Myanmar: 'TQ sẽ ủng hộ bất kỳ chính phủ nào cầm quyền'

07 Tháng Hai 20217:20 SA(Xem: 6476)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - CHỦ NHẬT 07 FEB 2021

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Chiến khu miền Nam-Trung cộng ở đâu?


Myanmar: 'TQ sẽ ủng hộ bất kỳ chính phủ nào cầm quyền'


image001Bản đồ minh họa Chiến khu miền Nam-Trung cộng.Văn Hóa Online Map.


Bùi Thư


BBC 05/2/2021


image002Nguồn hình ảnh, Getty Images. Chụp lại hình ảnh. Trung Quốc được cho là sẽ ủng hộ bất kỳ chính phủ nào lên nắm quyền ở Myanmar.


Bertil Lintner, nhà báo kiêm tác giả của nhiều cuốn sách về Myanmar nhận định trước cuộc chính biến ở Myanamr, Trung Quốc sẽ ủng hộ bất kỳ chính phủ nào cầm quyền.


Nhà báo Lintner đã bình luận với BBC News Tiếng Việt về phản ứng của Bắc Kinh trước cuộc đảo chính tại Myanmar: "Bộ Ngoại giao Trung Quốc cuối cùng đã đưa ra một tuyên bố nói rằng sự ổn định cần phải được duy trì. Myanmar có tầm quan trọng mang tính chiến lược đối với Bắc Kinh. Lợi ích của Trung Quốc ở Myanmar là cả về mặt kinh tế cũng như chiến lược, do đó Trung Quốc sẽ ủng hộ bất kỳ chính phủ nào cầm quyền tại Myanmar."


Trung Quốc đóng vai trò gì?


Một ngày sau cuộc binh biến, Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc đã họp nhưng chưa thống nhất được tuyên bố chung vì Trung Quốc không ủng hộ. Trung Quốc, quốc gia nắm quyền phủ quyết với tư cách là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an (LHQ) đã không đồng tình và giới chuyên gia phỏng đoán rằng, Trung Quốc sẽ chặn bất kỳ hình thức phát ngôn chính thức nào lên án cuộc đảo chính.


Bắc Kinh từ lâu đã giữ vai trò bảo vệ Myanmar khỏi sự dò xét của quốc tế, và đã cảnh báo kể từ sau cuộc đảo chính rằng các lệnh trừng phạt hoặc áp lực quốc tế sẽ chỉ khiến mọi thứ tệ hại hơn.


Lý giải về điều này, nhà báo, tác giả Lintner nói: "Myanmar là quốc gia láng giềng duy nhất có thể giúp Trung Quốc dễ dàng tiếp cận Ấn Độ Dương vì chỉ có ba quốc gia láng giềng làm được điều đó. Tuy nhiên, Hành lang Kinh tế Trung Quốc - Pakistan nằm ở phía tây xa xôi của Trung Quốc - giáp với Tân Cương - đây vốn là một phần khó nhằn đối với Trung Quốc. Và rồi Ấn Độ, xét về bản chất của mối quan hệ Trung-Ấn, đây cũng không phải là một lựa chọn. Nhưng Myanmar thì có. Lợi ích của Trung Quốc ở Myanmar là kinh tế cũng như về mặt chiến lược, do đó Trung Quốc sẽ ủng hộ bất kỳ chính phủ nào cầm quyền tại Myanmar."


image003Nguồn hình ảnh, NYEIN CHAN NAING/Getty Images. Chụp lại hình ảnh. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và Cố vấn Nhà nước Myanmar Aung San Suu Kyi bắt tay trước cuộc gặp song phương tại Phủ Tổng thống ở Naypyidaw vào ngày 18 tháng 1 năm 2020


Cụ thể, ông Lintner viết rằng, sau khi phương Tây quay lưng lại với chính phủ Myanmar vì cuộc khủng hoảng người tị nạn Rohingya năm 2016-2017, bà Aung San Suu Kyi, một chính trị gia cần sự hỗ trợ và đầu tư của nước ngoài để thực hiện những hứa hẹn về tiến bộ kinh tế trong cuộc bầu cử của mình, không còn cách nào khác ngoài Bắc Kinh.


