Căng thẳng Biển Đông : Việt-Trung cố tránh kịch bản 2014

18 Tháng Bảy 20196:58 CH(Xem: 9292)
VĂN HÓA ONLINE - BIỂN ĐÔNG - THỨ SÁU 19 JULY 2019

image015image016image017
Căng thẳng Biển Đông : Việt-Trung cố tránh kịch bản 2014

Trọng Nghĩa 18-07-2019

Cảnh sát biển Việt Nam quan sát các tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng biển Hoàng Sa, ngày 15/07/2014.REUTERS/Martin Petty
Cảnh sát biển Việt Nam quan sát các tàu Trung Quốc hộ tống giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 tại vùng biển Hoàng Sa, ngày 15/07/2014.REUTERS/Martin Petty

Vào thượng tuần tháng 7 này, tàu hải cảnh Trung Quốc và tàu kiểm ngư và cảnh sát biển Việt Nam đã lại đối đầu với nhau trên Biển Đông, tại khu vực Bãi Tư Chính gần quần đảo Trường Sa, một khu vực nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc đòi chủ quyền. Thông tin này ngày càng được nhiều nguồn ngoại quốc tiết lộ, trong bối cảnh cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều thông tin nhỏ giọt, và phản ứng dè dặt. Theo các quan sát viên được báo chí quốc tế ngày 17/07/2019 trích dẫn, cả hai chính quyền Việt Nam và Trung Quốc như đang cố tránh không để kịch bản 2014 tái diễn.

Tiếp theo tiết lộ ngày 09/07/2019 của giáo sư Ryan Martinson, Trường Hải Chiến Hoa Kỳ (Naval War College), về vụ tàu khảo sát dầu khí của Trung Quốc Hải Dương Địa Chất 8 được ba tàu hải cảnh hộ tống đã tiến vào vùng Bãi Tư Chính và bị tàu kiểm như và cảnh sát biển Việt Nam bám sát, vào hôm qua, 17/07, hai trung tâm tham vấn Mỹ là Trung Tâm Nghiên Cứu Chiến Lược và Quốc Tế (CSIS) và Trung Tâm Nghiên Cứu Quốc Phòng Nâng Cao (C4ADS) đã thông tin rõ hơn về vụ thâm nhập, nêu bật tính chất nghiêm trọng của tình hình.

Các sự cố có tính chất nghiệm trọng như thế, nhưng theo ghi nhận của nhật báo Hồng Kông South China Morning Post hôm qua, cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội đều không đề cập nhiều đến cuộc đối đầu mới trên Biển Đông.

Lý do là cả hai nước đều muốn tránh một tình trạng căng thẳng dữ dội như vào năm 2014 khi Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 vào cắm trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, làm dấy lên những cuộc biểu tình chống Trung Quốc trên khắp nước Việt Nam.

Hôm qua, phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Cảnh Sảng đã tỏ ý hy vọng rằng Việt Nam sẽ tôn trọng chủ quyền và quyền tài phán của Trung Quốc đối với vùng biển bị tranh chấp, và không có những hành động có thể làm phức tạp tình hình.Theo Reuters, tuyên bố trên đây là lời công nhận đầu tiên từ phía Bắc Kinh về sự cố tại Bãi Tư Chính.

Bắc Kinh đã nêu đích danh Việt Nam trong lúc một ngày trước đó, người phát ngôn Bộ Ngoại Giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng, khi trả lời một câu hỏi của báo chí, đã tuyên bố chung chung về những diễn biến gần đây tại Biển Đông, mà không nêu tên Trung Quốc và sự cố tàu Trung Quốc thâm nhập vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. South China Morning Post còn ghi nhận rằng truyền thông nhà nước Việt Nam cũng không đề cập đến vụ việc.

Về phản ứng của Trung Quốc và Việt Nam trước sự cố Bãi Tư Chính, hãng tin Anh Reuters cũng nhận định thái độ dè dặt, từ cả hai phía.

