàu xuất hiện gần bãi Cỏ Mây trước sự việc này, nhưng không nói rõ bao nhiêu tàu trong số đó là tàu hải cảnh Trung cộng.


Ngoại trưởng Philippines Teodoro Locsin cáo buộc ba tàu hải cảnh Trung Quốc chặn đường và xịt vòi rồng vào hai tàu tiếp vận Philippines đang di chuyển tới bãi Cỏ Mây hôm 16/11. Không ai bị thương trong sự việc, nhưng các tàu Philippines phải hủy nhiệm vụ và quay về bờ.


Ngoại trưởng Locsin cho rằng hành động của hải cảnh Trung Quốc là "phi pháp" và cảnh báo hành vi "thiếu kiềm chế" có thể đe dọa quan hệ đặc biệt giữa Philippines và Trung Quốc, cho biết đã lên án hành động của Bắc Kinh khi đối thoại với đại sứ Trung Quốc tại Manila.


Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên sau đó xác nhận sự việc, nhưng cho rằng các tàu hải cảnh Trung Quốc hành động "để bảo vệ trật tự hàng hải" trước tàu Philippines.


Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Năm 1999, Philippines, bên cũng đưa ra tuyên bố chủ quyền với thực thể này, ủi tàu chiến cũ nát BRP Sierra Madre lên bãi Cỏ Mây, biến nó thành một tiền đồn để duy trì hiện diện trái phép ở khu vực.


Quân đội Philippines triển khai một đơn vị thủy quân lục chiến đồn trú trên tàu chiến này và phải phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn tiếp tế từ đất liền.


Đây không phải lần đầu Trung Quốc quấy nhiễu tàu Philippines ở bãi Cỏ Mây. Bộ Quốc phòng Philippines cho biết Bắc Kinh thường duy trì một tàu hải cảnh gần bãi Cỏ Mây để giám sát hoạt động của tàu cá Philippines, cũng như theo dõi nhiệm vụ tiếp tế cho BRP Sierra Madre.


Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng hôm 18/11 tái khẳng định lập trường rõ ràng và nhất quán của Việt Nam về chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa cũng như vấn đề Biển Đông khi được đề nghị bình luận về sự việc.


"Việt Nam đề nghị các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 trong mọi hoạt động trên Biển Đông, không có hành động làm phức tạp tình hình, góp phần duy trì hòa bình, an ninh, ổn định và trật tự pháp lý trên biển tại khu vực", bà Hằng cho biết trong cuộc họp báo thường kỳ hôm qua.

