Indonesia từ chối bất kỳ đối thoại nào với Trung Quốc

10 Tháng Sáu 20208:41 SA(Xem: 8212)

VĂN HÓA ONLINE - ĐIỂM NÓNG A - THỨ TƯ 10 JUNE 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


Indonesia từ chối bất kỳ đối thoại nào với Trung Quốc


Indonesia liên tiếp tỏ lập trường cứng rắn hơn với Trung Quốc


RFI 10/06/2020


image001

Indonesia ngày càng tỏ rõ lập trường cứng rắn với Trung Quốc về hồ sơ Biển Đông. Ảnh tư liệu: Tổng thống Indonesia Joko Widodo (giữa) tới tham đảo Natura ngày 08/0/2020 sau khi Trung Quốc có hành vi xâm phạm chủ quyền của Indonesia trên Biển Đông. © AFP


Mai Vân


Không phải là môt bên tranh chấp ở Biển Đông, nhưng mới đây trong không đầy hai tuần, Indonesia đã hai lần công khai lên tiếng bác bỏ yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc. Hành động của Jakarta ngày 05/06/2020, và đặc biệt là trước đó vào ngày 26/05/2020, viện dẫn phán quyết Biển Đông năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye, lại càng đáng chú ý hơn trong bối cảnh Indonesia còn chọn diễn đàn Liên Hiệp Quốc để bày tỏ thái độ, tạo thêm tiếng vang cho động thái của mình.


Đối với giới phân tích, việc một nước có trọng lượng như Indonesia ra mặt chống các yêu sách quá đáng của Bắc Kinh tại Biển Đông sẽ là một hậu thuẫn quý giá cho các đồng minh ASEAN có tranh chấp với Trung Quốc đang vất vả chống lại các hành vi chèn ép của Bắc Kinh.


Động thái cứng rắn gần đây nhất của Indonesia nhắm vào Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông là việc Jakarta đã thẳng thừng bác bỏ đề nghị của Bắc Kinh muốn hai bên đàm phán về điều mà Trung Quốc gọi “đòi hỏi chồng chéo về các quyền trên biển” ở một phần Biển Đông.


Phát biểu với hãng tin Mỹ BenarNews ngày 05/06, ông Damos Dumoli Agusman, vụ trưởng Vụ Luật Pháp và Hiệp Ước Quốc Tế bộ Ngoại Giao Indonesia khẳng định: Căn cứ vào Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, Indonesia không có tuyên bố chủ quyền chồng chéo với Trung Quốc, do đó việc tổ chức bất kỳ đối thoại nào về phân định ranh giới trên biển đều không thỏa đáng”.


Quan chức Indonesia cũng nhắc lại tuyên bố tháng 1/2020 của bộ Ngoại Giao nước này, khẳng định Jakarta “từ chối” mọi thương lượng với Bắc Kinh về biển Nam Trung Hoa vì trên cơ sở UNCLOS, hai bên không có bất kỳ tranh chấp lãnh thổ nào.


Theo BenarNews, tuyên bố của ông Agusman là câu trả lời của Jakarta đối với một bức thư mà Bắc Kinh đã gửi cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc ngày 02/06. Trong bức thư, Trung Quốc nói không có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Indonesia, nhưng do việc Trung Quốc có những quyền lợi ở Biển Đông được “xác lập từ lâu đời trong lịch sử và phù hợp với luật quốc tế”, cho nên hai bên lại có tuyên bố chồng chéo về quyền trên biển ở một phần vùng biển.


Khu vực có liên quan là vùng đặc quyền kinh tế ngoài khơi quần đảo Natuna của Indonesia, nhưng bị Trung Quốc cho là của họ vì nằm bên trong đường 9 đoạn của Bắc Kinh ở Biển Đông. Tuy nhiên, đối với Indonesia, đòi hỏi của Trung Quốc mang tính đơn phương và hoàn toàn không có cơ sở về mặt luật pháp quốc tế.


Phản ứng bác bỏ đề nghị đàm phán của Trung Quốc đã được Indonesia đưa ra không đầy 2 tuần sau một động thái mạnh của Jakarta đánh vào lập trường của Bắc Kinh về Biển Đông: Một công hàm ngày 26/05/2020 gởi lên Liên Hiệp Quốc, viện dẫn phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye để bác bỏ đường 9 đoạn của Trung Quốc về Biển Đông.


