Phó TT Harris đến Hà Nội nâng tầm chiến lược hay chỉ thăm dò?

21 Tháng Tám 20219:02 SA(Xem: 6004)

VĂN HÓA ONLINE – DIỄN ĐÀN 3 - THỨ BẨY 21 AUGUST 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Phó TT Harris đến Hà Nội nâng tầm chiến lược hay chỉ thăm dò?

image002

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

21/08/2021


image001Phó tổng thống Kamala Harris thông báo đang trên đường công du Đông Nam Á

Chụp màn hình Twitter.

 

Sáng 21/8/2021, (theo giờ Việt Nam), Phó tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris thông báo trên Twitter rằng Bà đang trên đường tới Đông Nam Á để thăm Singapore và Việt Nam.


Bà Harris sẽ là quan chức cấp cao nhất của Mỹ tới Đông Nam Á từ khi Tổng thống Joe Biden nhậm chức hồi tháng Giêng 2021.


Quốc gia đầu tiên bà Harris đến thăm và làm việc ở Đông Nmam Á là Singapore. Theo chương trình phổ biến, bà Harris sẽ thảo luận với Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long; đồng thời bà cũng sẽ phát biểu về chiến lược Indo-Pacifia trên một chiến hạm Mỹ ở Changi khi đến thăm chiến hạm này.


Sau khi rời Singapore, bà Harris đến Hà Nội trong bối cảnh Việt Nam đang ra sức “thiết quân luật”, “giãn cách tối đa”, “ai ở đâu ở yên đấy”, cấm tụ họp, đặc biệt ở hai thành phố lớn nhất, đông dân nhất nước là Hà Nội và Saigon.


Tất nhiên, bà Harris khó có thể đi đâu, thăm viếng ai, hay liên lạc với tổ chức dân chủ nhân quyền nào ở Hà Nội hay Saigon.


Nhiều luồng dư luận kêu gọi vấn đề xã hội (vaccine) và “giải phóng” nhân quyền ở Việt Nam là trọng điểm gởi gấm vào bà Harris khi bà tới Việt Nam.


Thật ra, trước mắt, chuyến đi của bà Harris là tiếp nối công việc của Bộ trưởng Quốc phòng James Austin sau khi Austin rời Hà Nội ngày 29/7/2021.


Chuyến đi làm việc của Bộ trưởng Quốc phòng James Austin đến Singapore, Việt Nam và Philippines là chỉ dấu cho thấy ba quốc gia ven biển trên là đối tác chiến lược hàng đầu của Mỹ trong kế hoặc triển khai dường dây chiến lược Indo -Pacific.


Tiếp theo là Indonesia, Malaysia, và Thái Lan (vịnh Thái Lan ở khu vực Đông Nam Á,


Nhắc lại, ngày 29//7/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Đại tướng James Austin đến làm việc tại Hà Nội nhưng dường như không đạt được một thỏa thuận nào về quan hệ an ninh quốc phòng với Việt Nam.


Hoặc, bước đi của ông Austin là “dọn đường” khai quang cho chính sách mới của Joe Biden-Hoa Thịnh Đốn đối với Việt Nam.


Trái ngược với Việt Nam, kết quả ở Manila đã mang lại một thắng lợi lớn cho Mỹ trong việc triển khai đường dây chiến lược Indo-Pacific. Bộ trưởng James Austin cùng với Tổng thống Duterte đã ký một thỏa thuận an ninh chiến lược là “tiếp tục duy trì quân đội Mỹ ở Philippines”, điều này cũng có nghĩa là duy trì sự hiện diện thường trực của Hải quân Mỹ (và đồng minh) ở Biển Tây Philippines trong vùng biển South China Sea.


Theo hãng tin Reuters, trước khi đến Hà Nội gặp Bộ trưởng Quốc phòng VN Phan Văn Giang, Bộ trưởng Austin tuyên bố ở Singapore 27/7/2021: “Hoa Kỳ không yêu cầu Việt Nam phải chọn đứng về nước nào”.


 


Ông Austin nói: "Chúng tôi từ lâu đã tìm cách tạo không gian cho các nước vùng Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương thực thi nguyện vọng cao nhất của họ và bảo vệ quyền của công dân họ".