Về quy mô sự cố tại Bãi Tư Chính, theo hai trung tâm nói trên được Reuters trích dẫn, thì tại khu vực lô dầu khí Cá Rồng Đỏ, tàu khảo sát Trung Quốc cùng ba tàu hải cảnh hộ tống đã bị chín chiếc tàu Việt Nam bám sát để theo dõi.

Trước đó, trong một sự cố riêng rẽ tại một lô dầu khí khác do tập đoàn Nga Rosneft khai thác, chiếc tàu Hải Cảnh Trung Quốc mang số hiệu Hải Cảnh 35111 đã có động thái mà CSIS gọi là « đe dọa » nhắm vào các chiếc tàu Việt Nam hoạt động tại giàn khoan dầu Hakuryu-5 của Nhật Bản được tập đoàn Nga thuê để khoan dò tại lô này. CSIS cho biết cụ thể là vào ngày 02/07, khi tàu Việt Nam đang rời khỏi giàn khoan Hakuryu-5, thì bị chiếc tàu hải cảnh Trung Quốc lao tới xông vào giữa đội tàu, với tốc độ cao, chỉ cách tàu Việt Nam 100 mét.

Malaysia tập trận tên lửa để đối phó với Trung Quốc

Theo một số viện tư vấn ở Hoa Kỳ, trong những ngày gần đây, tuần duyên Trung Quốc không chỉ đối đầu với tàu Việt Nam, mà còn tiếp cận ở khoảng cách nguy hiểm (80 mét) với tàu chở dầu Malaysia tại Biển Đông.

Bộ Quốc Phòng Malaysia thông báo Hải quân nước này hôm 15/07/2019 có đợt tập trận, phóng thử tên lửa.

Hỏa tiễn chống hạm được bắn từ tầu hộ tống Kasturi (Type FS 1500) và một trực thăng của Hải Quân. Theo thông báo của Hải Quân Hoàng Gia Malaysia, thành công của cuộc tập trận tên lửa chống hạm cho phép quốc gia này sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ hòa bình và các lợi ích quốc gia trên Biển Đông.

Cuộc tập trận hỏa tiễn chống hạm nói trên là nằm trong khuôn khổ của hai cuộc tập trận lớn mang tên « Kerismas » và « Taming Sari ».

Theo giới quan sát, đây là một hành động biểu dương lực lượng hiếm có tại Biển Đông của quân đội Malaysia, trong bối cảnh đe dọa từ Trung Quốc gia tăng. Lần tập trận với tên lửa chống hạm gần đây nhất của Malaysia là vào năm 2014.


+++++++++++++++++++++++++++++++++++

XEM THÊM:
 
Đả đảo HD-981
Đả đảo HD-981


Giàn khoan HD 981 và trò đánh lạc hướng của Trung Quốc?

Chủ Nhật, 286/2015
 
Vị trí mới của giàn khoan HD 981
Vị trí mới của giàn khoan HD 981

Mấy ngày gần đây, dư luận trong nước lại xôn xao và chú ý đặc biệt tới thông tin Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 trở lại hoạt động phi pháp ở Biển Đông. Theo truyền thông đưa tin, thông tin từ Cục an toàn Hàng hải của Trung Quốc, giàn khoan HD 981 đã quay trở lại biển Đông và sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí tại phía tây bắc Hoàng Sa. Vị trí (có tọa độ 17 độ 3, 75 phút kinh Đông; 109 độ 59,05 phút vĩ Bắc) này thuộc vùng biển phía nam cửa vịnh Bắc Bộ và phía tây tây bắc quần đảo Hoàng Sa. Cũng theo thông báo này, giàn khoan HD 981 sẽ tiến hành các hoạt động thăm dò dầu khí tại đây từ ngày 25/6 đến ngày 20/8/2015.

