Đường hành quân của HMS Elizabeth

27 Tháng Bảy 20218:35 SA(Xem: 6896)

VĂN HÓA ONLINE – NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG - THỨ NĂM 29 JULY 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Đường hành quân của HMS Queen Elizabeth

image003

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online

29/7/2021


(tổng hợp)


image005image006Hải đồ minh họa của Văn Hóa Online-California


Ngày 05/7/2021, Hàng không Mẫu hạm số 1 của Vương Quốc Ăng Lê HMS Queen Elizabeth khởi hành từ cảng Portsmouth quận Hampshire Đông Nam Anh Quốc. Nữ hoàng Elizabeth Đệ nhị, 92 tuổi, đích thân đến boong Mẫu hạm hỏi thăm và chúc phúc các thủy thủ sĩ quan chỉ huy con tàu, biểu tượng hãnh diện của Hải quân Hoàng gia Ăng Lê.


HMS Queen Elizabeth bắt đầu thực hiện một chiến dịch lịch sử của Hải quân Anh chu du về Viễn Đông dài khoảng 48,000km. Tất nhiên, nó không thuần túy vượt biển để hóng gió hay ngắm khung cảnh vĩ đại của các đại dương mà nó sẽ vượt qua. Các chiến dịch hành quân tung ra ở các vùng biển trọng yếu trên thế giới đồng nghĩa với việc tập trận với đồng minh.


image007Màu đỏ: Portsmouth Đông Nam England.


image008Hải cảng Portsmouth miền nam Vương Quốc Anh.


image010HMS Queen Elizabeth.

image012

Nhật ký hành quân


Ngày 21/6/2021, Ngoại trưởng Ăng Lê Dominic Raab đến Hà Nội gặp Ngoại trưởng Việt Nam Bùi Thanh Sơn;


Ngày 30/6 - 5/7/2021, Hàng không Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth sau khi neo đậu tại hải cảng Limassol, Cộng Hòa Síp (Republic of Cyprus) đã rời bến và tiếp tục cuộc hành trình về Viễn Đông; Cộng Hòa Síp (Republic of Cyprus) là một đảo quốc nằm ở phía đông biển Địa Trung Hải, phía nam Thổ Nhĩ Kỳ, phía tây Syria và Liban.


Ngày 06/7/2021, HMS Queen Elizabeth (R06) tiến vào kênh đào Suez. Sau khi quá cảnh kênh đào Suez hôm thứ Ba, theo các quan chức Vương quốc Anh, HMS Queen Elizabeth (R08) và các chiến hạm hộ tống hoạt động hành quân ở Biển Đỏ. Bộ chỉ huy HMS Queen Elizabeth thông báo Mẫu hạm đã đi qua con kênh trong khuôn khổ đợt triển khai đầu tiên với một đơn vị không quân gồm các chiến đấu cơ liên hợp F-35B Lighting II của Lực lượng Không quân Hoàng gia và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ.


Các chiến hạm hộ tống bao gồm các khinh hạm chống ngầm Kiểu 23 HMS Richmond (F239) và HMS Kent (F78); Khu trục hạm tên lửa dẫn đường 45 HMS Defender (D36) và HMS Diamond (D34); RFA Fort Victoria và RFA Tidespring của Hạm đội Hoàng gia; Khu trục hạm USS The Sullivans (DDG-68) của Mỹ, Khinh hạm HNLMS Evertsen (F805) của Hà Lan; và Chiến hạm tấn công hạt nhân HMS Artful (S121).


image014HMS Queen Elizabeth đang vượt qua kênh đào Suez. Ảnh Hải quân Hoàng gia Anh.


Từ ngày 21 - đến ngày 22/7/2021 tại Vịnh Bengal, HMS Queen Elizabeth (RO8) của Anh và nhóm tấn công đã thực hiện cuộc tập trận kéo dài hai ngày mang tên Tập trận Konkan với Hải quân Ấn Độ.


Cuộc tập trận được thiết kế để trau dồi khả năng tác chiến của hải quân hai nước, theo thông cáo của Bộ Quốc phòng Ấn Độ. Cuộc tập trận bao gồm các cuộc diễn tập tác chiến chống tàu ngầm, tác chiến phòng không và tác chiến chống tàu mặt nước.


Cuộc tập trận có sự tham gia của Khu trục hạm Ấn Độ INS Ranvir (D54), Khinh hạm INS Satpura (F48), các chiến hạm hộ tống INS Kavaratti (P31) và INS Kulish (P63), vận tải hạm chở dầu INS Jyoti (A58) và một tàu ngầm Hải quân Ấn Độ giấu tên, một chiếc P- 8I Poseidon.


Nhóm tấn công Mẫu hạm CSG 21 của Vương quốc Anh bao gồm các khinh hạm chống ngầm kiểu 23 HMS Richmond (F239) và HMS Kent (F78); Khu trục hạm tên lửa dẫn đường kiểu 45 HMS Defender (D36); RFA Fort Victoria và RFA Tidespring của Hạm đội Hoàng gia; Khu trục hạm USS The Sullivans (DDG-68) của Mỹ; Khinh hạm HNLMS Evertsen (F805) của Hà Lan; và tàu tấn công hạt nhân HMS Artful (S121).