Myanmar chính thức tham gia Sáng kiến ​​Vành đai và Con đường (BRI) của Trung Quốc khi bà Aung San Suu Kyi tham dự một diễn đàn về Hợp tác Quốc tế ở Bắc Kinh vào tháng 5 năm 2017.


Năm 2018, hai nước đã đồng ý cùng xây dựng Hành lang Kinh tế Trung Quốc-Myanmar (CMEC) nhằm mục đích tăng cường hơn nữa hợp tác song phương trong khuôn khổ BRI.


Trước tình hình hiện tại, nhà báo người Thụy Điển bình luận với BBC: "Phương Tây sẽ khó chấp nhận một chính phủ lên nắm quyền sau một cuộc đảo chính quân sự, nhưng Trung Quốc sẽ không quan tâm và Nhật Bản và Ấn Độ sẽ thận trọng trong các cách tiếp cận riêng của mỗi nước vì họ có chung một kẻ thù ở Myanmar: Trung Quốc. Và bất kỳ động thái nào nhằm cô lập chế độ mới ở Myanmar sẽ đẩy nước này về lại tay Trung Quốc. Người đang nắm giữ quyền hành ở Myanmar - Min Aung Hlaing - đang ở một vị thế hoàn hảo để các bên đối chọi nhau - và do đó ông ta vẫn nắm trong tay quyền lực."


image004Nguồn hình ảnh, AFP. Chụp lại hình ảnh. Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường (P) gặp Bộ trưởng Ngoại giao hiện thời của Myanmar - Wunna Maung Lwin tại Đại lễ đường Nhân dân ở Bắc Kinh ngày 29 tháng 8 năm 2013. Ông Wunna Maung Lwin được cho là có lập trường chống phương Tây và thân Trung Quốc


Chuyên gia Myanmar, Elliott Prasse-Freeman, thuộc Đại học Quốc gia Singapore nói với BBC Tiếng Anh về việc Trung Quốc không đồng tình với tuyên bố chung của LHQ: "Thông qua chính sách ngoại giao giống như thao túng tinh thần này, Trung Quốc có vẻ như đang ra dấu sự ủng hộ ngấm ngầm, nếu không muốn nói là sự đồng thuận rõ ràng, với hành động của các tướng lãnh."


Nhật báo Úc cũng đánh giá thêm: "Trung Quốc đã chứng tỏ là một đồng minh vô giá của Myanmar, sử dụng ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc để che chắn nước này khỏi sự chỉ trích quốc tế."


Theo The Autralian, không chỉ Trung Quốc, mà cả Nga đã có tiếp xúc với phe quân sự Myanmar trước chính biến.


"Các phái viên từ cả hai nước đã gặp Tướng Min Aung Hlaing ở Myanmar chỉ vài tuần trước cuộc đảo chính, làm dấy lên suy đoán rằng ông tìm kiếm sự đảm bảo về sự hỗ trợ từ những người ủng hộ chủ chốt."


Quân bài 'dân tộc thiểu số' của quân đội


Quân đội Myanmar thông tin việc bắt giam Cố vấn Nhà nước Suu Kyi cùng các nhà lập pháp khác để đối phó việc "gian lận bầu cử".


Kênh truyền hình quân đội Myanmar cũng phát một video thông báo Thống tướng Min Aung Hlaing, Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang sẽ tiếp quản quyền lực.


Chụp lại video,


Quân đội Myanmar đảo chính, bắt bà Suu Kyi và các lãnh đạo dân sự


Bình luận với BBC, nhà phân tích Lintner nói ông không bất ngờ lắm với cuộc chính biến vì: "Quân đội bắt đầu nói về "gian lận cử tri" ngay sau khi Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử tháng 11 năm 2020. Dù không có bằng chứng, nhưng quân đội đã nói rõ rằng họ sẽ không chấp nhận kết quả của cuộc bầu cử. Và sau đó, trong những ngày trước cuộc đảo chính thực sự, đã có các cuộc chuyển quân, bao gồm cả xe tăng, ở thủ đô Yangon cũ và thủ đô Naypyitaw mới."


