PLA tập trận đổ bộ, mục tiêu có thể là Pratas Reef, Vanguard Bank, hay Commodore Reef?

26 Tháng Năm 20207:36 SA(Xem: 8137)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG BIỂN HOA ĐÔNG - THỨ BA 26 MAY 2020

Ý kiến-Bài vở vui lòng gởi về:  lykientrucvh@gmail.com (VănHóa Online-California)


PLA tập trận đổ bộ, mục tiêu có thể là Pratas Reef, Vanguard Bank, hay Commodore Reef?


image003

Lý Kiến Trúc

VĂN HÓA ONLINE

CALIFORNIA

26/5/2020 (sưu tập)


Tầm ngắm của "Chiến khu miền Nam"


image001

Tam giác chiến lược, tầm ngắm của Bộ tư lệnh "Chiến khu miền Nam": Pratas Reef, Vanguard Bank, Commodore Reef. Hải đồ minh họa VănHoa Online 26/5/2020.Chấm tròn xanh là thành phố Cao Hùng-Đài Loan.


 image006

Quần đảo Đông Sa (Parats Reef) là nhóm đảo nằm ở vị trí 20°43B 116°42Đ, cách thủ đô Taiwan 850 km về hướng tây nam, cách cảng và trực thuộc quản lý của thành phố Cao Hùng 444 km, cách Hồng Kông 340 km về hướng đông nam, cách đảo Ba Bình ở quần đảo Trường Sa 1.185 km. Gọi là quần đảo nhưng thực ra là gồm ba ám tiêu san hô vòng, ám tiêu vòng Đông Sa, ám tiêu vòng Bắc Vệ (còn gọi là bãi Bắc Vệ) và ám tiêu vòng Nam Vệ (còn gọi là bãi Nam Vệ). Trên ám tiêu vòng Đông Sa có một đảo san hô lớn nhất tên là đảo Đông Sa. Đảo có một sân bay với đường băng dài 1.500 mét. Các bãi ngầm Bắc Vệ và Nam Vệ hoàn toàn chìm ngập dưới nước, không có đảo nổi lên. Diện tích vùng biển quần đảo Đông Sa khoảng 5.000 km2.

image008

Quần đảo Đông Sa (Pratas Reef) cách Tp. Cao Hùng 444km, có sân bay dài 1,500m, hiện lính Đài Loan đang trấn giữ. Ảnh chụp từ màn hình SCMP/nguồn Thanh Niên.


image009

Pratas Reef nhìn từ không gian. Nguồn Wikipedia.


image011

Vị trí bãi Tư Chính (Vanguard Bank) nằm ở tây nam quần đảo Trường Sa gần đảo Côn Sơn.


image013

Một hải điểm có vị trí an ninh quân sự quan trọng nhìn bao quát về vùng biển phía Tây Nam là bãi Tư Chính (Vanguard Bank). Yếu tố đặc biệt của bãi Tư Chính là điểm tiếp cận ranh giới EEZ Việt Nam và vùng biển Quốc tế, nó là điểm quan sát cận cảnh tuyến hàng hải quốc tế. Con tàu trinh sát HD-8 từng lởn vởn ở vùng biển bãi Tư Chính khá lâu. Từ vị trí bãi Tư Chính, tầm quan sát nhìn sâu tới vùng biển phía nam liền lạc tới ranh giới EEZ của quần đảo Natuna, hiện do Indonesia đóng quân. 


image015

Rạn Commodore Reef (Việt Nam gọi là rạn đá Công Đo) là một rạn san hô vòng nằm khá gần quần đảo Palawan Philippinne, chiều dài khoảng 7 hải lý (13 km). Một bãi cát cao 0,5 m chia vùng biển làm hai phần không đều nhau. Hầu như toàn bộ đá Công Đo chìm dưới nước khi thủy triều lên, trừ cồn cát vừa đề cập và một hòn đá cao 0,3 m ở đầu phía đông của đá. Philippines chiếm đá Công Đo  ngày 26 tháng 7, 1980,  đóng quân nhưng chưa có dấu hiệu khai thác lớn ở rạn này, tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay nó có tầm vị trí chiến lược về quân sự. Commodore Reef nằm cách rạn Tiên Nữ 47 hải lý (87 km) hiện do lính VN quản lý (có hải đăng) về phía đông nam. Tiên nữ (Pigeon Reef) là thực thể san hô nằm xa nhất ở phía cực đông, cách đảo Trường Sa lớn 162 hải lý (300km). Hải đồ VH Map. (theo wikipedia). 


image017

Vị trí chiến lược của rạn san hô ngầm Commodore Reef thuộc EEZ Palawan, rơi vào lưỡi bò đoạn số 5 cũ. Commodore Reef rơi vào tầm ngắm của Bắc Kinh vì địa lý hình thể rạn này có thể bồi đắp thành đảo nhân tạo nổi,nó sẽ trở thành căn cứ quân sự ở cực nam quần đảo Trường Sa, khống chế Palawan và biển bắc Malaysia, Brunei, chặn con đường tiến vào Trường Sa (Spratly Islands) từ biển Sulu Sea.


image019

Commodore Reef (rạn san hô Công đo) nằm bên trong EEZ của Palawan..


image021image022


Lính Philippines đóng quân ở rạn Commodore Reef. Tài liệu chụp năm 1980.