Phi đội máy bay chiến đấu của Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ (VMFA) 211 hợp tác với nhóm không quân cùng với Phi đội 617 “The Dambusters” của Không quân Hoàng gia.


image016HMS Queen Elizabeth (phía trước) với một Tàu khu trục hạm đa năng Shivalik của Ấn Độ (thứ hai từ phía trước) ở Vịnh Bengal. Ảnh Hải quân Hoàng gia


Ngày 22/7/2021, Bộ trưởng Quốc phòng Ăng Lê Ben Wallace đến Hà Nội hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng VN Phan Văn Giang tại Bộ Quốc phòng Hà Nội;


image018Bộ trưởng Quốc phòng Ăng Lê Ben Wallace và Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang duyệt hàng quân danh dự tại khuôn viên Bộ Quốc phòng Hà Nội 22/7/2021.


image020Bộ trưởng Quốc phòng Ăng Lê Ben Wallace.


Ngày 23/7/2021, tầu cảnh sát biển CBS 8021 của Mỹ viện trợ chuyển giao đã về tới Việt Nam. Tin tức không cho biết CBS 8021 có thực hiện chiến dịch nào không trong bối cảnh HMS Queen Elizabeth sẽ hiện diện ở Biển Đông.


Ngày 26/7/2021, HMS Queen Elizabeth từ Ấn độ Dương thông qua eo biển Malacca đến cảng Changi-Singapore.


Cùng ngày Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd James Austin bay đến Singapore hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Ng Eng Hen và Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long. Nói chuyện tại Singapore ông Austin nói: "Tôi đã đến Đông Nam Á để làm sâu sắc thêm mối quan hệ của Hoa Kỳ với các đồng minh và đối tác." (theo BBC 28/7/2021).


Trước đó mấy ngày, ngày 21/7/2021, tại Ngũ giác Đài, ông Austin giải thích dự định của ông khi thăm ba nước Đông Nam Á.


Ông nói: "Tôi đặc biệt mong muốn có bài phát biểu quan trọng tại Singapore về cách chúng tôi đang củng cố một trong những tài sản chiến lược của mình trong khu vực, đó là mạng lưới đồng minh và đối tác mạnh mẽ."


"Tôi sẽ mang theo một vài thông điệp quan trọng. Điều đầu tiên đơn giản là Hoa Kỳ vẫn là một đối tác đáng tin cậy: một người bạn xuất hiện khi cần thiết." Ông nhấn mạnh "một trật tự khu vực công bằng, cởi mở và bao trùm hơn".


Ở Changi, ông Austin theo dõi “đường hành quân của HMS Queen Elizabeth” tiến vào vùng biển (Google gọi là South China Sea, Việt Nam gọi là Biển Đông, Phi Luật Tân gọi là Biển Tây Philippines).


Vùng biển rộng 3,5 triệu km2 nằm ở đoạn giữa Indo-Pacific, đang bốc nhiệt độ ngộp thở cho các quốc gia ven biển và các nhà quân sự ngoại giao chiến lược trên thế giới. 


Ngày 28 và 29/07/2021, Bộ trưởng Quốc Phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin đến Hà Nội.


image022Đại biện lâm thời Mỹ tại Việt Nam Christopher Klein và Trung tướng Vũ Chiến Thắng, Cục trưởng Cục Đối ngoại, Bộ Quốc phòng Việt Nam đón tiếp Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin tại sân bay Nội Bài Hà Nội ngày 28/7/2021. (Nguồn: Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam).


image024Đại biện lâm thời Mỹ tại Việt Nam Christopher Klein đón Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin ở sân bay Nội Bài Hà Nội ngày 28/7/2021.


image026Ngày 29/07/2021, Bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ Lloyd Austin đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam Phan Văn Giang tại Bộ quốc phòng Hà Nội.


image028Hai phái đoàn quốc phòng Việt - Mỹ hội đàm về việc mở rộng hợp tác về an ninh. AP - Nguyen Trong Duc


Theo hãng tin Reuters, trước khi gặp bộ trưởng Quốc Phòng Phan Văn Giang, ông Austin đã tuyên bố Hoa Kỳ không yêu cầu Việt Nam phải chọn đứng về nước nào. Lãnh đạo Lầu Năm Góc nhấn mạnh: "Một trong những mục tiêu chính yếu của chúng tôi là bảo đảm cho các đồng minh và đối tác của chúng tôi có được sự tự do và không gian để kiến tạo tương lai của chính họ".


Tuy bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ không nêu tên Trung Quốc, nhưng theo Reuters, Bắc Kinh vẫn bị xem là muốn các nước châu Á phải chọn lựa giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới. (theo RFI 29/7/2021).