Thông tin trên đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia, các hãng thông tấn trong và ngoài nước, đặc biệt thu hút sự quan tâm sâu sắc của dư luận và người dân Việt Nam. Bởi trước đó, cách đây hơn 1 năm, ngày 01/5/2014, Trung Quốc đã ngang nhiên hạ đặt trái phép giàn khoan HD 981 trong vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Sau hơn 2 tháng đấu tranh quyết liệt tại thực địa và trên mặt trận ngoại giao, cùng với đó là sức ép từ quốc tế, Trung Quốc đã phải rút giàn khoan HD 981 và các tàu hộ tống khỏi vùng biển của Việt Nam vào ngày 15/7/2014. Chính vì vậy, thông tin Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 quay trở lại hoạt động trái phép gần khu vực quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thu hút sự chú ý lớn của dư luận.

Thông tin Trung Quốc đưa giàn khoan HD 981 quay trở lại hoạt động phi pháp ở Biển Đông đến ngay sau khi Trung Quốc ngang nhiên tuyên bố sắp hoàn thành việc cải tạo đảo phi pháp ở quần đảo Trường Sa. Ngày 16/6, Bộ Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố, Trung Quốc sắp hoàn tất việc cải tạo một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa. Tuyên bố trên trang mạng của bộ này viết: “Theo thông tin từ các cơ quan chức năng cung cấp, theo đúng lịch trình ban đầu, dự án xây dựng và bồi đắp trên một số đảo và bãi ngầm ở Nam Sa (cách Trung Quốc gọi tên quần đảo Trường Sa của Việt Nam) sẽ được hoàn tất sớm”.

Sau khi tuyên bố sắp hoàn thành xây dựng, cải tạo đảo phi pháp ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc đã ngay lập tức di chuyển giàn khoan HD 981 quay trở lại hoạt động ở Biển Đông. Với cá nhân tôi, đây là chiêu trò của Trung Quốc nhằm đánh lừa sự chú ý của dư luận.

Ai cũng biết, cải tạo đảo ở Trường Sa có ý nghĩa như thế nào trong việc cụ thể hóa mưu đồ “độc chiếm Biển Đông” của Trung Quốc, biến Trường Sa thành căn cứ quân sự để chi phối toàn bộ Biển Đông. Việc Trung Quốc tiến hành các hoạt động cải tạo, xây dựng đảo đang bị cộng đồng quốc tế, dư luận thế giới và nhân dân Việt Nam cực lực lên án, bởi vậy Trung Quốc tuyên bố sắp hoàn thành việc cải tạo đảo để tránh sự chú ý của dư luận, của cộng đồng quốc tế vào vấn đề này, Trung Quốc muốn tạo sự đã rồi đối với thế giới, nhằm chính thức hóa lập trường của nước này rằng các công trình xây dựng, bồi đắp đảo ở quần đảo Trường Sa là để phục vụ phát triển kinh tế, tự do đi lại, bảo vệ môi trường, cứu hộ cứu nạn…

Việc đưa giàn khoan HD 981 quay trở lại Biển Đông, Trung Quốc muốn hướng đến mục đích thứ hai, đó là thu hút sự chú ý của dư luận thế giới, đặc biệt là của lãnh đạo và nhân dân Việt Nam đối với di biến động của giàn khoan HD 981 mà quên đi việc chú ý tới các hoạt động cải tạo đảo của Trung Quốc. Lợi dụng việc Việt Nam và thế giới sẽ chú ý hơn tới hoạt động của giàn khoan HD 981 Trung Quốc sẽ âm thầm tiếp tục tiến hành các hoạt động cải tạo đảo phi pháp.

Cần khẳng định rằng, cải tạo, xây dựng đảo nguy hiểm gấp hàng triệu lần so với hoạt động của giàn khoan HD 981, và đó cũng mới là mục đích chính của Trung Quốc. Theo quan điểm cá nhân, Trung Quốc sẽ chưa thể hoàn tất việc cải tạo, xây dựng đảo và họ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hoạt động này cho tới khi hoàn thành, và dự kiến thời điểm hoàn thành sẽ là năm 2017. Từ nay tới lúc đó Trung Quốc sẽ không từ bỏ hoạt động của mình. Bởi vậy, với cá nhân tôi, giàn khoan HD 981 chỉ là một trò đánh lạc hướng của Trung Quốc mà thôi.

