Trung Quốc phản đối Malaysia xin công nhận thềm lục địa mở rộng

17 Tháng Mười Hai 20197:23 SA(Xem: 8429)

VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - THỨ BA 17 DEC 2019


Trung Quốc phản đối Malaysia xin công nhận thềm lục địa mở rộng


17/12/2019


image011

Ảnh minh họa: Tàu tuần tra của hải quân Hoàng gia Malaysia gần đảo Langkawi, ngày 14/05/2015. AFP PHOTO / MANAN VATSYAYANA


Thu Hằng


Trung Quốc yêu cầu Liên Hiệp Quốc không nghiên cứu hồ sơ xin công nhận thềm lục địa mở rộng của Malaysia theo Điều 76 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), liên quan đến ranh giới thềm lục địa nằm ngoài 200 hải lý tính từ đường cơ sở.


Quảng cáo


Theo trang South China Morning Post ngày 17/12/2019, Bắc Kinh khẳng định yêu cầu của Kuala Lumpur « vi phạm nghiêm trọng đến chủ quyền, các quyền và quyền tài phán » của Trung Quốc.


Trong thư gửi đến tổng thư ký Antonio Guterres vào tuần trước, phái đoàn thường trực của Trung Quốc bên cạnh Liên Hiệp Quốc khẳng định « Trung Quốc có vùng nội thủy, lãnh hải và một vùng tiếp giáp lãnh hải căn cứ vào các đảo (của nước này) ở Biển Đông (Nanhai Zhudao) ; vùng đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa ». Vì vậy, Bắc Kinh « nghiêm túc yêu cầu Ủy ban về giới hạn thềm lục địa (CLCS) không xem xét hồ sơ của Malaysia ».


Mặt khác, ngày 16/12, bộ Ngoại Giao Trung Quốc cũng cho biết đã gửi công hàm đến Malaysia khẳng định Kuala Lumpur đã vi phạm chủ quyền của Trung Quốc và vi phạm « các tiêu chuẩn về quan hệ quốc tế ».


Tuy nhiên, phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye năm 2016 không thừa nhận các đòi hỏi chủ quyền theo yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc trên hầu hết Biển Đông dựa trên những đảo nhân tạo mà nước này kiểm soát.


ADVERTISING


inRead invented by Teads


Việt Nam hy vọng Trung Quốc kiềm chế ở Biển Đông trong năm 2020


Trong một bài phát biểu tại Viện Nghiên Cứu Đông Nam Á ở Singapore, thứ trưởng Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Quốc Dũng « hy vọng trong nhiệm kỳ Việt Nam làm chủ tịch luân phiên ASEAN, Trung Quốc sẽ tỏ ra kiềm chế và hạn chế các hành động » ở Biển Đông.


Theo ông Dũng, « những việc Trung Quốc đã làm rất đáng báo động và phần nào đó đe dọa không chỉ mỗi Việt Nam mà cả nhiều nước khác trong tương lai ».
26 Tháng Chín 2017(Xem: 10995)
- Tokyo yêu cầu đưa Senkaku vào thỏa thuận quốc phòng Mỹ-Nhật.
24 Tháng Chín 2017(Xem: 12317)
17 Tháng Chín 2017(Xem: 10778)
Gác tranh chấp: Đã đến lúc Mỹ - Tầu cùng khai thác Biển Đông
27 Tháng Bảy 2017(Xem: 12324)
Hải đồ minh họa cuộc "Chiến tranh dầu khí". Vạch tím: Philippined đòi chủ quyền toàn bộ Biển Đông ngoại trừ đảo Trường Sa Lớn. Chấm đỏ: Bãi Cỏ Rong (Reed Bank). Chấm tròn: Các căn cứ hỏa lực của Trung Quốc xây dựng giữa Biển Đông từ năm 2013 nay đã hoàn thành - khống chế an ninh toàn bộ khu vực biển đảo Trường Sa, uy hiếp Việt Nam và Philippines : 1. Su Bi 2. Vành Khăn 3. Chữ Thập 4. Châu Viên. Chấm Xanh: quân cảng quốc tế Cam Ranh, đảo Phú Quý, đảo Trường Sa Lớn. Vòng tròn lớn: khu vực bồn trũng nam Côn Sơn nơi được đánh giá có lượng mỏ dâu khí trữ lượng lớn hiện đang tranh chấp giữa VN và TQ ở Lô 136-03. VĂN HÓA MAP.
19 Tháng Bảy 2017(Xem: 11041)
Theo tác giả Ralph Jennings trên Forbes, một năm sau phán quyết của Tòa Trọng tài Quốc tế La Haye, Trung Quốc lại càng thống trị Biển Đông hơn, bất chấp đòi hỏi chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.
28 Tháng Sáu 2017(Xem: 11070)
- Mỏ khí Cá Voi Xanh có nằm trong vùng tranh chấp?