Những hình ảnh gây phẫn nộ ở Gạc Ma của Việt Nam
Thứ sáu, 14/03/2014, 17:08 (GMT+7)
(Hải chiến Trường Sa 1988) - Sau khi dùng vũ lực đánh chiếm Gạc Ma ngày 14/3/1988, Trung Quốc đã không ngừng gia cố các công trình trái phép, đưa binh sĩ tới đóng quân trên đảo chốt giữ trái phép phục vụ âm mưu lâu dài – độc chiếm Biển Đông thành ao nhà
Giới truyền thông nhà nước Trung Quốc đang sử dụng những hình ảnh này để tuyên truyền xuyên tạc, bóp méo sự thật lịch sử về Biển Đông, đầu độc nhận thức của người dân Trung Quốc và công luận quốc tế.
Không ảnh của NASA chụp cụm Sinh Tồn, trong đó có đảo
Gạc Ma thuộc Trường Sa của Việt
Ảnh vệ tinh của Google chụp đảo Gạc Ma và Cô Lin.
Một thời gian ngắn sau khi tấn công chiếm
đóng Gạc Ma vào tháng 3/1988, Trung Quốc đã đưa người và vật liệu xây dựng lên
đảo nhằm thực hiện những bước đi đầu tiên trong kế hoạch thôn tính lâu dài. Bức
ảnh đen trắng chụp đầu những năm 1990 này cho thấy một công trình quân sự của
Trung Quốc đang được xây dựng trái phép trên hòn đảo còn thấm đẫm máu những
người lính Việt Nam.
Nhà nổi trái phép của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma năm 1992
Bãi cọc của Trung Quốc tại đảo Gạc Ma.
Tàu Trung Quốc cập bến nhà nổi phi pháp ở Gạc Ma.
Quân đội Trung Quốc đóng quân trái phép trên đảo Gạc Ma.
Hỏa lực phòng không của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma
Kể từ năm 1992 trở đi, Trung Quốc đã có nhà nổi kiên cố trên đảo Gạc Ma.
Đây không chỉ là nơi ở mà còn là nơi lính Trung Quốc lập trạm quan sát vùng biển xung quanh.
Nhà nổi kiên cố mà Trung Quốc xây dựng trái phép tại đây là một phần trong âm mưu độc chiếm biển Đông.
Một góc nhà nổi do Trung Quốc xây dựng trái phép trên đảo Gạc Ma.
Một ảnh chụp gần đây cho thấy nhà nổi trái phép của Trung Quốc trên đảo Gạc Ma vẫn tiếp tục được gia cố.
Quân Trung Quốc tập bắn trên Đá Gạc Ma
Lính Trung Quốc gác trước cửa nhà nổi trên Đá Gạc Ma, 3 tháng Trung Quốc đảo quân một lần
Quân Trung Quốc chiếm đóng trái phép trên Đá Gạc Ma
Lính Trung Quốc trên Đá Gạc Ma
Toàn cảnh nhà nổi kiên cố mà Trung Quốc xây dựng trái
phép trên đảo Gạc Ma, một phần máu thịt thiêng liêng của đất mẹ Việt
Đá Gạc Ma là một rạn san hô thuộc cụm Sinh Tồn, quần đảo Trường Sa. Đá này đánh dầu đầu mút phía tây nam của cụm, nằm cách đá Cô Lin hơn 3 km về phía đông nam thuộc chủ quyền Việt Nam, nằm trong huyện đảo Trường Sa, Khánh Hòa./
++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++++
* Huy Đức: Nối Tiếp Những Nhịp Cầu
+++++++++++++++++++++
Huy Đức: Nối
Tiếp Những Nhịp Cầu
Trước khi khởi động chương trình Nhịp
Cầu Hoàng Sa, tôi liên hệ với bạn bè đang làm báo, đề nghị họ nên có chương
trình tri ân gia đình những người lính Việt Nam Cộng Hòa đã hy sinh ở Hoàng Sa
ngày 19-1-1974. Hai tuần sau, các đồng nghiệp của tôi báo lại là Ban biên tập
của họ không đồng ý. Lúc đấy, chúng tôi mới xúc tiến công tác chuẩn bị và ngày
7-1-2014, công bố Chương trình Nhịp Cầu Hoàng Sa.
