Từ G-7 đến NATO: Liên minh cường quốc “khai chiến” với Trung cộng và Nga xô

16 Tháng Sáu 20218:00 SA(Xem: 6188)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ TƯ 16 JUNE 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com


Từ G-7 đến NATO: Liên minh cường quốc “khai chiến” với Trung cộng và Nga xô


Văn Hóa Online

16/6/2021

(tổng hợp)

image001

Từ ngày 11-13/6/2021, Hội nghị thượng đỉnh G-7 quy tụ các cường quốc Mỹ, Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Canada tại Cornwall Anh quốc, trong một bầu không khí có lẽ là niềm “hạnh phúc chính trị đối ngoại” lớn nhất của Tổng thống Joe Biden kể từ khi ông bước vào tòa Bạch Ốc.


Ngày 07/11/2020, Joe Biden trở thành vị tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, người ta vẫn chưa quên câu tuyên bố của ông tại quê nhà, Wilmington, tiểu bang Delaware: “Nước Mỹ dẫn đường thế giới trở lại!”.


Hầu như Tổng thống Joe Biden đã thực hiện được ước muốn của ông: tái lập mối liên minh giao hảo với các cường quốc trong khối G-7 2021.


Ông Hubert Vedrine, cựu ngoại trưởng Pháp, trên làn sóng RFI nói: Đó là những gì châu Âu đang mơ tưởng. Cụm từ «hướng dẫn thế giới» mà ông Biden nói đến chính là «s tr v vi vai trò lãnh đạo hàng đầu ca Mỹ». (theo RFI 12/11/2020)


Các nguyên thủ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (G-7) gồm 29 thành viên lần đầu tiên chính thức nhận ra sự trỗi dậy thách thức của Trung Quốc hầu hết trong các chính sách của họ.


Tuyên bố chung xác định Trung Quốc đang gây ra “các thách thức mang tính hệ thống”, và vẫn coi Nga là mối đe dọa quân sự đối với G-7, theo hãng tin Reuters.


image00229 nguyên thủ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương họp tại Watford, England.


Trước công chúng, các nhà lãnh đạo trong khối quân sự NATO trên tinh thần đoàn kết, đã trao đổi với nhau những khác biệt trong cuộc họp kéo dài hai ngày tại Watford, Anh quốc. Trong các cuộc họp riêng, họ hàn gắn những rạn nứt và đạt được thỏa thuận về các vấn đề chiến lược và sáng kiến quốc phòng.


Các nguyên thủ của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương gồm 29 thành viên lần đầu tiên chính thức nhận ra sự trỗi dậy thách thức của Bắc Kinh trong hành loạt các chính sách của họ.


Trước mối đe dọa từ Nga, một phần trọng tâm phản ứng của Liên minh - họ chỉ định các đơn vị trên bộ, hải quân và không quân có thể sẵn sàng chiến đấu trong vòng một tháng.


Từ thời điểm lịch sử này, thế giới phương Tây đã hình thành một “Liên minh cường quốc” chính thức chống lại “Liên minh ma quỷ” Trung-Nga.


image003Một ngôi nhà trên đỉnh vách đá ở Cornwall ở trong ngôi làng ven biển là nơi diễn ra hội nghị thượng đỉnh G-7 2021. Trong tuần trước đã tụ họp các nhà lãnh đạo thế giới phương Tây bao gồm Tổng thống Mỹ Joe Biden, Thủ tướng Anh Boris Johnson và Thủ tướng Đức Angela Merkel. Theo công ty địa ốc Savills niêm yết hôm thứ Sáu, ngôi nhà có năm phòng ngủ, được định giá 1,5 triệu bảng Anh (2,1 triệu đô la Mỹ), vị trí của nó có tầm nhìn toàn cảnh rộng lớn ra đại dương và Vịnh Carbis.


Dưới đây là bản tin của PLO


15/6/2021


Ngay trong năm đầu ông Biden nắm quyền ở Mỹ, NATO đã chuyển trọng tâm từ chống Nga sang đối phó Trung Quốc.


Các lãnh đạo Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã ra tuyên bố chung xác định Trung Quốc đang gây ra “các thách thức mang tính hệ thống”, trong khi vẫn coi Nga là mối đe dọa đối với khối quân sự này, hãng tin Reuters cho hay.