11 Tháng Tám 2016(Xem: 16000)
Mặt trận Biển Đông Phóng đồ minh họa hệ thống giàn phóng tên lửa VN.
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15368)
"Một nhiếp ảnh gia của hãng thông tấn Reuters đã ghi lại được khoảnh khắc 2 nữ VĐV vui vẻ chụp hình cùng nhau. "Vận động viên Bắc Hàn Hong Un Jong, 27 tuổi khi trở về Triều Tiên có thể sẽ phải chịu những hình phạt khắc nghiệt nhất, thậm chí có thể là “án tử.”
09 Tháng Tám 2016(Xem: 15108)
07 Tháng Tám 2016(Xem: 14431)
"RAND cũng giả định đây là cuộc chiến theo quy ước, có nghĩa sẽ đấu với nhau bằng tàu chiến, máy bay, tên lửa và chiến binh mạng mà không sử dụng vũ khí hạt nhân".
01 Tháng Tám 2016(Xem: 13481)
"Tự do hàng không" "Máy bay ném bom Trung Quốc bay qua khu vực gần bãi cạn Scarborough của Philippines trên Biển Đông hồi tuần qua". Ảnh: Xinhua
01 Tháng Tám 2016(Xem: 12735)
"Tự do hàng không" "Không quân Hoa Kỳ, ngày 28/07/2016, ra thông báo cho biết sẽ tiến hành triển khai máy bay ném bom chiến lược B-1 tại căn cứ Guam, Thái Bình Dương, cách Biển Đông khoảng 2000 hải lý. Đây là lần đầu tiên kể từ 10 năm qua, Không quân Mỹ đưa máy bay B-1 đến Guam".
31 Tháng Bảy 2016(Xem: 13644)
"Một số nhận định cho rằng Việt Nam sẽ hưởng lợi nhiều nhất khi vào TPP, và Đảng Cộng sản Việt Nam đã ủng hộ ký kết hiệp định này". "Bà Laura Rosenberger nhấn mạnh: “Nghĩa là hiện nay bà không thể ủng hộ nó, cũng không ủng hộ nó sau bầu cử tháng 11, cũng như tháng Giêng năm sau”.
28 Tháng Bảy 2016(Xem: 14901)
Bàn cờ "biển Quốc tế Đông nam á" quyết đấu
27 Tháng Bảy 2016(Xem: 13146)
Trung Quốc tiếp tục lớn tiếng đả kích tất cả các nước dám kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông. Trong một thông báo công bố hôm nay, 27/07/2016, ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị (Wang Yi) đã đả kích bản tuyên bố chung Mỹ-Nhật-Úc về Biển Đông vừa được đưa ra sau cuộc họp tay ba, bên lề các hội nghị ASEAN tại thủ đô Lào.
21 Tháng Bảy 2016(Xem: 14283)
- Vũ Cao Phan: "Trung Quốc đã cưỡng chiếm Hoàng Sa (từ tay Việt Nam) và đang quản lí quần đảo này, Việt Nam yêu cầu đàm phán, nhiều lần yêu cầu đàm phán. Trung Quốc át giọng bác bỏ, bằng thái độ nước lớn, rằng không có tranh chấp ở đây, không đàm phán. Vấn đề do đó, đã hầu như bế tắc". - Xem mục BỘ ẢNH NHÂN VĂN: 74 hay 77 Chiến sĩ VNCH tử trận Hoàng Sa 1/1974? - Số đặc biệt: Tổng hợp tin tức và hình ảnh về trận thủy chiến Hoàng Sa 19/1/1974 giữa Hải quân VNCH và hải quân Trung cộng.
19 Tháng Bảy 2016(Xem: 18717)
- Một chuyến Palawan Hoàng Sa - Trường Sa có lọt trong vùng "Biển Quốc Tế" không?
18 Tháng Bảy 2016(Xem: 14393)
"Gần đây một số học giả – sử gia kiến nghị đổi tên thành “Biển Đông Nam Á” (Southeast Asia Sea) là khá phù hợp vì đây là một tên biển không phụ thuộc vào địa lý của một quốc gia".
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 15690)
- Toàn văn phán quyết PCA. - Xem tiếp kỳ sau: Những điểm chính trong Toàn văn phán quyết.
14 Tháng Bảy 2016(Xem: 14973)
Văn Hóa tổng hợp * Những nội dung quan trọng của phán quyết tòa PCA. * PCA làm đảo lộn và chấm hết mọi tư duy về biển Nam Trung Hoa trước đây. * Việt Nam "ngư ông đắc lợi" về lãnh thổ và lãnh hải đảo nguyên trạng tự nhiên ở Trường Sa (ví dụ: đảo Trường Sa lớn, Song Tử Tây, Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn ...) * Việt Nam có thể kiện lên tòa PCA về chủ quyền quần đảo Hoàng Sa và làm rõ yêu sách trên biển của VN phù hợp với luật pháp quốc tế. * Có sự hiểu khác nhau cơ bản về các quyền của nước mình theo Công ước đối với các vùng nước thuộc Biển Đông. - Toàn văn phán quyết của tòa PCA. - Xem số báo tới: - Bảng phân tích đặc tính của các vùng biển và thực thể ở Hoàng Sa - Trường Sa. - Những điểm cốt lõi trong Toàn văn phán quyết.
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 13429)
7 đảo nhân tạo trên hải đồ Văn Hóa Map là: Su Bi, Chữ Thập, Châu Viên, Gaven, Gạc Ma, Tư Nghĩa, và Vành Khăn không có yếu tố hưởng đặc khu kinh tế EEZ (200 hải lý); nhưng dường như tòa gián tiếp công nhận sự hiện diện nguyên trạng của 7 thực thể nhân tạo do Trung Quốc bồi đắp ba năm qua. Chấm xanh vòng trắng: Ngoài vụ Scarborough, bãi đá Cỏ Mây hiện vẫn là tâm điểm tranh chấp giữa Trung Quốc và Philippines. (VH)
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 14851)
Gián tiếp công nhận sự hiện diện "nguyên trạng" 7 đảo nhân tạo của TQ nhưng không có hưởng EEZ? VĂN HÓA Tổng hợp - Vào lúc 11 giờ trưa ngày 12/7/16 tại La Haye ,Tòa quốc tế ra phán quyết bác bỏ yêu sách chủ quyền và đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông. “Tòa kết luận không có căn cứ pháp l‎ý để Trung Quốc đòi quyền lịch sử với các vùng biển nằm trong ‘đường chín đoạn’,” theo thông cáo của Tòa Trọng tài Thường trực ở Hague. - Ảnh trên: 5 Thầm phán phiên tòa thường trực La Haye - từ trái: Thẩm phán Jean - Pierre Cot (Pháp);Thẩm phán StanislawPawlak (Ba Lan); Thầm phán; Thomas A. Mensah (Ghana); Thầm phán Rudiger Wolfrum (Đức); Thầm phán Alfred Soons (Hà Lan). Google