Nội dung công hàm của Indonesia không liên quan gì đến quan hệ song phương với Trung Quốc mà nhằm nêu bật quan điểm của Jakarta về sự kiện Kuala Lumpur vào tháng 12/2019 đã gửi lên Ủy Ban Liên Hiệp Quốc về Ranh Giới Thềm Lục Địa bản đệ trình tuyên bố chủ quyền đối với thềm lục địa mở rộng của Malaysia ở vùng Biển Đông, kéo theo những công hàm thể hiện lập trường của Việt Nam, Philippines và nhất là Trung Quốc.


Trong bài phân tích ngày 03/06, chuyên gia Ankit Panda, biên tập viên cao cấp của chuyên san Nhật Bản The Diplomat đã đặc biệt ghi nhận việc Indonesia nhấn mạnh trở lại phán quyết năm 2016 về Biển Đông của Tòa Trọng Tài Thường Trực để bác bỏ giá trị của các đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông.


Indonesia thể hiện vai trò nước lớn nhất Đông Nam Á 


Theo ông Panda, qua công hàm mới nhất, Indonesia chấp nhận một trong những điểm quan trọng nhất của phán quyết. Đó là không một thực thể nào đang bị tranh chấp ở Biển Đông có thể được xem là “đảo” theo định nghĩa pháp lý của từ này hiểu theo Luật Biển Liên Hiệp Quốc, và như vậy “không một thực thể nào ở quần đảo Trường Sa có thể có vùng đặc quyền kinh tế hay thềm lục địa của riêng mình”.  


Không những thế, Indonesia còn xác định rõ thêm: Indonesia nhắc lại rằng bản đồ Đường 9 đoạn thể hiện yêu sách chủ quyền lịch sử rõ ràng là thiếu cơ sở pháp lý quốc tế và tương đương với việc vi phạm Công Ước về Luật Biển UNCLOS 1982.


Quan điểm này cũng đã được phán quyết ngày 12/07/2016 của Tòa Trọng Tài xác nhận, theo đó toàn bộ những quyền lịch sử mà nước Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa đưa ra để chiếm hữu các nguồn tài nguyên khoáng sản hay hải sản đều bị bãi bỏ do những giới hạn về vùng biển ghi trong UNCLOS 1982.


Theo The Diplomat, đối với những ai ủng hộ luật quốc tế, việc Jakarta nêu bật trở lại phán quyết năm 2016 về Biển Đông rất đáng hoan nghênh trong bối cảnh tổng thống Duterte của nước đệ đơn kiện Trung Quốc là Philippines, đã chạy theo Bắc Kinh mà bỏ lơ văn kiện này.


Không có Manila thúc đẩy việc thực hiện, phán quyết cũng không còn được coi trọng trong chính sách của khu vực Đông Nam Á, vào lúc mà khối ASEAN rất chia rẽ, với vấn đề Biển Đông chỉ được chú ý một cách giới hạn, chủ yếu trong các cuộc gặp đa phương lớn.


Chính vì vậy việc Indonesia thể hiện lập trường cứng rắn hơn trước các đòi hỏi chủ quyền rộng khắp của Trung Quốc trên Biển Đông rất đáng chú ý trên hai cấp độ.


Thứ nhất là vì dẫu sao Indonesia vẫn nắm giữ một vị thế hàng đầu trong khối ASEAN. Việc đưa phán quyết 2016 vào trong chính sách của riêng mình về Biển Đông có thể là dấu hiệu cho thấy là Indonesia sẵn sàng có một cách tiếp cận cứng rắn tương tự đối với Trung Quốc trong khuôn khổ hiệp hội 10 nước Đông Nam Á.


Ngoài ra, việc Indonesia sẵn sàng viện dẫn phán quyết có thể làm cho Việt Nam kiên quyết hơn trong việc kiện Trung Quốc, điều từng được chuyên gia Mỹ Derek Grossman đã nêu lên trên The Diplomat gần đây, theo đó Việt Nam đang “nghiêm túc xem xét” một hành động pháp lý quốc tế.


Cho dù vậy, The Diplomat cũng nhắc lại quan điểm thận trọng của nhà nghiên cứu Evan Laksmana, chuyên gia về chính sách đối ngoại Indonesia. Trên nhật báo Hồng Kông South China Morning Post chuyên gia này nhắc nhở rằng các động thái mới đây của Indonesia không phải là một sự thay đổi lập trường, mà chỉ là một sự phát triển thêm chính sách hiện hành dưới thời tổng thống Joko Widodo.