Trong tuyên bố chung 79 điểm hôm 14-6, các lãnh đạo dự họp Hội đồng Bắc Đại Tây Dương nhấn mạnh rằng “các tham vọng và hành vi quyết đoán” của Trung Quốc đang gây ra “các thách thức mang tính hệ thống” đối với trật tự thế giới dựa trên luật lệ và các lĩnh vực liên quan tới an ninh của liên minh”.


NATO cáo buộc Trung Quốc đang nhanh chóng mở rộng kho vũ khí hạt nhân, thiếu minh bạch trong việc hiện đại hóa quân đội trong khi ngang nhiên lợi dụng các chương trình dân sự để phục vụ cho mục đích quân sự. NATO cũng nhắc tới việc Trung Quốc hợp tác quân sự với Nga


image004Các lãnh đạo NATO chụp ảnh "gia đình" tại hội nghị ở Brussels hôm 14-6. Ảnh: EPA-EFE


Dù sự lo ngại của NATO đối với Trung Quốc được nhấn mạnh, Nga mới là nước được nhắc tên nhiều hơn trong tuyên bố chung hôm 14/6/2021


Nga bị coi là “một mối đe dọa đối với an ninh châu Âu - Đại Tây Dương” và vẫn là “mối đe dọa dai dẳng” đối với NATO và bị cáo buộc đã “vi phạm các giá trị, nguyên tắc, niềm tin và cam kết” được nêu ra trong các văn bản nền tảng cho quan hệ NATO-Nga.


Thủ tướng Đức Angela Merkel nhấn mạnh rằng NATO “đơn giản là không thể phớt lờ” mối đe dọa từ Trung Quốc.


Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cáo buộc Trung Quốc đang hiện diện nhiều hơn ở vùng Baltic và châu Phi và do đó, NATO phải chuẩn bị vũ trang hạt nhân.


image005Từ trái: Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg, Thủ tướng Đức Angela Merkel, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron những nguyên thủ hàng đầu phương Tây tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels (Bỉ) ngày 14.6.2021. Photo illustration/Source images by Getty.

“Trung Quốc đang tới gần chúng ta hơn. Chúng ta thấy họ trên không gian mạng, chúng ta thấy Trung Quốc ở châu Phi nhưng cũng thấy Trung Quốc đầu tư mạnh mẽ vào các hạ tầng quan trọng của chính chúng ta” - ông Stoltenberg nói với các lãnh đạo NATO.


Ông Stoltenberg cũng cho biết các nhà lãnh đạo các nước thành viên đã đồng ý tăng đóng góp vào ngân sách chung của liên minh.


Tuyên bố chung hôm 14-6 được cho là đánh dấu sự thay đổi của NATO từ một tổ chức quân sự chống lại Liên Xô (và sau đó là Nga) sang việc tập trung đối phó Trung Quốc. Lập trường cứng rắn với Bắc Kinh của NATO được công bố chỉ một ngày sau khi nhóm G7 đưa ra tuyên bố chung lên án Trung Quốc về quyền con người và vấn đề Đài Loan. 


Phát biểu trước các lãnh đạo đồng minh, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã tuyên bố sự trở lại của nước Mỹ trong liên minh quân sự lớn nhất thế giới, đánh dấu bước chuyển chính sách với của người tiền nhiệm Donald Trump.


Ông Biden coi việc bảo vệ các đồng minh châu Âu và Canada là “nghĩa vụ thiêng liêng” của Mỹ, đồng thời nhấn mạnh rằng quan điểm xa rời NATO như của ông Trump không phải quan điểm phổ biến trong chính giới Mỹ.


Thủ tướng Đức Merkel mô tả sự xuất hiện của ông Biden tại NATO với tư cách là Tổng thống Mỹ như sự khởi đầu cho một chương mới của khối quân sự này.

HOÀN ĐỨC


image006Từ trái qua, Tổng thống Mỹ Joe Biden, Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg và Thủ tướng Bỉ Alexander De Croo tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Brussels ngày 14.6.2021. AFP


++++++++++++++++++++++++++


Hội nghị G-7: Kết quả như mong đợi?


14/06/2021


Phạm Phú Khải


image007Lãnh đạo G-7 chụp hình chung tại thượng đỉnh ở Carbis Bay, Anh Quốc.