Chúng ta cần hết sức cảnh giác, theo dõi mọi diễn biến của giàn khoan HD 981 nhưng không được quên rằng, Trung Quốc vẫn đang âm thầm tăng tốc việc xây dựng, cải tạo đảo ở Trường Sa, biến Trường Sa thành căn cứ quân sự để cụ thể hóa mưu đồ độc chiếm Biển Đông, hiện thực hòa giấc mơ “đường lưỡi bò” phi pháp của Bắc Kinh. Việt Nguyễn

28 Tháng Bảy 2013(Xem: 30496)
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang, Washington DC - REUTERS /L. Downing
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 16774)
Theo AFP, hôm qua 25/07/2013, trong cuộc nói chuyện tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (Center for Strategic and International Studies – CSIS), có trụ sở tại Washington, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang tuyên bố bác bỏ đòi hỏi chủ quyền với yêu sách « đường 9 đoạn » của Trung Quốc trên Biển Đông, còn gọi là « đường lưỡi bò ».
28 Tháng Bảy 2013(Xem: 16734)
Ông Sang nói Trung Quốc không có nền tảng pháp lý nào cho yêu sách chủ quyền ở Biển Đông
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 23483)
Ngày 21/06/2013, Tòa án Quốc tế về Luật Biển – ITCLOS thông báo cho chính quyền Manila biết là đã hoàn tất việc chọn đủ 5 thẩm phán cho tòa án trọng tài, xét xử vụ Philippines kiện Trung Quốc trong hồ sơ tranh chấp chủ quyền biển đảo ở Biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Philippines.
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 22430)
Phải chăng sự lớn mạnh về kinh tế và quân sự của Trung Quốc đi cùng với thái độ hung hăng, hăm dọa các nước trong các tranh chấp chủ quyền biển đảo đã tạo thuận lợi cho Hoa Kỳ thực hiện chiến lược “xoay trục” sang châu Á, thúc đẩy Nhật Bản và Philippines tăng cường hợp tác với nhau ?
03 Tháng Bảy 2013(Xem: 22680)
Hải quân Philippines và Mỹ vừa bắt đầu cuộc tập trận chung tại Biển Đông trong hôm nay với buổi lễ bắt đầu ở căn cứ hải quân cũ của Mỹ tại Subic.
26 Tháng Sáu 2013(Xem: 16274)
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines ngày 19/6 cho hay Manila đã điều một toán thủy quân lục chiến mới và đồ tiếp liệu tới một bãi cạn trong vùng Biển Đông đang có tranh chấp, nơi một tàu chiến và các tàu hải giám của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước châm ngòi cho một vụ giằng co mới trong biển mang tính chiến lược này.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 18147)
Đô Đốc Robert Willard, Tư lệnh Lực lượng Hoa Kỳ ở Thái Bình Dương Quân đội Hoa Kỳ chống đối việc sử dụng vũ lực trong vụ tranh chấp chủ quyền ở biển Nam Trung Hoa mà Việt Nam gọi là Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16440)
Hoa Kỳ hoan nghênh các cuộc thảo luận cấp cao về phòng thủ với Việt nam như là một dấu hiệu của một “quan hệ quốc phòng ngày càng lớn mạnh.”
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16728)
Máy bay chiến đấu Mỹ chuẩn bị cất cánh từ tàu sân bay USS George Washington, phía sau là tàu khu trục USS John S. McCain trong vùng Biển Đông
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 16182)