04 Tháng Tư 2016(Xem: 16227)
- “Quốc hội đã làm được nhiều việc, nhưng đáng tiếc là chưa có thêm quyết sách, quyết định công bố trước toàn dân về quyết tâm bảo vệ chủ quyền, nhất là trong thời điểm nhiều thách thức. Nếu làm được vậy thì nhân dân, cử tri cả nước sẽ hài lòng hơn với Quốc hội".
03 Tháng Tư 2016(Xem: 17468)
Miền Nam ngóng "Mùa nước lũ"
03 Tháng Tư 2016(Xem: 21385)
(VH) - Trong dòng lịch sử đảng CSVN, cuối tháng Ba đầu tháng Tư 2016, một sự kiện khác lạ diễn ra, đó là sự xuất hiện của ngôi sao "Venus" sáng rực trong vòm trời "tứ trụ triều đình" khô khốc. Ngôi sao "venus" có tên rất đẹp: Kim Ngân. Xưng hô cho phải phép: Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, tân Chủ tịch Quốc hội VNCS, Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia. Danh xưng và nhiệm vụ của "Chủ tịch Hội đồng Bầu cử Quốc gia" ở đây khoan nói tới nội dung - bản chất của hội đồng này, chỉ nói tới hai chữ "Quốc gia", ai cũng cảm thấy nhá nhem đâu đó cái ánh sáng lờ mờ về điều gọi là đổi mới thể chế chính trị.
31 Tháng Ba 2016(Xem: 14828)
- "Hoạt động của ông Thường Vạn Toàn trên lãnh thổ Việt Nam kéo dài 4 ngày, trên lãnh thổ Trung Quốc sát biên giới với Việt Nam 2 ngày, một chuyến thăm khá dài và hiếm gặp". - "Trung Quốc cũng là một đối tác bình đẳng của Việt Nam như Hoa Kỳ hay Nhật Bản, Singapore, Philippines...Để dư luận khu vực và thế giới hiểu lầm Việt Nam và Trung Quốc "nói riêng" với nhau gì đó trên Biển Đông sẽ vô cùng nguy hại".
29 Tháng Ba 2016(Xem: 13514)
- "Theo ghi nhận của Reuters, bản thông cáo không đề cập trực tiếp đến tranh chấp Biển Đông giữa hai bên, nhưng cho biết là tư lệnh Hạm Đội Nam Hải của Trung Quốc có mặt trong cuộc gặp giữa phái đoàn Trung Quốc và Tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng ngày 27/03". (Xem thêm ở mục NHẬT KÝ BIỂN ĐÔNG)
27 Tháng Ba 2016(Xem: 20467)
"(Một trong) “Thủ phạm” chính là việc gia tăng sử dụng nước sông Mekong của Lào, Thái Lan, và Cambodia; lên đến 2.991 m3/sec tức 49% lưu lượng sông Mekong tại Kratié. Đó là chưa kể lượng nước do Cambodia sử dụng cho các dự án thủy nông ở hạ lưu Kratié".
27 Tháng Ba 2016(Xem: 16610)
- "Cũng tại phiên họp Chính phủ ngày 26-3, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã dành thời gian để phát biểu về “cá nhân tôi”. Thủ tướng nói: ... Chúc các đồng chí kỳ này sẽ nghỉ chính sách và chúc cho cả tôi nữa ráng giữ gìn sức khỏe, bởi sức khỏe là quan trọng nhất, đồng thời làm một công dân tốt, đảng viên tốt. Làm sao ráng làm được theo tên chương trình như anh Trần Bình Minh (tổng giám đốc Đài truyền hình VN) nói là “Người tử tế”. Sống tử tế.... (Theo Tuổi Trẻ) - (Xem thêm bài diễn văn (chống đế quốc Mỹ trứ danh) của TT Dũng ngày 30/4/2015 tại Saigon. TT Dũng qua tận Nga mua vũ khí hàng tỉ đô. Mục TÀI LIỆU).
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13040)
"Trong số 6 quốc gia chia sẻ sông Mekong, chỉ có 4 nước là Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam là thuộc Ủy ban sông Mekong (MRC) nên các quy tắc của MRC trong việc sử dụng con sông chỉ áp dụng cho các nước này mà không được áp dụng cho Trung Quốc và Myanmar".
24 Tháng Ba 2016(Xem: 13523)