Hội nghị thượng đỉnh G-7 tại Cornwall, Anh quốc từ ngày 11 đến 13 tháng Sáu vừa qua, ngoài các vấn đề quan trọng cấp bách mà thế giới đang đối diện, kể cả đại dịch Covid-19 và biến đổi khí hậu, Trung Quốc và phần nào đó Nga, là chủ đề chính của hội nghị.


Sự chuẩn bị cho G-7 đã có từ những tháng trước. Đầu tháng Năm 2021, các Bộ trưởng Ngoại giao của bảy nước đã gặp mặt nhau, mà theo Ngoại Trưởng Mỹ Antony J. Blinken, để “bảo vệ các giá trị dân chủ và các xã hội rộng mở” (defending democratic values and open societies).


G-7 kỳ này có những bước tiến đáng kể trên bình diện củng cố quan hệ đồng minh giữa các nền dân chủ, và xác nhận những vấn đề và thử thách thế giới đang đối diện để tìm phương án chung.


Bảy quốc gia Anh, Pháp, Đức, Ý, Nhật, Mỹ, Canada, cùng với đại diện của Liên hiệp Âu châu, 4 quốc gia quan sát Úc, Ấn Độ, Nam Hàn, Nam Phi, đã gặp mặt lần đầu tiên kể từ đại dịch Covid-19 hoành hành từ đầu năm 2020.


Một trong những mục tiêu chính của cuộc họp lần này là để thuyết phục thế giới rằng dân chủ, và liên minh dân chủ, đã đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trên bình diện chính trị quốc tế. Thủ tướng Anh, chủ nhà của hội nghị, nhận định rằng cuộc họp mặt là cơ hội để chứng minh “lợi ích của dân chủ”.


Thủ tướng Úc Scott Morrison đã gặp mặt riêng Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Boris Johnson. Hai vấn đề mang tính chiến lược và an ninh hàng đầu của Úc đều liên quan đến Trung Quốc. Một, nguồn gốc Covid-19, mà từ năm trước Úc đã kêu gọi WHO và quốc tế mở cuộc điều tra để tìm hiểu ngọn ngành nguyên nhân hầu ngăn chặn một đại dịch thứ hai như thế. Hai, cũng vì một phần từ lý do một, mà Trung Quốc gia tăng sự cưỡng bức kinh tế (economic coercion) không cho nhập cảng bao nhiêu hàng hóa từ Úc, và còn không chịu ngồi xuống đàm phán, mặc dầu Úc luôn sẵn sàng đàm phán. Morrison nói: “Tất nhiên, chúng tôi muốn xem cuộc đối thoại từng diễn ra có thể tiếp tục lại và bắt đầu lại. Nhưng đó là một vấn đề khá lớn đối với Trung Quốc.”


Sau cuộc gặp gỡ gần ba ngày, nhóm G-7 đưa ra một tuyên bố chung, mà bên phía Mỹ và Anh muốn dùng ngôn từ mạnh mẽ hơn, trong khi bên Đức và Liên hiệp Âu châu thì muốn dùng phương cách nhẹ nhàng hơn, tránh tạo căng thẳng lúc này. Cách nhìn vấn đề thì giống nhau, nhưng nồng độ của thông điệp thì khác nhau.


Tuyên bố chungkêu gọi Tổ chức Y tế Thế giới WHO tiến hành điều tra, báo cáo và phản ứng đối với đại dịch Covid-19 một cách minh bạch, chuyên môn, khoa học và nhanh chóng ngay tại Trung Quốc ở giai đoạn 2.


Nên nhớ, cách đây 3 năm, sau hội nghị G-7, tuyên bố chung không hề nhắc đến Trung Quốc. Nhưng lần này có nguyên một đoạn nói về tầm quan trọng của việc phối hợp và ứng phó với các hoạt động kinh tế mang tính phi thị trường của Trung Quốc và nhu cầu lên tiếng chống lại các hành xử vi phạm nhân quyền, bao gồm cả ở Tân Cương và Hồng Kông.


Nguyên văn của tuyên bố chung về Trung Quốc như sau:


“Chúng tôi thừa nhận trách nhiệm cụ thể của các quốc gia và các nền kinh tế lớn nhất trong việc duy trì hệ thống quốc tế dựa trên luật lệ và luật pháp quốc tế.


