Ngoại trưởng Ý: Mỹ là đồng minh quan trọng hơn Trung Quốc

30 Tháng Sáu 20217:23 SA(Xem: 5932)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ TƯ 30 JUNE 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


LIÊN MINH ĐẠI CƯỜNG


Ngoại trưởng Ý khẳng định Mỹ là đồng minh quan trọng hơn Trung Quốc


Khánh An


29/06/2021


Ý khẳng định mối quan hệ với Mỹ và các thành viên EU, NATO sau thời gian muốn tăng cường mối quan hệ với Trung Quốc.


image001Ngoại trưởng Ý Luigi Di Maio (phải) và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. AFP


Tờ Politico ngày 29.6.2021 dẫn lời Ngoại trưởng Ý Luigi Di Maio khẳng định mối quan hệ thương mại với Trung Quốc “tuyệt đối không thể so sánh được” với quan hệ đồng minh cùng Mỹ cũng như các nước khác trong Liên minh châu Âu (EU) và NATO.


Phát biểu được ông đưa ra tại cuộc họp báo chung ở Rome với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken.


Trước đó, Mỹ từng bày tỏ quan ngại về mối quan hệ giữa Ý với Trung Quốc, nhất là sau khi ông Di Maio ký kết tham gia sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc khi còn là bộ trưởng kinh tế vào năm 2019.  Tuy nhiên, sau khi ông Mario Draghi trở thành Thủ tướng Ý vào tháng 2 và dẫn đầu chính phủ thống nhất quốc gia, ông đã nhấn mạnh cam kết của nước này trong mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương.


Tại cuộc họp báo, Ngoại trưởng Di Maio nói rõ rằng mối quan hệ của Ý với Mỹ, NATO và EU “không chỉ là đồng minh chiến lược mà còn là đồng minh về các giá trị cho phép nền dân chủ chúng ta đối đầu với các vấn đề như vi phạm nhân quyền”.


“Ý là một đối tác thương mại mạnh mẽ với Trung Quốc, chúng tôi có mối quan hệ lịch sử, nhưng không thể so sánh và không ảnh hưởng tới liên minh về các giá trị với Mỹ, NATO và EU”, ông nhấn mạnh.


Ngoại trưởng Blinken hoan nghênh phát biểu của ông Di Maio: “Tôi nghĩ rằng tất cả chúng ta đều nhận ra sự phức tạp trogn mối quan hệ với Trung Quốc, đối đầu, cạnh tranh và đôi lúc là hợp tác”.


Nhóm G7 ra sáng kiến phát triển cạnh tranh với Vành đai - Con đường của Trung Quốc.


Chính phủ Ý tiền nhiệm hy vọng việc tham gia sáng kiến Vành đai và Con đường sẽ giúp thu hút làn sóng đầu tư mới, thúc đẩy nền kinh tế trì trệ cả thập niên.


Tuy nhiên, việc một thành viên G7 như Ý lại chịu ảnh hưởng của Trung Quốc khiến Mỹ lo ngại, nhất là sau khi Ủy ban châu Âu xem Bắc Kinh là “đối thủ có hệ thống”.


Ý đã nhận 209 tỉ euro, khoản lớn nhất trong quỹ phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19 của EU và hiện nhu cầu thu hút đầu tư từ Trung Quốc không còn như trước.


Trong tháng 6, Ý đã tham gia sáng kiến “Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn" (B3W) của G7, được Bạch Ốc gọi là “sáng kiến xây dựng đáp ứng nhu cầu hạ tầng to lớn cho các nước thu nhập trung bình và thấp và là một thay thế tích cực cho Trung Quốc”. (theo TNO)
25 Tháng Mười 2016(Xem: 14347)
- ‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung 2014
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15152)
VN ủng hộ Mỹ "can dự" vào Biển Đông Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain tại cảng Cam Ranh.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 16411)
05 Tháng Mười 2016(Xem: 14134)
Cảng Cam Ranh chụp ngày 17/8/16. Ảnh minh họa
29 Tháng Chín 2016(Xem: 13566)
- Tại họp báo ở Hà Nội ngày 29/9, Ngoại trưởng Philippines Perfecto Yasay tiết lộ ông Duterte đã bàn về vấn đề Biển Đông khi gặp Chủ tịch Trần Đại Quang. - Tin mới nhất từ trang rappler.com cho biết, phía Philippines cho rằng đàm phán song phương với Trung Quốc là cần thiết, nhưng có vẻ phía Việt Nam hướng về đàm phán đa phương trong vấn đề Biển Đông.
27 Tháng Chín 2016(Xem: 12897)
VH: Từ Hiệp định Paris 1973 đến Phán quyết PCA 12/7/2016: "Sau chiến tranh VN là Philippines?" Trước báo giới, ông Rodrigo Duterte phát biểu : « Tôi thật sự không muốn cắt đứt quan hệ với Hoa Kỳ nhưng tôi sẽ lập thêm liên minh mới với Trung Quốc và ông Medvedev (thủ tướng Nga) đang chờ chuyến thăm của tôi ». Ông nói tiếp : « Tôi đang trên đường vượt qua lằn ranh giới hạn trong quan hệ giữa tôi và Hoa Kỳ. Đây là điểm quyết định, không lùi lại được ».
27 Tháng Chín 2016(Xem: 13203)
* Tổng Thống Philipines Duterte sẽ thảo luận với VN về Biển Đông Nam Á ra sao? * Ngoại trưởng Mỹ John Kerry họp với các Ngoại trưởng ASEAN ở New York về những gì? Hải đồ bàn cờ mặt trận biển nam Trung Hoa / biển Đông VN / biển Tây Phi / biển Malaysia-Brunei / biển Indonesia. VĂN HÓA MAP