+++++++++++++++++++++++++++++++


Tàu sân bay Trung Quốc sẽ huấn luyện ở Biển Đông?


image024

Văn Khoa


25/05/2020  Thanh Niên Online


Một số nguồn tin quân sự Trung Quốc vừa tiết lộ với tờ South China Morning Post rằng một nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc sẽ tham gia cuộc huấn luyện sẵn sàng chiến đấu ở Biển Đông trong mùa hè này.


image025

Nhóm tàu sân bay Liêu Ninh trong lần tập trận trên Biển Đông tháng 1.2017. AFP


Tiết lộ trên được đưa ra sau khi Kyodo News hôm 11.5.2020  loan tin Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) có kế hoạch tiến hành cuộc tập trận đổ bộ bờ biển quy mô lớn ở biển nam Trung Hoa gần đảo Hải Nam trong tháng 8, với kịch bản chiếm quần đảo Đông Sa, hiện do Đài Loan kiểm soát.


“Một nhóm tác chiến tàu sân bay (của Trung Quốc) sẽ đi qua quần đảo Đông Sa trong lúc trên đường đến vị trí tập trận và đến phía đông nam Đài Loan ở biển Philippines’, một nguồn tin quân sự Trung Quốc cho hay. Nguồn tin cho biết thêm một số tàu chiến khác của Trung Quốc sẽ tham gia cuộc tập trận đổ bộ gần Hải Nam, cách quần đảo Đông Sa khoảng 600 km về phía tây nam, nhưng cuộc tập trận không nhằm diễn tập chiếm quần đảo này.


image008

Quần đảo Đông Sa (Pratas Reef) ở biển nam Trung Hoa  đang do Đài Loan Kiểm soát. Chụp màn hình SCMP/nguồn Thanh Niên


“Chỉ có khoảng 200 binh sĩ Đài Loan đang đóng trú tại Đông Sa nên quân đội PLA không cần phải triển khai một nhóm tác chiến tàu sân bay để chiếm đảo nhỏ như thế”, nguồn tin khẳng định, nói rằng cuộc huấn luyện đổ bộ sắp tới nằm trong chương trình huấn luyện đều đặn của quân đội Trung Quốc. Nguồn tin còn nói: “PLA cần kiểm tra tất cả máy bay, chiến hạm và vũ khí ở Biển Đông để đánh giá các khả năng sẵn sàng tác chiến ở vùng biển này’.


Trong khi đó, ông Lu Li-Shih, từng làm việc tại Học viện Hải quân Đài Loan ở thành phố Cao Hùng, cho rằng lý do chính PLA sẽ không xem xét chiếm bất kỳ đảo nào Đài Loan đang kiểm soát ở Biển Đông là những đảo đó không còn có giá trị chiến lược đối với Bắc Kinh, theo South China Morning Post.


Ông Lu còn nhân định cả quần đảo Đông Sa và đảo Ba Bình, trong quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng đang bị Đài Loan kiểm soát, không còn giữ tầm quan trọng về địa lý chiến lược do Trung Quốc đã bồi đắp và xây dựng 7 đảo nhân đạo phi pháp trong quần đảo Trường Sa. Ông còn lưu ý Trung Quốc hiện có 3 đường băng dài khoảng 3 km trên 3 đảo nhân tạo phi pháp, đủ cho tất cả các loại máy bay quân sự lẫn dân sự hoạt động.


Nhà quan sát quân sự Chi Le-yi ở Đài Bắc thì cho rằng cuộc tập trận sắp tới và tình trạng gia tăng hoạt động trên biển và trên không của Trung Quốc cho thấy Bắc Kinh đang thực hiện kế hoạch quân sự hóa toàn Biển Đông.