Chúng tôi cam kết thực hiện vai trò của mình trong việc này, làm việc với tất cả các đối tác và với tư cách là thành viên của G-20, Liên Hiệp quốc và cộng đồng quốc tế rộng lớn hơn, khuyến khích những thành viên khác cũng làm như vậy.


Chúng tôi sẽ làm điều này dựa trên chương trình nghị sự được chia sẻ và các giá trị dân chủ của chúng tôi. Đối với Trung Quốc và sự cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu, chúng tôi sẽ tiếp tục tham khảo ý kiến về các phương pháp tiếp cận tập thể đối với các chính sách và thực hành mang tính phi thị trường đầy thách thức làm suy yếu sự vận hành công bằng và minh bạch của nền kinh tế toàn cầu.


Trong bối cảnh trách nhiệm tương xứng của chúng tôi trong hệ thống đa phương, chúng tôi sẽ hợp tác vì lợi ích chung của chúng tôi đối với các thách thức toàn cầu được chia sẻ, đặc biệt là giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu và mất đa dạng sinh học trong khuôn khổ COP26 và các cuộc thảo luận đa phương khác.


Đồng thời và khi làm như vậy, chúng tôi sẽ thúc đẩy các giá trị của mình, bao gồm cách kêu gọi Trung Quốc tôn trọng nhân quyền và các quyền tự do cơ bản, đặc biệt là liên quan đến Tân Cương và những quyền, tự do và mức độ tự trị cao cho Hồng Kông được đề cao trong tuyên bố chung của Trung Quốc - Anh và Bộ luật Cơ bản.”


Ngoài vấn đề Trung Quốc, hội nghị G-7 cũng cam kết một tỷ lie62i vaccine để giúp các nước nghèo chống lại đại dịch covid-19, ủng hộ các khám phá khoa học giúp chế tạo vaccine nhanh chóng hơn, gia tăng khả năng sản xuất vaccine toàn cầu, và cải thiện hệ thống cảnh báo đại dịch.


Đối với Nga và các vụ tấn công mạng, G-7 yêu cầu Nga có hành động chống lại những kẻ tiến hành các cuộc tấn công mạng và sử dụng phần mềm tống tiền (ransomware), đồng thời kêu gọi một cuộc điều tra về việc sử dụng vũ khí hóa học trên đất Nga.


“Chúng tôi kêu gọi Nga khẩn trương điều tra và giải thích một cách đáng tin cậy việc sử dụng vũ khí hóa học trên đất của mình, chấm dứt hoạt động đàn áp có hệ thống đối với các phương tiện truyền thông và xã hội dân sự độc lập, đồng thời xác định, phá vỡ và quy trách nhiệm cho những kẻ tiến hành ransomware bên trong biên giới nước này các cuộc tấn công, lạm dụng tiền ảo để rửa tiền từ các vụ tống tiền và các tội phạm mạng khác.”


Trên phương diện này, Tổng thống Joe Biden sẽ mang vấn đề tấn công mạng từ Nga để đàm phán với Vladimir Putin trong cuộc gặp gỡ dự trù vào ngày 16 tháng Sáu này. Biden cho biết Nga đang tham gia vào các hoạt động trái nghịch với chuẩn mực quốc tế, và “họ đang cắn phải những thứ mà họ sẽ có vấn đề nhai nó”. Còn Putin cho biết ông sẽ đồng ý dẫn độ các tội phạm từ Nga sang Mỹ với điều kiện Mỹ cũng đồng ý dẫn độ tội phạm từ Mỹ sang Nga.


Về mặt thay đổi khí hậu thì G-7 cũng đồng ý gia tăng đóng góp của họ để đáp ứng cam kết chi tiêu 100 tỷ đô la một năm để giúp các nước nghèo hơn cắt giảm lượng khí thải carbon và đối phó với tình trạng hâm ấm toàn cầu, nhưng các nhà vận động môi trường cho biết lời hứa về tiền mặt của công ty đã bị thiếu, và họ chưa hài lòng về kết quả từ hội nghị G-7 này.


Sau cùng, có ba điều đáng nói về hội nghị thượng đỉnh G-7 kỳ này.