Sau khi làm việc ở Việt Nam, Bộ trưởng Austin sẽ bay qua Manila Philippines.  Tuy nhiên, cho đến hôm nay, hiện chưa biết Mẫu hạm HMS Queen Elizabeth đang hành quân ở vùng biển nào: Hoàng Sa, Trường Sa, Biển Đông hay Biển Tây Philippines, hay vùng Biển Quốc Tế. (lkt)


The HMS Queen Elizabeth will be visiting Japan and South Korea, as well as India and Singapore. PHOTO: ROYAL NAVY/FACEBOOK
07 Tháng Bảy 2016(Xem: 16176)
Chấm xanh: Mạng lưới liên hợp Hải quân Mỹ trải dài từ Philippines đến Malaysia, Bunei, Indonesia, Singapore, Thái Lan. Chấm đỏ: Bộ tư lệnh Hải quân tiền phương thứ hai Phú Lâm đứng sau căn cứ tàu ngầm nguyên tử Du Lâm Hải Nam tỏa xuống 7 căn cứ đảo nhân tạo thuộc khu vực trung tâm quần đảo Trường Sa. Chấm đen: Bãi đá Scaborough và bãi Cỏ Mây thuộc biển tây Philippines; hai bãi đá này nằm gần Manila và Palawan khoảng hơn 100 hải lý. Chấm xanh lá cây: căn cứ hải quân Natuna của Indonesia nằm về phía cực nam quần đảo Trường Sa. Hải đồ VĂN HÓA MAP
03 Tháng Bảy 2016(Xem: 13718)
Biển xanh biển sâu Formosa: TTO - Từ việc giải quyết thảm họa cá chết ở các tỉnh miền Trung Việt Nam, chúng ta cần nhìn thấu đáo cả hai khía cạnh: “vượt qua sự cố” và “lớn lên từ thất bại”.
30 Tháng Sáu 2016(Xem: 15013)
Sau nhiều ngày chờ đợi, thủ phạm gây cá chết hàng loạt ở miền Trung được công bố với kết quả không bất ngờ: Formosa! Kết quả này được công bố ngày 30-6, tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ.
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 13692)
"Kết quả cho thấy có tới hơn 90 nội dung cần sửa đổi. “Không thể tin được một bộ luật quan trọng được gần 500 ĐBQH bấm nút thông qua lại mắc phải những sai sót nghiêm trọng như vậy”
29 Tháng Sáu 2016(Xem: 14465)
Ghi nhận các dữ kiện hiện nay vụ CASA-21 Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam, cho biết sau khi tìm thấy hộp đen, Airbus sẵn sàng hỗ trợ phân tích dữ liệu tìm nguyên nhân vụ tai nạn (đem sang Madrid - Tây Ban Nha).
26 Tháng Sáu 2016(Xem: 13759)
Vịnh Bắc Bộ 6/2016 vẫn tiếp tục "bao trùm bí ẩn" "Hiện nay, các lực lượng chức năng đang tiếp tục tìm kiếm hộp đen cũng như những vật thể liên quan đến máy bay CASA-212 và Su 30-MK2"
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13341)
Tầu khựa thượng cờ đỏ ở Hoàng Sa "Hôm nay, 22/06/2016, báo chí Nhà nước Trung Quốc loan tin là nước này sẽ mở các chuyến du lịch thường xuyên đến quần đảo Trường Sa".
23 Tháng Sáu 2016(Xem: 13917)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ 6/2016
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 14626)
"BBC theo một chuyến du lịch của Trung Quốc ra quần đảo Hoàng Sa, được Bắc Kinh bắt đầu tổ chức từ ba năm qua".
21 Tháng Sáu 2016(Xem: 17397)
Diễn tiến SUKHOI, CASA lâm nạn; vài giả định; tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc tìm CASA. - Bộ quốc phòngVN: "Tạm dừng tìm kiếm SU-30; Airbus nhập cuộc.
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 16959)
"Vừa rồi ở hội nghị Singapore với tọa đàm ba bên Trung Quốc, Ấn Độ và Việt Nam. Về phần quan hệ Việt Trung, tôi có nói rằng chúng tôi là “ba không” đấy nhưng mà có “một có”. Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường
20 Tháng Sáu 2016(Xem: 21991)
Diễn tiến Su-30, CASA-212 "lâm nạn" và vài giả định
14 Tháng Sáu 2016(Xem: 16144)
NGUYỄN QUANG DY: - Từ đám cháy Bình Dương và Vũng Áng. - Đến biểu tình “cá cần biển sạch, dân cần minh bạch”. - Hiện tượng Tạ Bích Loan và Tôn Nữ Thị Ninh. - Và những chuyện lạ khác… - Hệ quả không định trước. - 'Đổi mới thể chế hay là chết'. XEM THÊM: - Đại sứ TEd Osius lên tiếng về vụ cá chết và vụ ông Bob Kerrey
12 Tháng Sáu 2016(Xem: 16257)
Ảnh trái: Bà Tôn nữ thị Ninh; ảnhphải: Chủ tịch Hội đồng Tín thác Đại học Fulbright Việt Nam Bob Kerrey đón nhận quyết định thành lập trường từ Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thành Phong. Bà Đàm Bích Thủy (thứ hai bên phải), tân Hiệu trưởng FUV. Ảnh: Trung Dũng / nguoidothi.vn.