Trên Twitter ngày 29/7/2021, sau hai ngày làm việc với các quan chức Việt Nam cao cấp nhất ở Hà Nội, Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin tổng kết chuyến đi Việt Nam, ông đề nghị hai bên nghiên cứu, nâng cấp quan hệ lên tầm “Đối tác chiến lược trong tương lai”.


Phải chăng, chuyến đi Việt Nam của Phó Tổng thống Kamala Harris trọng tâm chính là nâng tầm quan hệ Mỹ - Việt lên tầm “Đối tác chiến lược” như ý của James Austin đã đề nghị.


Đối tác chiến lược” như thế nào? Có thể là duy trì Hải quân Mỹ thường trực ở Biển Đông, hoặc sẽ có một thỏa ước liên quan tới việc thuê mướn (dưới hình thức nào đó) ở quân cảng Cam Ranh, một quân cảng nối liền gần nhất với Changi và trực diện với các đảo nhân tạo căn cứ của Trung cộng ở Trường Sa.


Cam Ranh hiện do một đơn vị hải quân Việt Nam canh giữ sau khi Nga chấm dứt hợp đồng thuê mướn cho hải quân Nga sử dụng (1979-2001). Tuy nhiên có nguồn tin cho rằng vẫn có những chuyến bay tiếp liệu cho oanh tạc cơ chiến lược đường dài của Nga xuất phát ở đây.


Trước đây khá lâu, vào năm 2012, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang trả lời đài phát thanh Tiếng nói nước Nga rằng: «Đó là lý do vì sao chúng tôi ưu tiên cho Nga thuê căn cứ Cam Ranh, đặc biệt là trong mục đích hợp tác quân sự. Sau khi Nga chấm dứt sự hiện diện quân sự tại đây, Việt Nam đã quản lý toàn bộ cảng Cam Ranh và không hề có ý định hợp tác với quốc gia nào khác theo hướng sử dụng cảng Cam Ranh vào mục đích quân sự ».


Chủ tịch Sang nhấn mạnh: « Việt Nam có toàn quyền quyết định trên lãnh thổ của mình, và Cam Ranh là một cảng của Việt Nam ». 


Việt Nam có tiếp tục quản lý Cam Ranh theo đường lối bốn không nữa không?


Có lẽ đây là câu hỏi khá nhức đầu.


Dường như để chào mừng Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris đến Việt Nam, mới cách đây một tuần, hải quân Ấn Độ (một trong bộ tứ kim cương THE QUAD) đã đến trụ ở cảng Cam Ranh, và tập trận vùng biển miền Trung gần khu vực căn cứ Chữ ThậP của Trung cộng.


Trong cuộc tập trận chung với Việt Nam, hải quân VN chỉ cử một hộ tống hạm Lý Thái Tổ loại nhỏ tham dự.


image001


Lý Kiến Trúc

21/8/2021

Bắc Kinh sẽ “phục kích” đường về nhà của HMS Queen Elizabeth nếu …


Hànội mùa thu hoạch; Saigon thành phố buồn; Manila chọn Mỹ


Ngoại giao, Quốc phòng Ăng Lê, Quốc phòng Mỹ tấp nập đến Hà Nội; chuẩn bị đón Mẫu hạm HMS Elizabeth?


Đường hành quân của HMS Elizabeth


Bạch Thư Saigon 1975 và một số vấn đề ở biển đảo Trường Sa
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15245)
" bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông". "thông tin về chuyến đi được loan báo đúng vào hôm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Philippines bay ra thăm tàu sân bay Mỹ John C. Stennis đang hoạt động trên Biển Đông". (Xem chú thích bản đồ chiến sự Biển Đông trang trong)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15748)
"Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường không phải là người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 13579)
"Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp. Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15492)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18191)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15718)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".
10 Tháng Tư 2016(Xem: 16263)
Những khuôn mặt văn hóa tháng Tư "Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa".
04 Tháng Tư 2016(Xem: 16290)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17524)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21456)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14879)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13559)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20504)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16654)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13088)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13560)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14086)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14643)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".