Chúng tôi hoan nghênh chương trình "Nghĩa Tình Hoàng Sa, Trường Sa"
của Tổng Liên doàn Lao động Việt
Chỉ mong, khi mà những người mẹ, người vợ Hoàng Sa, Gạc Ma còn phải ở trong
những căn nhà nhỏ hẹp, thiếu thốn mọi bề, tiền bạc nên được ưu tiên dùng để
chăm sóc những "tượng đài sống" này, thay vì xây dựng các tượng đài
bằng đá.
Nhiều người băn khoăn khi ngôi đền mà Chương trình Nghĩa tình Hoàng Sa, Trường
Sa định xây dựng chỉ để thờ vong linh 64 liệt sỹ Gạc Ma. Tôi biết Tổng Liên
đoàn Lao động cũng đối diện với không ít khó khăn. Nhưng nên đình việc xây
đền cho đến khi người Việt có thể thờ chung những vong hồn giữ biển. Nếu
các gia đình liệt sỹ Hoàng Sa chỉ nhận được "những phần quà" trong
khi tên tuổi các liệt sỹ Gạc Ma được đặt ở trong đền, chắc hẳn Chương trình sẽ
làm chạnh lòng những đứa con côi và các bà quả phụ.
Thật buồn khi chiến tranh kết thúc đã 39 năm nhiều người vẫn phải "nhìn
trước ngó sau" khi nhắc tới những gì liên quan tới chính thể Việt Nam Cộng
hòa. Nhưng chính vì điều đó mà chúng tôi khởi động chương trình này. Bởi, nếu
hai bên lúc nào cũng có thể vui vầy, chúng ta không còn phải bắc "nhịp
cầu" nào nữa.
Trong quá trình vận động, nhiều người đề nghị chúng tôi thêm vào tên của Chương
trình hai chữ "Trường Sa" để tiện hơn cho họ trong việc tham gia.
Nhưng chúng tôi vẫn giữ nguyên. Hoàng Sa là nơi duy nhất trước ngày 30-4-1975
người Việt đã không bắn vào nhau. Hoàng Sa là nơi người Việt đã chĩa súng đúng
vào quân xâm lược. Hoàng Sa, với chúng tôi, không phải là một điểm đến mà là
một điểm nối.
Chúng tôi không gọi chương trình của mình là nghĩa tình. Những ngôi nhà mà
chúng tôi đang xây sẽ không đặt biển bảng nào. Chúng tôi quan niệm, đây là cơ
hội để chúng ta tri ân những người lính đã hy sinh bảo vệ đất nước mình. Những
người vợ ấy, những bà mẹ ấy không phải gánh trên vai "nợ tình"ai hết.
Từ cách đây 5 tuần, chúng tôi bắt đầu làm thủ tục để mua một căn hộ theo nguyện
vọng của bà quả phụ Ngụy Văn Thà. Chúng tôi đang tiếp tục vận động để giúp bà
quả phụ thiếu tá Nguyễn Thành Trí cải thiện chỗ ở. Người con trai mà bà Trí còn
mang thai khi chồng ngã xuống ở Hoàng Sa sắp bước sang tuổi 40, dự định tháng 7
này sẽ lập gia đình. Căn hộ 40 mét vuông mà ba mẹ con bà đang sống sẽ càng trở
nên chật chội. Chúng tôi cũng đang bắt đầu khởi động một nhịp cầu mới: Giúp cựu
binh Gạc Ma Lê Hữu Thảo mua đất cất nhà.
Khi chúng tôi làm Chương trình này, việc tri ân những gia đình Hoàng Sa còn
chưa được truyền thông nhà nước nói đến. Rất vui khi Tổng Liên đoàn Lao động,
một "mắt xích" lớn trong hệ thống chính trị, đã đưa sự chú ý của báo
chí chính thống tới những gia đình Việt Nam Cộng hòa.
Chắc chắn, Chương trình "Nghĩa tình Hoàng Sa, TrườngSa" sẽ "phủ
sóng" rộng hơn Chương trình của chúng tôi. Nhưng vấn đề không chỉ là vật
chất. Lịch sử hơn nửa thế kỷ qua đã để lại trong lòng đất nước này muôn vàn góc
khuất. Người Việt với nhau đang cần nối tiếp vô số những "nhịp cầu"./