"Hôm qua, Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez (Dân Chủ, NJ) cùng với 18 vị đồng viện thuộc Đảng Dân Chủ cùng lên tiếng kêu gọi Đại Diện Mậu Dịch Hoa Kỳ, Đại Sứ Micheal Froman, không đưa bản Hiệp Ước Mậu Dịch Xuyên Thái Bình Dương (TPP) vào Quốc Hội cho đến khi Việt Nam, Malaysia và Brunei đã đáp ứng thoả đáng các cam kết của họ với Hoa Kỳ".
22 Tháng Ba 2016(Xem: 14054)
"Lãnh đạo của 6 nước có liên quan đến sông Mekong sẽ họp thượng đỉnh vào ngày 23/3 tại thành phố Tam Á trên đảo Hải Nam, Trung Quốc. Các bên tham gia gồm có Việt Nam, Thái Lan, Lào và Campuchia, 4 thành viên Ủy hội Sông Mekong, cùng với Trung Quốc và Myanmar, đối tác đối thoại của Ủy hội".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 14604)
"Bốn trạm bơm tạm thời đã bắt đầu hút 47 triệu mét khối nước từ sông Mekong bơm vào sông Huai Luang ở tỉnh Nong Khai của Thái Lan".
21 Tháng Ba 2016(Xem: 15218)
"Trong bài trả lời phỏng vấn của hãng tin Anh Reuters hôm 17/03, đô đốc John Richardson, tư lệnh Hải Quân Mỹ xác nhận là đang thăm dò cơ hội tăng cường việc sử dụng hải cảng ở các nước như Philippines hay Việt Nam, trong đó có cả căn cứ Hải Quân Mỹ trước đây tại Việt Nam là Cam Ranh".
17 Tháng Ba 2016(Xem: 16975)
"Không khó để nhận ra, cả Trung Quốc và Thái Lan đang biến nguồn nước sông Mê Kông thành thứ vũ khí lợi hại trong chiến tranh kinh tế. Chính vì thế kêu gọi Trung Quốc xả nước có thể là hành động mang tính cảnh báo quốc tế chứ không phải là việc cần làm, càng không nên có bất kỳ ảo tưởng nào vào lòng tốt của chính quyền các quốc gia thượng nguồn sông Mê Kông".
15 Tháng Ba 2016(Xem: 14518)
“Trong tình thế như vậy”, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”. - Đập Cảnh Hồng (Jinghong) và đập Tiểu Loan (Xiao Wan)
13 Tháng Ba 2016(Xem: 15391)
- “Đồng bằng sông Cửu Long đang đối mặt với những thách thức to lớn,” Ngoại trưởng John Kerry nói “Chúng ta phải gìn giữ và bảo vệ hệ sinh thái mong manh ở đây.” - "Tôi vẫn có thể nhắm mắt và hình dung ra hình ảnh đất nước mà tôi đã thấy trong cuộc chiến: hình ảnh những con trâu, những con rạch hẹp đến không ngờ, rừng đước, những người giăng câu trên ghe. Trước đây tôi có nuôi một con chó ..." - "Ông nói và cam kết khoản viện trợ trị giá 17 triệu đô la cho chương trình thích nghi với biến đổi khí hậu".
13 Tháng Ba 2016(Xem: 14382)
“Trùm” tình báo Mỹ James Clapper cho biết, những hải đảo ở Biển Đông bị Trung Quốc tranh đoạt chủ quyền và bồi đắp làm căn cứ quân sự sẽ giúp Bắc Kinh có “năng lực đáng kể để nhanh chóng triển khai sức mạnh tấn công đáng kể trên toàn khu vực”. Khả năng tấn công quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông đã vượt xa những gì mà Bắc Kinh nói là “tiền đồn phòng thủ”.
10 Tháng Ba 2016(Xem: 20484)
"Theo Nikkei Asian Review, Hải quân Mỹ đang có ý định cạnh tranh với Nga trong việc sử dụng vùng vịnh này. Việt Nam có thể thay đổi cán cân sức mạnh trên vùng biển châu Á – Thái Bình Dương chỉ bằng cách cho phép Mỹ hoặc Nga có mặt tại vịnh Cam Ranh". "Ông Hiroyuki Noguchi nhấn mạnh, nếu kết hợp với vịnh Subic của Philippines, Cam Ranh sẽ tạo thành 2 cánh kéo sắc có thể khống chế sự bành trướng của đường lưỡi bò Trung Quốc". "Việt Nam hoàn toàn biết rõ lợi thế quân sự và chiến lược của Cam Ranh và sẽ tiếp tục tăng cường sử dụng tiềm năng quốc phòng của căn cứ quân sự này phục vụ cho lợi ích của đất nước, chứ không bao giờ cho phép nước khác sử dụng Cam Ranh chống lại nước thứ ba".