"Quân đội có thể tìm cách chính danh hóa bản thân mình lẫn cuộc đảo chính bằng cách sử dụng quân bài dân tộc thiểu số để nhận được sự ủng hộ và sự chính danh. Tức là họ có thể tập hợp các nhà lãnh đạo của các đảng dân tộc thiểu số lại và nói với các thủ lĩnh này rằng họ sẽ tổ chức cuộc bầu cử với sự tham gia đại diện theo tỉ lệ phần trăm cảu các nhóm vào Hluttaw (quốc hội liên bang). Hệ thống hiện tại đang có lợi cho NLD, nếu luật bầu cử được thay đổi, sẽ khiến cho vây cánh cuủaNLD bị cắt bớt - như vậy các đảng nhỏ hơn, chẳng hạn USDP và các đảng dân tộc thiểu số có thể được thêm lợi thế."


image005Nguồn hình ảnh, Bertil Lintner. Chụp lại hình ảnh. Bertil Lintner là một nhà báo, tác giả và nhà tư vấn chiến lược người Thụy Điển đã viết về châu Á trong gần bốn thập kỷ.


Ông là tác giả nhiều cuốn sách về Myanmar như Aung San Suu Kyi and Burma's Struggle for Democracy. Ông bị quân đội Miến Điện đưa vào danh sách đen từ năm những năm 1980 đến tận năm 2012


Tuy nhiên, chuyên gia cũng cho rằng đối với các nhóm dân tộc thiểu số, việc bắt tay với một chế độ quân sự bị ghét sẽ thật tệ hại. "Nhưng cũng thật tệ nốt nếu họ không làm vậy có thể sẽ vụt mất cơ hội có được đại diện tương xứng, mà đó thực sự là điều họ đã đòi hỏi. Và với một NLD suy yếu đi trong quốc hội và những đảng lớn nhỏ hơn, Tatmadaw có thể ở vị trí tốt hơn để kiểm soát và thao túng các nghị sĩ."


"Như tôi đã nói, đây thuần túy chỉ là nhận định, nhưng từ góc nhìn của Tatmadaw, khía cạnh tương tự vậy cũng hợp lẽ thôi. Và theo sự hiểu biết của tôi thì quân đội đang lên kế hoạch có cuộc gặp với tất cả các đảng nhỏ hơn đã thất cử vào tháng 11 năm ngoái.", ông nhận xét.


"Ông ấy chắc chắn sẽ sử dụng quyền lực đó để đạt được những gì ông ta và quân đội muốn, tức là kẹp chặt vây cánh của NLD, thu lấy sự ủng hộ cho các chính sách của ông ta từ các đảng dân tộc thiểu số vốn dĩ ông ta cực kỳ không được lòng phần đông người Miến Điện, số người ủng hộ chính cho đảng NLD) và từ đó tranh thủ sự ủng hộ của các nước láng giềng của Myanmar.


Phong trào 'bất tuân dân sự' liệu có tác dụng?


Sau cuộc chính biến, nhiều người cho rằng ở Myanmar sẽ nổ ra biểu tình lớn nhỏ, xe quân đội sẽ được điều động đi khắp nơi. Nhưng ngược lại, thành phố chính Yangon cùng những nơi khác rơi vào dáng vẻ bình lặng kỳ lạ với việc quân đội tuần tra và lệnh giới nghiêm ban đêm đi vào hiệu lực.


Không có cuộc biểu tình đáng nói nào. Nhưng sự phản kháng của người dân ngày một gia tăng với việc họ tham gia phong trào 'bất tuân dân sự' trên mạng lẫn ngoài thực tế.


Vào đêm thứ Ba và thứ Tư, người lái xe bấm còi và đập nồi niêu xoong chảo ở nhiều nơi để phản kháng. Nhiều y bác sĩ đã ngừng làm việc hoặc đeo ruy băng màu đen thể hiện sự thách thức và phản đối việc quân đội đàn áp nền dân chủ yểu mệnh của Myanmar.


Trên mạng xã hội, nhiều người dân, kể cả giới nghệ sĩ nổi tiếng cũng chụp hình giơ cao ba ngón tay - một kiểu chào quen thuộc trong các bộ phim Hunger Games và được những người biểu tình sử dụng vào năm ngoái ở Thái Lan.


image006Nguồn hình ảnh, STR/Getty Images. Chụp lại hình ảnh,


Người dân tham gia chiến dịch biểu tình gây ồn bằng nồi niêu xoong chảo trên một con phố ở Yangon vào ngày 4 tháng 2 năm 2021, sau những lời kêu gọi phản đối cuộc đảo chính quân sự nổi lên trên mạng xã hội


Một người sống tại Yangon, xin giấu tên, nói với BBC News Tiếng Việt: "Hiện gia đều tôi đều an toàn trong nhà, không ra ngoài nữa. Chúng tôi xem tin tức trên mạng và đăng tải những thông điệp bất tuân dân sự trên Facebook, không mua những sản phẩm của các công ty do quân đội và nhiều công chức chính phủ hiện cũng đình công."