Một, ngoài tuyên bố chung của G-7, ba vị lãnh đạo Anh Úc Mỹ càng làm cho Trung Quốc thêm bực mình. Úc sẽ tham gia với Anh (Mỹ thì vẫn làm thế lâu nay) bằng cách gửi các tàu khu trục nhỏ tuần hành cùng với tàu sân bay HMS Queen Elizabeth trong các hoạt động qua Biển Đông trong vòng hai ba tuần tới, bao gồm các chuyến thăm cảng và hiện diện đáng kể ở Biển Đông.


Hai, sáng kiến Xây dựng Lại Thế giới Tốt Hơn (Build Back Better World – B3W project)) là nhằm cạnh tranh trực tiếp với sáng kiến Vành đai và Con đường của Trung Quốc, vốn đã bị chỉ trích rộng rãi vì gây gánh nặng cho các nước nhỏ bằng khoản nợ không thể quản lý được. Tổng thống Biden rất mặn mà về dự án này. Biden cho biết kế hoạch như vậy sẽ cần ưu tiên hóa “các tiêu chuẩn cao cho các giải pháp minh bạch, thân thiện với khí hậu để thay thế cho Sáng kiến Vành đai và Con đường”. Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết: “Đây không chỉ là đối đầu hoặc đối phó với Trung Quốc. Đây là về việc cung cấp một tầm nhìn thay thế tích cực, khẳng định cho thế giới."


Ba, Trung Quốc tại Anh đã phổ biến một tuyên bố phản bác tuyên bố chung của G-7. Người phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc tại London cho biết: “Chúng tôi luôn tin rằng các quốc gia dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, nghèo hay giàu đều bình đẳng, và các vấn đề thế giới cần được giải quyết thông qua sự tham vấn của tất cả các quốc gia. Những ngày mà các quyết định toàn cầu được đưa ra bởi một nhóm nhỏ các quốc gia đã qua lâu rồi”.


Phải công nhận chế độ cộng sản mọi nơi, đặc biệt là cộng sản Trung Quốc hiện nay, nói dối và trí trá mà không biết ngượng. Ngoại trừ Mỹ, Trung Quốc hiếp đáp, lấn áp, và coi thường tất cả những nước khác, kể cả nước Úc mà tôi đang sống. Bình đẳng trước sau gì cũng chỉ là khẩu hiệu, chứ chẳng có giá trị hay ý nghĩa đích thực nào, đối với họ. Sức mạnh mới là đúng, và đúng sẽ là sự thật, là chính nghĩa, trong quan điểm của Bắc Kinh (might is right, and right tells truth). Chờ cho đến khi họ đủ mạnh để chứng minh họ đúng thì chắc đã muộn màng. (theo VOA)