Nhiều bạn đọc của Báo Quân đội nhân dân đã viết thư hoặc gọi điện về Tòa soạn bày tỏ sự quan tâm và đề nghị thông tin cụ thể hơn về đoàn liên ngành của Việt Nam thăm tàu sân bay Hoa Kỳ USS George Washington vừa qua, cũng như chuyến thăm của tàu hộ tống USS John S. McCain tới Đà Nẵng sau đó.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 17763)
Sáng thứ hai, tàu ngầm Giao Long đã thực hiện công tác lặn cho hải trình thực nghiệm ứng dụng đầu tiên trong vùng Biển Đông.
25 Tháng Sáu 2013(Xem: 19007)
Binh sĩ Thủy quân lục chiến Mỹ và Philippines trong một cuộc tập trận chung ở tỉnh Ternate, 70km về phía tây nam Manila.
23 Tháng Sáu 2013(Xem: 16189)
Philippines vừa điều thêm thủy quân lục chiến và hàng tiếp liệu ra bãi cạn Ayungin (Việt Nam gọi là Bãi Cỏ Mây) ở Trường Sa, nơi tàu chiến và tàu thăm dò của Trung Quốc xuất hiện hồi tháng trước gây căng thẳng giữa đôi bên.
17 Tháng Sáu 2013(Xem: 16604)
Hội thảo thường niên kéo dài 2 ngày về biển Đông lần thứ 3 với chủ đề “Điều hòa căng thẳng tại biển Đông” vừa được bắt đầu vào ngày 5 tháng 6 tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và chiến lược ở Washington DC.
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 15424)
Một nhật báo lớn ở Mỹ mới đây cho biết cơ quan ấn loát bản đồ Trung Quốc đã in một bản đồ mới, trong đó 80% diện tích Biển Đông được vẽ là lãnh thổ của Trung Quốc. Các nhà quan sát cho rằng đây là bước đi mới trong kế hoạch thôn tính Biển Đông của nhà cầm quyền ở Bắc Kinh mà họ gọi là “mưu toan chiếm đoạt lãnh thổ lơn nhất kể từ khi thế chiến thứ hai chấm dứt.”
28 Tháng Năm 2013(Xem: 16173)
Ngày hôm qua, 24/08/2011, trước kết thúc chuyến công du Việt Nam, Thượng nghị sĩ Mỹ, ông Jim Webb, thuộc đảng Dân Chủ, chủ tịch Tiểu ban Đông Á -Thái Bình Dương của Thượng viện, nhận định rằng những sự cố liên quan đến tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông sẽ còn tiếp tục xẩy ra, trừ phi tất cả các bên liên quan có thể đàm phán với nhau.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 17079)
Cần phải tổ chức thêm nhiều chuyến thăm Trường Sa, tuyên truyền mạnh mẽ cho người dân biết tình hình ở vùng biển đầu sóng ngọn gió, đang bị sức ép dữ dội từ âm mưu xâm chiếm Biển Đông của Trung Quốc. Đó là cảm nhận của, ông Nguyễn Văn Mỹ, chủ tịch Hội đồng quản trị công ty dã ngoại Lửa Việt.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 18824)
Trong hai ngày 27-28/04/2013, Việt Nam đã tổ chức tại tỉnh Quảng Ngãi một cuộc hội thảo về Biển Đông, cụ thể là về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Tham gia cuộc hội thảo này có rất nhiều học giả và nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, trong đó có giáo sư Ngô Vĩnh Long, thuộc Đại học Maine (Hoa Kỳ).
15 Tháng Năm 2013(Xem: 17474)
Khi muốn xác định những vấn đề được coi là cực kỳ quan trọng, đến mức sẵn sàng tiến hành chiến tranh để giải quyết, Trung Quốc dùng khái niệm « lợi ích cốt lõi ». Trước đây, cụm từ này được áp dụng trong vấn đề Đài Loan mà Bắc Kinh vẫn coi là một tỉnh của Trung Hoa lục địa và đe dọa là khi cần thì sẽ sử dụng vũ lực để đánh chiếm.