“Cuộc tập trận đổ bộ nằm trong việc huấn luyện đều đặn của hải quân thuộc PLA nhằm đạt mưu đồ của Bắc Kinh kiểm soát Biển Đông. Tập trận đổ bộ có thể được xem là chuẩn bị cho cuộc tấn công vào Đài Loan, nhưng nó có liên quan nhiều hơn đến việc PLA phát triển các hệ thống tác chiến cho bất kỳ cuộc xung đột tiềm tàng ở Biển Đông”, ông Chi nhận định.
21 Tháng Sáu 2015(Xem: 13518)
- "Thám thích cơ P-8 Poseidon đã tuần tra trên khu vực các đảo nhân tạo ... nhưng việc chiến hạm Mỹ xâm nhập khu vực này là một vấn đề hoàn toàn khác biệt." - "Yuri Slyusar: “Chúng tôi vẫn tin rằng sẽ ký hợp đồng bán 24 phi cơ Su-35 cho Trung Quốc trong năm nay”. (Su-35 có khả năng cơ động cao, góc tấn công rộng, được trang bị các hệ thống vũ khí tối tân, tốc độ tối đa là 2.390 km/h hoặc 2,25 Mach).
18 Tháng Sáu 2015(Xem: 13754)
"TỨ GIÁC HỎA LỰC CHÉO": Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn. Hải đồ VĂN HÓA map
16 Tháng Sáu 2015(Xem: 13746)
- "Báo China Daily (TQ) hôm nay 15.6 cho hay quân đội Mỹ và TQ đã thống nhất về một khuôn khổ đối thoại và sẽ bổ sung thêm một bộ quy tắc ứng xử để không quân của 2 nước tránh va chạm nhau khi đối đầu trên không." - " Reuters v theo Reuters Bộ quy tắc ứng xử được trông đợi sẽ tháo ngòi căng thẳng có thể xảy ra trong tương lai giữa 2 cường quốc và giảm rủi ro xảy ra do tính toán sai lầm hoặc tai nạn khi máy bay 2 nước áp sát nhau. Reuters cho biết thêm phía TQ cam kết sẽ đạt được bộ quy tắc ứng xử trước tháng 9 năm nay, tức trước chuyến viếng thăm Mỹ của Chủ tịch Tập Cận Bình." Ảnh (trên cùng): Không gian biển Đông; (giữa): Mặt nước biển Đông; (dưới): Lòng biển và Đáy biển Đông. Ảnh: Lý Kiến Trúc chụp tại quần đảo Trường Sa 4/2014.
14 Tháng Sáu 2015(Xem: 13547)
Gần hai năm nay, Trung Quốc đã ra sức cải tạo, xây dựng 7 bãi đá chìm thành 7 căn cứ hỏa lực nổi. Bốn trong 7 bãi đá gần như hoàn thành với quân cảng dùng cho chiến hạm, sân bay 3km dùng cho chiến đấu cơ, đài ra đa, lô cốt tên lửa đạn đạo ... Bốn cứ điểm quân sự quan trọng nhất gồm "đảo" Xu Bi, Chữ Thập, Gạc Ma, Vành Khăn với cự ly khoảng 200km - hợp đồng tác chiến tạo thành "Tứ giác hỏa lực chéo" có khả năng đe dọa các điểm đảo của Việt Nam, Philippines, Đài Loan, quan sát trực tiếp an ninh con đường hàng hải quốc tế đi từ Malacca qua Luzon-Cao Hùng. (VH)
11 Tháng Sáu 2015(Xem: 13544)
- "Những gì các quốc gia nhỏ muốn làm như Việt Nam, Philippines, Malaysia là muốn Hải quân, Không quân Hoa Kỳ sẽ là yếu tố cân bằng chống lại sự bành trướng của Trung Quốc." - "Bắc Kinh sẽ không dừng lại các hoạt động bồi lấp, xây dựng đảo nhân tạo (bất hợp pháp) ở Biển Đông nhưng chưa chắc điều này đã dẫn đến một cuộc xung đột trực tiếp." - “Vấn đề Biển Đông chính là ‘đá thử vàng’ tốt nhất đối với quan hệ Nhật-Mỹ” – Nikkei bình luận. - "Nguyễn Chí Vịnh: "Tôi xin nói thẳng là các đồng chí (họ Tôn) sai rồi";"Chúng ta (Việt Nam) cũng muốn biết thực chất Mỹ đang muốn gì ở đây"
09 Tháng Sáu 2015(Xem: 13099)
Lê Hải: "USS Fort Worth trước khi được đưa sang Singapore đã được gia cố thêm để tăng tốc đô và khả năng hoạt động lâu ngày trên biển. Điều đó thể hiện rõ ý định của Hoa Kỳ hiện tại có lẽ chỉ muốn làm cảnh sát biển quốc tế ở khu vực Biển Đông mà thôi."
04 Tháng Sáu 2015(Xem: 14011)