09 Tháng Năm 2016(Xem: 15870)
"Tại thời điểm chúng tôi có mặt, không còn thấy nước thải nữa, nhưng đâu đó vẫn còn vũng nước trùng với màu nước đang bao phủ sông Bưởi, gây ra cái chết hàng loạt của hàng chục tấn cá trên con sông này".
03 Tháng Năm 2016(Xem: 14858)
"Lãnh đạo xuống tắm biển hay ăn cá, đó không phải là câu trả lời. Câu trả lời phải là bằng chứng khoa học mà nhiều bộ, ban, ngành đã đi tìm suốt cả tháng qua, nay vẫn còn nợ người dân, vẫn còn đó câu hỏi lớn đang chờ lời đáp: Nước biển miền Trung có bị nhiễm độc không? Vì sao cá chết? Hải sản ở các vùng biển miền Trung Bộ có an toàn?"
02 Tháng Năm 2016(Xem: 24693)
- Tân Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc muốn tìm ra thủ phạm. - Nếu tìm ra nguyên nhân chính vụ cá chết do Formosa có nên "đuổi" khu gang thép 9,9 tỉ đô này không? - Ai ký giấy phép cho Formosa năm 2014 đầu tư thuê đất Vũng Áng 70 năm? - Tin và Video biểu tình ở Hà Nội, Hà Tĩnh, Saigon "Thủ tướng cũng yêu cầu điều tra làm rõ nguyên nhân gây thảm họa này. “Dù bất cứ cơ quan, tổ chức cá nhân nào vi phạm pháp luật cũng phải làm rõ trên căn cứ khoa học, không ai bao che cả. Cần có kết luận cụ thể vì đây là nguyện vọng của nhân dân nhưng phải chặt chẽ, khoa học” -Thủ tướng chỉ đạo". (Theo Tuổi Trẻ 01/5/2016)
28 Tháng Tư 2016(Xem: 17587)
"Theo các nhà khoa học đi thực tế khảo sát về ảnh hưởng của dòng chảy ven bờ khu vực biển miền Trung, theo đánh giá của Viện Địa chất và Địa vật lý Biển, vào thời gian này dòng chảy ven bờ có đặc trưng của thời kỳ gió mùa Đông Bắc, dòng chảy ven bờ có hướng từ Bắc xuống Nam. Nếu thực sự độc tố phát xuất từ Vũng Áng Hà Tĩnh, theo hải lưu từ Bắc xuống Nam độc tố tràn lan chảy ven theo bờ biển Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, và có thể tới ... bãi tắm Long Hải Vũng Tàu".
26 Tháng Tư 2016(Xem: 17848)
1. Bài của tác giả Giao Chỉ Vũ Văn Lộc đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ tác giả và bạn đọc gởi về tòa soạn). 2. Bài của tác giả Tiến sĩ Trần Huy Bích đăng trên báo Văn Hóa ngày 17/4/16. (Từ thân hữu gởi về tòa soạn). 3. Bài của tác giả Nguyễn Văn Lục đăng trên báo Văn Hóa ngày 25/4/16. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 4. Bài của tác giả Giáo sư Phạm Cao Dương đăng trên báo Văn Hóa ngày 22/4/2016. (Từ bạn đọc gởi về tòa soạn). 5. Đặc biệt về bài viết của Gs Phạm Cao Dương trên BBC tựa đề: Đính chính sai lầm về 'Nam Hải'.
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17365)
"... Kết luận phần biên khảo này, tôi chỉ xin được trích dẫn quan điểm của sử gia Taylor, nó tóm tắt tất cả cái trách nhiệm của một đất nước trước sự xâm lăng của người Pháp là sự bất lực của một triều đình..."
24 Tháng Tư 2016(Xem: 17701)
30 Tháng Tư, 41 Năm Sau, Tưởng Niệm Big Minh: "Tại sao ông lại ra nhận trách nhiệm vào 2 ngày sau cùng. Chuyện gì sẽ xẩy ra nếu tướng Minh cũng theo đoàn tầu hải quân VNCH tách bến Sài Gòn ra đi đêm 29 tháng 4-1975. Nhưng ông quyết định ở lại chỉ để lãnh đòn thù trước mặt và sự sỉ nhục của bạn sau lưng..."
22 Tháng Tư 2016(Xem: 16069)
Ông Nguyễn Điểm (58 tuổi) trú tại Phú Hải, Lộc Vĩnh, Phú Lộc (Thừa Thiên - Huế) cho hay: “Do người dân không còn vớt mang về, cùng với đó số lượng cá chết quá nhiều, sau mấy ngày cá chết đọng lại đã tạo ra một mùi hôi khó chịu. Một số hộ dân xúc cá mang về cho vịt ăn khiến đàn vịt cũng chết theo”.
22 Tháng Tư 2016(Xem: 17716)
Tài liệu cho ngày 30 tháng Tư "...Có điều là cho đến tận bây giờ người Cộng Sản Việt Nam vẫn không chịu nhận ra những sai lầm của họ để sửa đổi, đặc biệt là từ bỏ truyền thống bạo lực để quan tâm tới cuộc sống của người dân. Cuối cùng ta cũng nên để ý tới những nhận định của Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình..." - Lê Duẩn: "Bè lũ phản động Bắc Kinh đều muốn xâm lược VN và Đông Nam Á". - BBC phỏng vấn ông Võ Văn Kiệt. - VĂN HÓA phỏng vấn ông Hoàng Minh Chính. - Xem thêm mục XÃ HỘI "Đêm tưởng nhớ Sàigon" do Montreal, Canada tổ chức.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 16415)
