Ba Đầu: hướng Bắc Liêu Ninh khai thông eo Miyako; hướng Nam USS Roosevelt vượt eo Malacca; Liên quân Mỹ-Phi tập trận

12 Tháng Tư 20219:35 SA(Xem: 6853)

VĂN HÓA ONLINE – ĐIỂM NÓNG A - THỨ HAI 12 APRIL 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


BIENDONG WAR (P.9)


Ba Đầu: hướng Bắc Liêu Ninh khai thông eo Miyako; hướng Nam USS Roosevelt vượt eo Malacca; Liên quân Mỹ-Phi tập trận

image003

Lý Kiến Trúc

Văn Hóa Online-California

12/4/2021

(Bài 9 tiếp bài 8)


Giang hồ mãn địa nhất ngư ông

Núi đó ai đây bể đó ai?

(Phan Bội Châu 1929)

image005

Bối cảnh chung


Trong bài trước (P.8), chúng tôi có đề cập các quốc gia ven biển chiếm lĩnh một số đảo đá bãi ở khu vực Trường Sa. Thật ra, chúng tôi vẫn nghi ngờ số liệu hiện trạng được công bố trên các hệ thống truyền thông. Ngoài ra vấn đề chủ quyền các đảo, đá, bãi ở khu vực Trường Sa vẫn còn trong tình trạng chấp chưa ngã ngũ, đặc biệt giữa hai nước Việt – Phi.


Thứ nhất, số liệu trước đây đã quá cũ, thứ hai trong bối cảnh tranh chấp tính từ năm 1988, các quốc gia ven biển đã bí mật tổ chức các cuộc đột kích chiếm đoạt thêm, hoặc gia công bồi đắp, xây dựng các tiểu đảo đá bãi trở thành căn cứ quân sự của mình.


Thứ hai, chưa có một hiệp ước đa phương nào quy định vị trí, tọa độ và danh xưng các đảo, đá, bãi chính xác thuộc về nước nào.


Xem kỹ khoảng cách từ bờ biển Palawan tới đá Ba Đầu (Whitson Reef), vị trí đá này nằm ngoài lãnh hải Philippines, nôm na, nó nằm trong vùng biển quốc tế. 

image006

Bối cảnh Biển Đông tạo ra cuộc tranh chấp chủ quyền kéo dài trừ phi … có một hay nhiều trận hải chiến kết thúc phe nào là phe chiến thắng cuối cùng, quyết định cho đa phương thu xếp ngồi lại trong một hội nghị quốc tế được Liên hiệp Quốc giám sát và phê chuẩn.


Nhưng cho đến nay vẫn chưa có trận chiến nào giữa hai thế lực hải quân mạnh nhất là Trung Quốc và Hoa Kỳ quyết định bàn cờ Biển Đông. Tuy nhiên, thế tiến công của Bắc Kinh tiến về phương Nam vẫn không ngưng nghỉ.


Quốc tế hóa Biển Đông


Sự hiện diện của liệt cường đông đảo đã hình thành mặt trận Quốc tế hóa Biển Đông.


Hiện diện của các quốc gia có thương thuyền, chiến hạm qua lại, hoặc binh lính chiếm đóng các thực thể có quyền và lợi ở Biển Đông, về phía các nước ven biển có: Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan, Malaysia và Brunei; về phía liệt cường có: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc, Anh, Pháp, Đức, Canada, Tân Tây Lan, Nam Hàn …


Trong ý nghĩa tích cực, Quốc tế hóa có khuynh hướng phá hủy hiệp ước DOC đã được ký bởi Trung Quốc và 10 nước Đông Nam Á (Pnôm Pênh 2002), làm lung lay các hội nghị thảo luận về COC (cũng giữa Trung Quốc-Asean), “xét lại” những điều khoản bất lợi của UNCLOS 1982, và củng cố phán quyết PCA của tòa thường trực La Haye 2016.


Thế nhưng, đối với vùng biển South China Sea (gọi chung là Biển Đông) có vị trí chiến lược quyết định cho tham vọng bành trướng về phương Nam của Bắc Kinh, Tập Cận Bình, thủ lĩnh Trung Nam Hải, tỏ ra vẫn không nao núng trước hải quân của bốn đời tổng thống Hoa Kỳ: George W. Bush, Barrack Obama, Donald Trump và hiện nay Joe Biden - trực tiếp “tham chiến”.


Song, muốn vươn xa hơn nữa ra đại dương xanh, trước mắt họ Tập phải thống lĩnh Biển Đông, mở đường thông thủy tiến ra Tây Thái Bình Dương.


Ngày 4/4/2021 vừa qua, hạm đội Liêu Ninh của Bắc Kinh đã tạo ra một kỳ tích, vượt qua eo biển Okinawa – Miyako sau màn hùng hổ dương oai vũ lực ở bầu trời, vùng biển Đài Loan. Các chiến hạm hộ tống Liêu Ninh gồm có 2 khu trục hạm Type 052D, 1 khu trục hạm Type 055, 1 hộ tống hạm Type 054A và 1 vận tải hạm.


Tuy nhiên, họ Tập chưa vội vã tiến ra Tây Thái Bình Dương, cho hạm đội Liêu Ninh tiến vào Biển Đông trước, nơi có hàng trăm “Trung đội đặc công biển” túc trực sẵn sàng tác chiến?