"Thật lòng mà nói bản thân tôi cũng không biết điều gì sẽ xảy đến kế tiếp. Điều mà tôi muốn đó là nền dân chủ hoàn toàn, sự tự do. Tôi muốn quân độ thả tất cả những lãnh đạo mà họ bắt giữ. Tôi muốn có một sự đàm phán ôn hòa và tìm được cách giải quyết, điều hành đất nước tốt nhất."


image007Nguồn hình ảnh, STR/Getty Images. Chụp lại hình ảnh. Nhân viên y tế dùng kiểu chào bằng ba ngón tay với dải ruy băng đỏ tại Bệnh viện Đa khoa Yangon vào ngày 3 tháng 2 năm 2021 hưởng ứng lời kêu gọi bất tuân sau cuộc đảo chính quân sự bắt giữ nhà lãnh đạo dân sự Aung San Suu Kyi


"Ban đầu, tôi đã tự hỏi liệu việc không xuống đường có đồng nghĩa với thỏa hiệp hay không. Tôi cũng đầy hoang mang vì không một ai muốn quay lại thời kỳ đen tối kia. Nhưng tôi tin rằng, việc bất tuân dân sự, phản kháng ôn hòa còn tốt hơn là chỉ ngồi nhìn, giờ chúng tôi làm mọi thứ có thể để xoay chuyển tình huống", người này lý giải.


Làm việc trong lĩnh vực công nghệ, một người dân khác thông tin với BBC rằng quân đội đã chặn quyền truy cập vào Facebook, tuy nhiên, họ vẫn liên lạc được vì sử dụng VPN. Theo anh, đây là dấu hiệu tích cực thể hiện người dân đã biết vận dụng các kỹ thuật để đối phó với quân đội: "Chúng tôi không ra ngoài vì không muốn quân đội có lý do chính đáng cho việc đảo chính của mình. Nếu chúng tôi biểu tình, họ sẽ vin vào đó để nói họ đang bảo vệ an ninh trật tự. Bây giờ cả thế giới đều thấy người dân rất ôn hòa, và chỉ có quân đội hung hăng bắt cóc bà Aung San Suu Kyi, tổng thống và các quan chức cấp cao chính phủ mà không có lý do thuyết phục gì".


image008Nguồn hình ảnh, Lauren DeCicca/Getty Images. Chụp lại hình ảnh. Người biểu tình Myanmar đốt ảnh Tướng Min Aung Hlaing trước đại sứ quán Myanmar vào 20 giờ ngày 4 tháng 2 năm 2021 tại Bangkok, Thái Lan nhằm phản ứng với cuộc đảo chính của quân đội Myanmar vào thứ Hai.


Đồng thời, anh cũng nhận xét, giới trẻ Myanmar đã theo sát cuộc biểu tình ở Hong Kong và Thái Lan, nên họ vận dụng được chiến thuật để phản kháng mà không cần đến bạo lực.


Trả lời BBC News Tiếng Việt ngày 4/2, trước một cuộc biểu tình được lên kế hoạch vào 20 giờ (GMT+7) cùng ngày ở đại sứ quán Myanmar tại Bangkok, một người dân Thái Lan nói: "Những người ủng hộ dân chủ ở Thái phản đối cuộc đảo chính ở Myanmar vì chúng tôi đã chịu đựng đủ những điều tương tự và đã rút được bài học. Chúng tôi không mong bạn bè láng giềng sẽ phải trải qua sự biến động như vậy. Nói nôm na, cuộc đảo chính này cũng bào mòn niềm hy vọng của những người Thái ủng hộ dân chủ nên cần lên tiếng".
22 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 809)
24 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1268)
14 Tháng Mười Một 2023(Xem: 1191)
Nov 12: Chiến sự mùa đông 2 bờ đông tây Dnipro River; Vì sao Nga ‘cố thủ’ bờ Đông