12/04/2016: Chiến hạm Nhật "bám" Cam Ranh. 14/04/2016: Hoa Kỳ và Philippines tuần tra chung. 15/04/2016: Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter hành quân trên USS John C. Stennis. 15/04/2016: Trung cộng điều 16 máy bay quân sự ra Phú Lâm-Hoàng Sa. 17/04/2016: Phó chủ tịch quân ủy Trung cộng thị sát đảo nhân tạo ở Trường Sa. 18/04/2016: Chiến đấu cơ Trung cộng hiện diện ở Đá Chữ Thập- Trường Sa. 19/04/2016: Mỹ phản đối Chiến đấu cơ Trung cộng đáp ở Chữ Thập.
19 Tháng Tư 2016(Xem: 15888)
"Qua e-mail của một niên trưởng, tòa soạn Văn Hóa nhận được hai bài viết của Bác sĩ Nguyễn Lương Tuyền ở Montréal, Québec, Canada. Một bài viết vào tháng 12/2013 và một bài viết ngày 11/4/2016. Để rộng đường dư luận trong bối cảnh tình hình Việt Nam trước và sau 1975, Văn Hóa đăng tải bài viết năm 2013. Kính mời quý bạn đọc xem thêm một tài liệu của cựu TBT Lê Duẩn". Ảnh dưới: Từ Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình.
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15214)
" bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm 15/04 đã loan báo rằng tướng Phạm Trường Long, phó chủ tịch Quân Ủy Trung Ương Trung Quốc vừa thực hiện một chuyến đi thị sát Biển Đông". "thông tin về chuyến đi được loan báo đúng vào hôm bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ cùng đồng nhiệm Philippines bay ra thăm tàu sân bay Mỹ John C. Stennis đang hoạt động trên Biển Đông". (Xem chú thích bản đồ chiến sự Biển Đông trang trong)
17 Tháng Tư 2016(Xem: 15706)
"Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Man Nhiên vừa cho chúng ta biết nhà nghiên cứu sử Tạ Chí Đại Trường không phải là người nhận thấy và lên tiếng sớm nhất đính chính sự sai lầm của nhóm phiên dịch và giới thiệu sách Hồng Đức Bản Đồ năm 1962 về tác giả của “Giáp ngọ niên Bình Nam đồ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 13549)
"Phát ngôn nhân Lục Khảng ngày 12/4 cho hay đợt xả nước lần hai từ đập thủy điện Cảnh Hồng (tỉnh Vân Nam) được khởi sự đầu tuần này và sẽ kéo dài cho tới hết mùa nước thấp. Bắc Kinh đã tiến hành đợt xả nước lần thứ nhất từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 sau khi Việt Nam lên tiếng yêu cầu hỗ trợ".
13 Tháng Tư 2016(Xem: 15466)
Bài bổ túc hoàn chỉnh của Gs Trần Huy Bích và Gs Trần Anh Tuấn LỜI TÒA SOẠN: - Trong loạt bài về Văn hóa - Văn học đăng tải mấy ngày qua , tòa soạn nhận được hai bài mới của Gs Trần Anh Tuấn và Gs Trần Huy Bích bổ túc thêm cho hoàn chỉnh. Xin giới thiệu cùng quý bạn đọc. Văn Hóa xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt đến với báo Văn Hóa. Các ý kiến đóng góp, vui lòng gởi điện thư về tòa soạn / E-mail: lykientrucvaama@gmail.com - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
12 Tháng Tư 2016(Xem: 18106)
LỜI TÒA SOẠN: - Cùng một lúc, Ban biên tập báo Văn Hóa-California nhận được các bài viết của các quí vị: Ts Trần Anh Tuấn, Ts Nguyễn Thanh Liêm, Ts Trần Huy Bích, Ls Đoàn Thanh Liêm, Sử gia Nguyễn Văn Lục, Ts Mai Thanh Truyết. Chúng tôi xin trân trọng cám ơn quí giáo sư, học giả, nhà nghiên cứu đã dành những cảm tình đặc biệt, những trước tác quý giá đến với báo Văn Hóa.(Xem thêm : Gs Phạm Cao Dương) - Gs Phạm Cao Dương: "Nhớ về Gs Nguyễn Khắc Ngữ". - Viện Trần Nhân Tông.
10 Tháng Tư 2016(Xem: 15633)
Thiên tai "hạn hán" và Nhân tai "Mekong nghẽn mạch" (chữ của Bs Ngô Thế Vinh) hiện đang gây cơn "sốt" thời sự; nhưng bất ngờ khi đọc cuốn Tuyển tập Nguyễn Thanh Liêm (Tiến sĩ Trần Huy Bích viết lời tựa) mới thấy rằng Giáo sư Liêm đã khảo cứu Địa lý - Nhân văn - Văn hóa khu vực Đồng Nai - Cửu Long như một lời báo động về miền đất "trời cho".