Hội nghị Quốc tế Shangri-La kết thúc vào ngày 31/5/2015 sau các bài diễn văn hùng hồn của đại diện Hoa Kỳ, Trung Quốc và TT chủ nhà Singapore; "Mê hồn trận" Trường Sa rơi vào tình huống: VN "Tầm nhìn"; TQ "Kéo pháo"; và Hoa Kỳ - Bộ trưởng Ashton Carter cam kết viện trợ cho VN 18 triệu đô la đề mua sắm tiểu đỉnh cao tốc Shark-28 để tăng cường an ninh tuần tra duyên hải.
28 Tháng Năm 2015(Xem: 14093)
"Như Giáo sư Carl Thayer có nói là sân bay trực thăng ở trên đảo Trường Sa lớn thì cũng là có trước, từ năm 2002, họ (Trung Quốc) không có ý kiến và cái thứ hai là so sánh tỷ lệ xây cất mở rộng giữa Việt Nam với Trung Quốc, không đáng kể."
26 Tháng Năm 2015(Xem: 13571)
Diễn tập cứu nạn lần thứ 4 của Diễn đàn khu vực ASEAN chính thức bắt đầu ở thành phố Perlis và bang Kedah của Malaysia. Mục đích diễn tập là tập các kỹ thuật quản lý, tăng cường phối hợp của khu vực trong việc ứng phó với các thảm họa như sóng thần ở Ấn Độ Dương vào năm 2004. Cuộc diễn tập lần này do Trung Quốc và Malaysia cùng tổ chức, các nước như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ấn Độ cũng tham diễn, tổng số người tham diễn khoảng 2.000 người. (Google Map)
24 Tháng Năm 2015(Xem: 19781)
Theo phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, cho đến nay, các máy bay do thám Mỹ chưa đi vào không phận, bên trên các đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Bất chấp các căng thẳng, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực hiện các chuyến bay do thám trên không phận quốc tế ở Biển Đông.
23 Tháng Năm 2015(Xem: 61838)
Các cứ điểm hỏa lực của Việt Nam, Đài Loan, Philippines, Malaysia trong quần đảo Trường Sa (khu vực số 4, 5, 6. 7, 8) đang bị các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc mới bồi đắp xây dựng bao vây, uy hiếp.
19 Tháng Năm 2015(Xem: 14913)
"Một khi xảy ra chiến tranh Trung - Mỹ ở Biển Đông, Bắc Kinh sẽ dùng ưu thế về số lượng binh hỏa lực để chế áp ưu thế chất lượng vũ khí Hoa Kỳ cũng như bất lợi về khoảng cách của Mỹ. Trung - Mỹ đánh nhau ở Biển Đông thì Việt Nam, Philippines và thậm chí cả ASEAN sẽ là bên thua cuộc, Nhân Dân nhật báo đe dọa."
17 Tháng Năm 2015(Xem: 14879)
Carl Thayer: "Một báo cáo bị rò rỉ còn cho thấy Lầu Năm Góc đề nghị các tàu Hải quân Mỹ thực hiện tuần tra tự do hàng hải trong phạm vi 12 hải lý của 7 thực thể mà Trung Quốc đang cải tạo... Trung Quốc và Mỹ đang chuẩn bị cho cuộc gặp giữa Tập Cận Bình và Obama vào tháng 9 tới khi ông Tập đến thăm Mỹ. Trung Quốc sẽ muốn thử Mỹ nhưng không đi quá xa để gây hại đến cuộc gặp này."
07 Tháng Năm 2015(Xem: 13491)
Tất nhiên về mặt ngoại giao Trung Quốc gần như lập tức tỏ ra "phẫn nộ" vì ASEAN "dám" ra bất kỳ tuyên bố nào về Biển Đông. Nhưng trong thâm tâm cá nhân ông chủ Trung Nam Hải lại đang sung sướng với thành quả (chia rẽ ASEAN) của Trung Quốc.
03 Tháng Năm 2015(Xem: 13133)
"Đô đốc Ngô Thắng Lợi ( Wu Shengli ), tư lệnh Hải quân Trung Quốc đã đưa ra đề nghị sẵn sàng cho Mỹ và các nước khác sử dụng các đảo đang tranh chấp trên Biển Đông cho các hoạt động cứu nạn khi nói chuyện với Đô đốc Jonathan Greenert, tham mưu trưởng Hải quân Hoa Kỳ.." Ảnh trên: toàn cảnh bãi đá Scarborough TQ chiếm năm 2012. Ảnh dưới: bờ biển đảo Sơn Ca của VN. XEM THÊM: Đã tới lúc phải đổi tên Biển Hoa Nam