Mục tiêu lớn của Liêu Ninh ở đâu, đó là bí mật quân sự, khó đoán nhưng có thể đoán: Pratas Islands, Scarborough Shoal, Subic Manila hoặc Whitson Reef?


Móng vuốt của Bắc Kinh thời gian qua hầu như tạo ảnh hưởng rất sâu vào các lãnh vực kinh tế, văn hóa, chính trị, quân sự vào nội tình hai quốc gia có vị trí chiến lược: Việt Nam và Philippines. Đứng trước cơn bão thổi từ Bắc xuống Nam, Việt – Phi sẽ phải làm gì trong lúc lực lượng hải quân của hai nước này còn non yếu và chưa thạo nghề hải chiến.


Liên quân Mỹ-Phi ra đời khá “vội vã”. Lãnh đạo quân đội Philippines cho biết, nước này và Mỹ sẽ tập trận chung trong 2 tuần kể từ ngày 12/4/2021. Trung tướng Philipines Cirilito Sobejana cho biết, sẽ chỉ có 1.700 binh sĩ, gồm 1.000 lính nước này và 700 lính Mỹ tham gia cuộc tập trận sắp tới. (theo VietnamNet 11/4/2021).


Tin tức không nói rõ liên quân này thuộc binh chủng nào, Hải quân, Thủy quân Lục chiến hay Bộ binh, và tập trận ở đâu.


Đường đi của hạm đội Liêu Ninh và USS Theodore Roosevelt


Ngày 04/4/2021, từ hướng Bắc, Liêu Ninh vượt qua eo biển Okinawa-Miyako tiến vào Biển Đông.


Ngày 06/4/2021, từ hướng Nam, USS Theodore Roosevelt và nhóm chiến hạm đổ bộ USS Makin Island từ Ấn Độ Dương vượt qua eo Malacca tiến vào Biển Đông. Cho đến nay vẫn chưa có thêm thông tin nào về tọa độ ứng chiến của hạm đội USS Theodore Roosevelt.


Liêu Ninh và Roosevelt sẽ “giao hữu” hay “giao đấu” nhau tại Ba Đầu? Chúng ta chờ xem.


Dưới đây là Phóng đồ minh họa của Văn Hóa Online-California


image008Phóng đồ minh họa đường hành quân của Hạm đội Liêu Ninh khai thông eo biển Okinawa-Miyako từ hướng Bắc tiến vào Biển Đông ngày 04/4/2021. Văn Hóa Online-California Map.


image010Khoảng cách từ Cao Hùng (Kaohsiung) tới Ba Đầu (Whitson Reef) 1,533km.


image012Phóng đồ minh họa đường hành quân của Hạm đội USS Theodore Roosevelt và nhóm chiến hạm đổ bộ USS Makin Island từ Ấn Độ Dương vượt qua eo Malacca tiến vào Biển Đông ngày 06/4/2021. Văn Hóa Online-California Map.


image014Khoảng cách từ căn cứ Changi (Singapore) tới Ba Đầu (Whitson Reef) 1,532km.


Lý Kiến Trúc

12/4/2021

(xem tiếp số báo tới P.10)
09 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12558)
Gió đã đổi chiều - Dân chúng Mỹ muốn thay đổi - Những hình ảnh khóc cười của dân chúng Mỹ khi xem kết quả phiếu bầu.
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13193)
Gió đã đổi chiều?
08 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13601)
Gió đã đổi chiều?
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12834)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN
06 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13173)
Diễn biến chính trị - quân sự ASEAN - Trung Quốc và Malaysia chống can thiệp từ bên ngoài. - Thủ tướng Malaysia chơi lá bài Bắc Kinh? - Nhật Bản phản đối tàu Trung Quốc tiến gần quần đảo Senkaku. - Philippines - Duterte đã nhìn ra vấn đề trong cuộc tranh giành ảnh hưởng chiến lược giữa Mỹ và Tầu ở ĐNA.
03 Tháng Mười Một 2016(Xem: 13740)
- GS Tương Lai: "Là một người nghiên cứu thì tôi nói ngay là khái niệm "tự diễn biến" là cực kỳ mơ hồ. Tôi cho rằng đây là sự hoang tưởng về ngôn từ". - TS Lê Đăng Doanh: "Vì vậy nhiều ủy viên trung ương, thậm chí cả ủy viên Bộ Chính trị nữa không phải là họ đều đồng tình với cái nghị quyết này đâu. Nhưng tôi tin rằng đây chưa phải lúc họ bộc lộ đầy đủ ‎ ý kiến của họ ra".
01 Tháng Mười Một 2016(Xem: 12954)
Từ chủ nghĩa cộng sản đến Tư bản "man rợ"
27 Tháng Mười 2016(Xem: 19929)
- Theo vết xe Nguyễn Phú Trọng, ông Đinh Thế Huynh sẽ qua Mỹ cuối tháng 10? - Ông Đinh Thế Huynh có lọt vào "mắt xanh" Mỹ?
25 Tháng Mười 2016(Xem: 14316)
- ‘Nguyên tắc ba điểm’ quan hệ Việt–Trung 2014
18 Tháng Mười 2016(Xem: 15074)
VN ủng hộ Mỹ "can dự" vào Biển Đông Tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS John S. McCain tại cảng Cam Ranh.
16 Tháng Mười 2016(Xem: 16347)